">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2019
Một nhà vật lí nổi tiếng đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả thế giới”. Câu nói này của ông khiến ta thấy rằng trong cuộc sống con người luôn cần cho mình một điểm tựa để thực hiện những ước mơ, hoài bão hay vượt qua những khó khăn, trở ngại. Chính vì vậy, bào thơ Nơi dựa của Nguyễn Đình Thi gợi lên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ.

“Nơi dựa” (điểm tựa) là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên…. Tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, cậu bé cũng là nơi dựa cho người phụ nữ, bà cụ cũng là nơi dựa cho người chiến sĩ.

Không ai trong chúng ta có thể tồn tại một mình trên cõi đời này. Chúng ta luôn sống trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội: với gia đình, nhà trường, bè bạn. Chính trong những mối quan hệ đó, con người học tập, làm việc, dần định hình và phát triển nhân cách của mình. Trong cuộc sống, không ai có thể chắc chắn rằng cuộc đời mình thuận lợi mãi mãi. Có thể đến một lúc nào đó công việc của chúng ta sẽ gặp bất trắc, trở ngại. Chính những lúc ấy, ta rất cần tìm cho mình một nơi dựa làm điểm tựa trong đời, để được an ủi, che chở, giúp đỡ, vỗ về nâng bước. Từ đó những thất bại, rủi ro vấp phải sẽ nhanh chóng được vượt qua, con người sẽ có thêm tự tin để bước tiếp.

Như đã nói, bao giờ cũng bắt đầu từ chỗ dựa vững chắc: gia đình. Tình cảm thân thương ruột thịt, sự che chở nâng đỡ cho từng thành viên là điều gia đình không hề thiếu. Cha mẹ luôn ở bên con cái dẫu khi bé thơ đến lúc trưởng thành, động viên con vững bước trên đường đời và có khó khăn gì ta cũng về với cha mẹ đầu tiên. Ngược lại con cái cũng là nơi dựa của cha mẹ, niềm vui của con thể hiện ở nụ cười, nét mặt, ước mong cho con có một cuộc sống tốt đẹp hơn quãng đời mình đã sống là chỗ dựa vững chắc cho cha mẹ vượt qua những trở lực trong công việc. Điểm tựa tiếp theo cho con người chính là nhà trường, bạn bè, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi xung quanh ta còn thầy cô luôn dìu dắt, chăm sóc từng ngày, quanh ta vẫn còn bạn bè chia sẻ niềm vui trong học tập, đời sống. Những gì ta khó ngỏ lời cùng cha mẹ, khó cùng bố mẹ trò chuyện có thể trao đổi với thầy cô, bè bạn. Một môi trường học đường thân thiện, tích cực luôn là một không gian lí tưởng cho học sinh phát triển. Điểm tựa trong đời ta đôi khi là những tấm gương sáng, thậm chí những con người bình thường trong xã hội. Thấy những anh xe ôm dám bắt cướp, thấy những suất cơm từ thiện, những tấm lòng dành cho đồng bào nghèo, cơ nhỡ hoặc gặp phải thiên tai, ta có nơi dựa để tin rằng cuộc đời còn nhiều người tử tế. Gặp một hoàn cảnh khuyết tật, gia cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên ta biết rằng mình còn là một điểm tựa mà thấy rằng mình còn hạnh phúc hơn bao người khác, vững tin với khả năng chịu đựng và vượt qua mọi thử thách của con người để từ đó phải cố gắng hơn.

Đúng là trong cuộc sống ta rất cần nơi dựa, nhưng đừng ỷ lại, dựa dẫm vào đấy quá nhiều. Cần lên án, phê phán những kẻ sức dài vai rộng nhưng vẫn sống bám vào bố mẹ già, những kẻ không chịu làm gì vì ỷ lại vào người khác. Nên nhớ rằng chỗ dựa chỉ hỗ trợ cho ta bước qua khó khăn chứ không thể làm thay ta mọi điều, hãy hiểu điểm tựa theo ý nghĩa tích cực nhất của nó. Nhắc lại ý trên, ta mới thì dẫu tìm cho mình một chỗ dựa nhưng quan trọng nhất vẫn chính là bản thân con người. Như lúc còn học phổ thông, Louis Pasteur chỉ là một học sinh trung học. Về môn hóa, ông đứng hạng 15/22 học sinh của lớp. Cuối cùng, ông đã trở thành một khoa học gia nổi tiếng. Walt Disney từng bị tòa soạn báo sa thải vì thiếu ý tưởng, từng nếm mùi phá sản rất nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disneyland đến việc hợp tác cùng nhau. Chính vì vậy mà con người càng cần phải hợp tác cùng người khác nên mọi lĩnh vực, phải ủng hộ nhau, hợp lực với nhai để đẩy nhanh tiến độ phát triển. Trong thời buổi này không thể đóng khung mình trong chỗ dựa cho mình và lấy mình làm chỗ dựa cho họ, có vậy, chúng ta mới có thể đặt được thành công nhanh chóng.

Lí trí vĩ đại – cuốn sách được thương nhân và chính trị gia xuất sắc nhất của Mĩ đánh giá là cuốn sách đưa quốc này tiến vào thế kỉ XX – đã từng viết như sau: “Nếu mỗi lần vấp ngã, bạn lại bật lên như một quả bóng, khi mọi người đều từ bỏ mà bạn vẫn kiên trì hướng về phía trước thì làm sao bạn có thể thất bại được”. Cuối cùng, nơi dựa vững chắc nhất cho mỗi người vẫn là chính bản thân chúng ta. Nếu con người tự tin, có năng lực, biết tận dụng tốt nhất những gì mình có thì việc khó nhất cũng có thể vượt qua, từ đó đi lên thành công trong cuộc sống.
17 tháng 11 2021

vãi

 

 

tham khảo

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

2 tháng 3 2022

Em viết theo các ý này nhé:

Nêu lên câu chủ đề (Ví dụ: Sách là một trong những người bạn lớn của mỗi con người...)

Nêu khái niệm sách là gì?

Vai trò của sách?

Đọc sách giúp gì cho em trong các lĩnh vực?

Dẫn chứng?

Trái với việc coi trọng sách?

Liên hệ bản thân em?

Kết luận

20 tháng 4 2018

Ai đó đã nói: “Ở đời, đừng mượn hơi ai mà thở”, một câu nói ngắn gọn mà hàm súc đã nêu lên được thói quen xấu vốn đang là vấn đề nhức nhối trong giới trẻ Việt Nam hiện nay – thói quen ỷ lại. Và thông qua bức ảnh được nêu trên ta lại có cái nhìn rõ nét hơn về tật xấu ấy.

Bức ảnh miêu tả vô cùng rõ nét hình ảnh ngời mẹ đang chật vật đẩy xe dưới mưa tầm tã, nước ngập ngang chân. Điều đáng nói chính là trên chiếc xe ấy có con trai, một thanh niên trẻ tuổi đang ngồi và được bọc kỹ càng dưới cái áo mưa thân không dính một hạt nước.

Một bức ảnh mẹ đón con đi học về tưởng chừng bình thường nhưng thực chất đang tố cáo sự tiêu cực trong nhân phẩm của bạn trẻ trong tấm ảnh nói riêng và giới trẻ nói chung: Sự dựa dẫm, thiếu tính tự lập.

Bài văn về sự dựa dẫm của nữ sinh lớp 11 khiến người lớn phải suy nghĩ

Bài văn của Bảo Ngân.

Ỷ lại, một thói quen thường gặp hay cụ thể hơn là những bạn trẻ Việt. Ỷ lại, tức sống bám, sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có của một người.

Nếu bạn cảm thấy quen với việc có người luôn sẵn lòng giải quyết mọi vấn đề cho mình, thấy khó chịu khi thiếu sự chăm lo từng ly từng tí của người thân hay thích thú trước những cái được bày sẵn trước mắt, điều đó có nghĩa là bạn đã mắc bệnh sống dựa, sống bám.

Hay nói một cách tổng quát, ỷ lại là sống nhờ vả vào người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”.

Có một sự khác biệt ở thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước bạn, đó là khi ở tuổi 18, họ đã phải chuyển ra ngoài sống tự lập thì ở nước ta, thanh niên 23-24 tuổi vẫn ngồi ở nhà ngửa tay xin tiền bố mẹ là chuyện thường.

Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa con đi học, đến giờ về lại đón, mặc cho con mình đã là học sinh cấp ba hay sinh viên đại học.

Ở nhà lại xuất hiện hình ảnh mẹ dọn dẹp phòng ốc cho con cái, giặt giũ, phơi phóng. Bố thì luôn miệng nhắc con học bài và đáp lại là đứa con “bảo bố” con đang bận chơi, hưởng thụ.

Bài văn về sự dựa dẫm của nữ sinh lớp 11 khiến người lớn phải suy nghĩ

Cô giáo Nguyễn Thị Lâm cùng học trò.

Lại nói đến ở trên trường, giáo viên đọc, học sinh chép, Toán thì làm theo bài mẫu, Văn thì không có dàn ý – mười bài giống như một, không có sáng tạo, không một chút tư duy…

Tất cả những điều trên chính là bức tranh toàn cảnh về những mầm non tương lai của đất nước mà bức tranh trên chỉ là một mảnh ghép nhỏ.

Vậy còn đâu một tương lai của một dân tộc khi con người không thể tự lập, tự lo cho chính bản thân mình? Sự ỷ lại tạo ra lớp thanh niên lười nhác, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống, luôn rụt rè, nhút nhát.

Không những thế ỷ lại còn bào mòn cả trí thông minh, sáng tạo của những cá nhân vốn tràn đầy nhiệt huyết, sự mới mẻ của tuổi trẻ.

Vậy nguyên nhân của thói xấu ấy là ở đâu? Kỳ lạ thay nói lại xuất phát từ tình thương, niềm hy vọng. Cha mẹ quá yêu con, xót con nên “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không dám cho con tiếp xúc với đời, sợ con vấp ngã mà bao bọc con thật kỹ dưới đôi cánh của mình.

Nhưng một sai lầm mà bậc phụ huynh không nhận ra đó là họ đã vô tình ngăn cản sự trưởng thành, phát triển của con mình khiến chúng trở nên nhút nhát, hướng nội, hình thành tâm lý trông đợi ở người khác.

Sau này khi ra đời chúng sẽ không tránh được sự bỡ ngỡ, hoảng sợ trước cuộc sống quá sức bấp bênh do chúng tựa như cây dương xỉ sống bám cây cổ thụ. Một khi cổ thụ già yếu như cha mẹ có lúc không trụ vững nữa thì dương xỉ cũng khó mà tồn tại.

Lại nói đến ở trường do chạy theo thành tích, điểm cao mà vô tình tạo ra phương pháp “học vẹt”, “học tủ”. Đây chính là sự giết chết tri thức, tạo ra vỏ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong mục ruỗng. Đây cũng là một trong những lý do mà hiệu quả làm việc nhóm của người Việt luôn thấp.

Người này ỷ lại người kia, người kia dựa kẻ nọ tạo ra phản ứng dây chuyền để tất cả đều sụp đổ. Cũng không thể hoàn toàn do bố mẹ và thầy cô mà còn ở chính những con người trẻ tuổi lười nhác, luôn lợi dụng sự quan tâm của mọi người để trốn tránh trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu tiến, thiếu đam mê và ước mơ.

Đó là tất cả những gì đang kìm hãm sự tiến bộ của thế hệ trẻ Việt hiện tại. Một minh chứng cụ thể là thay vì đứng xuống phụ mẹ để xe có thể đi nhanh hơn thì cậu thanh niên cao lớn lại để mẹ ốm yếu đẩy xe còn mình thì ung dung ngồi sau.

Điều này vừa khiến bản thân mình bị người khác chê cười, xem thường vừa thể hiện một nhân cách dựa dẫm “bám váy mẹ”. Trong khi ở cái tuổi đó đáng lẽ phải chở mẹ đi chứ không phải ngồi co ro trú mưa như thế.

Để cải thiện liệu có còn kịp! Không có gì là không thể nhưng cần có quyết tâm. Trước hết là ở chính các bạn trẻ, phải có tính tự giác, tự phụ giúp cha mẹ, tự làm việc của chính mình.

Thoát ra khỏi cuộc sống khuôn mẫu, sự áp đặt để thoát ra khỏi cuộc sống ăn bám, nhàm chán, tạo cho bản thân một hình tượng tự lập “Đầu đội trời, chân đạp đất”.

Về cha mẹ thì nên nới vòng tay để con mình có thể thỏa sức vươn đôi cánh ra ngoài, để chúng bước đi, tự đứng lên khi ngã, dạy cho chúng kỹ năng sống, đẩy chúng ra đời, tự sống, tự sinh tồn.

Nhà trường thì nên bỏ việc giải đáp mọi thắc mắc của học sinh, thay vào đó nên để học sinh tự tìm hiểu, khám phá, khơi dậy trong trong chúng sự tò mò, đam mê để tự thấy hứng thú và có động lực để làm tốt.

Theo phương châm: Không có người giúp thì sẽ chẳng có kẻ nhờ, khi chúng thiếu cần, chúng ta có thể cho họ mượn cần để tự câu một con cá.

Thay đổi phương pháp giáo dục là biện pháp tốt nhất để thay đổi các thói quen ỷ lại trước khi chúng cắm rễ vào giới trẻ. Đây là công cuộc cần sự hỗ trợ của tất cả mọi người, của toàn xã hội vì một tương lai tươi đẹp của toàn đất nước.

Tóm lại, thói xấu ăn bám vào gia đình, thầy cô là vấn nạn cấp thiết được xử lý ở nước ta. Nên cha mẹ đừng vì tình cảm của mình mà lỡ tay làm hại con cái. Đừng vì thành tích ảo mà phá vỡ trí tưởng tượng của mầm non đất nước. Và quan trọng nhất, đừng vì biếng nhác mà làm hỏng tương lai.

Vì giúp Tổ quốc vươn lên, theo kịp các nước bạn, mỗi người dân cần có trách nhiệm đẩy lùi thói ỷ lại, phòng ngừa việc sống bám, đừng là cây dương xỉ mà hãy là một gốc cổ thụ.

27 tháng 2 2020

Ai đó đã nói: “Ở đời, đừng mượn hơi ai mà thở”, một câu nói ngắn gọn mà hàm súc đã nêu lên được thói quen xấu vốn đang là vấn đề nhức nhối
trong giới trẻ Việt Nam hiện nay – thói quen ỷ lại. Và thông qua bức ảnh được nêu trên ta lại có cái nhìn rõ nét hơn về tật xấu ấy.
Bức ảnh miêu tả vô cùng rõ nét hình ảnh ngời mẹ đang chật vật đẩy xe dưới mưa tầm tã, nước ngập ngang chân. Điều đáng nói chính là trên chiếc
xe ấy có con trai, một thanh niên trẻ tuổi đang ngồi và được bọc kỹ càng dưới cái áo mưa thân không dính một hạt nước.
Một bức ảnh mẹ đón con đi học về tưởng chừng bình thường nhưng thực chất đang tố cáo sự tiêu cực trong nhân phẩm của bạn trẻ trong tấm ảnh
nói riêng và giới trẻ nói chung: Sự dựa dẫm, thiếu tính tự lập.
Bài văn của Bảo Ngân.
Ỷ lại, một thói quen thường gặp hay cụ thể hơn là những bạn trẻ Việt. Ỷ lại, tức sống bám, sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần
có của một người.
Nếu bạn cảm thấy quen với việc có người luôn sẵn lòng giải quyết mọi vấn đề cho mình, thấy khó chịu khi thiếu sự chăm lo từng ly từng tí của
người thân hay thích thú trước những cái được bày sẵn trước mắt, điều đó có nghĩa là bạn đã mắc bệnh sống dựa, sống bám.
Hay nói một cách tổng quát, ỷ lại là sống nhờ vả vào người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”.
Có một sự khác biệt ở thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước bạn, đó là khi ở tuổi 18, họ đã phải chuyển ra ngoài sống tự lập thì ở nước ta,
thanh niên 23-24 tuổi vẫn ngồi ở nhà ngửa tay xin tiền bố mẹ là chuyện thường.
Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa con đi học, đến giờ về lại đón, mặc cho con mình đã là học sinh cấp ba hay sinh viên đại học.
Ở nhà lại xuất hiện hình ảnh mẹ dọn dẹp phòng ốc cho con cái, giặt giũ, phơi phóng. Bố thì luôn miệng nhắc con học bài và đáp lại là đứa con “bảo
bố” con đang bận chơi, hưởng thụ.
Cô giáo Nguyễn Thị Lâm cùng học trò.
Lại nói đến ở trên trường, giáo viên đọc, học sinh chép, Toán thì làm theo bài mẫu, Văn thì không có dàn ý – mười bài giống như một, không có
sáng tạo, không một chút tư duy…
Tất cả những điều trên chính là bức tranh toàn cảnh về những mầm non tương lai của đất nước mà bức tranh trên chỉ là một mảnh ghép nhỏ.
Vậy còn đâu một tương lai của một dân tộc khi con người không thể tự lập, tự lo cho chính bản thân mình? Sự ỷ lại tạo ra lớp thanh niên lười nhác,
thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống, luôn rụt rè, nhút nhát.
Không những thế ỷ lại còn bào mòn cả trí thông minh, sáng tạo của những cá nhân vốn tràn đầy nhiệt huyết, sự mới mẻ của tuổi trẻ.
Vậy nguyên nhân của thói xấu ấy là ở đâu? Kỳ lạ thay nói lại xuất phát từ tình thương, niềm hy vọng. Cha mẹ quá yêu con, xót con nên “nâng như
nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không dám cho con tiếp xúc với đời, sợ con vấp ngã mà bao bọc con thật kỹ dưới đôi cánh của mình.
Nhưng một sai lầm mà bậc phụ huynh không nhận ra đó là họ đã vô tình ngăn cản sự trưởng thành, phát triển của con mình khiến chúng trở nên
nhút nhát, hướng nội, hình thành tâm lý trông đợi ở người khác.
Sau này khi ra đời chúng sẽ không tránh được sự bỡ ngỡ, hoảng sợ trước cuộc sống quá sức bấp bênh do chúng tựa như cây dương xỉ sống bám
cây cổ thụ. Một khi cổ thụ già yếu như cha mẹ có lúc không trụ vững nữa thì dương xỉ cũng khó mà tồn tại.
Lại nói đến ở trường do chạy theo thành tích, điểm cao mà vô tình tạo ra phương pháp “học vẹt”, “học tủ”. Đây chính là sự giết chết tri thức, tạo ra
vỏ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong mục ruỗng. Đây cũng là một trong những lý do mà hiệu quả làm việc nhóm của người Việt luôn thấp.
Người này ỷ lại người kia, người kia dựa kẻ nọ tạo ra phản ứng dây chuyền để tất cả đều sụp đổ. Cũng không thể hoàn toàn do bố mẹ và thầy cô
mà còn ở chính những con người trẻ tuổi lười nhác, luôn lợi dụng sự quan tâm của mọi người để trốn tránh trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu tiến,
thiếu đam mê và ước mơ.
Đó là tất cả những gì đang kìm hãm sự tiến bộ của thế hệ trẻ Việt hiện tại. Một minh chứng cụ thể là thay vì đứng xuống phụ mẹ để xe có thể đi
nhanh hơn thì cậu thanh niên cao lớn lại để mẹ ốm yếu đẩy xe còn mình thì ung dung ngồi sau.
Điều này vừa khiến bản thân mình bị người khác chê cười, xem thường vừa thể hiện một nhân cách dựa dẫm “bám váy mẹ”. Trong khi ở cái tuổi đó
đáng lẽ phải chở mẹ đi chứ không phải ngồi co ro trú mưa như thế.

23 tháng 2 2018

       Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.

      Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.

      Bài thơ có tên là “Bếp lửa” nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ấy được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu, Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. “Bếp lửa” là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động.

      Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:

      “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

             Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

     Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những nắng mưa ấy là gì?

      Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:

“Đó là năm đói mòn đói mỏi

         Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.

      Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn:

                   "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”

“Khói hun nhèm mắt cháu

                Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

     Cùng với hình ảnh bếp lửa, còn có một âm thanh tha thiết gắn với người bà: tiếng tu hú:

“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà

              Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa”.

       Tiếng tu hú thường gợi đến cảnh đồng vàng đầy lúa chín. Nhưng trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú tha thiết thê lương là tiếng khóc, tiếng than cho những mất mát, nghèo đói. Được bà yêu thương, che chở, người cháu chạnh lòng mà mời gọi tiếng chim “đến ở cùng bà”. Vậy là đối với cháu, bà đã trở thành biểu tượng của sự đùm bọc, chở che đầy cao cả.

       Cơ cực lên đến tận cùng khi:

“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

      Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.

      Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tình yêu:

“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

         Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

       Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

      Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

              Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.

      Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?

      Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:

     "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

  Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

     Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

          Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!”

      Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động.

       Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:

"Giờ cháu đã đi xa

Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

 Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở

     Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

       Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

       Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

      Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc trân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.

       Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.


 

24 tháng 2 2018

Đúng rồi nhưng mk muốn 1 bài văn nghị luận chơ k phải p tích tình bà cháu trong bài thơ bếp lửa 

27 tháng 10 2020

Tình yêu thương chính là một trong những điều không thể nào thiếu được trong cuộc sống. Thực sự thì tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, và cũng có được sự vui vẻ. Thật không sai chút nào khi người ta nói rằng một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

    Đầu tiên chúng ta phải hiểu được tình yêu thương là gì? Tình yêu thương được hiểu đó chính là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Tình yêu thương định nghĩa dễ nhất đó cũng chính là sự đồng cảm và như cũng chất chứa được tinh thần nhân loại mà con người dành cho con người. Thực sự trong cuộc sống này thì chính tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh và đẹp đến mê mẩn. Những điều này dường như tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, đồng thời tình thương cũng như lại luôn luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày.

    Ta như nhận thấy được rằng, chắc chính mỗi người chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi biết bao nhiêu. Ta dường như cũng lại nhận thấy được cũng chính là người thân yêu mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương cũng được hiểu đó chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi con người chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ thân yêu của chúng ta. Thế rồi ta như cũng nhận thấy được cũng chính từ những người mang chung dòng máu với ta. Và mỗi khi chúng ta như lại chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn.

    Không chỉ tình thân mà chính tình thân những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi chính những sự chia sẻ. Ta như cũng nhận thấy được cũng chính bởi niềm vui và nỗi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Không những thế ta như cũng nhận thấy được cũng chính trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Và đáng nói nhất đó chính là tình yêu, tình yêu được định nghĩa đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,…. Tất cả họ dường như cũng đã lại viết lên những câu thơ, trong đó cũng chính là những bài tình ca ngọt ngào để ca ngợi tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Thế rồi khi tình thương như lớn hơn thì đó trở thành tình yêu đất nước, dân tộc. Điều này cũng có thể nhận thấy được rằng chính con người chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm như thật khăng khít đó để có thể mà dành cho nhau.

    Tình yêu thương thực sự nó được ví như thật giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa sao cho tường tận được. Ta như nhận thấy được tình yêu thương thực sự trìu tượng đến mức khó hiểu. Tình yêu thương đơn giản đó cũng chính là khi chúng ta mà nhìn đứa trẻ mồ côi như đang lặng lẽ nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn. Và làm sao ta có thể không động lòng khi chúng ta nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán và của cải bị mất mát. Ta như nhận thấy được cũng chính vì tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt qua nhanh chóng. Còn có những người luôn cố gắng cho đi mà không bao giờ nghĩ nhận lại cho riêng mình cả.

    Có ai đó đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Thực sự đây là một câu nói rất ý nghĩa. Tình thương như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời. Thay vào đó cũng chính là những tia sáng ấm áp của tình thương.

    Thật tuyệt vời biết bao nhiêu vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày trong mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương.



 

25 tháng 5 2021

Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của người nói. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này. Trước hết, lời nói là một phương tiện giao tiếp không thể thay thế được của con người. Chính khả năng biểu đạt tư duy bằng lời nói định sự khác biệt của con người và các loài vật khác. Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Lời nói vô hình nhưng sắc như dao nhọn và độc hơn rắn rết. Những lợi ích nó mang lại là hết sức lớn lao và những tổn thương của nó cũng rất khủng khiếp, không thể lường trước hết được. Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Bởi thế, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Trong thực tại, có nhiều người lợi dụng những lời nó ngọt ngào, dễ nghe để thực che đậy bản chất xấu xa của mình hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác. Những kẻ như thế thật đáng lên án. Như vậy, ta có thể thấy rằng, sức mạnh của lời nói vô cùng to lớn và hơn hết “Lời nói có sức mạnh kì diệu trong cuộc sống của con người”. 

4 tháng 5 2019

Tham khảo:

I. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề: sống giữa cuộc đời, mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được ví trí trong cuộc đời.

2. Phân tích

- Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. VD: Bạn là một doanh nhân tài giỏi, có tầm nhìn sâu rộng, luôn thành công trong công việc, giá trị của bạn chính là tài năng kinh doanh.

- Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, không mạnh về mặt này sẽ mạnh về mặt kia, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác.

- Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người với mọi người xung quanh. VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi mặt, những bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị con người bạn.

- Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người (biết yêu thương, chia sẻ, nỗ lực, luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện, ...)

- Ý nghĩa của giá trị bản thân:

+ Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

+ Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.

3. Bình luận và phản đề

- Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.

- Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho mình thì cuộc sống không còn có ý nghĩa, chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời.

- Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm riêng, nên đánh mất nhiều cơ hội.

- Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức

- Cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình nhưng không tự tin thái quá về năng lực của bản thân, tự tin thái quá dễ dẫn đến thất bại vì không chịu học hỏi từ người xung quanh.

- Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

- Không được “định giá” cho người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải ngày một ngày hai mà tạo ra.

III. Kết bài

- Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời.

4 tháng 5 2019

Có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy bản thân mình thật vô dụng, những lúc như thế hãy tự nhủ rằng “chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị sẵn có sẵn và chính bạn hơn ai hết, trước ai hết phải hết mình phải nhận ra những giá trị đó”, “giá trị có sẵn” là những giá trị bản thân vốn có và để nhận ra nó. Con người cần phải kiên nhẫn từng ngày, từng giờ, nỗ lực làm việc, học tập, chúng ta có thể không thông minh nhưng chúng ta có sự chuyên cần để bù đắp. Có thể chúng ta là người không hát hay, nhưng đổi lại chúng ta là người không bao giờ trễ hẹn. Cuộc sống là vậy luôn rất công bằng, bạn có thể không có những khả năng đặc biệt. Những năng khiếu trời phú, những ẩn sâu bên trong bạn là những giá trị tốt đẹp và trước ai hết bạn phải sớm nhận ra nó để có thể phát huy thật tốt những điểm mạnh của mình.Nguyễn Ngọc Ký Nhà giáo ưu tú của Việt Nam, dù bị liệt hai tay nhưng nhận ra rằng đôi chân mình cũng có thể viết được thầy, đã cố gắng nỗ lực rất nhiều và bằng sự thông minh cùng nỗ lực thầy đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cũng có thể nhận ra những giá trị sẵn có của bản thân, những người chỉ biết than thân trách mình vô dụng mà không biết tìm kiếm những giá trị sẵn có. Nhiều người lại cảm thấy xấu hổ với những giá trị của mình không bằng người khác, mỗi người trong chúng ta hãy phê phán những người có những suy nghĩ tiêu cực sai lầm trên, hãy cố gắng tìm ra những giá trị vốn có của mình để tự tin làm những điều mình muốn.Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng học tập, phát huy thật tốt những giá trị của bản thân và những công việc trong cuộc sống hàng ngày.