Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nguyễn Trãi ( 1380-1442 ) là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử nước nhà, là danh nhân văn hóa thế giới nhưng đồng thời cũng là người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Cha ông là nhà nho nghèo, mẹ thuộc dòng dõi quý tộc nhà Trần. Nguyễn Trãi sớm mồ côi mẹ, thuở nhỏ được sự nuôi dạy cẩn thận của của ông ngoại Trần Nguyên Đán. Ông thi đỗ và làm quan cho nhà Hồ cùng với cha năm 1400. Đến 1407, giặc Minh sang xâm lược, cha bị bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi cũng theo cha nhưng đến biên giới, nghe lời cha, Nguyễn Trãi quay lại tìm cách rửa nhục cho nước. Ông bị giặc Minh giam lỏng 10 năm ở thành Đông Quan, sau đó trốn thoát được, tìm vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến chống Minh đến toàn thắng năm 1427. Ông tái thiết xây dựng đất nước nhưng bị gian thần ghen ghét, nghi ngờ, không được trọng dụng nhiều. Năm 1439, ông về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”. Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, giáo dục, tài ba của dân tộc ta. Không chỉ vây, ông còn là cây đại thụ đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông ra đi để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”… Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Các tác phẩm chính luận có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông. Nguyễn Trãi có đóng góp lớn vào việc phát triển chữ Nôm và Việt hóa thơ Đường qua việc sử dụng thuần thục thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nguyễn Trãi đưa vào thơ những hình ảnh dân dã quen thuộc một cách tự nhiên, tinh tế.Thơ văn ông hội tụ đủ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.
"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.
Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.
Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.
"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.
"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.
Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.
Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.
"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.
Vào đầu năm học, mẹ mua cho em đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cây bút chì đen mà em rất quí nó.
Chiếc bút chì dài bằng một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa cúc mùa thu, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Trên lớp sơn ấy in một hàng chữ nổi bật, đó là hàng chữ Hanson. Mẹ em bảo đây là nhãn hiệu nổi tiếng. Nghe vậy em càng quí bút chì hơn. Cây bút chì còn thơm mùi gỗ mới hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào đầu nào em cũng thấy chính giữa thân gỗ là một lõi chì màu đen nhánh. Em dùng cái gọt bút chì để gọt một đầu. Cái gọt khẽ xoay, em nghe tiếng "VO...VO..." khe khẽ. Từng lớp vỏ gỗ tuôn ra theo lưỡi gọt xoắn tròn, nhẵn như vỏ gỗ bào của bác thợ mộc. Ngòi chì nhô ra, em thử những nét bút chì đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy trắng. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá, nó thật vừa ý em.
Cây bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của em từ dạo ấy. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học Mĩ thuật, em lại dùng đến bút chì. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ, chị gái của em. Có lúc em vẽ chú bộ đội đang canh gác trên vùng biển của đất nước mình. Có lúc em vẽ ruộng đồng với cánh cò nhờn nhơ trong những chiều vàng hưởng ấm. Rồi em vẽ dòng sông đang dập dềnh sóng nước, bãi phù sa mênh mông đang ôm nước vào lòng... Bút chì đã giúp em nhiều việc lắm. Công dụng của nó rất đỗi diệu kì.
Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một "tài sản nhỏ" thật quí. Nó đồng hành với em trong suốt chặng đường dài. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một hành trang kiến thức.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiếc máy tính để bàn không còn xa lạ đối với con người nói chung và các bạn học sinh chúng em nói riêng. Ngoài những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước… không chỉ là một đồ dùng học tập mà nó còn là một người bạn đặc biệt với chúng em. Đó là chiếc máy vi tính.
Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất to lớn, bằng cả một căn phòng và đồng thời nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Theo thời gian, bằng sự nỗ lực say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thước của chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
Cấu tạo máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau nhưng lại có liên quan đến nhau đó là CPU và màn hình. CPU là một bộ phận chính và quan trọng nhất của máy vi tính, là nơi xử lí các thông tin, tín hiệu nhận được từ các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột… CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường thông thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài bao bọc CPU và một số thiết bị phối hợp khác được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong chứa ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn… Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây nút điều khiến để điều khiến các bộ phận nhỏ như: ổ đĩa, cổng kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy… Mặt phía sau của CPU là các ổ cắm: dây nối CPU với nguồn điện, cổng nối với máy in, máy chiếu, dây nối với màn hình, bàn phím và con trỏ chuột điều khiển.
Dụng cụ học tập đặc biệt này không chỉ có như vậy, phần thứ hai của nó mặc dù không phải bộ phận của CPU nhưng lại là phần không thể thiếu của CPU. Đó chính là màn hình máy vi tính. Đây là nơi thể hiện kết quả xử lý công việc của CPU. Thông thường, màn hình có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng cho đến ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính được thiết kế hiện đại hơn chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm với hình dáng bắt mắt hơn và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận nêu trên, máy vi tính còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Chiếc bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, các phím điều khiển có chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào bộ vi xử lý của máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay điều khiển, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình như: chuột trái, chuột phải và bi lăn.
Nếu đã được học qua trường lớp thì việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với các bạn học sinh, máy vi tính là dụng cụ học tập với tác dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng, khai thác các phần mềm ứng dụng, truy cập Internet và … giải trí như chơi game, nghe nhạc. Để có thể sử dụng được máy vi tính, trước tiên, ta phải cắm điện và bật CPU, bật màn hình vi tính. Tiếp đó, để tạo lập văn bản, ta phải mở phần mềm bằng cách nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng chữ “W” có tên Microsoft Word trên màn hình, sau đó sử dụng các phím chữ, đấu …trên bàn phím để nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng thực hiện các thao tác như vậy nhưng với các phần mềm khác nhau và sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.
Không chỉ xử lý công việc một cách hiện đại mà nhờ có chiếc máy vi tính, học sinh chúng em có thể trao đổi thông tin học tập một cách nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm cho các môn học và có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Dụng cụ học tập này không chỉ giúp ích cho chúng em trong việc học tập đâu ạ! Nó còn giúp ta giải trí bằng cách nghe nhạc, đọc báo hoặc chơi các trò chơi trên máy vi tính…
Chiếc máy vi tính không chỉ là dụng cụ học tập mà nó còn là người bạn vô cùng hữu ích đối với các em học sinh. Để chăm sóc và bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, làm sạch bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, máy vi tính cần để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, mỗi chiếc máy vi tính cần cài một chương trình diệt “virus” để tiêu diệt các tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.