“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” câu tục ngữ này để lại bài học có giá trị và ý nghĩa với nhiều người về đánh giá nhìn nhận sự vật, con người trong xã hội. Đây cũng là câu tục ngữ phổ biến mà cha ông ta đã để lại.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nói về chất liệu gỗ coi trọng nhiều hơn là nước sơn bên ngoài, ý nghĩa sâu xa mà câu này muốn thể hiện đó là chúng ta nên coi trọng chất lượng hơn là hình thức của bên ngoài, chất lượng mới mang lại ý nghĩa cho con người, không nên chỉ đánh giá sự vật hiện tượng từ bề ngoài như vậy sẽ làm cho chúng ta có những phán đoán sai lầm và không đúng. Từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn coi trọng về chất lượng hơn là số lượng, sản phẩm cần phải được tạo ra một cách có giá trị và hiệu quả nhất.
Câu tục ngữ trên mang lại bài học quý giá về việc học hỏi và vận dụng, chúng ta nên xem trọng về chất lượng chứ không đánh giá cao vẻ bề ngoài của sản phẩm. Sản phẩm được làm bằng chất liệu gỗ lim nhưng bên ngoài không được sơn bóng và có mẫu mã đẹp nhưng vẫn được con người lựa chọn nhiều hơn là những sản phẩm làm từ những gỗ tạp nhưng bên ngoài được trang trí đẹp. Câu tục ngữ trên cũng là bài học quý giá cho mỗi con người trong mọi việc không nên đánh giá mọi thứ từ bên ngoài, muốn đánh giá được chính xác chúng ta phải đánh giá từ bên trong đó là chất lượng sản phẩm và nhân cách của con người.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn truyền thống quý báu dân tộc, nhắc nhở chúng ta cần phải xem xét mọi điều từ bên trong và trải nghiệm từ xưa đến nay chúng ta có thể thấy điều đó rất dễ dàng, thể hiện những điều tốt nhất từ con người, trong cuộc sống hiện nay, con người cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn, nó sẽ chi phối mạnh mẽ mọi việc làm của chúng ta và đem lại những điều có giá trị và ý nghĩa nhất. Xem trọng và đánh giá cao những điều bên trong chỉ có nó mới mang lại những giá trị đích thực hơn là vẻ ngoài phù phiếm.
Hiểu được ý nghĩa cùng tầm quan trọng của câu tục ngữ trên, học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Học sinh cần phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách người học trò ….Trong cuộc sống, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho mình nhân cách tốt đẹp, góp phần làm cho xã hội văn minh hơn, hiện đại hơn.
Từ xưa đến nay, ông cha ta đã gửi gắm những kinh nghiệm quý báu của mình vào những câu ca dao, tục ngữ,một trong số đó là câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”Ta cần hiểu, “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó.Trong thực tế cuộc sống,con người cũng vậy, con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa thì giá trị càng tăng. Nhưng con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.Câu tục ngữ trên sẽ mãi là truyền thống tốt đẹp của dân toccj ta
có nghĩa ám chỉ vẻ bề ngoài không quan trọng mà quan trọng là tâm hồn,là chất lượng