Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK :
Việc rèn luyện những thói quen tốt trong cuộc sống chính là đang xây dựng nền tảng để đạt được những thành công và hạnh phúc. Thật vậy, chỉ khi mỗi người tự xác định và xây dựng cho mình những thói quen tốt thì cuộc sống sẽ dễ dàng đi vào quỹ đạo và có trật tự ngăn nắp. Đầu tiên, một trong những thói quen tốt chính là thói quen dậy sớm. Nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng:"Phần lớn những người thành công đều dậy sớm". Trên thực tế, dậy sớm giúp con người có thêm thời gian để chăm sóc bản thân, làm những công việc nhẹ nhàng phát triển bản thân cũng như khởi động ngày mới như: đọc sách, học ngoại ngữ, thiền định,... Hơn nữa, việc dậy sớm giúp mỗi người có thêm thời gian để hoàn thiện mình, để chỉn chu và chuẩn bị cho công việc đi học và đi làm ngày mới. Dù biết dậy sớm khá khó khăn nhưng việc dậy sớm chính là sự kỷ luật nghiêm khắc nhằm tăng sự tập trung và năng suất làm việc trong ngày. Thứ hai, thói quen đúng hẹn cũng là một tác phong cần có trong cuộc sống đúng hẹn. Đúng hẹn giúp nâng cao uy tín của mỗi người và tạo được tâm thế chuyên nghiệp, tự tin và là bệ phóng để đạt hiệu quả cao trong công việc. Thứ ba, thói quen giữ lời hứa cũng là thói quen xây dựng thương hiệu bản thân. Việc giữ lời hứa với người khác sẽ làm đẹp hình ảnh của bản thân; tuy nhiên việc giữ lời hứa với chính mình còn là sự phát triển bản thân từ chính bên trong. Ví dụ, hứa với bản thân sẽ chạy bộ 20 phút một ngày, hoặc đọc 1 cuốn sách 1 tuần,... Chính sự hứa và giữ lời hứa tưởng như là dễ mà ít ai làm được. Cuối cùng, thói quen đọc sách chính là thói quen và kỹ năng buộc phải có. Vì kiến thức quá nhiều mà xã hội thì chuyển biến từng ngày, con người buộc phải tự cập nhật kiến thức mà sách chính là nguồn kiến thức khổng lồ kết tinh từ những con người thành công. Ở sách, con người sẽ tìm được những chân trời kiến thức vô tận và sách chính là người bạn quý báu, người thầy vĩ đại nếu ta biết tận dụng. Tóm lại, những thói quen tốt lúc mới đầu sẽ khá kỷ luật và nghiêm khắc nhưng khi ta làm được thì nó sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp và thành công.
Thói quen lười biếng trong học tập không chỉ là một thách thức cá nhân mà còn là một vấn đề đáng lo ngại đối với học sinh hiện nay. Hậu quả của thói quen này không chỉ làm suy giảm hiệu suất học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Đầu tiên, việc lười biếng khiến cho họ thiếu lòng tự giác và sự trách nhiệm với việc học. Thay vì chủ động tìm kiếm kiến thức mới và nâng cao kỹ năng, họ thường lạc quan vào con đường thuận lợi và thoải mái.
Thói quen lười biếng còn tác động tiêu cực đến tinh thần và tâm lý của học sinh. Những người này thường trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng khi đối mặt với những bài kiểm tra và deadline. Tình trạng này không chỉ làm giảm động lực mà còn ảnh hưởng xấu đến tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của họ.
Hậu quả của thói quen lười biếng không chỉ giới hạn trong thời kỳ học sinh mà còn kéo dài đến tương lai nghề nghiệp. Những người có thói quen này thường khó có thể tự lập, tự quản lý công việc và gặp khó khăn khi đối mặt với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời, sự thiếu kiên thức và kỹ năng cần thiết cũng là những thách thức lớn khi họ bước vào thế giới công việc.
Do đó, để xây dựng một tương lai tích cực, học sinh cần phải nhận thức về hậu quả tiêu cực của thói quen lười biếng và hành động để khắc phục. Tự chủ, đặt mục tiêu cụ thể, và xây dựng lịch trình học tập có thể là những bước khởi đầu để vượt qua thói quen lười biếng, từ đó giúp họ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống.
Thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Trước tiên, nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của chúng ta. Khi chúng ta lười biếng và không chịu cố gắng, kết quả là chúng ta không thể hoàn thành bài tập, làm bài kiểm tra hoặc hiểu bài giảng một cách tốt nhất. Điều này có thể dẫn đến việc điểm số kém, thiếu kiến thức và cảm giác tự ti. Hơn nữa, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta không có đủ động lực hoặc ý chí để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, chúng ta không học cách vượt qua khó khăn, không rèn luyện sự kiên nhẫn và không phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của chúng ta trong tương lai và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân. Một hậu quả khác của thói quen lười biếng là sự thiếu trách nhiệm và đạo đức. Khi chúng ta không chịu cố gắng và làm việc chăm chỉ, chúng ta không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao và không đáp ứng được các kỳ vọng của người khác. Điều này có thể dẫn đến sự mất lòng tin, mất động lực và thậm chí là sự mất mát mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Khi chúng ta không hoạt động đủ và không duy trì một chế độ sống lành mạnh, chúng ta có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì, yếu đuối và căng thẳng. Điều này có thể làm giảm khả năng tập trung và gây rối cho quá trình học tập.Tóm lại, thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có nhiều hậu quả tiêu cực. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, sự phát triển cá nhân, trách nhiệm và đạo đức, cũng như sức khỏe. Chúng ta cần nhận thức về các hậu quả này và cố gắng vượt qua thói quen lười biếng để đạt được thành công và sự phát triển bản thân.
Sau đây là gợi ý của mình:
- Nêu vấn đề: Lời cảm ơn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
- Giải thích: Lời cảm ơn là hành động dùng lời nói bày tỏ sự cảm kích của bản thân đối với những người đã giúp đỡ mình.
- Bàn luận:
+ Lời cảm ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện sự biết ơn khi được người khác giúp đỡ lúc khó khăn
+ Lời cảm ơn là chất xúc tác để cuộc sống tốt đẹp hơn, lan tỏa những điều tích cực
+ Khi biết nói lời cảm ơn, người khác sẽ nhận ra thành ý của chúng ta đồng thời cũng đánh giá về trình độ văn hóa của người nói
+ Lời cảm ơn gắn kết con người lại với nhau, cho chúng ta cảm giác được tôn trọng và hạnh phúc khi giúp đỡ được người khác
- Thực trạng:
+ Thật đáng tiếc khi nét đẹp nói "lời cảm ơn" đang dần mai một bởi người ta ít quan tâm nhau và tính toán nhiều hơn. Nhưng tôi luôn tin điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. Nói lời "cảm ơn" để sưởi ấm trái tim cho nhau, lan tỏa những hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường đến tất cả mọi người.
=> Liên hệ bản thân
Một số ý:
- Lời cảm ơn là một trong những cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với người khác.
- Trong cuộc sống, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp chúng ta tạo ra mối quan hệ tốt với người khác mà còn hỗ trợ tinh thần ta trở nên tốt hơn.
- Khi chúng ta biết cảm ơn và tôn trọng người khác, chúng ta chũng sẽ nhận được đối xử tốt hơn và có mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh.
+ Lời cảm ơn cũng giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, giúp đỡ người khác một cách tự nhiên và tình cảm chân thật.
- Ngoài ra, lời cảm ơn còn giúp chúng ta trở nên tự tin hơn và có lòng tin vào bản thân mình.
- Bản thân em cũng đã và đang tập nói lời cảm ơn với người khác khi họ giúp đỡ mình dù là việc nhỏ hay lớn.
- Tóm lại, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Do đó, chúng ta hãy luôn biết cảm ơn và tôn trọng người khác, để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
Tham khảo nha em:
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
TK#
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Tham khảo nha em:
Đẹp nhất trong tâm hồn là tính giản dị. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. Người có lối sống giản dị luôn biết quý trọng của cải, vật chất, sức lao động của con người, không quá phô trương hình thức, biết tu dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn trong sạch, thanh cao. Người giản dị vì thế dễ nhận được sự cảm thông, trân trọng và tình yêu mến của mọi người. Con người hạnh phúc bởi biết làm việc và trở nên giàu hơn bởi biết tiết kiệm và giản dị trong lối sống. Người không biết giản dị, hay khoe mẽ quá mức, phung phí tiền bạc của cải, không những không được người khác kính trọng, tin tưởng mà bản thân cũng sẽ chẳng làm được gì lớn lao. Càng ham mê vật chất càng trở nên đau khổ và nhận lấy thất bại lớn. Sống giản dị đã trở thành một triết lí sống của con người Việt Nam chứ không đơn giản là một lối sống hay một phẩm đức. Từ xưa, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh,… và biết bao hiền nhân khác, sau khi cống hiến sức mình xây dựng đất nước, đều tìm về nơi thôn dã, thực hành lối sống giản dị như một cách để di dưỡng tinh thần. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
#Tham_khảo
Bạn có thể mắc phải hàng loạt sai lầm, nhưng nếu bạn biết giữ lời hứa, bạn sẽ được thưởng xứng đáng bằng sự tốt đẹp trong các mối quan hệ và chứng tỏ được cho người khác thấy phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngược lại, nếu bạn không giữ được lời đã hứa, những người quanh bạn – ngay cả chính gia đình bạn – sẽ đánh giá những lời bạn nói một cách ít nghiêm túc hơn; hoặc tệ hơn nữa, dần dần không còn tin tưởng hoàn toàn vào bạn. Vì vậy giữ lời hứa nhỏ hay lớn đều rất quan trọng và đó là một thói quen tốt trong cuộc sống.
Điều rõ ràng là, không có ai là người toàn hảo cả, và sẽ có những lần bạn không thể giữ được lời đã hứa vì nhiều lý do khác nhau – bạn lỡ quên đi, hay vì có một điều gì đó căng thẳng hơn xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là vấn đề, bởi vì việc giữ lời đã hứa không phải là một chuyện cứng nhắc chỉ có hai mặt, hoặc được, hoặc mất; mà là một quá trình kéo dài suốt cả đời người. Nói cách khác, mục tiêu mà bạn nhắm đến không phải là một sự hoàn hảo tuyệt đối, mà là phải cố gắng hết sức để giữ lời hứa ở mức độ càng nhiều càng tốt.
Giữ lời hứa là một cách giữ tình cảm rất quan trọng. Thất hứa là một việc phải gánh lấy trọng trách rất lớn. Trên thực tế cảm giác sợ phải gánh trách nhiệm to lớn còn lớn hơn cả lời hứa quan trọng. Vì vậy, phải rất thận trọng khi hứa, cố gắng nghĩ tới các nhân tố đột nhiên phát sinh, để tránh sự việc bất ngờ xảy ra gây trở ngại cho việc thực hiện lời hứa.
Cho dù bạn hết sức cố gắng nhưng những việc bất ngờ vẫn xảy ra, gây ra những việc không có lợi cho việc giữ lời hứa. Nhưng bạn coi trọng thói quen giữ lời hứa, thì người khác sẽ vì sự chín chắn và tính suy đoán của bạn mà lắng nghe ý kiến và lời khuyên của bạn. Giữ lời hứa của mình sẽ dành được sự tín nhiệm, không giữ lời hứa có thể phá hỏng tất cả sự cố gắng để tạo niềm tin của bạn. Lời hứa có thể có một sức mạnh to lớn là vì chữ tín là giá trị vô giá. Trật tự xã hội được xây dựng trên cơ sở người với người luôn giữ đúng quy định.
Những ví dụ kể ra thì rất nhiều, người giữ lời hứa có như những ông tiên trong câu truyện cổ tích thực hiện có mặt giúp nhân vật chính, người không giữ lời hứa cũng có thừa như câu chuyện dân gian cậu bé chăn cừu, pinocchio cậu bé người gỗ với cái mũi dài ra mỗi lần nói dối không ai còn xa lạ gì. Con người cũng vì hoạt động nhiều phương diện nên lời hứa trong cuộc sống vô cùng đa dạng phong phú, hứa từ việc nhỏ đến việc lớn, từ trong gia đình, nhà trường như lời người bố người mẹ hứa với con cái và con cái cũng có lần hứa với bố mẹ nhất là lúc phạm phải lỗi lầm học trò hứa với thầy.… đến xã hội, quốc gia, nhân loại, lời hứa của các doanh nhân, lời hứa của các chính khách với người dân của mình, của thế giới, lời hứa dựa trên bản cam kết về nền hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ trong các nước mãi mãi.
Mở đầu đoạn văn tác giả trẻ đã đưa ra lời tựa cho toàn bộ dường như cũng hơn bao giờ hết nó gợi lên cho con người ta bao nhiêu cảm xúc, mà dường như ai cũng tự thấy được rằng sự quan trọng của việc hứa và giữ lời hứa trong cuộc đời “ Phải qua bao nhiêu lời hứa ta mới đủ tin yêu?”. Đi sâu giải thích vào vấn đề thì dường như ta đã quá quen với 2 từ “lời hứa” chính là những lời nói để khẳng định một điều gì đó chắc chắn sẽ làm, nhằm tạo một sự hoàn toàn tin tưởng, tôn trọng với người đối diện-người nghe. Có thể nói lời hứa từ đã có lâu đời suốt chiều dài sống của con người. Nó như là một sợi dây vô hình gắn mọi người lại dựa trên cơ sở của giá trị vốn có của lời hứa rất thiêng liêng. Nhưng việc sử dụng lời hứa như thế nào để nó phát huy tác dụng tuyệt đối thì còn là tùy người, tùy sự giáo dục, văn hóa của mỗi người. Vậy nên, cũng dễ hiểu ai cũng có thể nói ra lời hứa nhưng có những lời hứa được thực hiện, có những người thất hứa, có người tạo được sự trân trọng, khâm phục, tin tưởng tuyệt đối, có người lại làm người khác thất vọng, mất dần sự tôn trọng ban đầu.
Bằng vào việc giữ lời đã hứa, chúng ta góp phần nhỏ nhoi của mình vào việc giúp cho những người thân yêu của mình giảm sự hoài nghi xuống đến mức thấp nhất. Chúng ta cho họ biết rằng, vẫn còn những người có thể tin cậy được và đáng để tin cậy. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên một cách hài lòng nhận ra sự đánh giá cao của mọi người khi mà bạn luôn làm được những gì đã nói, luôn giữ lời đã hứa. Cuộc sống của bạn trong gia đình và với mọi người chung quanh sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Đây là một giải pháp lâu dài cực kỳ hiệu quả trong việc giúp bạn gắn bó mãi mãi với những người bạn thương yêu.