K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Chiếu : là một thể văn nghị luận có từ xưa , chỉ có vua mời được có quyên viết chiếu ( nếu có người khác viết thì cũng là truyền tải ý niệm của vua ví dụ như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm ) nhằm kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách mà vua đề ra .
- Hịch : thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích là khích lệ tinh thần nhân dân hoặc binh lính nhằm nâng cao năng lực lao động hoặc chiến đấu .

1 tháng 6 2018

Câu 1:

Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu
- Giống nhau:
Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
- Khác về mục đích:
+ Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
+ Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
+ Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
+ Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
- Khác về đối tượng sử dụng:
+ Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
+ Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.

2 tháng 6 2018

Câu 1 :

- Cáo : là một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc , thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương , một sự nghiệp , một tuyên ngôn sự kiện nào đó để mọi người cùng biết .
- Chiếu : là một thể văn nghị luận có từ xưa , chỉ có vua mời được có quyên viết chiếu ( nếu có người khác viết thì cũng là truyền tải ý niệm của vua ví dụ như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm ) nhằm kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách mà vua đề ra .
- Hịch :thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích là khích lệ tinh thần nhân dân hoặc binh lính nhằm nâng cao năng lực lao động hoặc chiến đấu .
- Tấu : thường do quan thần dâng lên vua chúa hoặc thủ lĩnh nhằm trình bày những kế sách , ý kiến của mình cho vua chúa nghe để thực hiện .
* Giống nhau :
- Đều là những thể loại văn nghị luận xưa có xuất sứ từ Trung Quốc
- Có nội dung là những việc quan trọng , to lớn , có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia , xã tắc .
- Về nghệ thuật thì các thể loại này không hạn chế số câu chữ , văn phong mang tính chính luận nên ngôn từ sắc bén , trang trọng , lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục.

* Khác nhau :
- Chiếu , Hịch , Cáo đều là những văn bản chỉ có vua chúa , thủ lĩnh ( những người cẩm quyền nói chung ) được viết , riêng với Tấu là do các quan viết ( đã nêu trên ) .
- Khác nhau về nội dung ( bạn hãy dựa vào phần định nghĩa trên ) :
+ Chiếu dùng để kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách nào đó
+ Cáo dùng để trình bày một tuyên ngôn , một chủ trương , sự nghiệp .
+ Hịch dùng để khích lệ tinh thân nhân dân hoặc binh sĩ .
+ Tấu dùng để trình bày ý kiến của quan thần lên vua .

Câu 2 :

Hoàn cảnh sáng tác của các VB :

* Chiếu dời đô :

- Năm Canh Tuất lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý dịnh dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.

* Hịch tướng sĩ :

- Được viết trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 (9/1285)

* Bàn luận về phép học :

- Được trích từ bài tấu Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung (8/1791)

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNGBÀI TẬP SỐ 1Cho câu thơ:“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêungắn gọn hiểu biết của em về tác giả.Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bàithơ.Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thânphận và tâm trạng của con hổ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNG

BÀI TẬP SỐ 1
Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu
ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên.

BÀI TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào
được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ”

2
15 tháng 4 2020

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

15 tháng 4 2020

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn