K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2018

Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

  • Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.
  • Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.
  • Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…
  • Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.
  • Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

==> Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp bức bóc lột và đưa con người tới cái chết.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").

Chị biểu hiện cho sự đấu tranh chống bọn tàn ác, và đây là một hiện tượng anh hùng của người phụ nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại công lý.

28 tháng 10 2016

Trước tiên bạn giới thiệu về tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố...nêu lên nội dung chính của tác phầm nói về ng nông dân trong xã hội xưa tiu bỉu là chị Dậu, 1 ng phụ nữ đảm đang,mạnh mẽ và có nhìu đức tính tốt .Thân bài bn phân tích từ đầu tới cúi tác phẩm, đặc biệt chú ý tới các tình tiết có xự xuất hiện hoặc liên quan mật thiết tới chị Dậu, từ đó suy ra tính cách của chị thông wa từng hành hành động và chi tiết .Nhất là khi chị Dậu đánh nhau với ng nhà lí trưởng, đó là đỉh điểm của xung đột. thể hiện sự đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt và bản năng tìm tàng trong ng hụ nữ.Hay khi chị chăm sóc chồng, thể hịên sự đảm đang, tấm lòng thương iu chồng, khi chị bán kái Tí lòng chị đau như dao cắt, đóa là lòng iu thương con vô bờ bến và nỗi thống khổ khi dồn vào đường kùng...v...v
Kết bài bn khái quát nghệ thuật và nội dung của tác phẩm thông qua đó thể hiện sinh động tính cách cũng như hành động của nv chị Dậu ,nv đại diện và là nv chính của tác phẩm,chị là ng đại diện cho nông dân thời đó phê phán chỉ trích xã hội nửa phong kíên nửa thực dân tàn ác cùng tiếng gọi đòi quyền sống ^^!Đọc Tắt Đèn, qua cuộc đời chị Dậu, ta hiểu biết được khá sâu sắc cuộc sống của nhân dân ta, của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước đây dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hình tượng chị Dậu với những nét điển hình về nỗi khổ sở ( chị cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm làm chuồng xí. Với chúng, ngôi nhà ngoài giá trị ấy ra không còn giá trị nào khác. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai ...), đau xót ( vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú ... ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh ... ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập ch

28 tháng 10 2016

@Mai Phương aNH chịi k ngại khi lấy cái avt của người khác mà bảo là của mk àk

e thật k hiểu nổi

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình ảnh chị Dậu đã được thể hiện với số phận bất công và những phẩm chất tốt đẹp (câụ bị động). Thật vậy! (câu đaecj biẹt) Chính những số phận và phẩm chất đó của chị Dậu đã thể hiện được giá trị của tác phẩm, và là đại diện của cuộc sống của những người nông dân trong xã hội đương thời. Về số phận, cuộc sống của gia đình chị Dậu cũng túng thiếu giống như những gia đình khác. Vì nghèo mà chị Dậu phải bán con, bán chó để lo tiền sưu thuế cho chồng. Thế nhưng, chúng vẫn bắt chị phải nộp thuế cho người em chồng đã chết. Nhà chị vì không có tiền nộp mà chồng chị bị đánh đập dã man. Cái nghèo khổ làm cho chị phải nhún nhường, phải nhẫn nhịn để van xin bọn cai lệ tha cho người chồng đang đau ốm của chị. Điều này thể hiện được số phận bất công của những người nông dân thấp cổ bé họng như chị Dậu. Về vẻ đẹp, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho chồng của chị và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu. Vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Và cũng vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc. Đồng thời, chị còn là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Lý do thứ nhất đó là tên cai lệ và người nhà lí trưởng không quan tâm đến lời van xin của chị, chúng vẫn nhảy bổ vào để đòi đánh trói chồng chị đi. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chẳng phải là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi hay sao? Lý do thứ hai đó là tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị. Vì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được nên cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Tóm lại, qua nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã thể hiện được giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc của bức tranh xã hội đương thời.

20 tháng 4 2023

Chị Dậu là một người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ và kiên cường. Cô ấy luôn có tinh thần phản kháng mãnh liệt trước mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Không chỉ đơn thuần là sự phản đối với những điều không đúng, Chị Dậu còn dựng lên tinh thần đối đầu với những thứ đã quá muộn màng để thay đổi. Cô ấy luôn tin rằng, nếu cô không đứng lên và tán động, thì không ai có thể làm điều đó được cho cô. Và đó là lý do tại sao Chị Dậu luôn là người dẫn đường, là người chỉ đường cho mọi người xung quanh của mình. Bằng sự kiên trì và quyết tâm, Chị Dậu luôn làm rõ cho mọi người thấy được rằng, không có gì là không thể nếu bạn có tinh thần phản kháng mãnh liệt.

16 tháng 9 2018

mk nghĩ là đánh, đập

đúng ko

mk cx ko biết

$haveamoney$

16 tháng 9 2018

theo minh biet thi bich la danh

bich kia la tieng phat ra hay so lan danh

18 tháng 11 2018

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lòng cùng đàn chó” để nộp sưu cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi- em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, vừa tỉnh lại một lát. Run rẩy vừa kề bát cháo đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. anh hốt hoảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.
Trong những lần chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần chống trả quyết liệt nhất. Một mình chị đánh trả lại cả một bọn “đầu trâu mặt ngựa”, “tay thước, tay đao”. Sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực cho chị để chị chiến thắng kẻ thù áp bức chị.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết Tắt đèn đã làm sáng tỏ điều đó. Phải thấy rõ rằng chị Dậu là một phụ nữ rất yêu thương chồng. Trong hoàn cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cai lệ và người nhà lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe doạ chị đã hết lời van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lòng xuống để cầu khẩn thiết tha: “Xin ông dừng lại, cháu van ông, ông tha cho, ...” nhưng bọn chúng không chút động lòng, một mực không buông tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu.
Tức quá, không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Tình thế ấy buộc người đàn bà quê mùa, hiền lành như chị Dậu phải hành động để bào vệ tính mạng chồng, bảo vệ cuộc sống của chính mình và các con. Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại, cách xưng hô đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết sau khi đã chịu đựng, nhẫn nhục đến cùng. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị phải đánh trả lại bọn chúng - cai lệ và người nhà lí trưởng.
Cái tát giáng vào mặt chị như lửa đổ thêm dầu, làm bừng lên ngọn lửa căn hờn, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị vụt đứng lên trong tư thế của kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa... “ làm hco hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi người nhà lí trưởng bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy đứng thẳng dậy tuyên chiến với kẻ thù. Một trận đấu không cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng chính sức mạnh của tình yêu và lòng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”
Hành động của chị Dậu tuy bột phát nhưng nó phản ánh một quy luật của cuộc sống “Tức nước vỡ bờ - có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu vốn là người đàn bà nhu mì, hiền lành, chưa hề gây gổ để làm mất lòng ai nhưng với kẻ thù chị đã tỏ ra quyết liệt: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”.
Trong tình cảnh bị áp bức quá sức chịu đựng, chị đã đứng dậy chống lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền sống. Cho dù sự phản kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự phát, chưa giải quyết được tận cùng những mâu thuẩn đối kháng để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải “chạy ra ngoài trời, trời tối như mực, như cái tiền đồ của chị Dậu” (Đoạn cuối tác phẩm).
Đoạn trích này miêu tả lại cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, dám chống lại kẻ ác vẫn khiến cho người đọc hả hê.
Có thể nói, Ngô Tất Tố qua cách miêu tả thái độ phản kháng quyết liệt của nhân vật chị Dậu, nhà văn đã khẳng định sức mạnh phản kháng của người nông dân bị áp bức là tất yếu. Từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lủa đấu tranh cách mạng của người nông dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai phong kiến sau này nhất là tư khi có Đảng lãnh đạo mà trong “Tắt đèn” chưa có ánh sáng của Đảng rọi chiếu.
Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát nhưng ông đã hé mở cho thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực xã hội Việt nam.


~>Nguồn : Mạng Oppa ((:

18 tháng 11 2018

Tác giả Ngô Tất Tố là nhà văn của những người nông dân. Ông là nhà văn xuất sắc, tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Nói đến Tắt đèn là chúng ta nhớ đến nhân vật chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng con, dũng cảm chống lại cường hào.

Với đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ông dã phản ánh lại cảnh thu thuế của xã hội ngày xưa đồng thời qua đó ông muốn lên án, phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến bất công vô nhân đạo. Cảnh Tức nước vỡ bờ dã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ điển hình biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán chó, bán khoai và đứt ruột bán đứa con bảy tuổi để đủ tiền nộp sưu cho chồng. Tưởng mọi chuyện đã xong và anh Dậu được về nhà nhưng bọn chúng lại còn bắt chị nộp thêm tiền sưu cho chú em chồng đã chết. Nộp một suất đã làm cho chị khổ lắm rồi nay nộp thêm suất nữa thì chị lấy đâu ra khoai, lấy đâu ra chó, lấy đâu ra con để bán mà nộp bây giờ? Anh Dậu bị ốm, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu như cái xác chết. Bọn cường hào cho người vác anh Dậu về trả lại cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất, đè nặng lên người chị làm cho chị khốn đốn vô cùng.

Cuộc đời là vậy, chị làm chăm chỉ, cần cù lao động quần quật nhưng chị vẫn nghèo, vẫn khổ, vẫn đói. Thế nhưng chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương yêu chồng con. Khi anh Dậu được trả về với cái xác không hồn chị đã tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm kéo đến an ủi, người cho vay gạo nấu cháo… Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, tha thiết mời chồng: Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột. Lời người dàn bà nhà quê mời chồng ăn lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu cố ý chờ xem chồng ăn cổ ngon miệng hay Không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ vởi người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào de dọa.

suy-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-chi-dau-trong-doa-trich-tuc-nuoc-vo-bo

Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm, có tinh thần phản kháng chống cường quyền mặnh liệt. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng với tay thước, tay roi, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng vào bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ anh đã lăn đùng xuống phản. Tên cai lệ gọi anh Dậu là thằng kia, hắn trợn ngược hai mát quát chị Dậu : Mày định nói cho chú mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà cũng mở mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run, xin khất, lức thì thiết tha xin ông trông lại. Chị Dậu càng van xin thì bọn chúng càng hung hăng, dữ tợn hơn. Tên cai lệ đùng đùng… giật phát cái dây thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình chị Dậu van xin hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.

Trước thái độ của bọn cường hào, mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Để bảo vệ tính mạng cho chồng và nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không chịu lui bước, chị Dậu nghiến hai hàm răng như thách thức: mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.

Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu xưng ông, sau đó lại là tôi với ồng cuối cùng là bày chồng bà với mày. Chị Dậu đã phản kháng. Tên cai lệ bị chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm cho bọn chúng ngã chỏng quèo. Tên hầu cận lý trưởng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Với chị nhà tù thực dân chẳng làm cho chị run sợ.

Ngô Tất Tố đã hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận lý trưởng một bài học đích đáng, ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội có áp bức, có đấu tranh.

Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách rất chân thực, đã xây dựng một đoạn văn như một màn kịch vừa có bi vừa có hài. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhuần nhuyễn, hợp lý, sử dụng lời ăn tiếng nói rất bình dị của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tính cách của mình. Ông đã thành công trong việc khắc họa nhân vật điển hình : chị Dậu – một người phụ nữ cần cù, chịu khó và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mang những vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố để làm rõ nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân:

Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu.

Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 1930 – 1945. Viết về nạn sưu thuế dã man đã bần cùng hóa nhân dân ta, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một thành công đặc sắc. Nhân vật chị Dậu đã được khắc họa thành một nhân vật điển hình về người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ.

Bình luận về tác phẩm Tắt đèn, nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét về nhân vật chị Dậu như sau: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lèn một cái chân dung lạc quan của chị Dậu.

Nhận xét của Nguyễn Tuân rất sắc sảo. Ông chỉ ra giá trị hiện thực của Tắt đèn – một tác phẩm đã phản ánh sự đen tối lầm than của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, đồng thời khẳng định thành công của Ngô Tất Tố khắc hoạ nhân vật chị Dậu một chân dung lạc quan hiện lên giữa cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: nghèo khổ mà phẩm giá trong sạch, thương chồng thương con, đảm đang tháo vát, dũng cảm chống lại bọn cường hào… Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phả ra….

Cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa được nói đến trong Tắt đèn là làng Đông Xá giữa mùa sưu thuế. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và, tiếng mõ đốc sưu nổi lên suốt đêm ngày nghe rất rùng rợn. Cổng làng bị bọn cường hào đóng chặt để tróc sưu. Bọn cai lệ, bọn tay chân của lý trưởng với roi song, tay thước, dây thừng, nghênh ngang đi lại ngoài dường thét bắt trói kẻ thiếu sưu. Lí trưởng làng Đông Xá ra lệnh cho lũ tay chân: Tha hồ đánh! Tha hồ trói! Thằng nào bướng bỉnh đánh chết vô tội vạ!

Anh Dậu vì tội thiếu sưu mà bị bọn cường hào bắt trói như trói chó để giết thịt. Em trai anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng anh Dậu vẫn phải nộp thay vì chết cũng không trốn được sưu nhà nước. Có biết bao gia đình nông dân nghèo khổ bị điêu đứng, bị bắt đánh trói dã man! Chị Dậu phải bán khoai, bán ổ chó, bán đứa con gái đầu lòng lên bảy tuổi cho Nghị Quế. Chị phải đi ở vú… để kiếm đủ số tiền trang trải hai suất sưu cho chồng và đứa em chồng đã chết! Có thể nói Tắt đèn là bức tranh chân, thực về xã hội nông thôn đen tối trước cách mạng, đồng thời là bản án đanh thép đối với cái xã hội ấy. Đọc Tắt đèn ta rùng mình cảm thấy cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa như Tố Hữu đã viết :

Nửa đêm thuế thúc trống dồn,
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy…
(30 năm đời ta có Đảng)

Giữa cái xã hội đen tối, hãi hùng ấy đã hiện lèn một cái chân dung lạc quan của chị Dậu. Ngô Tất Tố không những thấu hiểu đời sống nông thôn mà còn có tình cảm gắn bó vởi những người dân cày lam lũ, nghèo khổ. Ông đã dành cho nhân vật chị Dậu sự đồng cảm, xót thương và quý trọng. Ông đã viết nên những lời tốt đẹp nhất về cái chân dung lạc quan của chị Dậu. Chị Dậu cần cù chịu khó làm ăn đầu tắt mặt tối thế mà cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Tai hoạ dồn dập: hai cái tang mẹ chồng và em chồng, rồi anh Dậu bị ốm nặng kéo dài mấy tháng trời, gia đình chị trở thành cùng đinh. Thiếu sưu, chồng bị bắt, bị đánh trói dã man. Một nách ba đứa con thơ, trong nhà không còn một hột gạo, chị Dậu tất tả ngược xuôi tìm mọi cách để cứu chồng. Chị đã bán gánh khoai, bán ổ chó, đứt ruột bán cái Tý lên bảy tuổi cho mụ Nghị, mới trả đủ một suất sưu cho chồng? Chị còn phải đi ở vú để trang trải món nợ nhà nước cho đứa em chồng đã chết. Trước mọi tai họa, chị đã vững vàng chống đỡ.

Trong cảnh Tức nước vỡ bờ cái chân dung lạc quan của chị Dậu đã tỏa sáng. Chị nấu cháo, lấy quạt quạt cho cháo chóng nguội, ân cần mời chồng, an ủi chồng đang ốm rề rề ăn cháo. Trước sự chửi mắng và thái độ hách dịch côn đồ của tên cai lệ, chị đã nhún mình van xin tha cho chồng. Nhưng khi bị tên cai lệ bịch vào ngực, tát đánh bốp vào mặt, anh Dậu sắp bị trói, chị Dậu đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem: Với quyết tâm bảo vệ chồng, với sức mạnh và lòng dũng cảm, chị Dậu đã đánh ngã nhào hai tên côn đồ độc ác, những kẻ hút nhiều xái cũ. Chị căm giận phủ định mọi thế lực tàn ác của chính quyền thực dân. Chị nói với chồng sau khi đã trừng trị lũ đầu trâu mặt ngựa: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được… Chân dung chị Dậu “lạc quan” lắm chứ ! Đẹp lắm chứ !

Đói cho sạch, rách cho thơm. Đọc Tắt đèn y ta khâm phục trước phẩm cách trong sạch của chị Dậu. Chị Dậu đã vứt tọet nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân khi hắn giở trò chó má! Chị cũng đã đẩy cụ cố Thượng ra, khi lão già ôm lấy chị… Bạo lực, tù đày, chị không sợ. Tiền bạc không mua chuộc được người đàn bà nhà quê này! Trong đêm tối như mực, ta lại thấy hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu.

Có người cho rằng chị Dậu manh động! Lại có ý kiến cho rằng kết thúc của Tắt đèn nhuốm màu bi quan? Nhà văn Nguyễn Tuân đã phát hiện ra Bản chất của chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra. Đó là một suy nghĩ rất hay, rất đặc sắc.

Ngày nay, nông thôn Việt Nam dã có nhiều đổi mới. Xóm làng đã ngói hóa, ánh điện đã tỏa sáng khắp xóm thôn. Những cái Tý đã được cắp sách đến trường. Đọc Tắt đần là một dịp để mọi người trông cũ biết mới, qua đó ta càng thấy cái tâm và cái tài của Ngô Tất Tố khi ông miêu tả bức chân dung lạc quan của chị Dậu.

Tác giả Ngô Tất Tố là nhà văn của những người nông dân. Ông là nhà văn xuất sắc, tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Nói đến Tắt đèn là chúng ta nhớ đến nhân vật chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng con, dũng cảm chống lại cường hào.

Với đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ông dã phản ánh lại cảnh thu thuế của xã hội ngày xưa đồng thời qua đó ông muốn lên án, phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến bất công vô nhân đạo. Cảnh Tức nước vỡ bờ dã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ điển hình biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán chó, bán khoai và đứt ruột bán đứa con bảy tuổi để đủ tiền nộp sưu cho chồng. Tưởng mọi chuyện đã xong và anh Dậu được về nhà nhưng bọn chúng lại còn bắt chị nộp thêm tiền sưu cho chú em chồng đã chết. Nộp một suất đã làm cho chị khổ lắm rồi nay nộp thêm suất nữa thì chị lấy đâu ra khoai, lấy đâu ra chó, lấy đâu ra con để bán mà nộp bây giờ? Anh Dậu bị ốm, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu như cái xác chết. Bọn cường hào cho người vác anh Dậu về trả lại cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất, đè nặng lên người chị làm cho chị khốn đốn vô cùng.

Cuộc đời là vậy, chị làm chăm chỉ, cần cù lao động quần quật nhưng chị vẫn nghèo, vẫn khổ, vẫn đói. Thế nhưng chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương yêu chồng con. Khi anh Dậu được trả về với cái xác không hồn chị đã tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm kéo đến an ủi, người cho vay gạo nấu cháo… Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, tha thiết mời chồng: Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột. Lời người dàn bà nhà quê mời chồng ăn lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu cố ý chờ xem chồng ăn cổ ngon miệng hay Không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ vởi người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào de dọa.

suy-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-chi-dau-trong-doa-trich-tuc-nuoc-vo-bo

Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm, có tinh thần phản kháng chống cường quyền mặnh liệt. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng với tay thước, tay roi, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng vào bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ anh đã lăn đùng xuống phản. Tên cai lệ gọi anh Dậu là thằng kia, hắn trợn ngược hai mát quát chị Dậu : Mày định nói cho chú mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà cũng mở mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run, xin khất, lức thì thiết tha xin ông trông lại. Chị Dậu càng van xin thì bọn chúng càng hung hăng, dữ tợn hơn. Tên cai lệ đùng đùng… giật phát cái dây thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình chị Dậu van xin hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.

Trước thái độ của bọn cường hào, mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Để bảo vệ tính mạng cho chồng và nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không chịu lui bước, chị Dậu nghiến hai hàm răng như thách thức: mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.

Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu xưng ông, sau đó lại là tôi với ồng cuối cùng là bày chồng bà với mày. Chị Dậu đã phản kháng. Tên cai lệ bị chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm cho bọn chúng ngã chỏng quèo. Tên hầu cận lý trưởng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Với chị nhà tù thực dân chẳng làm cho chị run sợ.

Ngô Tất Tố đã hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận lý trưởng một bài học đích đáng, ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội có áp bức, có đấu tranh.

Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách rất chân thực, đã xây dựng một đoạn văn như một màn kịch vừa có bi vừa có hài. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhuần nhuyễn, hợp lý, sử dụng lời ăn tiếng nói rất bình dị của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tính cách của mình. Ông đã thành công trong việc khắc họa nhân vật điển hình : chị Dậu – một người phụ nữ cần cù, chịu khó và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mang những vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố để làm rõ nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân:

Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu.

Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 1930 – 1945. Viết về nạn sưu thuế dã man đã bần cùng hóa nhân dân ta, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một thành công đặc sắc. Nhân vật chị Dậu đã được khắc họa thành một nhân vật điển hình về người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ.

Bình luận về tác phẩm Tắt đèn, nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét về nhân vật chị Dậu như sau: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lèn một cái chân dung lạc quan của chị Dậu.

Nhận xét của Nguyễn Tuân rất sắc sảo. Ông chỉ ra giá trị hiện thực của Tắt đèn – một tác phẩm đã phản ánh sự đen tối lầm than của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, đồng thời khẳng định thành công của Ngô Tất Tố khắc hoạ nhân vật chị Dậu một chân dung lạc quan hiện lên giữa cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: nghèo khổ mà phẩm giá trong sạch, thương chồng thương con, đảm đang tháo vát, dũng cảm chống lại bọn cường hào… Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phả ra….

Cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa được nói đến trong Tắt đèn là làng Đông Xá giữa mùa sưu thuế. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và, tiếng mõ đốc sưu nổi lên suốt đêm ngày nghe rất rùng rợn. Cổng làng bị bọn cường hào đóng chặt để tróc sưu. Bọn cai lệ, bọn tay chân của lý trưởng với roi song, tay thước, dây thừng, nghênh ngang đi lại ngoài dường thét bắt trói kẻ thiếu sưu. Lí trưởng làng Đông Xá ra lệnh cho lũ tay chân: Tha hồ đánh! Tha hồ trói! Thằng nào bướng bỉnh đánh chết vô tội vạ!

Anh Dậu vì tội thiếu sưu mà bị bọn cường hào bắt trói như trói chó để giết thịt. Em trai anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng anh Dậu vẫn phải nộp thay vì chết cũng không trốn được sưu nhà nước. Có biết bao gia đình nông dân nghèo khổ bị điêu đứng, bị bắt đánh trói dã man! Chị Dậu phải bán khoai, bán ổ chó, bán đứa con gái đầu lòng lên bảy tuổi cho Nghị Quế. Chị phải đi ở vú… để kiếm đủ số tiền trang trải hai suất sưu cho chồng và đứa em chồng đã chết! Có thể nói Tắt đèn là bức tranh chân, thực về xã hội nông thôn đen tối trước cách mạng, đồng thời là bản án đanh thép đối với cái xã hội ấy. Đọc Tắt đèn ta rùng mình cảm thấy cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa như Tố Hữu đã viết :

Nửa đêm thuế thúc trống dồn,
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy…
(30 năm đời ta có Đảng)

Giữa cái xã hội đen tối, hãi hùng ấy đã hiện lèn một cái chân dung lạc quan của chị Dậu. Ngô Tất Tố không những thấu hiểu đời sống nông thôn mà còn có tình cảm gắn bó vởi những người dân cày lam lũ, nghèo khổ. Ông đã dành cho nhân vật chị Dậu sự đồng cảm, xót thương và quý trọng. Ông đã viết nên những lời tốt đẹp nhất về cái chân dung lạc quan của chị Dậu. Chị Dậu cần cù chịu khó làm ăn đầu tắt mặt tối thế mà cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Tai hoạ dồn dập: hai cái tang mẹ chồng và em chồng, rồi anh Dậu bị ốm nặng kéo dài mấy tháng trời, gia đình chị trở thành cùng đinh. Thiếu sưu, chồng bị bắt, bị đánh trói dã man. Một nách ba đứa con thơ, trong nhà không còn một hột gạo, chị Dậu tất tả ngược xuôi tìm mọi cách để cứu chồng. Chị đã bán gánh khoai, bán ổ chó, đứt ruột bán cái Tý lên bảy tuổi cho mụ Nghị, mới trả đủ một suất sưu cho chồng? Chị còn phải đi ở vú để trang trải món nợ nhà nước cho đứa em chồng đã chết. Trước mọi tai họa, chị đã vững vàng chống đỡ.

Trong cảnh Tức nước vỡ bờ cái chân dung lạc quan của chị Dậu đã tỏa sáng. Chị nấu cháo, lấy quạt quạt cho cháo chóng nguội, ân cần mời chồng, an ủi chồng đang ốm rề rề ăn cháo. Trước sự chửi mắng và thái độ hách dịch côn đồ của tên cai lệ, chị đã nhún mình van xin tha cho chồng. Nhưng khi bị tên cai lệ bịch vào ngực, tát đánh bốp vào mặt, anh Dậu sắp bị trói, chị Dậu đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem: Với quyết tâm bảo vệ chồng, với sức mạnh và lòng dũng cảm, chị Dậu đã đánh ngã nhào hai tên côn đồ độc ác, những kẻ hút nhiều xái cũ. Chị căm giận phủ định mọi thế lực tàn ác của chính quyền thực dân. Chị nói với chồng sau khi đã trừng trị lũ đầu trâu mặt ngựa: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được… Chân dung chị Dậu “lạc quan” lắm chứ ! Đẹp lắm chứ !

Đói cho sạch, rách cho thơm. Đọc Tắt đèn y ta khâm phục trước phẩm cách trong sạch của chị Dậu. Chị Dậu đã vứt tọet nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân khi hắn giở trò chó má! Chị cũng đã đẩy cụ cố Thượng ra, khi lão già ôm lấy chị… Bạo lực, tù đày, chị không sợ. Tiền bạc không mua chuộc được người đàn bà nhà quê này! Trong đêm tối như mực, ta lại thấy hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu.

Có người cho rằng chị Dậu manh động! Lại có ý kiến cho rằng kết thúc của Tắt đèn nhuốm màu bi quan? Nhà văn Nguyễn Tuân đã phát hiện ra Bản chất của chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra. Đó là một suy nghĩ rất hay, rất đặc sắc.

Ngày nay, nông thôn Việt Nam dã có nhiều đổi mới. Xóm làng đã ngói hóa, ánh điện đã tỏa sáng khắp xóm thôn. Những cái Tý đã được cắp sách đến trường. Đọc Tắt đần là một dịp để mọi người trông cũ biết mới, qua đó ta càng thấy cái tâm và cái tài của Ngô Tất Tố khi ông miêu tả bức chân dung lạc quan của chị Dậu.

10 tháng 12 2017

Mk nghĩ là vì câu chuyện này xoay quanh gia đình của chị Dậu nhân vật chính trong văn bản này là chị Dậu.

Chúc bạn học tốt.banhqua

10 tháng 12 2017

Vì văn bản này nói về cuộc sống của gia đình chị và sự thương chồng, con của chị. MK CHỈ BT THẾ THÔI.