Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta đang là vua của đất nước Khơ-me rộng lớn và tươi đẹp. Vốn ta không phải con cháu dòng dõi vương giả gì, chỉ nhờ vào tính trung thực mà ta đã có được ngôi vị như ngày hôm nay. Chuyện là:
Hồi ấy, vương quốc Khơ-me nơi ta sinh sống do một vị vua anh minh cai quản. Sau bao nhiêu năm, vị vua ấy tuổi đã cao, người đã yếu, không đủ sức cai trị giang sơn. Ngài lại không có con trai nên phải tìm người nối ngôi. Ngài phát cho mỗi người dân trong vương quốc một thúng thóc, sai họ đưa về gieo trồng và giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không nộp thóc sẽ bị trừng phạt. Lúc ấy, ta cũng rất háo hức mang số thóc được phát ấy về nhà chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ, mong thóc nảy mầm để mình được lựa chọn làm hoàng đế. Nhưng thật kì lạ, dù ta bỏ bao nhiêu công chăm bẵm, tưới tắm mà những hạt thóc vẫn gan lì, không chịu nảy mầm. Ta buồn lắm mà không biết làm thế nào. Những nguời bạn khác của ta không hề quan tâm đến chuyện này, họ chỉ chờ đến ngày vua hẹn để mang những bao thóc đầy đã có sẵn trong kho ra dâng vua. Ta không thể đồng ý với việc làm đó của họ.
Ngày hẹn đã đến, mọi người trong vương quốc nô nức kéo đến kinh thành, đằng sau là những xe thóc vàng ươm, đầy ăm ắp. Ai cũng lớn tiếng khoe ta đây đã tận tâm chăm sóc nên mới có nhiều thóc lúa như vậy. Ta rất buồn và lo sợ mình đến tay không. Đắn đo suy nghĩ rất lâu, cảm thấy không thể dối gạt nhà vua, ta bèn quỳ trước mặt ngài mà nói:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Ta tưởng mình nói xong câu đó sẽ phải chịu một hình phạt nặng nề với tội danh làm trái ý vua. Nhưng lạ thay, nhà vua không hề tức giận, ngài còn hiền từ cười với ta và đưa tay đỡ ta dậy.
- Con tên là gì? Ngài hỏi.
Thấy thái dộ kì lạ của vua, mạnh dạn ta trả lời:
- Dạ! Muôn tâu bệ hạ, thần tên là Chôm. Thần đã cố gắng hết sức để chăm sóc thóc giống Bệ hạ ban nhưng không hiểu sao chúng không thể nảy mầm. Thần đáng tội chết ạ!
Ta vừa dứt lời, nhà vua cười lớn và phán:
- Không! Con không có tội. Trước khi phát thóc ta đã luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những se thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Ta và những người có mặt ở đấy vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết vì cớ gì mà nhà vua lại làm vậy. Trước khi kịp nghĩ ra thì nhà vua lại lên tiếng:
- “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này”. Ngài vừa nói vừa chỉ vào ta. Lúc ấy ta cảm thấy sung sướng vô cùng. Tưởng đâu mình đã chết vì tội khi quân, ngờ đâu ta lại là người được nhà vua truyền lại ngôi báu. Quả là đời có nhiều việc không thể ngờ tới. Chỉ cần có lòng dũng cảm và tính trung thực một chú bé nghèo như Chôm ta lại có ngày trở thành một vị vua cai quản đất nước Khơ-me rộng lớn.
Ta đang là vua của đất nước Khơ-me rộng lớn và tươi đẹp. Vốn ta không phải con cháu dòng dõi vương giả gì, chỉ nhờ vào tính trung thực mà ta đã có được ngôi vị như ngày hôm nay. Chuyện là:
Hồi ấy, vương quốc Khơ-me nơi ta sinh sống do một vị vua anh minh cai quản. Sau bao nhiêu năm, vị vua ấy tuổi đã cao, người đã yếu, không đủ sức cai trị giang sơn. Ngài lại không có con trai nên phải tìm người nối ngôi. Ngài phát cho mỗi người dân trong vương quốc một thúng thóc, sai họ đưa về gieo trồng và giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không nộp thóc sẽ bị trừng phạt. Lúc ấy, ta cũng rất háo hức mang số thóc được phát ấy về nhà chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ, mong thóc nảy mầm để mình được lựa chọn làm hoàng đế. Nhưng thật kì lạ, dù ta bỏ bao nhiêu công chăm bẵm, tưới tắm mà những hạt thóc vẫn gan lì, không chịu nảy mầm. Ta buồn lắm mà không biết làm thế nào. Những nguời bạn khác của ta không hề quan tâm đến chuyện này, họ chỉ chờ đến ngày vua hẹn để mang những bao thóc đầy đã có sẵn trong kho ra dâng vua. Ta không thể đồng ý với việc làm đó của họ.
Ngày hẹn đã đến, mọi người trong vương quốc nô nức kéo đến kinh thành, đằng sau là những xe thóc vàng ươm, đầy ăm ắp. Ai cũng lớn tiếng khoe ta đây đã tận tâm chăm sóc nên mới có nhiều thóc lúa như vậy. Ta rất buồn và lo sợ mình đến tay không. Đắn đo suy nghĩ rất lâu, cảm thấy không thể dối gạt nhà vua, ta bèn quỳ trước mặt ngài mà nói:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Ta tưởng mình nói xong câu đó sẽ phải chịu một hình phạt nặng nề với tội danh làm trái ý vua. Nhưng lạ thay, nhà vua không hề tức giận, ngài còn hiền từ cười với ta và đưa tay đỡ ta dậy.
- Con tên là gì? Ngài hỏi.
Thấy thái dộ kì lạ của vua, mạnh dạn ta trả lời:
- Dạ! Muôn tâu bệ hạ, thần tên là Chôm. Thần đã cố gắng hết sức để chăm sóc thóc giống Bệ hạ ban nhưng không hiểu sao chúng không thể nảy mầm. Thần đáng tội chết ạ!
Ta vừa dứt lời, nhà vua cười lớn và phán:
- Không! Con không có tội. Trước khi phát thóc ta đã luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những se thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Ta và những người có mặt ở đấy vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết vì cớ gì mà nhà vua lại làm vậy. Trước khi kịp nghĩ ra thì nhà vua lại lên tiếng:
- “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này”. Ngài vừa nói vừa chỉ vào ta. Lúc ấy ta cảm thấy sung sướng vô cùng. Tưởng đâu mình đã chết vì tội khi quân, ngờ đâu ta lại là người được nhà vua truyền lại ngôi báu. Quả là đời có nhiều việc không thể ngờ tới. Chỉ cần có lòng dũng cảm và tính trung thực một chú bé nghèo như Chôm ta lại có ngày trở thành một vị vua cai quản đất nước Khơ-me rộng lớn.
Trên đời này, không phải ai cũng tốt đến mức hoàn hả cả, xen lẫn vào điều đó là lỗi lầm mà hầu như mọi người đều mắc phải. đó là sự gian dối, thiều trung thực.
Vậy trung thực là gì? Trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai cũng đều mong muốn có cho mình. Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, và rất cần thiết đối với chúng ta. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của cuộc sống. Đó là trong lớp học, khi một bạn làm vỡ bình hoa, cô giáo hỏi thì ta phải mạnh dạn nhận lỗi mình là người đã gây ra. Đó chính là trung thực. Trong các giờ kiểm tra, thi cử, ta không quay cóp hay hỏi bài bạn bè. Làm bài bằng chính khả năng thực sự của mình. Đó chính là trung thực. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi.
Nói như vậy không có nghĩa là không có những con người gian dối, không trung thực. Những người không trung thực là những người xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Nói một đằng làm một nẻo. Trong các giờ kiểm tra, làm bài thi thì chỉ mong muốn quay cóp, hỏi bài bạn bè nhằm đối phó với thầy cô, cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. đó là những hành vi của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Ta cần phải tránh xa những con người này.
Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta nên ủng hộ và làm theo, cần phải học hỏi và tích lũy nhiều hơn. Tôi sẽ học tập theo đức tính này vì nó sẽ giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của mọi người đối với mình.
chôm dốc công chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm !
a) bài văn cho thấy vẻ đẹp của Sơn La vào buổi sáng.
b)bài văn cho thấy tình yêu của bà dành cho cháu.
c)khổ thơ cho ta thấy vẻ đẹp của tình yêu của tác giả đối với cháu.
d)những câu nói này cho ta thấy lòng căm thù của Co-li-a đối với bọn phát xít.
HOK TỐT!
Hà Nội ngày 02 tháng 11 năm 2021
Thành nhớ nhiều,
Thành ơi, kể từ khi em vào Nam đến nay thấm thoát đã được gần một năm rồi nhỉ? Hôm nay anh học bài xong, anh viết mấy dòng để hỏi thăm và kể cho em nghe về ước mơ của anh.
Thành ơi, em có khỏe không? Bố Thành vẫn đi chữa bệnh chứ? Em vẫn học giỏi như ngày nào chứ? Mẹ em vẫn làm khu công nghiệp hả? Cu Thái đã đi mẫu giáo chưa? Trường em ở đấy đi có xa không?
Còn anh gia đình ở đây vẫn ổn như ngày nào. Năm nay anh học thầy Lập. Anh phải học 8 buổi đấy. Vất vả lắm Thành ạ vì học lớp 4 kiến thức nhiều cơ mà. Thầy giáo luôn bào rằng: “có công mài sắt có ngày nên kim” . Thành biết không? anh có một ước mơ sau này anh sẽ trở thành một bác sĩ đa khoa chữa được mọi bệnh hiểm nghèo cho mọi người dân. Anh hình dung ra, anh sẽ làm trong một bện viện lớn. Anh sẽ mặc những chiếc áo trăng đầu đội mũ chữ thập. Anh sẽ mổ những ca mổ với thiết bị hiện đại, cứu sống rất nhiều người.
Thành ơi, ước mơ của anh là như vậy đấy. Còn em ước mơ sau này sẽ làm gì? Em kể cho anh nghe đi? Anh chờ thư Thành nhé. Thôi thư anh viết đã dài, Anh dừng bút tại đây Anh chúc Thành học giỏi và gặp nhiều may mắn. Chúc ước của em sớm thành hiện thực.
Anh của em
Hoàng Thái
viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho để văn : câu chuyện cậu bé tích chu , mình đang cần gấp
Có nhiều câu chuyện cổ tích hay đã được nhiều người yêu thích như : Ba cô con gái , lão đánh cá và con cá vàng nhưng em vẫn yêu thích nhất câu chuyên cậu bé tích chu
kết bài mở rộng :tình cảm ruột thịt giữa bà và cháu là thứ tình cảm quý hãy trân trọng nó khi còn kịp lúc . Như câu chuyện cậu bé tích chu các bạn đừng có như cậu bé ấy nhé !
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đời sống đó được thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Ảnh Bác Hồ lớp em được treo trang trọng phiá trên tấm bảng, dưới lá Quốc kì nền đỏ sao vàng. Trong ảnh, Bác Hồ có mái tóc bạc phơ và bộ râu hơi dài, trông như một ông tiên. Da Bác hồng hào. Vầng trán của Bác cao lộ rõ vẻ thông minh. Càng nhìn ảnh Bác, em càng quyết tâm thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
Bác Hồ đã từng dạy các cháu nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Cậu bé đánh giày bên hè phố kia quả thực là cháu ngoan của Bác. Bởi cậu đã rất thật thà.
Hôm nay, cậu lại xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo. Cậu bước vào một sảnh của quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”. Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.
Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đến ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:
- Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ.
Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu.
- Chú đánh giày hết hai mươi ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ. – Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách.
Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu. Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon.”
Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.
Bạn ơi , sai đề bài rồi