K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2021

Ôi! Tình bạn! 1 tiếng thân thương khe khẽ nhưng ấm áp làm sao.Tình bạn là gì vậy nhỉ? Đơn giản mà, tình bạn là một tình cảm thân thương của bạn bè với nhau.Điều này không có nghĩa là thứ tình cảm ấy phải bộc phát hết ra ngoài mới được coi là Tình Bạn.Điều đó có thể thể hiện khá rõ ràng qua từng cử chỉ,hành động: Giúp đỡ nhau học tập, bênh vực cho nhau, cùng nhau trò chuyện hay ôn bài. Tình bạn dường như thể hiện rõ nhất ở chốn học đường. Tình bạn có 1 vai trò có thể nói là khá to lớn trong việc gây dựng những cử chỉ đẹp, những bài học hay và hành động tốt do học hỏi từ chính bạn bè của mình.Tình bạn giúp ta vượt qua khó khăn,vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, cảm động muốn khóc và gục đầu vào đứa bạn thân mà sụt sùi.Bạn bè còn là chỗ để ta trút bầu tâm sự khó nói nữa. Tình bạn có vai trò quả thật lớn lao...Vậy nên, ai có tình bạn tốt.tình bạn đẹp thì hẫy cố gắng giữ lấy, đừng để như 1 câu nói : 

       Có không giữ  

       Mất đừng tìm

Trợ Từ: " chính ": dùng để nhấn mạnh

Thán từ: " ôi" : dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Đoạn văn tham khảo

Dòng văn cuối của văn bản “Cà Mau quê xứ” đã tổng kết lại những nỗi niềm lưu luyến, những cảm xúc tiếc nuối của tác giả khi phải rời xa Đất Mũi Cà Mau. Đó là nơi ông gắn bó trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng để lại thật nhiều điều mong nhớ. Ở nơi cuối cùng của Tổ quốc với đầy nắng gió và cát biển, nhà văn đã được sống một cuộc đời rất khác, an yên và thú vị. Để khi rời đi, tạm biệt ông là những “cái nhìn lánh đen như than đước” của những người dân hồn hậu, của món quà chân phương và chan chứa tình cảm - than hầm. Lời chia tay có thể thật đẹp với những nụ cười tươi, cái bắt tay ấm nóng và lời hứa hẹn một ngày mai sẽ quay trở lại. Nhưng bước chân lên tàu rời Đất Mũi, nỗi nhung nhớ cùng tiếc nuối mới dâng trào nghẹn ngào. Tình cảm là một điều đặc biệt, lí trí muốn giấu kín thật sâu nhưng cơ thể vốn dĩ chẳng thể nói dối. Hình ảnh “mắt tôi chợt cay nhòe” đó là phản ứng cơ thể tự nhiên của tác giả khi biết mình phải rời xa mảnh đất thân thuộc này. Chẳng phải vậy mà Chế Lan Viên đã từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?

b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân?

1
29 tháng 5 2017

a, Nội dung của đoạn văn trên: sự già yếu, vô dụng của con lừa bị ông chủ bỏ rơi nhưng sau đó lừa đã biết vươn lên hoàn cảnh và số phận khắc nghiệt để vực dậy trong cuộc sống.

b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống dù trong hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, cần phải biết vươn lên và vượt qua, đừng bao giờ đầu hàng để tiến tới thành công.

13 tháng 1 2019

Khổ thơ đặc sắc nhất là khổ thơ cuối bài Từ ấy: diễn tả sự chuyển biến sâu sắc

- Trước khi được giác ngộ Tố Hữu vẫn là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ có được lẽ sống mới, vượt ra ngoài sự ích kỉ, hẹp hỏi của bản thân để có được tình hữu ái giai cấp. Tác giả tự nguyện gắn bó và biết liên hệ mình với mọi người bằng mối quan hệ của tình thân, ruột thịt. Đó chính là mối quan hệ tình cảm ruột thịt giữa những người cùng trong một đất nước, những người lao động thống khổ cùng đoàn kết đứng lên đấu tranh.

Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ còn thể hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp phôi pha, những em nhỏ “cù bất cù bơ”. Qua lời thơ ấy thấy được niềm hăng say hoạt động cách mạng của tác giả

27 tháng 4 2020

Tố Hữu là “lá cờ đầu tiên của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Trong 60 năm sáng tác, Tố Hữu đã cho ra đời bảy tập thơ trong đó “Từ ấy” được rút từ phần “Máu lửa” của tập thơ cùng tên. Đến với bài thơ đặc biệt là khổ thơ đầu tiên, người đọc sẽ bắt gặp niềm say mê lý tưởng và niềm khát khao được chiến đấu, hi sinh cho các mạng trên tinh thần lạc quan chiến thắng của một người thanh niên cộng sản.

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."

Một vấn đề chính trị, vấn đề lí tưởng sống, nhưng đã được tác giả thể hiện bằng một hình thức “rất đỗi trữ tình”. Niềm vui ấy được thể hiện một cách tự nhiên và thành thực. “Từ ấy” là thời điểm không xác định nhưng được coi là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Đó là thời điểm tác giả được giác ngộ cách mạng, được dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, động từ “chói” vừa diễn tả độ chói sáng, sức xuyên thấu mạnh mẽ kì diệu của ánh sáng lý tưởng; vừa diễn tả được cảm xúc rất đỗi thiêng liêng tự hào khi được giác ngộ. Hai động từ mạnh đã cho thấy ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan cái giá lạnh và sự u ám bởi bóng tối của xã hội cũ và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. Lí tưởng cộng sane được nhà thơ gọi tên bằng các hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” và “mặt trời chân lý”. Không phải những tia nắng mùa xuân ấm áp, duyên dáng, “nắng hạ” mang ánh vàng rực rỡ, chói lòa khiến con người không khỏi bỡ ngỡ ngượng ngùng. Ánh nắng ấy được vầng thái dương ban phát muôn loài, để vạn vật được tồn tại và cống hiến hết mình cho cuộc đời. Cũng chỉ có ánh nắng ấy mới toả được sự chói chang rực rỡ của lí tưởng cách mạng, mới diễn tả được hết sự sửng sốt và choáng váng của nhà thơ khi đứng trước cái lí tưởng rực rỡ như thế. Soi tỏ vào bài thơ này ta mới thấy hết được nguồn cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước ánh sáng huy hoàng của chân lý “Mặt trời chân lý chói qua tim”. Không phải “Mặt trời chân lí” chói qua óc mà chói qua tim: lí tưởng ấy có ý nghĩa với cả người chiến sĩ Tố Hữu, bởi khi nó đã “chói qua tim” thì có nghĩa là nó đã lay động đến phần sâu xa nhất của con người, làm bừng sáng con người và ở lại mãi mãi trong con người ấy. Tác động tới “trái tim” của nhà thơ, điều ấy nói lên lí tưởng cộng sản là 1 lí tưởng nhân văn, nhân bản, gần gũi con người, đem lại hạnh phúc cho con người, được con người đón nhận – mà ở đây là đón nhận bằng “trái tim”, bằng cả tấm lòng thiết tha và tự nguyện. Hai câu thơ tiếp theo đem lại cảm giác thỏa mãn giác quan cho người đọc:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”.

Câu thơ thật bay bổng và lãng mạn, diễn đạt trọn vẹn niềm vui sướng tột độ của một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết khi bắt gặp chân lí, tìm ra con đường lí tưởng của cuộc đời. Đó là gắn trọn cuộc đời với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước vĩ đại của dân tộc. Nhịp thơ sôi nổi cùng với hai tính từ “đậm”, “rộn” được dùng thật thẩm mỹ, đặc biệt với lối vắt dòng đặc sắc, hai câu thơ của Tố Hữu diễn tả chân thực, tinh tế bao cảm xúc dâng trào, niềm vui, niềm hạnh phúc vô hạn trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng. Chỉ với hai câu thơ này đã cho thấy Tố Hữu đón nhận ánh sáng của cách mạng bằng tâm hồn lãng mạn, trẻ trung với tất cả khát vọng và say mê náo nức. Khổ đầu bài thơ là tiếng hát dạo đầu thể hiện niềm vui sướng tột độ của người con đất Việt gặp được chân lí, tìm được con đường lí tưởng của đời mình. Đặt trong bối cảnh nước nhà bấy giờ, có một bộ phận thanh niên chán ngán xã hội đương thời, tù túng với cuộc sống thực tại mà không tìm được con đường đi đúng đắn, họ chìm đắm trong thuốc phiện và rượu cồn, từng bước từng bước hủy hoại bản thân cả về thể lực lẫn lí trí thì “Từ ấy” như một lời tuyên ngôn của bản thân Tố Hữu. Nó tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của độc giả. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ song mỗi khi “Từ ấy” vang lên, mỗi người trẻ hôm nay đều có những cảm xúc tích cực và quyết tâm tu thân, rèn luyện, bảo vệ Tổ quốc.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

1
3 tháng 2 2017

Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Văn bản văn học có đề cập chủ đề lựa chọn và hành động: Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi, Ngôn chí bài 10 - Nguyễn Trãi. 

- Bài học: không được dấn thân vào những lối sống xa hoa, tệ nạn phải giữ cho lòng an nhiên, không bị vấy bẩn. 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Tìm và phân tích nghĩa tình thái trong đoạn văn trên?

1
23 tháng 12 2018

Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:

Chắc hẳn: phỏng đoán sự việc với độ tin cậy thấp.

Thật thảm thiết : khẳng định tính chân thực của sự việc.