Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo !
Từ xưa tình yêu quê hương đát nước đã có trong trái tim của mỗi người Việt Nam. Quê hương chính là những ký ức tuổi thơ không thể nào quên. Đó cũng chính là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và thấy bình yên nhất. Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn luôn như đã mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Khi tết đến, chúng ta càng thấy nhớ nhà và muốn trở về quê hương hơn nữa. Nó còn chính là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, như cũng thật mong chờ biết bao. Đặc biệt hơn đó là khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, và đồng thời cũng là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Trong ngôi nhà có những người mà ta yêu quý nhất họ luôn dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về. Đó chính là tình yêu chân thành, xuất phát từ tận sâu trái tim của những người yêu thương dành cho chúng ta.
tham khảo :
Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương. Từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống. Đó là cội nguồn để hướng về, nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước.
tham khảo
Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người nghiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nên nhiều bạn còn giận và xa lánh ba.nhưng thường khi càng lớn cách nhìn về ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi đã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi và tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn, cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ô cũng luôn đưa ra những lời khuyên,những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi có cảm giác thấy chút e sợ.
Tham khảo
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
chúc bạn học tốt
Tham khảo
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.
BÀI LÀM :
Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:
“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"
Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.
Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.
Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.
Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.
Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.
Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :
"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.
HỌC TỐT NHEN!!!
2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.
bài làm :
Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.
Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.
Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.
Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.
Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.
Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.
Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.
Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.
Em tham khảo nhé:
Trong cuộc đời mỗi người, tình mẫu tử bao giờ cũng gần gũi và thiêng liêng nhất. Tình mẫu tử là tình cảm đầu đời cũa mỗi con người, từ khi được sinh ra, cho đến khi lớn mẹ vẫn luôn nuôi nấng, chăm sóc, nâng đỡ chúng ta. Vẫn nhớ câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên " Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Ôi !Tình cảm ấy thật cao đẹp, mẹ có thể bao dung cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh, mẹ cũng là nơi mà chúng ta dựa vào mỗi khi vấp ngã. Mẹ chính là nguồn động lực để con vững vàng bước đi trên con đường đời dài và đầy khó khăn. Con đã lớn, con không mong gì nhiều con chỉ ước mẹ có thể khỏe mạnh và mãi sống bên con mẹ nhé!
tham khảo:
Tình mẫu tử là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng .Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý làm sao!. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng. Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn.
Mỗi đứa bé sinh ra trên cõi đời này đều có một cha va một mẹ nhưng mỗi người cha người mẹ của mỗi người sẽ khác nhau. Ba tôi sẽ khác ba bạn, ba tôi làm nông dân ,ba bạn làm công nhân hay nhà khoa học nhưng chúng ta không cần quan tâm bởi chúng ta đang xét đến hình ảnh người ba trong gia đình chứ không phải địa vị ngoài xã hội. Những ai đã có một gia đình nhỏ, đã làm ba thì chắc hẳn đã biết được cảm giác hạnh phúc khi những đứa con nhỏ trào đời. Từ ấy trong cha bừng nên một ngọn nến. Ngọn nến ấy ấp ủ trong cha sự yêu thương với gia đình con cái. Tinh thần trách nhiệm ước mơ cho tương lai con cái sau nài. Có nhiều người đã không quản hi sinh thân mình để che chắn bảo vệ con,nhiều người cha không tốt nhưng sau khi làm ba họ đã thay đổi,có người cha vi con mà trở thành những người cha gương mẫu,luôn tu chí rèn luyện bản thân cống hiến hết mình cho con mà không hề than vãn hay trách móc. Đó chả phải la tình cảm bao la vô bờ bến của người cha hay xeo? Vì vậy ma đừng nên suy nghĩ đắn đo xem cha chúng ta là người như thế nào bới lúc nào cha cũng thật vĩ đại.
Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người ngiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nen nhiều bạn còn giận và xa lánh ba. Nhưng thường khi càng lớn cách nhìn vè ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi dã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi va tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn,cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ô cũng luôn đưa ra những lời khuyên, những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi co cảm giác thấy chút e sợ. Trước những lựa chọn của chính mình, tôi phải tự tìm hiểu, phải suy nghĩ, phải quyết định và tìm ra cách để thực hiện nó. Đó không phải là một việc đơn giản. Thế mới biết cha mình trước kia đã phải dốc lòng dốc sức thế nào mới đưa ra được quyết định cho tôi và tôi tin những gì ông mang lại cho tôi là tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Với mọi người tôi không cần biết họ nghĩ về cha tôi ra làm xao nhưng với tôi cha là số một. Tôi chưa bao giờ so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác. Tôi thấy những gì mà mình được hưởng từ ba mẹ thật là hạnh phúc. Đặc biệt là có một nóc nhà như cha tôi. Tình cha thật là vĩ đại, nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn bằng trái tim và tình yêu thương dành cho đấng sinh thành. Ở trong không gian bao la đầy ắp tình thương của người cha tôi tha hồ vùng vẫy nhảy múa và luôn được an tâm. Đó la một nguồn sức mạnh tiềm ẩn vững chắc cho sự phát triển bay cao bay xa của tôi. Dù tôi có vấp ngã hay sai trái thì khi ngoảnh lại sẽ vẫn nhận được tình cảm thương yêu của cha,ánh mắt đầy hi vọng, cái gật đầu đầy tin tưởng để tôi có thể tiếp tục bước đi.
Không một từ ngữ hay một điều gì có thể nói hết sự vĩ đại ấy. ”Công cha như núi thái sơn” một câu tục ngữ để nói ve công lao của người cha hay “khúc hát Tình Cha của Ngọc Sơn” cũng chỉ là sự mô phỏng tượng trưng chứ không phải là tất cả. Trái Đất của chúng ta rộng lớn thật nhưng ta còn có thể đo được độ lớn của nó nhưng tấm lòng của cha dành cho con thì đố ai đo nổi? Là những người con như tôi và các bạn hãy yêu thương cha mình bởi không một người đàn ông nao trên thế giới tốt hơn cha ruột của minh cả. Ai là người dạy ta cách đối nhân xử thế? Ai là người ngồi cả trưa quạt cho ta ngủ khi mất điện,ai dậy ta bản lĩnh và cách nhìn cuộc sống. Đó chỉ có thể là cha tôi cha các bạn.
Trên đời cại gì cũng có hai mặt,có đen thì sẽ có trắng. Đa số chúng ta có những người cha vĩ đại nhưng trong xã hội đầy rẫy những người cha không tốt,đối xử tệ bạc với con cái, bắt con cái đi ăn xin đánh giầy để lấy tiền uống rượu….Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong xã hội, đó là những người cha vô lương tâm, không có ý chí, những người chụi thua số phận cấp nhận đứng dưới đáy của xã hội. Nhưng dù thế nào cha vẫn là cha dù xấu dù tốt. Rồi có ngày những người cha như vậy sẽ biết hối lỗi và sống khác đi.
Núi cao to sông chảy dài thế nào ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ. Điều đó đã trở thành đạo lí và bổn phận của con cái chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn cha mẹ, vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
Tình cha! Một đề tài không mới nhưng chỉ cần nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào thì nó cũng sẽ đánh động hàng triệu trái tim hồi tưởng lại ý nghĩa của nó. Không một cái gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha dành cho con là: ”bạn không cần phải đắn đo phân tích xem cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng thật vĩ đại.
Lúc con lên ba tuổi, bố kể cho con nghe câu chuyện về ông Thần Tự nhiên sinh ra muôn loài, ông Thần Sấm có những hạt sét như viên bi bỏ vào túi và khi nó rơi thì gây ra những tiếng đùng đoàng lúc mưa dông.
Thần Lửa do hắt xì không bịt miệng nên gây ra hạn hán, cháy rừng… Những câu chuyện thần thoại bố kể con nghe không bao giờ tìm thấy trong bách khoa, từ điển. Đó là thần thoại của riêng bố và con.
Lúc con bốn tuổi, cả ngày bố kể con nghe những câu chuyện sử ta, sử Tàu. Gần mộ bà có một cột mốc bằng đá “trơ gan cùng tuế nguyệt”, người ta bảo đó là mộ vợ thứ tám của Mã Viện. Từ Mã Viện bố kể cho con nghe về Bà Trưng, Bà Triệu và các anh hùng dân tộc. Mỗi câu chuyện bố đều kết luận một câu và bảo con học thuộc. Con đã học thuộc nó như trẻ con đọc đồng dao mà cứ ngỡ những nhân vật lịch sử ấy sống cùng thời với nhau… Bằng những câu chuyện kể bố đã hun đúc nên tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc trong tâm hồn con.
Lúc con năm tuổi, bố dạy con đọc thơ Tố Hữu và Nhật ký trong tù. Bài thơ đầu tiên trong đời con thuộc làBác ơi. Phần thi năng khiếu của con trong chương trình “Bé khỏe bé ngoan” là đọc thuộc một bài thơ và con đã đọc Mới ra tù tập leo núi thay vì một bài thơ thiếu nhi như những đứa bạn cùng trang lứa. Con đã học tập bố đến mức có lỗi với cô giáo: con không thuộc một bài thơ thiếu nhi nào trong chương trình học mẫu giáo của mình…
Mùa lũ năm 1988, bãi chìm trong biển nước, bố đưa chị em con đi xem lũ, không phải vì nuông chiều mà vì muốn các con được chứng kiến những điều từ thực tế. Trong ánh mắt ngây thơ của con lúc bấy giờ lũ thật là đẹp, thật là kỳ vĩ. Dòng sông Lam xanh ngơ ngắt thường ngày đã biến thành màu đỏ ối, đầy những mái nhà, những trâu bò lợn gà từ thượng nguồn trôi dạt về xuôi. Con đâu hay niềm vui, sự hào hứng, phấn khích của con là nỗi đau, là mất mát của những người sống ven đê, để sau mùa lũ họ phải “gánh cả tên làng trong những chuyến di dân”…
Năm con học lớp 4, học lớp đặc biệt của huyện, xa nhà tới hơn 10 cây số, những ngày đầu tiên bố đưa con đến trường rồi đứng chờ trước cổng. Chiếc áo lính sờn vai nhưng nụ cười đầy mãn nguyện. Có bố, con thấy mình mạnh mẽ và có lẽ thành công của con bắt đầu từ những ngày tháng ấy. Sau này, ngày đầu tiên con bước tới giảng đường, bố lại đứng chờ con. Thượng Đình vào ngày đầu tháng 9 nắng vẫn vàng như mật ong, gió bụi, mùi xà phòng, thuốc lá hòa vào nhau nồng nàn chẳng kém gì “gió Lào cát trắng” quê mình. Vậy mà bố vẫn đứng chờ con, kiên tâm, nhẫn nại, hạnh phúc lẫn lo âu. Bốn năm đại học, mỗi lần bước vào cổng trường con đều ngoái lại, tưởng như sau lưng mình bố vẫn còn dõi theo…
Khi con lên lớp 5, vào những ngày nước nổi, bố dắt xe và cõng con qua vùng nước xiết. Chiều về nhá nhem bố lại đứng chờ con bên cầu, thấy bóng ai từ xa cũng hỏi to: Nhàn đấy hả con? Lớp 5, vào tháng tư, khi cây gạo cháy bùng lên những ngọn lửa cũng là lúc kỳ thi học sinh giỏi tỉnh bắt đầu. Bố đèo con bằng chiếc xe đạp cũ kỹ từ miền trung du quê mình dọc theo bờ sông Lam xuống thành phố Vinh, gần trăm cây số. Hết kỳ thi bố đưa con đến Cửa Lò để nhìn thấy biển rồi về thăm quê Bác. Đó là lần đầu tiên con đi xa, lần đầu tiên con nhìn thấy biển, lần đầu tiên con được vào làng Sen, làng Hoàng Trù và nhắc lại những câu thơ của Tố Hữu trong trường ca Theo chân Bác, lần đầu tiên bố kể cho con nghe những câu chuyện về thời niên thiếu của Người và căn dặn con “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” …
Tháng tư năm ấy sẽ chẳng bao giờ mờ nhạt trong ký ức của con, lời dạy của bố năm nào giờ đã thành một cuộc vận động lớn. Từ bố con nhận ra tình yêu Đảng, tình yêu lãnh tụ phải xuất phát từ thẳm sâu trong trái tim mình, phải xuất phát từ ngưỡng vọng thiết tha và sự biết ơn vô bờ bến. Từ bố, con đã học được những bài học không qua sách vở, giáo trình nhưng đi thẳng vào trái tim.
Bố của con, một chiến sĩ nơi Thành cổ năm xưa. Bố vẫn giữ thói quen dậy sớm, khi đài phát thanh phát câu nói đầu tiên trong ngày. Bố dạy con hát những bài Vì nhân dân quên mình, Anh vẫn hành quân… và tập những động tác thể dục cơ bản của một… người lính. Bố cho con xem những giấy khen, những huân huy chương trong chiến trường và cả một sơ đồ tác chiến trong một đêm tiến vào Thành cổ. Con đã đọc những dòng nhật ký “hoa lửa” của bố khi viết về những đồng đội đã hi sinh “ngay chính tôi cũng không thể nào tưởng tượng được mình có thể sống sót để viết những dòng vội vã này. Sau lưng tôi tất cả đồng đội đã ngã xuống…”. Thời bình, bố trở về không kê khai một bản thành tích nào để Nhà nước tặng thưởng… Với bố, sự sống sót sau tháng ngày bom cày đạn xới đã là món quà lớn nhất mà cuộc đời và đồng đội thân yêu đã dành cho mình.
Bố kính yêu! Con đã lớn lên bên bố, một người bố bình thường, không giàu sang, không địa vị và quyền uy nhưng bố đã cho con rất nhiều. Cho con cuộc đời này? Những người bố khác đều làm được! Cho con tình yêu thương? Những người bố khác đều làm được!… Nhưng bố khác với họ, bố cho con thế giới quan của mình, cho con bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, những thăng trầm trong cuộc sống, cho con biết yêu thương, biết trải lòng nhân ái, bao dung với những mảnh đời bất hạnh, cho con biết vươn lên tiến về phía trước. Chính bố đã cho con sức mạnh, một sức mạnh trường cửu của tình phụ tử.