Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Ông cha ta thường nói: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng''(Lời dẫn trực tiếp). Lời căn dặn của cha ông được ví với hai vật thể đối nghịch nhau. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái xấu xa không tốt đẹp. Đèn biểu tượng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Câu tục ngữ trên đưa ra lời căn dặn của cha ông rằng, nếu một người sống cùng người xấu sẽ nhiễm những thói hư tậ xấu của người đó còn sống với người tốt sẽ học được điều hay lẽ phải. Ở lứa tuổi trẻ thơ thì sự tác động của môi trường càng to lớn hơn nhiều lần. Bởi lẽ, tuổi nhỏ thường hay bắt chước, chúng chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng - sai, chỉ thấy người chung quanh làm gì thì chúng lại làm theo ngay, nhất là những tật xấu thói hư. Vì vậy người lớn cần phải làm gương để con trẻ hoàn thiện nhân cách của mình.
Em tham khảo:
Đối với tôi, bà là một trong những người có tầm quan trọng và ảnh hưởng tích cực đến cuộc đời tôi. Bà không chỉ dành cho tôi biết bao tình yêu thương mà còn dạy bảo cho tôi biết bao những bài học làm người tốt đẹp làm tôi nhớ mãi. Tôi vẫn luôn nhớ bài học về lòng kiên trì mà bà dạy cho tôi. Để có thể thành công, con người buộc phải kiên trì và nỗ lực bền bỉ. Bà bảo rằng, không một ai trên đời này có thể thành công sau ngày một ngày hai mà đó phải là quá trình cố gắng lâu dài, không được từ bỏ và ngừng nghỉ. Chắc chắn sẽ có những lúc khó khăn đến nhường nào nhưng ta cần học cách vượt qua được chính thử thách đó hay cũng chính là vượt qua giới hạn của bản thân. Em vẫn mãi mãi khắc ghi bài học đó bà dạy em để có thể luôn luôn thành công và đạt được nhiều thành tựu trên con đường của chính mình.
Câu chứa yếu tố NL: In đậm nghiêng
Em tham khảo:
Câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn" chính là câu nói phổ biến và quen thuộc nhất ở mọi trường học, cơ sở giáo dục của VN. "Tiên" là trước, là đầu tiên, là thứ cần ưu tiên. "Hậu" là sau, là thứ hai. "Lễ" là những phép tắc ứng xử đạo đức cơ bản, là phép đối nhân xử thế. Còn "văn"là những kiến thức văn hóa tại nhà trường. Vì vậy, câu nói này khẳng định việc con người cần phải ưu tiên những phép ứng xử, phép tắc cơ bản trước việc học văn hóa. Ta cần hiểu và nắm được những phép ứng xử kính trên nhường dưới, hòa nhã, lịch sử và đúng mực với những người xung quanh. Ở nhà, thì chúng ta là con ngoan, hiếu thảo với ông bà bố mẹ. Ở trường thì chúng ta hành xử như những học trò ngoan, hòa nhã với bạn bè, kính trọng thầy cô. Ở ngoài đời sống thì chúng ta cần hành xử như những công dân văn minh, lịch sự: nhường ghế trên xe buýt, không khạc nhổ vứt rác bừa bãi, không nói tục chửi bậy, không chen lấn xô đẩy,... Nhờ cách hành xử này mà chúng ta mới tự định hình nhân cách, trở thành những con người có nền tảng sẵn sàng cho học vấn. Từ đây, ta mới có thể sẵn sàng cho việc học những tri thức văn hóa tại trường lớp. Nếu như con người có nhiều kiến thức nhưng không có đạo đức, không có ứng xử chuẩn mực thì đó sẽ là con người vô dụng, giống như Bác Hồ từng nói: "Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là đồ bỏ đi"(Lời dẫn TT) vậy. Tại Nhật Bản, việc học ứng xử phép tắc của trẻ em Nhật Bản được áp dụng và ưu tiên hàng đầu. Tóm lại, câu nói truyền tải thông điệp về việc cần ưu tiên học những lễ nghi, phép ứng xử trước những tri thức văn hóa.
Ăn quả nhớ kẻ trông cây chính là khuyên răn con người chúng ta sống là phải biết ơn biết quí trọng những người những công sức đã đổ ra để đổi lại cuộc sống ấm no của chính chunsgta. Như cuộc sống hòa bình hôm nay là nhờ công ơn của những anh hùng đã đổ máu xuống dưới bom đạn ác liệtTừ những gì mà câu tục ngữ mang lại chúng ta laij càng phải biết được đâu là những cái mà chúng ta cần phải biết ơn sâu sắc. CÓ những thứ mà đánh đổi cả mạng sống con người. Câu tục ngữ này có nghĩ tương tự với câu “ Uống nước nhớ nguồn”Con người chúng ta là thế luôn luôn sống và phải biết rằng ai đã tạo ra những thứ xung quanh mình. Có biết đâu những con người như chúng ta hãy làm những việc dù là nhỏ bé nhất để cuộc đời thêm tươi đẹpĐáng tiếc thay trên đời này lại vẫn còn những con người có lối sống tha hóa. HỌ không cần biết tới ai không biết kính trên nhường dưới không biết cảm ơn hay xin lỗi về sự bất cần và vô tâm của mình.
Câu nói này là câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc ta, nó là một bài học dậy dỗ chúng ta cần biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta ăn và ở đây đối với những người đã trồng cây và tạo nên quả ngọt cho chúng ta chúng ta cần biết ơn và có những thái độ để bảo tồn và phát triển truyền thống đó của dân tộc, những người trồng cây đã cố gắng để tạo nên những cây tốt tươi và từ đó kết trái cho chúng ta hưởng thụ, truyền thống tốt đẹp đó đã tạo nên những điều rất tốt và mang những giá trị sâu sắc, những người cố gắng để tạo nên thành quả để cho chúng ta ăn thì chúng ta cần phát huy và tôn tạo nó một cách sinh động và hấp dẫn hơn.Câu nói này nó không chỉ dừng lại ở vấn đề người trồng và người ăn quả ý nghĩa của nó sâu rộng hơn, qua đó nó vừa là động lực để cho con người ý thức và trách nhiệm được tấm lòng biết ơn thành kính của mình, những điều đó đã tác động lớn không chỉ đến với mỗi người mà đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, những điều đó đã tạo nên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ, khi cha mẹ sinh ra chúng ta đã có công lao sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta cần biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, khi thầy cô dạy cho chúng ta những bài học hay có ích chúng ta cần biết ơn thầy cô vì những bài học đó, nó góp phần không chỉ tạo ra những lòng biết ơn đơn thuần mà điều đó đã thấm nhuần tư tưởng của mỗi chúng ta.Những đạo lý đó không chỉ để lại cho chúng ta bài học quý giá mà nó còn là câu tực ngữ hay được lưu truyền rộng rãi và trở thành kim chỉ nan dậy dỗ và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống ấy mang giá trị lớn sâu sắc, nó không chỉ làm cho con người, ngày càng ý thức được niềm tin và trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Ý nghĩa mà câu nói muốn để lại đó là lòng biết ơn sây sắc, truyền thống đó không chỉ diễn ra mới mà đó đã được đúc kết từ ngàn đời, đó là những điều kiện sống mới và chúng ta cần trùng tu và phát triển nó phù hợp với tình hình của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển chúng ta ngày càng phải có những giá trị đó, đó là niềm tin và là một chuẩn mực của con người.
Tham khảo
Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.
Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!
Lời dẫn gián tiếp: "Nhờ cháu giúp bà qua đường".
Ông Hai,đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi tổ tiên, cha mẹ ông đã từng sinh trưởng và cũng là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương, nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh đất quê hương ấy.- Lúc cuộc kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, lòng yêu mến làng quê của ông Hai đã có những chuyển biến rõ rệt. Nếu trước kia, ông hãnh diện vì làng chợ Dầu giàu có, tươi đẹp, thì sau cách mạng tháng Tám, nhờ giác ngộ chính trị, ông lại tự hào về không khí cách mạng sôi nổi ở làng ông, ông đã bộc lộ niềm sung sướng của mình truớc những sự thay đổi đó.-Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn luôn tự hào về việc làng Dầu của mình đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ngay bản thân ông cũng đã nhiệt tình cùng với mọi người đi đào đường, đắp ụ để cản giặc và ông tha thiết muốn ở lại làng để trực tiếp chiến đấu. Nhưng sau đó ông Hai phải theo vợ con tản cư đến một làng khác. Nỗi nhớ làng không nguôi, ở nơi tản cư, ông đã tin tức về kháng chiến.-Nhưng không có gì đâu đớn, tủi nhục cho ông Hai bằng khi nghe một người đàn bà tản cư từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây”.-Ông Hai căm ghét bọn phản bội làng, phản bội Tổ quốc. Nỗi đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay dân làng ông.- Từ đau đớn nhục nhã như thế, ông Hai lại biết bao vui sướng khi nhận được tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt. Nghĩa là làng Dầu của ông không hề theo giặc.- Từ một người yêu mến đắm say làng mạc của mình, ông Hai đã gắn tình yêu ấy với tình yêu đất nước, chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ ***** nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi...