Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bn oi chep tren mang y bo bot mot vai cau cho hay hon thoi
hok tot
Dịch Covid - 19 mang lại cho chúng ta rất nhiều bất lợi về đời sống kinh tế cũng như xã hội. Tôi vẫn luôn nghe thấy mọi người nói dịch covid-19 ko chừa 1 ai, nó Covid-19 đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của con người chúng ta, cướp đi những người thân yêu nhất của mỗi gia đình chúng ta. Các chiến sĩ áo trắng là những anh hùng, vị thần cứu mạng của chúng ta. Họ đang phải gồng mình để trống trọi lại những con virus, mất ăn mất ngủ để bảo vệ bệnh nhân,.....
Bạn nghĩ thêm nha, mik chỉ giup đc đến thế thôi Tiếng việt rất quan trọng bạn phải tập để làm quen với nó dần đân đi nha,
Trả lời :
Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.
Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh, bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.Một tông màu trầm gần gũi từ hòn than đen, của đôi mắt của màn đêm cao vợi. Là màu tím của sự thủy chung của hoa cà, hoa sim, đến chiếc khăn, và màu mực. Và màu cuối cùng được cất lên là màu nâu của áo mẹ, của đất đai, màu của gỗ. Kết thúc bảng màu vô số màu sắc dưới sự thích thú của bạn nhỏ, ta thấy nó gắn với những thứ quá đỗi thường xuyên và khắc sâu trong tâm trí mỗi con người rồi. Dường như không thể thiếu một màu nào để làm nên bức tranh hoàn hảo ấy, cũng như những vần thơ đẹp đẽ ấy. Qua cách diễn tả ta có thể cảm thấy tình yêu tuy nhỏ bé nhưng rất tinh tế với từng thứ trong cuộc sống của người bạn nhỏ. Cũng là thông điệp ngợi ca lên tình yêu với đất nước từ thế hệ trẻ thấy rõ trong đoạn văn cuối “Trăm nghìn cảnh đẹp” và thấy được ý thức từ hành động nhỏ nhất có thể làm được của bạn nhỏ rất “Ngoan” và sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng phải tích cực và nâng cao ý thức vừa chăm học vừa phải biết nghe lời và hoạt động tích cực tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ người xung quanh.
Qua bài thơ, tác giả mượn lời bạn nhỏ đem đến cho người đọc một sự đồng cảm về suy nghĩ qua những sắc màu liên tưởng rộng ra là tình cảm về con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu rất cao quý của thế hệ trẻ dành cho đất nước và phấn đấu thực hiện thể hiện tình yêu ấy rõ nét hơn bằng những hành động thực tế.
~ HT ~
viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về công việc và hình ảnh của người lao động
https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-7/hay-phat-bieu-nhung-diem-chinh-cua-bai-y-nghia-van-chuong-faq675650.html
BẠN VÔ ĐÂY XEM NHA
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30/4/1975, cả nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ đây có một sự thay đổi lớn: đất nước thoát khỏi thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nhiệm vụ chính lúc này là khôi phục, ổn định xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hòa bình. Tình hình đó đã đặt ra một yêu cầu là cần phải có những chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp với tình hình mới của đất nước để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trên thực tế, các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng ở một số mặt trong thời kỳ này chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đặc biệt là những chủ trương, đường lối trong lĩnh vực kinh tế (những vấn đề liên quan đến lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất).
Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, nước ta bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế. Đảng nhận thấy rõ những khó khăn của nền kinh tế đất nước: cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém; năng suất lao động thấp, sản xuất chưa đảm bảo nhu cầu đời sống và tích luỹ,... Đảng cũng vạch ra những nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là nền kinh tế nước ta là sản xuất nhỏ; công tác tổ chức và quản lý kinh tế có nhiều hạn chế,...Nhưng những điểm bất hợp lý trong quan hệ sở hữu Đảng lại chưa chỉ ra. Ở miền Bắc, Đảng chủ trương củng cố và hoàn thiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể. Ở miền Nam, Đảng chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế. Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế ở đây là: sử dụng, hạn chế và cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh chủ yếu bằng hình thức công tư hợp doanh; chủ trương hợp tác hoá nông nghiệp; cải tạo thủ công nghiệp bằng con đường hợp tác hoá là chủ yếu; cải tạo thương nghiệp nhỏ chủ yếu bằng cách chuyển dần sang sản xuất ...(1)
Như vậy, thực chất của quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế ở miền Nam cũng như trong cả nước là nhằm xoá bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu. Đành rằng, những người cộng sản muốn xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa thì lẽ đương nhiên là phải xoá bỏ chế độ tư hữu. Mác đã từng khẳng định: "những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức duy nhất này: xoá bỏ chế độ tư hữu"(2). Tuy nhiên, việc xoá bỏ chế độ tư hữu nhằm chuyển mọi tư liệu sản xuất vào trong toàn xã hội là mục tiêu rất lâu dài và phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phải nhằm phục vụ việc phát triển sản xuất. Việc tiến hành cải tạo một cách ào ạt các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, cũng như việc quá coi trọng thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mà không coi trọng việc giải quyết các khâu tổ chức, quản lý sản xuất và phân phối đã dẫn tới việc không tìm ra cơ chế gắn người lao động với sản xuất. Tính chủ động, sáng tạo của người lao động bị giảm đi vì mọi tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội phải được sử dụng theo phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước. Tư liệu lao động từ chỗ là tài sản riêng của người lao động bỗng chốc trở thành những tư liệu được tập thể hoá nên đã làm suy yếu đi một lực lượng sản xuất to lớn, lợi ích cá nhân không được coi trọng đúng mức, hay nói như lời của một số nhà nghiên cứu: "ở nước ta trước đây (thời kỳ trước đổi mới), lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích cá nhân người lao động, một động lực trực tiếp của hoạt động xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, sự vận động của nền kinh tế nhìn chung là chậm chạp, kém năng động"(3).
Tại Đại hội IV, Đảng đặc biệt quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống quản lý kinh tế, nhằm vào những vấn đề quan trọng nhất là tổ chức lại nền sản xuất xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước. "Tổ chức lại tất cả các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,... trong cả nước theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ tình trạng phân tán, cục bộ, hình thành những ngành kinh tế - kỹ thuật thống nhất và phát triển trên phạm vi cả nước..."(4). Đồng thời với việc tổ chức lại nền sản xuất, Đảng chủ trương cải tiến phương thức quản lý kinh tế, lấy kế hoạch hoá làm chính. Kế hoạch hoá trên cơ sở đề cao trách nhiệm và phát huy tính sáng tạo của các ngành, các địa phương và các cơ sở. Trong quản lý kinh tế, Đảng cũng đã nhấn mạnh tới việc phải coi trọng quy luật giá trị; phải thực hiện chế độ hạch toán kinh tế; sử dụng tốt thị trường;... Nếu so sánh với công tác quản lý kinh tế được đề ra tại Đại hội III, thì tới Đại hội IV lần này công tác này đã có những bước chuyển biến nhất định, nhất là khâu kế hoạch hoá. Kế hoạch hoá không còn được nhấn mạnh là "pháp lệnh" như tại Đại hội III, mà đã chú ý hơn tới tính sáng tạo của các ngành, các địa phương và các cơ sở.
Tuy nhiên, việc thực hiện công tác quản lý kinh tế còn nhiều khuyết điểm, đặc biệt là không gắn kế hoạch với hạch toán kinh tế, do đó kế hoạch chưa thực sự xuất phát từ thực tế lao động sản xuất, thiếu tính khả thi. Đảng vạch rõ: "về tổ chức thực hiện, khuyết điểm, sai lầm của chúng ta là quan liêu, xa rời thực tế, không nhạy bén với cuộc sống; là bảo thủ, trì trệ, thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế"(5). Trong khi đó, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp vẫn tiếp tục được duy trì đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất, nhất là trong việc phân phối, lưu thông. Nhà nước đóng vai trò điều tiết giá cả nên đã không kích thích được sản xuất kinh doanh phát triển. Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với đặc điểm "tách rời việc trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động"(6), kết hợp với nguyên tắc "phân phối theo lao động" đã làm cho chế độ phân phối mang tính bình quân, do đó không kích thích được sự nhiệt tình và khả năng tìm tòi sáng tạo của người lao động.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế được đề ra tại Đại hội IV, Đảng đã có sự chuyển hướng tương đối phù hợp với điều kiện nước ta. Từ chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng được đề ra tại Đại hội III, tới Đại hội IV Đảng đặt ra nhiệm vụ tập trung cao độ lực lượng cả nước, của các ngành, các cấp, tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp... Sự chuyển hướng này có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết tình trạng thiếu lương thực, khai thác một cách triệt để hơn các nguồn lực trong nước, đồng thời sẽ tạo ra được những điều kiện và tiền đề cần thiết cho những bước đi tiếp theo.
Trong những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, đất nước ta lại phải đương đầu với 2 cuộc xung đột ở biên giới phía Bắc và cuộc xung đột biên giới phía Tây Nam . Tình hình đó ảnh hưởng không nhỏ tới công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở nước ta. Nền kinh tế đất nước vốn đã gặp rất nhiều khó khăn nay lại phải đương đầu với những kẻ thù mới khiến tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế trong 5 năm (1976-1980) chưa thu hẹp được những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát triển chậm trong khi số dân tăng nhanh. Thu nhập quốc dân chưa đảm bảo được tiêu dùng xã hội, lương thực và các hàng tiêu dùng đều thiếu...
Trước sự yếu kém của nền kinh tế đất nước, tại Đại hội V năm 1982, Đảng đã có nhiều chủ trương mới cả trong chiến lược phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Từ Đại hội III năm 1960, Đảng luôn khẳng định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Đến Đại hội V này, điều mới và quan trọng là Đảng đã xác định cụ thể nội dung và hình thức công nghiệp hóa trong chặng đường đầu tiên. Đó là "tập trung phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên xã hội chủ nghĩa..."(7)
Gắn liền với việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tại Đại hội V, Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hoá nông nghiệp ở Nam bộ, từng bước phát huy tác dụng của hợp tác hoá đối với việc đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và xây dựng nông thôn mới. Rút kinh nghiệm từ phong trào hợp tác hoá trong những năm trước đây đưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên quá lớn ở một số địa phương, trong chủ trương lần này, Đảng nhấn mạnh tới việc ổn định quy mô hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, tổ chức tốt việc điều chỉnh quy mô trong những trường hợp cần thiết. Một bước tiến mới trong việc xây dựng và củng cố hợp tác xã là Đảng chủ trương "áp dụng rộng rãi khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động" (*)(8). Chủ trương này đã mở ra một phương hướng đúng đắn cho việc củng cố quan hệ kinh tế tập thể ở nông thôn, vì nó đã bước đầu thừa nhận quyền tự chủ của nông dân (hộ xã viên được tự chủ ở 3 khâu: gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Có thể coi đây là khâu đột phá đầu tiên trong tiến trình đổi mới, là một tiền đề quan trọng để tiến tới sự đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế xã hội.
Trong suốt thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985, phương thức khoán sản phẩm này đã góp một phần quan trọng tạo nên một bước phát triển của nền sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% so với 1,9% hàng năm của thời kỳ 1976-1980. Sản xuất lương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình quân hàng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976-1980 đã tăng lên 17 triệu tấn trong thời kỳ 1981-1985(9) (tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng, trong thời gian này, Đảng chủ trương tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu).
Tới hội nghị Trung ương tháng 7-1984, những kết quả tốt đẹp do áp dụng chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp đã được Đảng rút kinh nghiệm và cho phép áp dụng vào trong sản xuất công nghiệp, với khuyến khích bằng vật chất trong tìm kiếm nguyên vật liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và sử dụng lợi nhuận thu được từ sản phẩm ngoài kế hoạch cũng như cho phép giám đốc được quyết định về vấn đề lực lượng lao động của doanh nghiệp(10). Với những điều chỉnh này đã bước đầu tạo được tính độc lập tự chủ của các doanh nghiệp nhà nước, do đó đã góp phần làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng lúc này kế hoạch sản xuất, lãi suất, phần nộp ngân sách, mức lương và đầu tư của doanh nghiệp vẫn theo kế hoạch nhà nước, vì vậy mà sự giải phóng sức sản xuất của các doanh nghiệp vẫn hạn chế. Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu là cần phải mau chóng có những chủ trương, biện pháp hữu hiệu hơn có tác dụng giải phóng sức lao động mạnh mẽ, đặc biệt là cần phải tự do hoá quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tài chính doanh nghiệp, để thực hiện được điều đó thì cần thiết phải thay đổi cơ chế quản lý của Nhà nước.
Tuy ở Đại hội V này Đảng đã có một số điều chỉnh tương đối hợp lý, nhưng nhìn chung những điều chỉnh đó so với yêu cầu của thực tế vẫn còn một khoảng cách khá xa, nhiều điểm bất hợp lý vẫn còn tồn tại trong đường lối kinh tế của đảng, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục được tiến hành theo hướng mà Đại hội IV đã đề ra. Đảng chủ trương: đối với công nghiệp tư bản tư doanh vừa sử dụng vừa cải tạo dưới hình thức công tư hợp doanh hoặc các hình thức khác, đối với tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ, tuỳ theo đặc điểm của từng ngành, nghề mà tổ chức các hình thức làm ăn tập thể hay kinh doanh cá thể... Như vậy, trong một thời gian nhất định, ở miền Bắc nước ta có 3 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể và cá thể), ở miền Nam có 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư nhân)(11).
Mặc dù thực tiễn đất nước sau nhiều năm thực hiện chủ trương cải tạo theo hướng như trên là không hợp lý, không đảm bảo việc phát triển sản xuất, nhưng những chủ trương được đề ra tại Đại hội V về việc cải tạo các thành phần kinh tế về cơ bản vẫn giống như tại Đại hội IV. Tuy công cuộc cải tạo đã được tiến hành trong nhiều năm, nhưng chúng ta chưa xác định rõ ràng, nhất quán những quan điểm, chủ trương và chính sách chỉ đạo công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, trong việc tổ chức thực hiện còn mắc quá nhiều sai lầm, tư tưởng nóng vội muốn xoá bỏ ngay chế độ tư hữu để mau chóng xác lập một quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến "cách làm thường theo kiểu chiến dịch, gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả, sau những đợt làm nóng vội, lại buông lỏng. Do đó, không ít tổ chức kinh tế được gọi là công tư hợp doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chỉ có hình thức, không có thực chất của quan hệ sản xuất mới"(12).
Sau hơn một thập kỷ nhận thấy rõ những hạn chế của cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, nhưng phải tới Đại hội V Đảng mới có một chủ trương thực sự mang tính bước ngoặt để xác lập một cơ chế quản lý mới về kinh tế thay cho cơ chế cũ. Đảng chủ trương "đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch hoá hiện hành, xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp, khắc phục bằng được tình trạng bảo thủ, trì trệ, vô trách nhiệm, vô kỷ luật, phát huy động lực làm chủ tập thể, nâng cao tính năng động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật"(13). Cả Trung ương, địa phương và cơ sở đều làm kế hoạch kế hoạch phải thấu suốt nguyên tắc hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là trong cơ chế quản lý mới này thì mọi hoạt động kinh tế phải so sánh chi phí với hiệu quả. Các tổ chức và đơn vị kinh tế phải tự bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất mở rộng. Từ đó sẽ khiến cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao tính tự lập, phát huy tính chủ động sáng tạo của mình để đẩy mạnh phát triển sản xuất.
Trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985, một số ngành và nhiều địa phương đã tiến hành những cuộc thử nghiệm, tìm tòi về cách làm ăn mới này nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế phát triển sản xuất, cải tiến lưu thông, phân phối, đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân. Song, cho tới năm 1986 cơ chế tập trung quan liêu bao cấp về căn bản chưa bị xoá bỏ. Cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ. Nhiều chính sách, cơ chế đã lỗi thời chưa được thay đổi, một số thể chế quản lý mới còn chắp vá, không ăn khớp, thậm chí trái ngược nhau.
Tuy vậy, với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý này, Đảng đã đề ra được một phương hướng quản lý mới có tính khả thi, thể hiện một sự chuyển biến đúng hướng trong quan hệ sản xuất nói chung và trong việc tổ chức và quản lý sản xuất nói riêng. Đây tiếp tục là một khâu đột phá mới để tiến tới sự đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế-xã hội.
Trong lĩnh vực phân phối sản phẩm lao động, những chủ trương của Đảng tại Đại hội V tiếp tục là một sự báo hiệuđể tiến tới một sự đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội. Chủ trương của Đảng về chế độ phân phối tại Đại hội lần này đang loại trừ dần hình thức phân phối bình quân bằng việc "áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt tiền lương với năng suất lao động, mở rộng đúng đắn lương khoán, lương sản phẩm và tiền thưởng, đi đôi với cung ứng theo định lượng những mặt hàng thiết yếu mà Nhà nước quy định"(14).
Tuy những chủ trương mới trong phân phối đã thể hiện sự quan tâm đúng mức đến lợi ích cá nhân người lao động, đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật của người lao động, nhưng do cơ chế hành chính quan liêu bao cấp vẫn chưa thực sự được xóa bỏ, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa mắc nhiều sai lầm,... dẫn đến tình hình phân phối ở nước ta trong thời kỳ này vẫn chưa được cải thiện, thậm chí trầm trọng hơn trước, 'suốt 5 năm qua (1981-1985), lĩnh vực phân phối lưu thông luôn căng thẳng và rối ren"(15).
Đất nước ta sau nhiều năm trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng thấp kém. Thực trạng đất nước vào giữa những năm 1980 với những khó khăn mới gay gắt và phức tạp: Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; mất cân đối lớn trong nền kinh tế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất tinh thần chưa được đảm bảo...Thực trạng kinh tế - xã hội đó đòi hỏi Đảng ta phải có những quyết sách xoay chuyển tình hình, tạo ra một bước ngoặt cho sự phát triển. Trên thực tế, Đảng ta đã làm được điều đó.
Thời kì đổi mới:
Nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng sa sút nghiêm trọng trong thời điểm diễn ra Đại hội VI năm 1986. Đảng nghiêm khắc đánh giá những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan, duy ý chí, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật khách quan. Một bài học sâu sắc được Đảng rút ra tại Đại hội VI là: "Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo những quy luật khách quan... Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, con người mới xã hội chủ nghĩa ngày càng hình thành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố"(16).
Sau nhiều năm cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương hướng xã hội chủ nghĩa hoá toàn bộ quan hệ sản xuất đã dẫn tới tình trạng sản xuất bị đình đốn, nền kinh tế phát triển chậm. Thực tiễn đó đã minh chứng một điều là cần phải mở ra một phương hướng mới để đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đó cũng đã chứng minh việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là một quá trình lâu dài, phức tạp và phải trải qua nhiều bước đường khác nhau. Đó là cả một quá trình tìm tòi, sáng tạo, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tiễn để vạch ra những bước đi tiếp theo, phải tránh sự dập khuân, máy móc. Lênin đã chỉ ra rằng "chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà người xã hội chủ nghĩa phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống(17).
Trên tinh thần đó, và xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước, tại Đại hội VI Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại, chính là bổ sung và phát triển những thành tựu ấy".
Đảng nhận thấy rõ nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời gian qua (trước Đại hội VI) là do những sai lầm, thiếu sót trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong cơ chế quản lý kinh tế. Chính vì vậy mà tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế đề ra lần này là nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Trong chủ trương xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, Đảng xác định rõ: xây dựng quan hệ sản xuất mới cả ba mặt, làm cho nó thật sự mang bản chất xã hội chủ nghĩa, gắn với mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất, là công việc to lớn, không thể làm xong trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khác với những năm trước đây, là những năm mà trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, từ Đại hội VI trở đi nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế đó là:
- Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó.
- Các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng khác.
Đảng khẳng định: chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xuất phát từ đặc trưng nói trên mà đề ra những chủ trương và biện pháp đúng đắn.
Việc thừa nhận nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần thể hiện sự nhận thức mới của Đảng ta về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lênin đã từng khẳng định: "Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm và đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy"(18). Ở một đoạn khác, Lê nin giải thích rõ hơn: Vậy thì, danh từ quá độ có nghĩa là gì? vận dụng vào kinh tế có phải có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có(19). Tuy chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa với tính cách là một chế độ xã hội, nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được. Do vậy, sự tồn tại của những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một điều hiển nhiên, nó nằm trong quy luật của sự phát triển nói chung, của sự phát triển xã hội nói riêng.
Từ thực tiễn đất nước sau thập kỷ đầu tiên cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta rút ra kết luận: "lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so vớ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ, đến quy mô lớn. Trong mỗi bước đi quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra lực lượng sản xuất mới, trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất mới tiến lên hình thức và quy mô mới thích hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển"(20).
Trong những năm trước Đại hội VI, Đảng đã có những biện pháp nóng vội, muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh, có xu hướng muốn tổ chức ngay các hợp tác xã quy mô lớn, không tính đến khả năng trang bị kỹ thuật, trình độ quản lý và năng lực cán bộ trước sự phát triển của thực tiễn, Đảng ta đã nhận thấy rõ những sai lầm do áp đặt chủ quan gây ra. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải có những quan hệ phù hợp với nó. "Những quan hệ sản xuất lạc hậu" hay "những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" ắt sẽ kìm hãm sự phát triển của nó. Thực ra kinh nghiệm này đã được Lênin rút ra từ thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Người đã dũng cảm chỉ ra rằng: "chúng ta đã thất bại trong cái ý định dùng phương pháp "xung phong", nghĩa là dùng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, trực tiếp nhất để thực hiện việc sản xuất và phân phối theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa"(21).
Từ đó Lênin đã quyết định chuyển sang thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP). Nội dung cơ bản của NEP có thể trình bày ngắn gọn như sau: thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực, cho phép tự do buôn bán, chủ nghĩa tư bản nhà nước(22). Như vậy, NEP đã đặt ra một vấn đề có thể nói là hết sức mới mẻ đối với chủ nghĩa Mác - vấn đề về khả năng và sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp "quá độ gián tiếp" với nhiều nấc thang trung gian. Trước hết điều đó có liên quan đến nền sản xuất hàng hoá nhỏ ở một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà tuyệt đại đa số là nông dân. Lênin viết, "không nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những nước tư bản phát triển..."(23). Đây đều là những kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
Việc thừa nhận nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần cũng có nghĩa là ngoài chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, cho phép những cá nhân được phép sử dụng vốn để sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Sự điều chỉnh này đã góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước, phát huy được tính năng động, chủ động, sáng tạo của người lao động do nó gắn liền với lợi ích cá nhân của họ - một động lực không nhỏ đối với sự phát triển xã hội. Hơn nữa, sự điều chỉnh này còn phát huy được tiềm năng tuy phân tán nhưng rất quan trọng trong nhân dân, bao hàm cả về sức lao động, kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tự tạo việc làm...
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là một nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, để tiến hành vững chắc công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát huy tác dụng tích cực của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, "điều quan trọng nhất là củng cố và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, trước hết là làm cho kinh tế quốc doanh thật sự giữ vai trò chủ đạo, chi phối được các thành phần kinh tế khác"(24). Nghĩa là, công hữu về tư liệu sản xuất phải là hình thức sở hữu chính, chủ yếu, căn bản ở nước ta.
Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp trong những năm trước đây (trước Đại hội VI) đã không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn phân phối lưu thông và làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chính vì vậy mà Đảng ta tiếp tục chủ trương việc triển khai thực hiện một cách triệt để việc đổi mới cơ chế quản lý đã được đề ra tại Đại hội V. Cơ chế mới về quản lý kinh tế mới chính là "cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ"(25).
Tính kế hoạch là đặc trưng số một của cơ chế quản lý kinh tế, ngay từ buổi đầu của thời kỳ quá độ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế quốc dân theo một kế hoạch thống nhất. Để tăng cường vai trò của tính kế hoạch trong nền kinh tế quốc dân, Đảng chủ trương đổi mới kế hoạch hoá: "kế hoạch kinh tế quốc dân trong những năm tới phải bảo đảm thực hiện phương hướng sắp xếp lại nền kinh tế, bố trí đúng cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư theo chương trình mục tiêu. Các cân đối kế hoạch được xây dựng từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên với sự hướng dẫn và điều hoà của Trung ương. Kết hợp kế hoạch hoá theo ngành và kế hoạch hoá trên địa bàn lãnh thổ"(26). Các đơn vị kinh tế cơ sở với quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, chủ động tiếp cận nhu cầu thị trường, khai thác mọi khả năng để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước.
Trong 5 năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới, công tác kế hoạch hoá đã có những bước tiến lớn có tác dụng tích cực đến quá trình sản xuất của các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Công tác kế hoạch hoá đã chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng là chủ yếu. Do đó, đã tạo được tính độc lập, tự chủ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Khác với cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp, cơ chế quản lý mới này đặc biệt chú ý và sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ: "Việc sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ đòi hỏi sản xuất phải gắn với thị trường, mọi hoạt động kinh tế phải so sánh chi phí với hiệu quả, các tổ chức và đơn vị kinh tế tự bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất mở rộng"(27).
Cơ cế quản lý mới này có tác dụng rất lớn đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cuộc cải cách giá, chuyển từ hệ thống định giá hành chính sang cơ chế thị trường đã góp phần không nhỏ vào việc điều hoà cung cầu và giảm bớt chênh lệch về giá hàng hoá giữa các vùng trong nước nhờ giá cả phản ánh đúng giá trị và quan hệ cung cầu, do đó đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển. Sau 5 năm thực hiện cơ chế mới, "hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi"(28).
Tuy nhiên, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cũng có tác động không nhỏ tới các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là ảnh hưởng tới các hợp tác xã thuộc lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xuất hiện hiện tượng tư nhân hoá các hợp tác xã. Tới năm 1991, khoảng 20% hợp tác xã, trong đó có những đơn vị chỉ là kinh tế tập thể về hình thức, cá thể hoặc chyển sang hoạt động dưới dạng tư nhân, ngay cả kinh tế nhà nước cũng vậy, mới chỉ gần một phần ba các xí nghiệp quốc doanh vươn lên trong kinh doanh và thích ứng được với cơ chế mới(29). Trong khi đó, cơ chế quản lý mới do mới hình thành nên còn nhiều hạn chế, còn thiếu nhiều luật lệ, chính sách đảm bảo sản xuất, kinh doanh đúng hướng, chậm tổng kết để đề ra chương trình tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế có hệ thống. Bên cạnh những tiến bộ, sự quản lý và điều hành vĩ mô của Nhà nước ở các cấp cũng bộc lộ nhiều mặt non yếu. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều người có vốn lớn nhưng vẫn chưa mạnh dạn đầu tư, nhất là vào lĩnh vực sản xuất, vì môi trường kinh doanh chưa bảo đảm và có phần chưa tin vào sự ổn định của chính sách.
Đồng thời với việc điều chỉnh cơ cấu thành phần kinh tế và quản lý kinh tế, Đảng chủ trương tiếp tục điều chỉnh quan hệ phân phối sản phẩm lao động theo hướng mà Đại hội V đã đề ra. Trong chủ trương lần này Đảng nhấn mạnh: "việc thực hiện đúng nguyên tắc theo chế độ phân phối theo lao động đòi hỏi sửa đổi một cách căn bản chế độ tiền lương theo hướng đảm bảo yêu cầu tái sản xuất sức lao động, khắc phục tính bình quân... áp dụng các hình thức trả lương gắn chặt với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế"(30). Quan hệ phân phối này không những có tác dụng khắc phục được những mặt hạn chế trong quan hệ phân phối trước đây, như tính ỷ lại, thụ động, dựa dẫm... của người lao động mà nó còn có tác dụng kích thích người lao động hăng say sản xuất. Do đó, quan hệ phân phối này sẽ tác động tích cực tới việc tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất. Đối với những người lao động ngoài các cơ quan, xí nghiệp, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh tới việc tôn trọng lợi ích chính đáng của những người hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, có ích cho xã hội.
Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng, tình hình lương thực, thực phẩm có chuyển biến tốt. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1989 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu; hàng hoá thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng, lưu thông thuận lợi(31).
Một thành tựu khác về đổi mới kinh tế là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Tuy còn có những hạn chế nhất định tồn tại trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng những thành tựu bước đầu này chính là những tiêu chuẩn để Đảng ta đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng nhận định: công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, chứng tỏ đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.
Tại Đại hội VII năm 1991, Đảng chủ trương tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc. Trong lĩnh vực quan hệ sản xuất, Đảng chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Những điều chỉnh của Đảng về quan hệ sản xuất tại Đại hội VI đã tạo ra những hệ quả tất yếu của nó, đó là mộtnền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã dần hình thành. Sự hình thành nền kinh tế đó ở nước ta trước hết là do sự đổi mới các quan hệ sở hữu. Nếu như trước đây (trước Đại Hội VI), nền kinh tế nước ta chủ yếu là sở hữu toàn dân và tập thể thì hiện nay ngoài 2 hình thức sở hữu đó còn tồn tại nhiều thành phần sở hữu khác. Những năm trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhấn mạnh bảo đảm sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhưng lại không chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, không chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu, không chấp nhận cơ chế thị trường... dẫn đến tình trạng lực lượng sản xuất bị kìm hãm không phát triển được, sản xuất trì trệ, nền kinh tế sa sút. Với chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đất nước được đề ra tại Đại hội VI, quan niệm của Đảng ta về quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có sự thay đổi. Điều này đã được một số nhà nghiên cứu chỉ rõ: "trong quan niệm hiện nay của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã chứa đựng những tư tưởng đổi mới về quy luật của sự phù hợp khách quan giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cái có ý nghĩa quyết định trong quy luật này là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy, trong sự phù hợp với trình độ phát trển của lực lượng sản xuất, sự tồn tại của các thành phần sở hữu đa dạng ở một nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn có cơ sở"(32).
Việc thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và các hình thức sở hữu khác nhau tất yếu phải có những thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế. Nếu như ở Đại hội VI Đảng ta mới chủ trương thay cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bằng cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thì tới nay, việc điều tiết nền kinh tế đất nước còn có sự tham gia của cơ chế thị trường. Trong cơ chế này, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện. Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhằm tạo ra một môi trường kinh tế sôi động, Đảng chủ trương "kiên trì vận dụng cơ chế giá thị trường đối với sản xuất hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng"(33).
Sự vận hành của cơ chế thị trường chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đảng chỉ rõ: "Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát chặt chẽ và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế, đảm bảo sự hài hoà giữa phát trển kinh tế và phát triển xã hội"(34).
Như vậy, sự quản lý của Nhà nước sẽ đảm bảo cho các hoạt động kinh tế diễn ra một cách bình thường, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị nhưng vẫn có tác dụng làm cho nền kinh tế phát triển theo một hướng đã định, đảm bảo nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với ý nghĩa đó, vai trò của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế sẽ tạo cho các đơn vị kinh tế một môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để quản lý tốt nền kinh tế đất nước, Nhà nước phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô sao cho lực lượng sản xuất có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho đất nước. Nhận thức rõ điều đó, tại Đại hội VII Đảng chủ trương tiếp tục đổi mới, bổ sung và đồng bộ hoá hệ thống pháp luật; nâng cao chất lượng kế hoạch hoá, lấy thị trường làm đối tượng và căn cứ quan trọng nhất; xây dựng chính sách tài chính quốc gia và thực hiện cải cách cơ bản tài chính Nhà nước; ...
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện những chủ trương này vẫn còn nhiều hạn chế, "hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm, công tác tài chính ngân hàng, kế hoạch hoá,... đổi mới chậm"(35). Tình hình đó đặt ra một nhiệm vụ đối với Đảng và Nhà nước ta là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô.
Trong quan hệ phân phối sản phẩm, để kích thích nền kinh tế hàng hoá phát triển, tại Đại hội VII, Đảng chú trọng tới việc điều chỉnh từ trả lương bằng hiện vật sang hình thức trả bằng tiền, kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Đảng nhấn mạnh: "cải cách cơ bản chính sách tiền lương và tiền công theo nguyên tắc tiền lương và tiền công phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tiền tệ hàng hoá tiền lương, xoá bỏ chế độ bao cấp ngoài lương dưới hình thức hiện vật; thực hiện mối tương quan hợp lý về tiền lương và thu nhập của bộ phận lao động xã hội"(36). Ngoài ra, Đảng cũng khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa trên kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; bảo hộ các nguồn thu nhập hợp pháp; điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành, các vùng... các chính sách phân phối đó thể hiện rõ một nguyên tắc mà Đảng đã nêu ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Do đó, quan hệ phân phối này đảm bảo được tính công bằng giữa những người lao động, đó là một điều kiện quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngoài việc đổi mới và hoàn thiện các quan hệ sản xuất, Đảng còn đưa ra những chủ trương, biện pháp để nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất. Văn kiện Đại hội VII chỉ rõ: quan điểm của chúng ta là: trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp, lao động còn dư thừa, vốn còn hạn chế, ta phải kết hợp nhiều trình độ công nghệ, vừa tận dụng công nghệ sẵn có và từng bước cải tiến, nâng cao, vừa cố gắng tranh thủ công nghệ mới, lựa chọn từng mặt, từng khâu, từng ngành, mỗi cơ sở có khả năng tiến thẳng vào công nghệ hiện đại... Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đây là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển...
So với 5 năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới, giai đoạn 1991 - 1996 này Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới đi vào chiều sâu của quan hệ sản xuất. Nhờ đó, nền sản xuất nước ta đã có một quan hệ sản xuất tương đối phù hợp, do đó lực lượng sản xuất được giải toả, tháo gỡ khỏi nhiều lực cản để phát triển.
Trong giai đoạn 1991 - 1995, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,2%, lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 còn 67,1% năm 1991, 12,7% năm 1995. Lương thực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được 2 triệu tấn gạo mỗi năm. Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp trọng yếu được xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho sự phát triển. Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nân dân khá hơn trước. ổn định chính trị - xã hội được giữ vững. Nhiệm vụ đề ra cho 5 năm 1991 - 1995 đã hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm (37).
Những thành tựu đó một lần nữa khẳng định sự nghiệp đổi mới đất nước được đề ra tại Đại hội VI là đúng đắn. Và đây cũng chính là những tiêu chí sát thực nhất để khẳng định những điều chỉnh trong quan hệ kinh tế của Đảng ta là phù hợp.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, lực lượng sản xuất ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế - xã hội không ngừng được ổn định và phát triển. Từ thực tiễn đó, tại Đại hội VIII năm 1996, Đảng ta nhận định: nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là một nhận định cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc đề ra phương hướng, nhiệm vụ sắp tới.
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng ta chỉ rõ là: "xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". "Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp"(38). Công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là nhằm đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất, giúp cho quá trình cơ khí hoá, hiện đại hoá được diễn ra nhanh hơn. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nội dung không thể thiếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lê nin đã từng khẳng định: "cơ sở kinh tế duy nhất có thể có được của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí. Ai quên điều đó, người đó không phải là người cộng sản"(39). Tất nhiên, trong quá trình này người lao động phải không ngừng nâng cao trình độ khoa học và kiến thức chuyên môn để sử dụng, cải tiến và sáng tạo ra những công cụ lao động tiên tiến nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của con người.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng có ý nghĩa là phải đầu tư rất lớn cho tư liệu sản xuất, mà trước hết là công cụ lao động. Nếu như năm 1995 tổng mức đầu tư cho xây dựng cơ bản (bao gồm xây lắp, thiết bị và xây dựng cơ bản khác) là 26047,8 tỷ đồng, thì bắt đầu từ những năm thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá con số này đột ngột tăng: Năm 1996 là 35894,4 tỷ đồng; năm 1997 là 46570,4 tỷ đồng; năm 1998 là 51600,0 tỷ đồng ...(40). Nếu so sánh với năm 1995 thì năm 1998 tổng mức đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng gần 2 lần. Đó thực sự là một sự biến đổi lớn trong nội dung lực lượng sản xuất. Đảng nhấn mạnh: "nếu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp"(41).
Để khẳng định nền kinh tế nhiều thành phần mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng chỉ rõ: "cần thiết phải chăm lo đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, làm cho kinh tế nhà nước làm ăn thực sự có hiệu quả, phát huy vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã phấn đấu dần dần trở thành nền tảng của nền nền kinh tế quốc dân"(42). Một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy, Đảng ta đặc biệt coi trọng sự phát triển của kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã nhằm củng cố và phát triển chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Cho nên, mặc dù nền kinh tế nước ta có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đối với kinh tế hợp tác xã, Đảng đã có những điều chỉnh thích hợp với cơ chế thị trường: "Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung"(43). Như vậy, sự điều chỉnh này đã đảm bảo được tính tự nguyện của người lao động khi tham gia hợp tác xã do có được cơ chế gắn người lao động với sản xuất, đảm bảo được lợi ích kinh tế của các xã viên. Đây chính là những điều kiện, những yêu cầu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với mục đích huy động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, Đảng nhấn mạnh tới việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước(44). Điều đó cũng có nghĩa là chấp nhận sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực chất của giải pháp này chính là để phát triển kinh tế tư bản nhà nước và đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù luôn được sự quan tâm chú trọng của Đảng và Nhà nước, nhưng trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo của mình. "Hầu hết các doanh nghiệp kinh tế nhà nước đều hoạt động thiếu tính năng động và quá ỷ lại vào Nhà nước. Trong một số trường hợp, thậm chí kinh tế nhà nước còn vô tình hoặc cố ý bỏ rơi trận địa mà mình chiếm lĩnh, tiếp tay cho những phần tử tham nhũng, tiêu cực"(45). Sự kém năng động đó của các doanh nghiệp nhà nước đã làm suy giảm đáng kể chức năng định hướng phát triển và điều tiết kinh tế, điều tiết thị trường của kinh tế nhà nước trong quản lý nhà nước về kinh tế. Tình hình đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những biện pháp thiết thực hơn trong những giai đoạn tiếp sau để nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về kinh tế.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta khẳng định: "cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa"(46). Nền kinh tế đất nước sau những năm vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế đã thoát ra khỏi khủng hoảng, sản xuất phát triển, hàng hoá dồi dào, lưu thông thuận lợi... Cơ chế thị trường có tác dụng như một guồng máy hoạt động của nền sản xuất và trong lưu thông hàng hoá, nó tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp. Đồng thời nó cũng có tác dụng như là một công cụ, một phương thức để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và mở ra cơ hội để tiếp xúc với bên ngoài... Cho nên, sự tồn tại của cơ chế thị trường là yếu khách quan và tất yếu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, cơ chế thị trường còn có những tác động tiêu cực với bản chất của chủ nghĩa xã hội, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, hiện tượng suy đồi đạo đức ngày càng phổ biến... Chính vì vậy, vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực. Phải xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, đồng thời xây dựng và hoàn thiện các công cụ pháp luật, kế hoạch các thiết chế tài chính, tiền tệ và những phương tiện vật chất và tổ chức cần thiết cho sự quản lý của nhà nước tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động hữu hiệu. Nhà nước thực hiện sự quản lý vĩ mô của mình bằng các công cụ, phương tiện. Để nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước thì nhất thiết phải không ngừng đổi mới, bổ sung và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô này. Để các công cụ quản lý vĩ mô này phát huy hiệu lực, đòi hỏi việc xây dựng chúng phải xuất phát từ thực tiễn, từ những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trên cơ sở đó, Đảng khẳng định: "thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch hoá"(47).
Trong quá trình thực hiện các chủ trương trên, Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện vai trò quản lý kinh tế, quá trình xây dựng và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô đã đạt được những thành tựu nhất định, chẳng hạn như việc xây dựng hoàn chỉnh và cho ban hành Luật doanh nghiệp trong năm 2000 vừa qua, chính vì thế mà hơn 15 nghìn doanh nghiệp (chủ yếu là tư nhân và hỗn hợp) đã ra đời trong năm 2000. Cũng chính sự ra đời của Luật doanh nghiệp đã làm cho tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế tăng nhanh trong năm 2000: so với năm 1999, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp nhà nước tăng 12,2%, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 18,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,5%(48). Tuy nhiên, trong công tác quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn còn có những mặt chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của lực lượng sản xuất, văn kiện Đại hội IX của Đảng đánh giá: cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp; chưa bổ sung những cơ chế chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất ... Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật còn rất chậm. Những mặt hạn chế này đang đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với Đảng và Nhà nước ta là mau chóng phát hiện ra những bất hợp lý trong quan hệ sản xuất để sớm điều chỉnh cho phù hợp với lực lượng sản xuất đang không ngừng vận động, sự vận động của lực lượng sản xuất có thể làm nảy sinh những thành phần kinh tế mới, chẳng hạn như thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đòi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng có những chủ trương, chính sách để các thành phần kinh tế phát huy hết khả năng của mình, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta chấp nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là vì mục tiêu con người, làm cho đời sống người lao động ngày càng sung túc hơn, tiến bộ hơn.. Cho nên, trong quan hệ phân phối, Đảng ta luôn chú trọng tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ là động lực, mà còn là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chúng ta không thể chấp nhận tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà phải luôn gắn với một quan hệ phân phối đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động, phải làm cho bản chất xã hội chủ nghĩa ngày càng sáng tỏ hơn.
Giai đoạn 1996-2000 là giai đoạn mà nền kinh tế nước ta phát triển trong những điều kiện rất khó khăn: những yếu kém vốn có của nền kinh tế nước ta; những thiên tai liên tiếp; cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế ở một số nước châu Á; tình hình thế giới diễn biến phức tạp... Tuy vậy, nền kinh tế nước ta vẫn đạt được những tành tựu quan trọng; Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7% (mục tiêu đặt ra tại Đại hội VIII là 9-10%). Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra"(49). Nếu so sánh với giai đoạn 1991-1995 thì giai đoạn này có sự giảm sút rõ rệt, tổng sản phẩm trong nước đạt 8,2% trong giai đoạn 1991 - 1995 nay giảm xuống còn 7%. Sự giảm sút đó có nguyên nhân không nhỏ từ các điều kiện khách quan gây ra, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được những nguyên nhân do chủ quan gây ra. Những đổi mới trong lĩnh vực kinh tế tuy đã đi đúng hướng nhưng còn chậm, đặc biệt là trong công tác quản lý kinh tế, chưa theo kịp sự vận động của lực lượng sản xuất, chưa có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế, thành công bước đầu trong việc chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục một bước tình trạng nước nghèo và kém phát triển, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, trình độ phát triển của nước ta còn thua kém nhiều so với một số nước xung quanh và nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn vẫn là thách thức. Hoàn cảnh đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tại Đại IX năm 2001, Đảng ta thể hiện rõ quyết tâm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì nhất thiết phải có một nền sản xuất phát triển, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của nền sản xuất. Nhưng lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất phù hợp với nó, chính vì vậy tại đại hội IX Đảng ta tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, sự vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một yêu cầu tất yếu khách quan. Bởi vì trong thời kỳ quá độ ở nước ta, những điều kiện chung của kinh tế hàng hoá vẫn tồn tại: sự phân công lao động xã hội đang phát triển mạnh mẽ; sự chuyên môn hoá và hợp tác lao động đã mở ra trên phạm vi quốc tế; nền kinh tế đã và đang tồn tại với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động; mỗi hình thức sở hữu có nhiều đơn vị kinh tế độc lập về sản xuất, kinh doanh... Mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp tồn tại một thời đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường đã thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển. Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường đang tạo nên những cơ sở vật chất quan trọng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng ta chỉ rõ: "mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân"(50). Do đó, có thể coi kinh tế thị trường là một công cụ, một phương tiện để chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội.
Lực lượng sản xuất chỉ có thể phát huy hết khả năng của nó trên một "địa bàn đầy đủ", tức là trên một quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của nó. Hơn lúc nào hết, Đảng ta đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng một quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là một công việc không hề đơn giản bởi trên thực tế trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp kém, có sự đan xen giữa 3 cấp độ thủ công - cơ khí - hiện đại, "cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại, trong mỗi vùng, mỗi ngành vẫn còn phải chuyển biến sản xuất từ thấp đến cao, từ kinh tế tự cung, tự cấp lên sản xuất hàng hoá nhỏ, từ sản xuất hàng hoá nhỏ lên hàng hoá tư nhân, tư bản nhà nước, từ kinh tế cá thể tiến lên kinh tế tập thể; ..."(51). Chính vì thế mà Đảng ta luôn nhấn mạnh tới việc phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối". Đảng cũng xác định rõ động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức, kết hợp hài hoà các lợi ích tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội. Việc xây dựng các quan hệ sản xuất mới cả trên phương diện sở hữu, quản lý và phân phối một cách hợp lý sẽ làm cho động lực đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đất nước.
Với kinh nghiệm sau nhiều năm lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhận thấy rõ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ xã hội hoá cao các lực lượng sản xuất hiện đại, từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng về cơ bản. Điều đó lý giải tại sao Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là một quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài trải qua nhiều bước và nhiều hình thức từ thấp tới cao. Sự nóng vội, đốt cháy giai đoạn, bỏ qua những hình thức trung gian sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế đất nước, thậm chí còn gây ra sự phung phí, phá hoại lực lượng sản xuất. Trên thực tế, điều này đã được Đảng ta đúc kết thành một bài học. Cho nên, việc xây dựng chế độ công hữu nói riêng và quan hệ sản xuất mới nói chung đòi hỏi phải từ thực tiễn tìm tòi, thử nghiệm để xây dựng nên. "Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội"(52) .Từ tiêu chuẩn này cho phép chúng ta đánh giá chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu của Đảng ta trong điều kiện hiện nay là đúng đắn.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế. Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc khắc phục những yếu kém, thúc đẩy những nhân tố tích cực luôn nảy sinh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng hoàn thiện và sử dụng các công cụ như pháp luật, chính sách,... Đảng ta nhấn mạnh: "Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường để kích thích sản xuất, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân"(53). Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế đất nước, vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành, phát triển các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc quản lý và điều tiết tốt các loại thị trường, nhất là thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối... sẽ tránh được những đột biến xấu cho nền kinh tế đất nước.
Tại Đại hội Đảng IX, Đảng tiếp tục chủ trương đổi mới sâu rộng cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước. Để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, Đảng đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô, nhất là đối với kinh tế Nhà nước, Đảng nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, coi đó là động lực vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đảng đưa ra giải pháp: "thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần 100% vốn; giao, bán, khoán, cho thuê,... Các doanh nghiệp loại nhỏ Nhà nước không cần nắm giữ, sáp nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả và không thực hiện tốt các biện pháp trên"(54). Đây là một giải pháp quan trọng, hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường huy động vốn tiềm tàng trong dân cư đầu tư vào doanh nghiệp, tập trung được đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, thúc đẩy và huy động các nguồn đầu tư trong nước. Thực hiện giải pháp này cũng có nghĩa là cần phải tích cực chuyển giao, chuyển đổi một số công nghệ sản xuất và dịch vụ cho các thành phần kinh tế khác, do đó đây là một bước đi cần phải hết sức thận trọng.
Ngoài ra, Đảng cũng đặc biệt chú trọng tới việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ sở kinh tế có yên tâm sản xuất kinh doanh hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước. Một môi trường sản xuất kinh doanh ổn định, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phát huy hết khả năng của mình. Chính vì vậy mà Đảng ta luôn quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước để tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Đảng cũng chú trọng tới việc "đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hoá, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, tăng cường thông tin kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, công tác kế toán thống kê; ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ trong dự báo, kiểm tra tình hình thực hiện ở các cấp vĩ mô và doanh nghiệp"(55).
Việc xây dựng các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế gắn liền với hạch toán kinh tế cũng như gắn liền với việc sử dụng các thành tự khoa học - công nghệ, không những có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao trình độ dự báo kinh tế - xã hội mà còn bảo đảm các cân đối tổng thể cơ bản của nền kinh tế (cung - cầu; tiền - hàng; thu - chi; xuất - nhập, tích luỹ - tiêu dùng..). Việc đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế là một yêu cầu tất yếu để nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước, đưa nền kinh tế đất nước phát triển theo định hướng xã hội và đảm bảo cho mọi thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh.
Trong chủ trương thực hiện quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội IX, Đảng tiếp tục khẳng định một hình thức phân phối chủ yếu là phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Cũng tại Đại hội IX, Đảng đề ra chủ trương phân phối "theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội"(56). Đây là một bước tiến so với nguyên tắc phân phối được nêu trong văn kiện các Đại hội VI, VII và VIII. Bởi vì, nguyên tắc phân phối này đã tính đến nét đặc thù của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta đang có nhu cầu bức bách phải thu hút vốn đầu tư để có điều kiện và mở rộng sản xuất. Tất nhiên, đây chưa phải là nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội, nhưng nó phù hợp với thực tiễn của thời kỳ quá độ. Do đó, nguyên tắc phân phối này chính là nguyên tắc phân phối của thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội cho dù nó chưa phản ánh đầy đủ nét đặc thù của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nói tóm lại, chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nếu đánh giá một cách tổng thể về đường lối kinh tế của Đảng ta kể từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng đến nay có thể thấy có sự khác nhau giữa 2 giai đoạn trước và sau đại hội VI năm 1986. Ở thập kỉ đầu tiên cả nước thống nhất đi lên CNXH, đường lối kinh tế của Đảng ta có nhiều điểm không hợp lý, không phù hợp với điều kiện, tình hình của nước ta. Bước vào thời kì đổi mới (từ năm 1986), Đảng ta đã đưa ra được một đường lối kinh tế đúng đắn, đường lối kinh tế đó vừa gắn liền với những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa có sự phát triển sáng tạo, phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh nước ta. Nhờ có đường lối kinh tế đúng đắn đó đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao (năm 2004 là 7,7 %), tình hình chính trị ổn định, quốc phòng an ninh vững chắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện (tính đến 31/12/2002 là khoảng 500 USD/ người(57), vị thế đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế…Những thành tựu đó chính là cơ sở để khẳng định đường lối kinh tế đúng đắn của đảng ta trong giai đoạn hiện nay.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30/4/1975, cả nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ đây có một sự thay đổi lớn: đất nước thoát khỏi thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nhiệm vụ chính lúc này là khôi phục, ổn định xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hòa bình. Tình hình đó đã đặt ra một yêu cầu là cần phải có những chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp với tình hình mới của đất nước để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trên thực tế, các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng ở một số mặt trong thời kỳ này chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đặc biệt là những chủ trương, đường lối trong lĩnh vực kinh tế (những vấn đề liên quan đến lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất).
Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, nước ta bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế. Đảng nhận thấy rõ những khó khăn của nền kinh tế đất nước: cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém; năng suất lao động thấp, sản xuất chưa đảm bảo nhu cầu đời sống và tích luỹ,... Đảng cũng vạch ra những nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là nền kinh tế nước ta là sản xuất nhỏ; công tác tổ chức và quản lý kinh tế có nhiều hạn chế,...Nhưng những điểm bất hợp lý trong quan hệ sở hữu Đảng lại chưa chỉ ra. Ở miền Bắc, Đảng chủ trương củng cố và hoàn thiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể. Ở miền Nam, Đảng chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế. Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế ở đây là: sử dụng, hạn chế và cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh chủ yếu bằng hình thức công tư hợp doanh; chủ trương hợp tác hoá nông nghiệp; cải tạo thủ công nghiệp bằng con đường hợp tác hoá là chủ yếu; cải tạo thương nghiệp nhỏ chủ yếu bằng cách chuyển dần sang sản xuất ...(1)
Như vậy, thực chất của quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế ở miền Nam cũng như trong cả nước là nhằm xoá bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu. Đành rằng, những người cộng sản muốn xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa thì lẽ đương nhiên là phải xoá bỏ chế độ tư hữu. Mác đã từng khẳng định: "những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức duy nhất này: xoá bỏ chế độ tư hữu"(2). Tuy nhiên, việc xoá bỏ chế độ tư hữu nhằm chuyển mọi tư liệu sản xuất vào trong toàn xã hội là mục tiêu rất lâu dài và phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phải nhằm phục vụ việc phát triển sản xuất. Việc tiến hành cải tạo một cách ào ạt các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, cũng như việc quá coi trọng thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mà không coi trọng việc giải quyết các khâu tổ chức, quản lý sản xuất và phân phối đã dẫn tới việc không tìm ra cơ chế gắn người lao động với sản xuất. Tính chủ động, sáng tạo của người lao động bị giảm đi vì mọi tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội phải được sử dụng theo phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước. Tư liệu lao động từ chỗ là tài sản riêng của người lao động bỗng chốc trở thành những tư liệu được tập thể hoá nên đã làm suy yếu đi một lực lượng sản xuất to lớn, lợi ích cá nhân không được coi trọng đúng mức, hay nói như lời của một số nhà nghiên cứu: "ở nước ta trước đây (thời kỳ trước đổi mới), lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích cá nhân người lao động, một động lực trực tiếp của hoạt động xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, sự vận động của nền kinh tế nhìn chung là chậm chạp, kém năng động"(3).
Tại Đại hội IV, Đảng đặc biệt quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống quản lý kinh tế, nhằm vào những vấn đề quan trọng nhất là tổ chức lại nền sản xuất xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước. "Tổ chức lại tất cả các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,... trong cả nước theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ tình trạng phân tán, cục bộ, hình thành những ngành kinh tế - kỹ thuật thống nhất và phát triển trên phạm vi cả nước..."(4). Đồng thời với việc tổ chức lại nền sản xuất, Đảng chủ trương cải tiến phương thức quản lý kinh tế, lấy kế hoạch hoá làm chính. Kế hoạch hoá trên cơ sở đề cao trách nhiệm và phát huy tính sáng tạo của các ngành, các địa phương và các cơ sở. Trong quản lý kinh tế, Đảng cũng đã nhấn mạnh tới việc phải coi trọng quy luật giá trị; phải thực hiện chế độ hạch toán kinh tế; sử dụng tốt thị trường;... Nếu so sánh với công tác quản lý kinh tế được đề ra tại Đại hội III, thì tới Đại hội IV lần này công tác này đã có những bước chuyển biến nhất định, nhất là khâu kế hoạch hoá. Kế hoạch hoá không còn được nhấn mạnh là "pháp lệnh" như tại Đại hội III, mà đã chú ý hơn tới tính sáng tạo của các ngành, các địa phương và các cơ sở.
Tuy nhiên, việc thực hiện công tác quản lý kinh tế còn nhiều khuyết điểm, đặc biệt là không gắn kế hoạch với hạch toán kinh tế, do đó kế hoạch chưa thực sự xuất phát từ thực tế lao động sản xuất, thiếu tính khả thi. Đảng vạch rõ: "về tổ chức thực hiện, khuyết điểm, sai lầm của chúng ta là quan liêu, xa rời thực tế, không nhạy bén với cuộc sống; là bảo thủ, trì trệ, thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế"(5). Trong khi đó, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp vẫn tiếp tục được duy trì đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất, nhất là trong việc phân phối, lưu thông. Nhà nước đóng vai trò điều tiết giá cả nên đã không kích thích được sản xuất kinh doanh phát triển. Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với đặc điểm "tách rời việc trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động"(6), kết hợp với nguyên tắc "phân phối theo lao động" đã làm cho chế độ phân phối mang tính bình quân, do đó không kích thích được sự nhiệt tình và khả năng tìm tòi sáng tạo của người lao động.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế được đề ra tại Đại hội IV, Đảng đã có sự chuyển hướng tương đối phù hợp với điều kiện nước ta. Từ chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng được đề ra tại Đại hội III, tới Đại hội IV Đảng đặt ra nhiệm vụ tập trung cao độ lực lượng cả nước, của các ngành, các cấp, tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp... Sự chuyển hướng này có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết tình trạng thiếu lương thực, khai thác một cách triệt để hơn các nguồn lực trong nước, đồng thời sẽ tạo ra được những điều kiện và tiền đề cần thiết cho những bước đi tiếp theo.
Trong những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, đất nước ta lại phải đương đầu với 2 cuộc xung đột ở biên giới phía Bắc và cuộc xung đột biên giới phía Tây Nam . Tình hình đó ảnh hưởng không nhỏ tới công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở nước ta. Nền kinh tế đất nước vốn đã gặp rất nhiều khó khăn nay lại phải đương đầu với những kẻ thù mới khiến tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế trong 5 năm (1976-1980) chưa thu hẹp được những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát triển chậm trong khi số dân tăng nhanh. Thu nhập quốc dân chưa đảm bảo được tiêu dùng xã hội, lương thực và các hàng tiêu dùng đều thiếu...
Trước sự yếu kém của nền kinh tế đất nước, tại Đại hội V năm 1982, Đảng đã có nhiều chủ trương mới cả trong chiến lược phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Từ Đại hội III năm 1960, Đảng luôn khẳng định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Đến Đại hội V này, điều mới và quan trọng là Đảng đã xác định cụ thể nội dung và hình thức công nghiệp hóa trong chặng đường đầu tiên. Đó là "tập trung phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên xã hội chủ nghĩa..."(7)
Gắn liền với việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tại Đại hội V, Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hoá nông nghiệp ở Nam bộ, từng bước phát huy tác dụng của hợp tác hoá đối với việc đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và xây dựng nông thôn mới. Rút kinh nghiệm từ phong trào hợp tác hoá trong những năm trước đây đưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên quá lớn ở một số địa phương, trong chủ trương lần này, Đảng nhấn mạnh tới việc ổn định quy mô hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, tổ chức tốt việc điều chỉnh quy mô trong những trường hợp cần thiết. Một bước tiến mới trong việc xây dựng và củng cố hợp tác xã là Đảng chủ trương "áp dụng rộng rãi khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động" (*)(8). Chủ trương này đã mở ra một phương hướng đúng đắn cho việc củng cố quan hệ kinh tế tập thể ở nông thôn, vì nó đã bước đầu thừa nhận quyền tự chủ của nông dân (hộ xã viên được tự chủ ở 3 khâu: gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Có thể coi đây là khâu đột phá đầu tiên trong tiến trình đổi mới, là một tiền đề quan trọng để tiến tới sự đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế xã hội.
Trong suốt thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985, phương thức khoán sản phẩm này đã góp một phần quan trọng tạo nên một bước phát triển của nền sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% so với 1,9% hàng năm của thời kỳ 1976-1980. Sản xuất lương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình quân hàng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976-1980 đã tăng lên 17 triệu tấn trong thời kỳ 1981-1985(9) (tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng, trong thời gian này, Đảng chủ trương tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu).
Tới hội nghị Trung ương tháng 7-1984, những kết quả tốt đẹp do áp dụng chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp đã được Đảng rút kinh nghiệm và cho phép áp dụng vào trong sản xuất công nghiệp, với khuyến khích bằng vật chất trong tìm kiếm nguyên vật liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và sử dụng lợi nhuận thu được từ sản phẩm ngoài kế hoạch cũng như cho phép giám đốc được quyết định về vấn đề lực lượng lao động của doanh nghiệp(10). Với những điều chỉnh này đã bước đầu tạo được tính độc lập tự chủ của các doanh nghiệp nhà nước, do đó đã góp phần làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng lúc này kế hoạch sản xuất, lãi suất, phần nộp ngân sách, mức lương và đầu tư của doanh nghiệp vẫn theo kế hoạch nhà nước, vì vậy mà sự giải phóng sức sản xuất của các doanh nghiệp vẫn hạn chế. Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu là cần phải mau chóng có những chủ trương, biện pháp hữu hiệu hơn có tác dụng giải phóng sức lao động mạnh mẽ, đặc biệt là cần phải tự do hoá quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tài chính doanh nghiệp, để thực hiện được điều đó thì cần thiết phải thay đổi cơ chế quản lý của Nhà nước.
Tuy ở Đại hội V này Đảng đã có một số điều chỉnh tương đối hợp lý, nhưng nhìn chung những điều chỉnh đó so với yêu cầu của thực tế vẫn còn một khoảng cách khá xa, nhiều điểm bất hợp lý vẫn còn tồn tại trong đường lối kinh tế của đảng, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục được tiến hành theo hướng mà Đại hội IV đã đề ra. Đảng chủ trương: đối với công nghiệp tư bản tư doanh vừa sử dụng vừa cải tạo dưới hình thức công tư hợp doanh hoặc các hình thức khác, đối với tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ, tuỳ theo đặc điểm của từng ngành, nghề mà tổ chức các hình thức làm ăn tập thể hay kinh doanh cá thể... Như vậy, trong một thời gian nhất định, ở miền Bắc nước ta có 3 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể và cá thể), ở miền Nam có 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư nhân)(11).
Mặc dù thực tiễn đất nước sau nhiều năm thực hiện chủ trương cải tạo theo hướng như trên là không hợp lý, không đảm bảo việc phát triển sản xuất, nhưng những chủ trương được đề ra tại Đại hội V về việc cải tạo các thành phần kinh tế về cơ bản vẫn giống như tại Đại hội IV. Tuy công cuộc cải tạo đã được tiến hành trong nhiều năm, nhưng chúng ta chưa xác định rõ ràng, nhất quán những quan điểm, chủ trương và chính sách chỉ đạo công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, trong việc tổ chức thực hiện còn mắc quá nhiều sai lầm, tư tưởng nóng vội muốn xoá bỏ ngay chế độ tư hữu để mau chóng xác lập một quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến "cách làm thường theo kiểu chiến dịch, gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả, sau những đợt làm nóng vội, lại buông lỏng. Do đó, không ít tổ chức kinh tế được gọi là công tư hợp doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chỉ có hình thức, không có thực chất của quan hệ sản xuất mới"(12).
Sau hơn một thập kỷ nhận thấy rõ những hạn chế của cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, nhưng phải tới Đại hội V Đảng mới có một chủ trương thực sự mang tính bước ngoặt để xác lập một cơ chế quản lý mới về kinh tế thay cho cơ chế cũ. Đảng chủ trương "đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch hoá hiện hành, xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp, khắc phục bằng được tình trạng bảo thủ, trì trệ, vô trách nhiệm, vô kỷ luật, phát huy động lực làm chủ tập thể, nâng cao tính năng động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật"(13). Cả Trung ương, địa phương và cơ sở đều làm kế hoạch kế hoạch phải thấu suốt nguyên tắc hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là trong cơ chế quản lý mới này thì mọi hoạt động kinh tế phải so sánh chi phí với hiệu quả. Các tổ chức và đơn vị kinh tế phải tự bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất mở rộng. Từ đó sẽ khiến cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao tính tự lập, phát huy tính chủ động sáng tạo của mình để đẩy mạnh phát triển sản xuất.
Trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985, một số ngành và nhiều địa phương đã tiến hành những cuộc thử nghiệm, tìm tòi về cách làm ăn mới này nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế phát triển sản xuất, cải tiến lưu thông, phân phối, đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân. Song, cho tới năm 1986 cơ chế tập trung quan liêu bao cấp về căn bản chưa bị xoá bỏ. Cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ. Nhiều chính sách, cơ chế đã lỗi thời chưa được thay đổi, một số thể chế quản lý mới còn chắp vá, không ăn khớp, thậm chí trái ngược nhau.
Tuy vậy, với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý này, Đảng đã đề ra được một phương hướng quản lý mới có tính khả thi, thể hiện một sự chuyển biến đúng hướng trong quan hệ sản xuất nói chung và trong việc tổ chức và quản lý sản xuất nói riêng. Đây tiếp tục là một khâu đột phá mới để tiến tới sự đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế-xã hội.
Trong lĩnh vực phân phối sản phẩm lao động, những chủ trương của Đảng tại Đại hội V tiếp tục là một sự báo hiệuđể tiến tới một sự đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội. Chủ trương của Đảng về chế độ phân phối tại Đại hội lần này đang loại trừ dần hình thức phân phối bình quân bằng việc "áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt tiền lương với năng suất lao động, mở rộng đúng đắn lương khoán, lương sản phẩm và tiền thưởng, đi đôi với cung ứng theo định lượng những mặt hàng thiết yếu mà Nhà nước quy định"(14).
Tuy những chủ trương mới trong phân phối đã thể hiện sự quan tâm đúng mức đến lợi ích cá nhân người lao động, đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật của người lao động, nhưng do cơ chế hành chính quan liêu bao cấp vẫn chưa thực sự được xóa bỏ, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa mắc nhiều sai lầm,... dẫn đến tình hình phân phối ở nước ta trong thời kỳ này vẫn chưa được cải thiện, thậm chí trầm trọng hơn trước, 'suốt 5 năm qua (1981-1985), lĩnh vực phân phối lưu thông luôn căng thẳng và rối ren"(15).
Đất nước ta sau nhiều năm trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng thấp kém. Thực trạng đất nước vào giữa những năm 1980 với những khó khăn mới gay gắt và phức tạp: Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; mất cân đối lớn trong nền kinh tế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất tinh thần chưa được đảm bảo...Thực trạng kinh tế - xã hội đó đòi hỏi Đảng ta phải có những quyết sách xoay chuyển tình hình, tạo ra một bước ngoặt cho sự phát triển. Trên thực tế, Đảng ta đã làm được điều đó.
Thời kì đổi mới:
Nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng sa sút nghiêm trọng trong thời điểm diễn ra Đại hội VI năm 1986. Đảng nghiêm khắc đánh giá những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan, duy ý chí, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật khách quan. Một bài học sâu sắc được Đảng rút ra tại Đại hội VI là: "Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo những quy luật khách quan... Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, con người mới xã hội chủ nghĩa ngày càng hình thành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố"(16).
Sau nhiều năm cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương hướng xã hội chủ nghĩa hoá toàn bộ quan hệ sản xuất đã dẫn tới tình trạng sản xuất bị đình đốn, nền kinh tế phát triển chậm. Thực tiễn đó đã minh chứng một điều là cần phải mở ra một phương hướng mới để đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đó cũng đã chứng minh việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là một quá trình lâu dài, phức tạp và phải trải qua nhiều bước đường khác nhau. Đó là cả một quá trình tìm tòi, sáng tạo, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tiễn để vạch ra những bước đi tiếp theo, phải tránh sự dập khuân, máy móc. Lênin đã chỉ ra rằng "chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà người xã hội chủ nghĩa phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống(17).
Trên tinh thần đó, và xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước, tại Đại hội VI Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại, chính là bổ sung và phát triển những thành tựu ấy".
Đảng nhận thấy rõ nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời gian qua (trước Đại hội VI) là do những sai lầm, thiếu sót trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong cơ chế quản lý kinh tế. Chính vì vậy mà tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế đề ra lần này là nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Trong chủ trương xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, Đảng xác định rõ: xây dựng quan hệ sản xuất mới cả ba mặt, làm cho nó thật sự mang bản chất xã hội chủ nghĩa, gắn với mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất, là công việc to lớn, không thể làm xong trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khác với những năm trước đây, là những năm mà trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, từ Đại hội VI trở đi nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế đó là:
- Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó.
- Các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng khác.
Đảng khẳng định: chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xuất phát từ đặc trưng nói trên mà đề ra những chủ trương và biện pháp đúng đắn.
Việc thừa nhận nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần thể hiện sự nhận thức mới của Đảng ta về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lênin đã từng khẳng định: "Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm và đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy"(18). Ở một đoạn khác, Lê nin giải thích rõ hơn: Vậy thì, danh từ quá độ có nghĩa là gì? vận dụng vào kinh tế có phải có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có(19). Tuy chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa với tính cách là một chế độ xã hội, nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được. Do vậy, sự tồn tại của những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một điều hiển nhiên, nó nằm trong quy luật của sự phát triển nói chung, của sự phát triển xã hội nói riêng.
Từ thực tiễn đất nước sau thập kỷ đầu tiên cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta rút ra kết luận: "lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so vớ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ, đến quy mô lớn. Trong mỗi bước đi quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra lực lượng sản xuất mới, trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất mới tiến lên hình thức và quy mô mới thích hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển"(20).
Trong những năm trước Đại hội VI, Đảng đã có những biện pháp nóng vội, muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh, có xu hướng muốn tổ chức ngay các hợp tác xã quy mô lớn, không tính đến khả năng trang bị kỹ thuật, trình độ quản lý và năng lực cán bộ trước sự phát triển của thực tiễn, Đảng ta đã nhận thấy rõ những sai lầm do áp đặt chủ quan gây ra. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải có những quan hệ phù hợp với nó. "Những quan hệ sản xuất lạc hậu" hay "những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" ắt sẽ kìm hãm sự phát triển của nó. Thực ra kinh nghiệm này đã được Lênin rút ra từ thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Người đã dũng cảm chỉ ra rằng: "chúng ta đã thất bại trong cái ý định dùng phương pháp "xung phong", nghĩa là dùng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, trực tiếp nhất để thực hiện việc sản xuất và phân phối theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa"(21).
Từ đó Lênin đã quyết định chuyển sang thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP). Nội dung cơ bản của NEP có thể trình bày ngắn gọn như sau: thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực, cho phép tự do buôn bán, chủ nghĩa tư bản nhà nước(22). Như vậy, NEP đã đặt ra một vấn đề có thể nói là hết sức mới mẻ đối với chủ nghĩa Mác - vấn đề về khả năng và sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp "quá độ gián tiếp" với nhiều nấc thang trung gian. Trước hết điều đó có liên quan đến nền sản xuất hàng hoá nhỏ ở một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà tuyệt đại đa số là nông dân. Lênin viết, "không nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những nước tư bản phát triển..."(23). Đây đều là những kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
Việc thừa nhận nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần cũng có nghĩa là ngoài chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, cho phép những cá nhân được phép sử dụng vốn để sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Sự điều chỉnh này đã góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước, phát huy được tính năng động, chủ động, sáng tạo của người lao động do nó gắn liền với lợi ích cá nhân của họ - một động lực không nhỏ đối với sự phát triển xã hội. Hơn nữa, sự điều chỉnh này còn phát huy được tiềm năng tuy phân tán nhưng rất quan trọng trong nhân dân, bao hàm cả về sức lao động, kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tự tạo việc làm...
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là một nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, để tiến hành vững chắc công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát huy tác dụng tích cực của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, "điều quan trọng nhất là củng cố và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, trước hết là làm cho kinh tế quốc doanh thật sự giữ vai trò chủ đạo, chi phối được các thành phần kinh tế khác"(24). Nghĩa là, công hữu về tư liệu sản xuất phải là hình thức sở hữu chính, chủ yếu, căn bản ở nước ta.
Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp trong những năm trước đây (trước Đại hội VI) đã không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn phân phối lưu thông và làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chính vì vậy mà Đảng ta tiếp tục chủ trương việc triển khai thực hiện một cách triệt để việc đổi mới cơ chế quản lý đã được đề ra tại Đại hội V. Cơ chế mới về quản lý kinh tế mới chính là "cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ"(25).
Tính kế hoạch là đặc trưng số một của cơ chế quản lý kinh tế, ngay từ buổi đầu của thời kỳ quá độ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế quốc dân theo một kế hoạch thống nhất. Để tăng cường vai trò của tính kế hoạch trong nền kinh tế quốc dân, Đảng chủ trương đổi mới kế hoạch hoá: "kế hoạch kinh tế quốc dân trong những năm tới phải bảo đảm thực hiện phương hướng sắp xếp lại nền kinh tế, bố trí đúng cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư theo chương trình mục tiêu. Các cân đối kế hoạch được xây dựng từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên với sự hướng dẫn và điều hoà của Trung ương. Kết hợp kế hoạch hoá theo ngành và kế hoạch hoá trên địa bàn lãnh thổ"(26). Các đơn vị kinh tế cơ sở với quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, chủ động tiếp cận nhu cầu thị trường, khai thác mọi khả năng để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước.
Trong 5 năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới, công tác kế hoạch hoá đã có những bước tiến lớn có tác dụng tích cực đến quá trình sản xuất của các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Công tác kế hoạch hoá đã chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng là chủ yếu. Do đó, đã tạo được tính độc lập, tự chủ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Khác với cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp, cơ chế quản lý mới này đặc biệt chú ý và sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ: "Việc sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ đòi hỏi sản xuất phải gắn với thị trường, mọi hoạt động kinh tế phải so sánh chi phí với hiệu quả, các tổ chức và đơn vị kinh tế tự bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất mở rộng"(27).
Cơ cế quản lý mới này có tác dụng rất lớn đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cuộc cải cách giá, chuyển từ hệ thống định giá hành chính sang cơ chế thị trường đã góp phần không nhỏ vào việc điều hoà cung cầu và giảm bớt chênh lệch về giá hàng hoá giữa các vùng trong nước nhờ giá cả phản ánh đúng giá trị và quan hệ cung cầu, do đó đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển. Sau 5 năm thực hiện cơ chế mới, "hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi"(28).
Tuy nhiên, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cũng có tác động không nhỏ tới các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là ảnh hưởng tới các hợp tác xã thuộc lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xuất hiện hiện tượng tư nhân hoá các hợp tác xã. Tới năm 1991, khoảng 20% hợp tác xã, trong đó có những đơn vị chỉ là kinh tế tập thể về hình thức, cá thể hoặc chyển sang hoạt động dưới dạng tư nhân, ngay cả kinh tế nhà nước cũng vậy, mới chỉ gần một phần ba các xí nghiệp quốc doanh vươn lên trong kinh doanh và thích ứng được với cơ chế mới(29). Trong khi đó, cơ chế quản lý mới do mới hình thành nên còn nhiều hạn chế, còn thiếu nhiều luật lệ, chính sách đảm bảo sản xuất, kinh doanh đúng hướng, chậm tổng kết để đề ra chương trình tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế có hệ thống. Bên cạnh những tiến bộ, sự quản lý và điều hành vĩ mô của Nhà nước ở các cấp cũng bộc lộ nhiều mặt non yếu. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều người có vốn lớn nhưng vẫn chưa mạnh dạn đầu tư, nhất là vào lĩnh vực sản xuất, vì môi trường kinh doanh chưa bảo đảm và có phần chưa tin vào sự ổn định của chính sách.
Đồng thời với việc điều chỉnh cơ cấu thành phần kinh tế và quản lý kinh tế, Đảng chủ trương tiếp tục điều chỉnh quan hệ phân phối sản phẩm lao động theo hướng mà Đại hội V đã đề ra. Trong chủ trương lần này Đảng nhấn mạnh: "việc thực hiện đúng nguyên tắc theo chế độ phân phối theo lao động đòi hỏi sửa đổi một cách căn bản chế độ tiền lương theo hướng đảm bảo yêu cầu tái sản xuất sức lao động, khắc phục tính bình quân... áp dụng các hình thức trả lương gắn chặt với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế"(30). Quan hệ phân phối này không những có tác dụng khắc phục được những mặt hạn chế trong quan hệ phân phối trước đây, như tính ỷ lại, thụ động, dựa dẫm... của người lao động mà nó còn có tác dụng kích thích người lao động hăng say sản xuất. Do đó, quan hệ phân phối này sẽ tác động tích cực tới việc tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất. Đối với những người lao động ngoài các cơ quan, xí nghiệp, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh tới việc tôn trọng lợi ích chính đáng của những người hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, có ích cho xã hội.
Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng, tình hình lương thực, thực phẩm có chuyển biến tốt. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1989 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu; hàng hoá thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng, lưu thông thuận lợi(31).
Một thành tựu khác về đổi mới kinh tế là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Tuy còn có những hạn chế nhất định tồn tại trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng những thành tựu bước đầu này chính là những tiêu chuẩn để Đảng ta đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng nhận định: công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, chứng tỏ đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.
Tại Đại hội VII năm 1991, Đảng chủ trương tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc. Trong lĩnh vực quan hệ sản xuất, Đảng chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Những điều chỉnh của Đảng về quan hệ sản xuất tại Đại hội VI đã tạo ra những hệ quả tất yếu của nó, đó là mộtnền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã dần hình thành. Sự hình thành nền kinh tế đó ở nước ta trước hết là do sự đổi mới các quan hệ sở hữu. Nếu như trước đây (trước Đại Hội VI), nền kinh tế nước ta chủ yếu là sở hữu toàn dân và tập thể thì hiện nay ngoài 2 hình thức sở hữu đó còn tồn tại nhiều thành phần sở hữu khác. Những năm trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhấn mạnh bảo đảm sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhưng lại không chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, không chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu, không chấp nhận cơ chế thị trường... dẫn đến tình trạng lực lượng sản xuất bị kìm hãm không phát triển được, sản xuất trì trệ, nền kinh tế sa sút. Với chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đất nước được đề ra tại Đại hội VI, quan niệm của Đảng ta về quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có sự thay đổi. Điều này đã được một số nhà nghiên cứu chỉ rõ: "trong quan niệm hiện nay của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã chứa đựng những tư tưởng đổi mới về quy luật của sự phù hợp khách quan giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cái có ý nghĩa quyết định trong quy luật này là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy, trong sự phù hợp với trình độ phát trển của lực lượng sản xuất, sự tồn tại của các thành phần sở hữu đa dạng ở một nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn có cơ sở"(32).
Việc thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và các hình thức sở hữu khác nhau tất yếu phải có những thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế. Nếu như ở Đại hội VI Đảng ta mới chủ trương thay cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bằng cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thì tới nay, việc điều tiết nền kinh tế đất nước còn có sự tham gia của cơ chế thị trường. Trong cơ chế này, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện. Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhằm tạo ra một môi trường kinh tế sôi động, Đảng chủ trương "kiên trì vận dụng cơ chế giá thị trường đối với sản xuất hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng"(33).
Sự vận hành của cơ chế thị trường chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đảng chỉ rõ: "Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát chặt chẽ và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế, đảm bảo sự hài hoà giữa phát trển kinh tế và phát triển xã hội"(34).
Như vậy, sự quản lý của Nhà nước sẽ đảm bảo cho các hoạt động kinh tế diễn ra một cách bình thường, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị nhưng vẫn có tác dụng làm cho nền kinh tế phát triển theo một hướng đã định, đảm bảo nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với ý nghĩa đó, vai trò của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế sẽ tạo cho các đơn vị kinh tế một môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để quản lý tốt nền kinh tế đất nước, Nhà nước phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô sao cho lực lượng sản xuất có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho đất nước. Nhận thức rõ điều đó, tại Đại hội VII Đảng chủ trương tiếp tục đổi mới, bổ sung và đồng bộ hoá hệ thống pháp luật; nâng cao chất lượng kế hoạch hoá, lấy thị trường làm đối tượng và căn cứ quan trọng nhất; xây dựng chính sách tài chính quốc gia và thực hiện cải cách cơ bản tài chính Nhà nước; ...
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện những chủ trương này vẫn còn nhiều hạn chế, "hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm, công tác tài chính ngân hàng, kế hoạch hoá,... đổi mới chậm"(35). Tình hình đó đặt ra một nhiệm vụ đối với Đảng và Nhà nước ta là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô.
Trong quan hệ phân phối sản phẩm, để kích thích nền kinh tế hàng hoá phát triển, tại Đại hội VII, Đảng chú trọng tới việc điều chỉnh từ trả lương bằng hiện vật sang hình thức trả bằng tiền, kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Đảng nhấn mạnh: "cải cách cơ bản chính sách tiền lương và tiền công theo nguyên tắc tiền lương và tiền công phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tiền tệ hàng hoá tiền lương, xoá bỏ chế độ bao cấp ngoài lương dưới hình thức hiện vật; thực hiện mối tương quan hợp lý về tiền lương và thu nhập của bộ phận lao động xã hội"(36). Ngoài ra, Đảng cũng khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa trên kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; bảo hộ các nguồn thu nhập hợp pháp; điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành, các vùng... các chính sách phân phối đó thể hiện rõ một nguyên tắc mà Đảng đã nêu ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Do đó, quan hệ phân phối này đảm bảo được tính công bằng giữa những người lao động, đó là một điều kiện quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngoài việc đổi mới và hoàn thiện các quan hệ sản xuất, Đảng còn đưa ra những chủ trương, biện pháp để nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất. Văn kiện Đại hội VII chỉ rõ: quan điểm của chúng ta là: trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp, lao động còn dư thừa, vốn còn hạn chế, ta phải kết hợp nhiều trình độ công nghệ, vừa tận dụng công nghệ sẵn có và từng bước cải tiến, nâng cao, vừa cố gắng tranh thủ công nghệ mới, lựa chọn từng mặt, từng khâu, từng ngành, mỗi cơ sở có khả năng tiến thẳng vào công nghệ hiện đại... Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đây là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển...
So với 5 năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới, giai đoạn 1991 - 1996 này Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới đi vào chiều sâu của quan hệ sản xuất. Nhờ đó, nền sản xuất nước ta đã có một quan hệ sản xuất tương đối phù hợp, do đó lực lượng sản xuất được giải toả, tháo gỡ khỏi nhiều lực cản để phát triển.
Trong giai đoạn 1991 - 1995, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,2%, lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 còn 67,1% năm 1991, 12,7% năm 1995. Lương thực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được 2 triệu tấn gạo mỗi năm. Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp trọng yếu được xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho sự phát triển. Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nân dân khá hơn trước. ổn định chính trị - xã hội được giữ vững. Nhiệm vụ đề ra cho 5 năm 1991 - 1995 đã hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm (37).
Những thành tựu đó một lần nữa khẳng định sự nghiệp đổi mới đất nước được đề ra tại Đại hội VI là đúng đắn. Và đây cũng chính là những tiêu chí sát thực nhất để khẳng định những điều chỉnh trong quan hệ kinh tế của Đảng ta là phù hợp.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, lực lượng sản xuất ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế - xã hội không ngừng được ổn định và phát triển. Từ thực tiễn đó, tại Đại hội VIII năm 1996, Đảng ta nhận định: nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là một nhận định cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc đề ra phương hướng, nhiệm vụ sắp tới.
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng ta chỉ rõ là: "xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". "Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp"(38). Công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là nhằm đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất, giúp cho quá trình cơ khí hoá, hiện đại hoá được diễn ra nhanh hơn. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nội dung không thể thiếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lê nin đã từng khẳng định: "cơ sở kinh tế duy nhất có thể có được của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí. Ai quên điều đó, người đó không phải là người cộng sản"(39). Tất nhiên, trong quá trình này người lao động phải không ngừng nâng cao trình độ khoa học và kiến thức chuyên môn để sử dụng, cải tiến và sáng tạo ra những công cụ lao động tiên tiến nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của con người.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng có ý nghĩa là phải đầu tư rất lớn cho tư liệu sản xuất, mà trước hết là công cụ lao động. Nếu như năm 1995 tổng mức đầu tư cho xây dựng cơ bản (bao gồm xây lắp, thiết bị và xây dựng cơ bản khác) là 26047,8 tỷ đồng, thì bắt đầu từ những năm thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá con số này đột ngột tăng: Năm 1996 là 35894,4 tỷ đồng; năm 1997 là 46570,4 tỷ đồng; năm 1998 là 51600,0 tỷ đồng ...(40). Nếu so sánh với năm 1995 thì năm 1998 tổng mức đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng gần 2 lần. Đó thực sự là một sự biến đổi lớn trong nội dung lực lượng sản xuất. Đảng nhấn mạnh: "nếu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp"(41).
Để khẳng định nền kinh tế nhiều thành phần mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng chỉ rõ: "cần thiết phải chăm lo đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, làm cho kinh tế nhà nước làm ăn thực sự có hiệu quả, phát huy vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã phấn đấu dần dần trở thành nền tảng của nền nền kinh tế quốc dân"(42). Một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy, Đảng ta đặc biệt coi trọng sự phát triển của kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã nhằm củng cố và phát triển chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Cho nên, mặc dù nền kinh tế nước ta có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đối với kinh tế hợp tác xã, Đảng đã có những điều chỉnh thích hợp với cơ chế thị trường: "Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung"(43). Như vậy, sự điều chỉnh này đã đảm bảo được tính tự nguyện của người lao động khi tham gia hợp tác xã do có được cơ chế gắn người lao động với sản xuất, đảm bảo được lợi ích kinh tế của các xã viên. Đây chính là những điều kiện, những yêu cầu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với mục đích huy động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, Đảng nhấn mạnh tới việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước(44). Điều đó cũng có nghĩa là chấp nhận sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực chất của giải pháp này chính là để phát triển kinh tế tư bản nhà nước và đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù luôn được sự quan tâm chú trọng của Đảng và Nhà nước, nhưng trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo của mình. "Hầu hết các doanh nghiệp kinh tế nhà nước đều hoạt động thiếu tính năng động và quá ỷ lại vào Nhà nước. Trong một số trường hợp, thậm chí kinh tế nhà nước còn vô tình hoặc cố ý bỏ rơi trận địa mà mình chiếm lĩnh, tiếp tay cho những phần tử tham nhũng, tiêu cực"(45). Sự kém năng động đó của các doanh nghiệp nhà nước đã làm suy giảm đáng kể chức năng định hướng phát triển và điều tiết kinh tế, điều tiết thị trường của kinh tế nhà nước trong quản lý nhà nước về kinh tế. Tình hình đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những biện pháp thiết thực hơn trong những giai đoạn tiếp sau để nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về kinh tế.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta khẳng định: "cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa"(46). Nền kinh tế đất nước sau những năm vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế đã thoát ra khỏi khủng hoảng, sản xuất phát triển, hàng hoá dồi dào, lưu thông thuận lợi... Cơ chế thị trường có tác dụng như một guồng máy hoạt động của nền sản xuất và trong lưu thông hàng hoá, nó tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp. Đồng thời nó cũng có tác dụng như là một công cụ, một phương thức để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và mở ra cơ hội để tiếp xúc với bên ngoài... Cho nên, sự tồn tại của cơ chế thị trường là yếu khách quan và tất yếu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, cơ chế thị trường còn có những tác động tiêu cực với bản chất của chủ nghĩa xã hội, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, hiện tượng suy đồi đạo đức ngày càng phổ biến... Chính vì vậy, vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực. Phải xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, đồng thời xây dựng và hoàn thiện các công cụ pháp luật, kế hoạch các thiết chế tài chính, tiền tệ và những phương tiện vật chất và tổ chức cần thiết cho sự quản lý của nhà nước tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động hữu hiệu. Nhà nước thực hiện sự quản lý vĩ mô của mình bằng các công cụ, phương tiện. Để nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước thì nhất thiết phải không ngừng đổi mới, bổ sung và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô này. Để các công cụ quản lý vĩ mô này phát huy hiệu lực, đòi hỏi việc xây dựng chúng phải xuất phát từ thực tiễn, từ những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trên cơ sở đó, Đảng khẳng định: "thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch hoá"(47).
Trong quá trình thực hiện các chủ trương trên, Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện vai trò quản lý kinh tế, quá trình xây dựng và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô đã đạt được những thành tựu nhất định, chẳng hạn như việc xây dựng hoàn chỉnh và cho ban hành Luật doanh nghiệp trong năm 2000 vừa qua, chính vì thế mà hơn 15 nghìn doanh nghiệp (chủ yếu là tư nhân và hỗn hợp) đã ra đời trong năm 2000. Cũng chính sự ra đời của Luật doanh nghiệp đã làm cho tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế tăng nhanh trong năm 2000: so với năm 1999, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp nhà nước tăng 12,2%, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 18,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,5%(48). Tuy nhiên, trong công tác quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn còn có những mặt chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của lực lượng sản xuất, văn kiện Đại hội IX của Đảng đánh giá: cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp; chưa bổ sung những cơ chế chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất ... Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật còn rất chậm. Những mặt hạn chế này đang đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với Đảng và Nhà nước ta là mau chóng phát hiện ra những bất hợp lý trong quan hệ sản xuất để sớm điều chỉnh cho phù hợp với lực lượng sản xuất đang không ngừng vận động, sự vận động của lực lượng sản xuất có thể làm nảy sinh những thành phần kinh tế mới, chẳng hạn như thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đòi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng có những chủ trương, chính sách để các thành phần kinh tế phát huy hết khả năng của mình, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta chấp nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là vì mục tiêu con người, làm cho đời sống người lao động ngày càng sung túc hơn, tiến bộ hơn.. Cho nên, trong quan hệ phân phối, Đảng ta luôn chú trọng tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ là động lực, mà còn là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chúng ta không thể chấp nhận tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà phải luôn gắn với một quan hệ phân phối đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động, phải làm cho bản chất xã hội chủ nghĩa ngày càng sáng tỏ hơn.
Giai đoạn 1996-2000 là giai đoạn mà nền kinh tế nước ta phát triển trong những điều kiện rất khó khăn: những yếu kém vốn có của nền kinh tế nước ta; những thiên tai liên tiếp; cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế ở một số nước châu Á; tình hình thế giới diễn biến phức tạp... Tuy vậy, nền kinh tế nước ta vẫn đạt được những tành tựu quan trọng; Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7% (mục tiêu đặt ra tại Đại hội VIII là 9-10%). Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra"(49). Nếu so sánh với giai đoạn 1991-1995 thì giai đoạn này có sự giảm sút rõ rệt, tổng sản phẩm trong nước đạt 8,2% trong giai đoạn 1991 - 1995 nay giảm xuống còn 7%. Sự giảm sút đó có nguyên nhân không nhỏ từ các điều kiện khách quan gây ra, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được những nguyên nhân do chủ quan gây ra. Những đổi mới trong lĩnh vực kinh tế tuy đã đi đúng hướng nhưng còn chậm, đặc biệt là trong công tác quản lý kinh tế, chưa theo kịp sự vận động của lực lượng sản xuất, chưa có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế, thành công bước đầu trong việc chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục một bước tình trạng nước nghèo và kém phát triển, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, trình độ phát triển của nước ta còn thua kém nhiều so với một số nước xung quanh và nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn vẫn là thách thức. Hoàn cảnh đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tại Đại IX năm 2001, Đảng ta thể hiện rõ quyết tâm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì nhất thiết phải có một nền sản xuất phát triển, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của nền sản xuất. Nhưng lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất phù hợp với nó, chính vì vậy tại đại hội IX Đảng ta tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, sự vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một yêu cầu tất yếu khách quan. Bởi vì trong thời kỳ quá độ ở nước ta, những điều kiện chung của kinh tế hàng hoá vẫn tồn tại: sự phân công lao động xã hội đang phát triển mạnh mẽ; sự chuyên môn hoá và hợp tác lao động đã mở ra trên phạm vi quốc tế; nền kinh tế đã và đang tồn tại với nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động; mỗi hình thức sở hữu có nhiều đơn vị kinh tế độc lập về sản xuất, kinh doanh... Mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp tồn tại một thời đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường đã thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển. Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường đang tạo nên những cơ sở vật chất quan trọng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng ta chỉ rõ: "mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân"(50). Do đó, có thể coi kinh tế thị trường là một công cụ, một phương tiện để chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội.
Lực lượng sản xuất chỉ có thể phát huy hết khả năng của nó trên một "địa bàn đầy đủ", tức là trên một quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của nó. Hơn lúc nào hết, Đảng ta đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng một quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là một công việc không hề đơn giản bởi trên thực tế trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp kém, có sự đan xen giữa 3 cấp độ thủ công - cơ khí - hiện đại, "cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại, trong mỗi vùng, mỗi ngành vẫn còn phải chuyển biến sản xuất từ thấp đến cao, từ kinh tế tự cung, tự cấp lên sản xuất hàng hoá nhỏ, từ sản xuất hàng hoá nhỏ lên hàng hoá tư nhân, tư bản nhà nước, từ kinh tế cá thể tiến lên kinh tế tập thể; ..."(51). Chính vì thế mà Đảng ta luôn nhấn mạnh tới việc phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối". Đảng cũng xác định rõ động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức, kết hợp hài hoà các lợi ích tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội. Việc xây dựng các quan hệ sản xuất mới cả trên phương diện sở hữu, quản lý và phân phối một cách hợp lý sẽ làm cho động lực đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đất nước.
Với kinh nghiệm sau nhiều năm lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhận thấy rõ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ xã hội hoá cao các lực lượng sản xuất hiện đại, từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng về cơ bản. Điều đó lý giải tại sao Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là một quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài trải qua nhiều bước và nhiều hình thức từ thấp tới cao. Sự nóng vội, đốt cháy giai đoạn, bỏ qua những hình thức trung gian sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế đất nước, thậm chí còn gây ra sự phung phí, phá hoại lực lượng sản xuất. Trên thực tế, điều này đã được Đảng ta đúc kết thành một bài học. Cho nên, việc xây dựng chế độ công hữu nói riêng và quan hệ sản xuất mới nói chung đòi hỏi phải từ thực tiễn tìm tòi, thử nghiệm để xây dựng nên. "Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội"(52) .Từ tiêu chuẩn này cho phép chúng ta đánh giá chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu của Đảng ta trong điều kiện hiện nay là đúng đắn.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế. Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc khắc phục những yếu kém, thúc đẩy những nhân tố tích cực luôn nảy sinh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng hoàn thiện và sử dụng các công cụ như pháp luật, chính sách,... Đảng ta nhấn mạnh: "Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường để kích thích sản xuất, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân"(53). Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế đất nước, vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành, phát triển các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc quản lý và điều tiết tốt các loại thị trường, nhất là thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối... sẽ tránh được những đột biến xấu cho nền kinh tế đất nước.
Tại Đại hội Đảng IX, Đảng tiếp tục chủ trương đổi mới sâu rộng cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước. Để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, Đảng đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô, nhất là đối với kinh tế Nhà nước, Đảng nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, coi đó là động lực vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đảng đưa ra giải pháp: "thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần 100% vốn; giao, bán, khoán, cho thuê,... Các doanh nghiệp loại nhỏ Nhà nước không cần nắm giữ, sáp nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả và không thực hiện tốt các biện pháp trên"(54). Đây là một giải pháp quan trọng, hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường huy động vốn tiềm tàng trong dân cư đầu tư vào doanh nghiệp, tập trung được đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, thúc đẩy và huy động các nguồn đầu tư trong nước. Thực hiện giải pháp này cũng có nghĩa là cần phải tích cực chuyển giao, chuyển đổi một số công nghệ sản xuất và dịch vụ cho các thành phần kinh tế khác, do đó đây là một bước đi cần phải hết sức thận trọng.
Ngoài ra, Đảng cũng đặc biệt chú trọng tới việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ sở kinh tế có yên tâm sản xuất kinh doanh hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước. Một môi trường sản xuất kinh doanh ổn định, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh phát huy hết khả năng của mình. Chính vì vậy mà Đảng ta luôn quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước để tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Đảng cũng chú trọng tới việc "đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hoá, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, tăng cường thông tin kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, công tác kế toán thống kê; ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ trong dự báo, kiểm tra tình hình thực hiện ở các cấp vĩ mô và doanh nghiệp"(55).
Việc xây dựng các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế gắn liền với hạch toán kinh tế cũng như gắn liền với việc sử dụng các thành tự khoa học - công nghệ, không những có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao trình độ dự báo kinh tế - xã hội mà còn bảo đảm các cân đối tổng thể cơ bản của nền kinh tế (cung - cầu; tiền - hàng; thu - chi; xuất - nhập, tích luỹ - tiêu dùng..). Việc đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế là một yêu cầu tất yếu để nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước, đưa nền kinh tế đất nước phát triển theo định hướng xã hội và đảm bảo cho mọi thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh.
Trong chủ trương thực hiện quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội IX, Đảng tiếp tục khẳng định một hình thức phân phối chủ yếu là phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Cũng tại Đại hội IX, Đảng đề ra chủ trương phân phối "theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội"(56). Đây là một bước tiến so với nguyên tắc phân phối được nêu trong văn kiện các Đại hội VI, VII và VIII. Bởi vì, nguyên tắc phân phối này đã tính đến nét đặc thù của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta đang có nhu cầu bức bách phải thu hút vốn đầu tư để có điều kiện và mở rộng sản xuất. Tất nhiên, đây chưa phải là nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội, nhưng nó phù hợp với thực tiễn của thời kỳ quá độ. Do đó, nguyên tắc phân phối này chính là nguyên tắc phân phối của thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội cho dù nó chưa phản ánh đầy đủ nét đặc thù của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nói tóm lại, chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nếu đánh giá một cách tổng thể về đường lối kinh tế của Đảng ta kể từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng đến nay có thể thấy có sự khác nhau giữa 2 giai đoạn trước và sau đại hội VI năm 1986. Ở thập kỉ đầu tiên cả nước thống nhất đi lên CNXH, đường lối kinh tế của Đảng ta có nhiều điểm không hợp lý, không phù hợp với điều kiện, tình hình của nước ta. Bước vào thời kì đổi mới (từ năm 1986), Đảng ta đã đưa ra được một đường lối kinh tế đúng đắn, đường lối kinh tế đó vừa gắn liền với những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa có sự phát triển sáng tạo, phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh nước ta. Nhờ có đường lối kinh tế đúng đắn đó đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao (năm 2004 là 7,7 %), tình hình chính trị ổn định, quốc phòng an ninh vững chắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện (tính đến 31/12/2002 là khoảng 500 USD/ người(57), vị thế đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế…Những thành tựu đó chính là cơ sở để khẳng định đường lối kinh tế đúng đắn của đảng ta trong giai đoạn hiện nay.
Ví dụ như Cảnh quê hương nha.
Mở đoạn:
- Giới thiệu quê hương em.
Ví dụ: Địa điểm quê mình ở đâu?, có những văn hóa phong tục nổi bật gì?,...
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Chọn một cảnh mà mình muốn tả:
Ví dụ là: cảnh sáng sớm, các cô các bác ra đồng làm ruộng.
- Tả bầu trời buổi sáng lúc đó:
+ Hoạt động và hình thái của của ông mặt trời (động từ, danh từ)
+ Bầu trời lúc đó như thế nào? (tính từ, danh từ)
+ Không khí lúc đó và cảnh vật, cây cối ra sao? (Danh từ, động từ, tính từ).
- Tả những ngôi nhà.
- Tả con vật: con chó, con mèo còn đang ngủ,...
- Tả hoạt động của mọi người lúc đó:
+ Đang cấy lúa, mạ,...
- Nêu lên suy nghĩ của mình với khung cảnh này:
+ Đây là một khung cảnh như thế nào?, tạo bức tranh đồng quê đẹp đẽ ra sao?
- Bày tỏ cảm xúc của mình đối với cảnh này:
+ Mình cảm thấy khung cảnh này quen thuộc, đơn giản như thế nào?
+ Mình yêu thích nhất ở nó điểm gì?, lí do mà mình yêu thích là gì?
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của quê hương mình và tình yêu mình danh cho quê hương.
+ Lý do vì sao mình đặc biệt thích cảnh vật này.
-> Gắn bó lâu dài với tuổi thơ mình.
-> Là cảnh vật quen thuộc thân thương.
- Hứa hẹn mai sau làm gì để giúp quê hương mình phát triển hơn.
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.
Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.
Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép. Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.
Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng, tất cả, tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ.
Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20/11.
Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em, để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!
^^
Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.
Từ xưa, ca dao đã có câu:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
ược coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".
Thầy cô ơi! Những người thiêng liêng cao quý những người lái đò tận tụy ngày đêm. Họ những người mở ra con đường mới cho đàn em thơ dại, công ơn của thầy cô ôi làm sao có thể kể hết được.Người ta thường nói: "Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy" để so sánh công ơn của thầy cô giáo chỉ đứng sau cha mẹ. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn, kính trọng và học cho thật giỏi để đền đáp công ơn của thầy cô giáo.Nhiều hy sinh, kiên trì, gương mẫu... đôi khi là những giọt nước mắt lặng thầm để rèn luyện các em nên người. Thầy dạy chúng em biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng trong sạch... để ngẩng cao đầu với bạn bè. Cuộc đời thầy đưa biết bao người qua dòng sông tri thức...Không gì đền đáp được cái công lao to lớn ấy. Chúng em là 1 học sinh cuối cấp xin đăng gửi đến thầy cô những lời cảm ơn, những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất.Cứ mỗi năm mùa thu tới, chúng em lại vui mừng đón chào ngày nhà giáo Việt Nam. Hòa chung với không khí vui tươi đó, chi đội... ra số báo đặc biệt để tỏ lòng biết ơn thầy cô, tựa người cha, người mẹ thứ hai của chúng em Thầy cô nâng đỡ ta ngay từ khi còn thơ bé, dạy ta cho tới lúc trưởng thành. Công trời biển ấy thật cao cả biết bao nhiêu !Nhân ngày lễ nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng em xin được gửi tặng đến thầy cô ngàn lời yêu thương, ngàn trái tim kính phục. Bằng tấm lòng thành kính, xin dành tặng đến người thuyền trưởng những lời tri ân sâu sắc ấy.
"Ngoài khơi xa bao la từng đợt sóng
Con thuyền nhỏ vẫn hướng đích tiến lên
Bởi bên em có thuyền trưởng ngày đêm
Cùng thủy thủ vững tay chèo lái. "
^^
Học tốt nha bạn !