Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Tôi rất yêu thích môn Mĩ Thuật, ngay từ nhỏ tôi đã rất thích vẽ và tiếp xúc với bộ môn này từ khá sớm.Bắt đầu lớn lên và trong quãng thời gian còn là học sinh,tôi đã rất nổi trội trên lĩnh vực nghệ thuật,đặc biệt là môn Mĩ Thuật.Càng lớn lên,tài năng của tôi càng phát triển nhờ luyện tập và được rất nhiều người thân ủng hộ.Ở quãng thời gian khi ra trường,tôi đã dùng số tiền gia đình trợ cấp và số tiền tôi dành dụm,đi làm thêm để đầu tư vào nghệ thuật.Tôi cũng tham gia khá nhiều lớp học lớn và là một trong những học sinh sáng giá,nổi trội ở nơi đây.Tôi đã được đi du học và tham quan tận mắt những bức tranh của người nổi tiếng.Tôi khá thích loại tranh Abstract expressionism và Assemblage, trông chúng rất thú vị và tôi cảm thấy rất thích thú khi tìm hiểu loại tranh này.Tôi hi vọng tương lai sẽ đóng góp được nhiều bức tranh mang tầm cỡ quốc tế như vậy và tôi sẽ cố gắng hết sức mình.
Đêm, sau mấy tháng miệt mài bên sách vở tôi tự tưởng cho mình một chuyến về quê, tìm về với vầng trăng quê hương đã làm say lòng biết bao thế hệ. Như chẳng nhận ra sự náo nức non trẻ trong tâm hồn tôi, vầng trăng cứ chậm chạp nhích từng chút, từng chút, trèo qua những ngọn núi, trèo lên cả ngọn tre cao tít tắp, để khi nàng gió vô tình lướt qua làm đung đưa ngọn tre già tôi có cảm giác như ngọn tre kia đang cố với tay níu lấy vầng trăng tròn. Tôi khẽ thích thú với phát hiện của mình rồi nhìn thật lâu vào thứ ánh sáng dìu dịu ấy, tôi đang cố tìm cây đa, chú cuội, chị hằng như ngày còn bé, cố cảm nhận cái ôm ấm áp của thiên nhiên, đất mẹ. Trên cao kia, vầng trăng vẫn cần mẫn như chiếc đèn hải đăng mang ánh sáng của mình gọi nhắc những tâm hồn xa xứ.
Tham khảo:
Câu tục ngữ''Thương người như thể thương thân'' như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.
Giải thích: Thương người như thể thương thân là sự yêu thương, quan tâm giúp đỡ, giúp người khác coi như giúp chính bản thân mình
Tuổi thơ tôi được sống nơi làng quê thanh bình, ở đó có biết bao cảnh đẹp làm say đắm lòng người như cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông hiền hòa thơ mộng, triền đê với những buổi thả diều hả hê tiếng cười,... Mỗi một con người ai ai cũng có một quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Quê hương mang cho ta cái ngây ngô của một thời bồng bột, cái ngọt ngào của những mối tình đầu để rồi ai đi xa cũng nhớ, cũng thương. Mọi thứ ở quê thật bình dị làm sao! Người dân ở quê tôi đều đầu tắt mặt tối với ruộng đồng. Ngày ngày, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm thêm thu nhập. Tuy cuộc sống còn ba chìm bảy nổi nhưng những người dân ở quê tôi đều lạc quan, yêu đời. Nhớ những buổi chiều mùa hè mát rượi, tôi cùng bọn trẻ trong làng chơi thả diều trên cánh đồng mới gặt. Cánh diều như mang những mơ ước của chúng tôi bay cao, bay xa. Quê tôi nổi tiếng với truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Những người con sinh ra ở quê đa số đều đã thành đạt. Tôi yêu quê tôi vô cùng, tôi tin chắc rằng quê tôi sẽ giàu đẹp hơn. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để phát huy truyền thống hiếu học của quê mình.
Tham khảo :
Trong cuộc sống, ngoài tình cảm gia đình ra, còn luôn luôn tồn tại thứ tình cảm giữa bạn bè, đó chính là tình bạn. Đó là thứ tình cảm vô cùng quý giá, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách, những trở ngại. Tình bạn mang đến cho ta một sức mạnh thần kì mà khó có thể định nghĩa được .Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biết nâng niu, trân trọng trong từng khoảnh khắc thì nó sẽ luôn lớn mãi và phát triển bền vững. Nhưng nếu ta để nó úa tàn thì sẽ không thể níu kéo được nữa. Để có một tình bạn đẹp, điều này không khó những cũng chẳng dễ dàng, quan trọng là sự thấu hiểu. đồng cảm với nhau.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong cuộc sông
- Trạng ngữ chỉ mục đích: Để có một tình bạn đẹp
Bạn ơi cái này lớp mình có bạn làm rồi á bạn còn bài nào không cho mình xin với.
Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát hay vang trời của những người dân hay đi làm cỏ Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng âm: hay (câu hát hay: chỉ khen ngợi, hay đi làm cỏ: chỉ mức độ thường xuyên)
ĐÓM lai KEYS
Tôi và Phương là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Phương thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Nghi thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự cổ vũ của Nghi, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
( Hát hay không bằng hay hát.
Đồng âm: hay
hát hay: " hay" chỉ lời khen.
hay hát: " hay" chỉ việc làm thường xuyên. )
--------------------------------------------------------------------HỌC TỐT------------------------------------------------------------------------
Viết một đoạn văn 5- 7 câu (chủ đề tự chọn) trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật chơi chữ.
tham khao:
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽchúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
Em tham khảo:
Trong cuộc sống của chúng ta mọi người vẫn nghĩ thắng thắng thật thà thường thua thiệt nhưng bạn biết không sự thua thiệt đó là sự thua thiệt về vật chất nhưng mặc tinh thân thì bạn giàu hơn cả như bạn lỡ làm một điều gì đó sai trái với mẹ thì bạn sẽ làm thế nào? tất nhiên là bạn phải thẳn thắng nhận lỗi lúc đó mẹ bạn sẽ th lỗi và không giận bạn nữa nhưng nếu bạn dối trá mẹ của bạn sẽ không bao giờ nói chuyện với bạn thế là bạn bị thiệt vậy nếu bạn thẳng thắng bạn có bị thiệt không? không đau bạn nhé
Bài làm:
Ai sinh ra trên đời đều cũng có quê hương của mình, quê hương gắn bó với ta suốt 1 thời thơ ấu. Nhưng bấy giờ do đã lớn lên và áp lực học tập nên em không còn được về quê rong chơi như trước nữa. khi ở quê có biết bao kỉ niệm vui và buồn mà em đc trải qua. Cho nên đói với em quê hương ko chỉ là người cha, người mẹ đã và đang dạy dỗ con cái mà còn là nơi cho ai đi xa cũng phải nhớ về. giờ đây tuy thân thể em xa cách quê hương nhưng tâm hồn của em vẫn sẽ hướng về nó - cái quê huong thân yêu ngày nào cx mong ta trở về thăm. Các bạn hãy nhớ những lời nói rất hay của một nhà thơ: quê hương chỉ có một mà thôi như là một mẹ vậy. hãy giữ gìn và bảo tồn khi còn có thể!
Bài làm
Mùa hạ qua đi,mùa thu lại về tiếng trống ngày khai trường lại rộn rã vang lên.Thế là tâm trạng của mỗi người hs lại vừa mừng vừa lo.Ôi ! Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm.Ngày qua ngày, chúng em cũng được biết.Thế mà giờ đây cũng đã trôi qua một học kì,em yêu quý biết bao những ngày tháng ấy
* Trạng ngữ: Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về
Ngày qua ngày.
* Câu đặc biệt: Ôi!
* Câu rút gọn: Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm.
# Chúc bạn học tốt #
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"
Bài văn mẫuGiá trị của một con người không được đánh giá bằng vẻ bề ngoài hay khối tài sản mà họ đang sở hữu mà được minh chứng bởi vẻ đẹp cốt cách ở bên trong. Cuộc sống với bao lo toan bộn bề với đầy rẫy những cám dỗ xấu xa, nếu không thực sự tỉnh táo và bản lĩnh con người rất có thể bị xa ngã, không bảo toàn được nhân cách phẩm chất mình. Câu tục ngữ “đói cho sạch rách cho thơm” vừa là lời khuyên răn vừa là lời cảnh tỉnh cho con người về cách sống, hãy sống sao cho không hổ thẹn với lương tâm và làm mất đi giá trị của chính mình.
Câu tục ngữ với hai vế đối rất chỉnh cùng những hình ảnh gần gũi quen thuộc đã nói lên bài học đạo đức sâu sắc được cha ông ta gửi gắm. “Đói, rách” vốn là từ ngữ chỉ việc ăn mặc không đầy đủ tươm tất của con người, là biểu hiện cụ thể nhất về sự khó khăn trong đời sống vật chất. Suy rộng ra đây là những hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống éo le, khổ cực, bất hạnh của con người. “Sạch, thơm” là những tính từ nói về sự thơm tho, sạch sẽ trong cách ăn mặc của con người. Sống trong hoàn cảnh khốn làm sao ta có thể giữ cho mình được vẻ thơm tho, sạch đẹp. Câu tục ngữ có vẻ chất chứa đầy mâu thuẫn phải suy nghĩ kĩ lưỡng thì ta mới có thể nhận ra nội hàm sâu sa của nó. Thực tế, cuộc sống khốn khó, nghèo nàn có thể làm mai một đi vẻ bề ngoài của con người nhưng tận sâu bên trong đó là linh hồn, phẩm chất thì không gì có thể thay đổi. Đặt trong ý nghĩa sâu sa ấy, hai tính chất “sạch, thơm” nhằm hướng đến phẩm chất trong sạch lương thiện của mỗi con người. Từ đây, cha ông ta muốn khuyên răn con cháu dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được lương tâm phẩm giá trong sạch, không làm điều gì khuất tất hổ thẹn với lòng mình.
“Đói cho sạch rách cho thơm” là quan niệm sống tốt đẹp đậm chất nhân văn của con người Việt Nam ta. Con người xem trọng nhau là ở cốt cách, phẩm chất. Một người nghèo nhưng không hèn chắc chắc sẽ được nể trọng hơn một kẻ vì cuộc sống giàu sang mà để nhân cách bị tha hóa. Xưa kia, trong xã hội phong kiến người nông dân bị chèn ép, bóc lột, kìm kẹp đến khốn cùng bởi sưu cao thuế nặng. Hoàn cảnh sống éo le đè nặng lên kiếp sống như thế nếu như không vững vàng giữ lấy phẩm chất thiên lương con người rất dễ cùng quẫn mà đi vào con đường tội lỗi. Câu chuyện về Chí Phèo từ môt người nông dân lương thiện bị cái nghèo đói, cái bất công phi lí đẩy vào con đường tù tội trở thành bóng ma làng Vũ Đại vẫn để lại trong ta nhiều ám ảnh. Sự tha hóa về nhân cách, không làm chủ được bản thân để cho cái xấu cái ác khống chế của Chí Phèo muôn đời bị lên án, phê phán. Ngược lại, Chị Dậu cũng là những người nông dân lâm vào cảnh bần cùng bởi sưu cao thuế nặng phải bán chó bán con nhưng chị vẫn giữ gìn cốt cách của một người phụ nữ nông dân kiên cường. Hay câu chuyện về Lão Hạc một con người hiền lành tự tôn tự trọng thà ăn củ khoai củ chuối qua ngày chứ quyết không bán đi mảnh vườn của con, vì lừa một con chó mà quyết tự lỗi bằng cái chết đau đớn. Những người như Chị dậu, Lão Hạc chính là tấm gương sáng về lẽ sống “đói cho sạch rách cho thơm” mà cha ông luôn khuyên răn nhắc nhở.
Trong xã hội ngày nay, cuộc sống công nghiệp hiện đại và phát triển hơn đời sống vật chất của con người cũng đầy đủ hơn, không còn phải ăn đói mặc rách. Tuy nhiên, những trở ngại trong cuộc sống, nhưng bế tặc trong công việc cũng còn rất nhiều. Con người trong xã hội mới cũng cần phải tỉnh táo để không đánh mất đi phẩm giá của chính mình. Không vì để đạt được mục đích mà nịnh hót người này, hãm hại người kia. Càng không vì đồng tiền, vì ham muốn cá nhân mà làm những việc xấu có ảnh hưởng tới tính mạng và cuộc sống của người khác như trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy,... Ngoài ra mỗi chúng ta không chỉ trong sạch trong lối sống mà con người cần phải trong sạch trong nếp nghĩ. Không toan tính vụ lợi, không ích kỉ bon chen, dù hoàn cảnh ra sao cũng phải biết yêu thương, bao dung với mọi người. Là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần phải biết tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, bắt đầu từ những việc làm thiết thực nhất như không quay cóp bài, không nói dối thầy cô, biết giúp đỡ, yêu thương bạn bè.
Câu tục ngữ “đói cho sạch rách cho thơm” vừa là lời khuyên răn vừa là lời nhắn nhủ tới tất cả mọi người về cách sống của mình. Đó là bài học nhân sinh về quan niệm sống phải biết giữ lấy phẩm chất, lương tri của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Giá trị của con người bắt nguồn từ chính những lẽ sống như thế cho nên mỗi người cần phải trân trọng và gìn giữ nếp sống tốt đẹp của mình.