Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn nghệ là tiếng nói từ tâm hồn, tình cảm của con người, có lẽ vậy, người ta tìm đến văn nghệ với nhiều mục đích khác nhau. Với tôi, tới các tác phẩm văn nghệ để khám phá cái đẹp của cuộc sống, trải nghiệm cảm xúc, từ các tác phẩm đó, tôi thấy nhiều góc nhìn, nhiều thế giới muôn màu, muôn vẻ cùng song song tồn tại. Tôi còn nhớ cách đây không lâu, mình tìm đọc lại tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu, những điều trước kia tôi hiểu không còn nằm ở đó nguyên vẹn, suy nghĩ của tôi thay đổi, góc nhìn của tôi thay đổi. Tôi nhìn thấy những điều mới mẻ hơn, sâu sắc hơn chứ không đơn thuần như trước. Chắc hẳn, vốn sống, trải nghiệm đã giúp tôi cảm nhận được tác phẩm một cách sâu sắc hơn.
Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Khổ thơ hai là hình ảnh của đất nước vào mùa xuân "Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy quanh lưng/ Mùa xuân người ra đồng/Lộc trải dài nương mạ/Tất cả như hối hả/Tất cả như xôn xao..". Nhà thơ đã thật tài tình khi đặt hai hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng" ngay trong cùng một khổ thơ. Đây đều là những người làm nên màu xuân của đất nước. Nếu những người cầm súng là những người bảo vệ Tổ quốc, đem lại cuộc sống yên bình, ấm no cho nhân dân thì những người ra đồng lại là những người làm ra trái ngọt, hạt gạo để nuôi những "người cầm súng". Hơn thế nữa, các hình ảnh này còn được kết hợp với "lộc giắt đầy quanh lưng" và "lộc trải dài nương mạ". Điều này vừa làm nên cái hay, cái đẹp cho câu thơ vừa nhấn mạnh những gì mà hai con người này tạo ra chính là "lộc" của đất nước. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc "tất cả như" kết hợp với hai từ láy "hối hả" và "xôn xao" vừa tạp nhịp điệu cho câu thơ vừa thể hiện tâm trạng, cảm xúc của thi nhân. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắm thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!
- TP cảm thán: Ôi!
- TP tình thái: Hẳn là
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Tâm trạng tiếc nuối lưu luyến của nhà thơ trong giây phút chia ly thật xúc động, mãnh liệt. Dòng cảm xúc “thương trào nước mắt” được diễn tả giản dị mà sâu lắng. Ước nguyện thành kính của nhà thơ được giãi bày qua khao khát:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Điệp từ “muốn làm” nhấn mạnh khao khát tới cháy bỏng, được ở cạnh, được đứng canh giấc ngủ yên bình cho Bác đã thôi thúc nhà thơ muốn hóa thân thành cảnh vật, sự sống xung quanh lăng Người. Tác giả vừa bộc lộ trực tiếp, vừa bộc lộ gián tiếp tình cảm chân thành của nhà thơ. Điều đặc biệt là hình ảnh cây tre được lặp lại trong khổ thơ cuối có nhiều nét mới. Hình ảnh cây tre lúc này ẩn dụ cho lòng thành kính, sự trung thành với lý tưởng cách mạng và Bác. “Cây tre trung hiếu” cũng chính là phẩm chất của con người Việt Nam, mãi mãi kiên trung với Bác và lý tưởng cách mạng.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Tâm trạng tiếc nuối lưu luyến của nhà thơ trong giây phút chia ly thật xúc động, mãnh liệt. Dòng cảm xúc “thương trào nước mắt” được diễn tả giản dị mà sâu lắng. Ước nguyện thành kính của nhà thơ được giãi bày qua khao khát:
Muốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Điệp từ “muốn làm” nhấn mạnh khao khát tới cháy bỏng, được ở cạnh, được đứng canh giấc ngủ yên bình cho Bác đã thôi thúc nhà thơ muốn hóa thân thành cảnh vật, sự sống xung quanh lăng Người. Tác giả vừa bộc lộ trực tiếp, vừa bộc lộ gián tiếp tình cảm chân thành của nhà thơ. Điều đặc biệt là hình ảnh cây tre được lặp lại trong khổ thơ cuối có nhiều nét mới. Hình ảnh cây tre lúc này ẩn dụ cho lòng thành kính, sự trung thành với lý tưởng cách mạng và Bác. “Cây tre trung hiếu” cũng chính là phẩm chất của con người Việt Nam, mãi mãi kiên trung với Bác và lý tưởng cách mạng.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Tâm trạng tiếc nuối lưu luyến của nhà thơ trong giây phút chia ly thật xúc động, mãnh liệt. Dòng cảm xúc “thương trào nước mắt” được diễn tả giản dị mà sâu lắng. Ước nguyện thành kính của nhà thơ được giãi bày qua khao khát:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Điệp từ “muốn làm” nhấn mạnh khao khát tới cháy bỏng, được ở cạnh, được đứng canh giấc ngủ yên bình cho Bác đã thôi thúc nhà thơ muốn hóa thân thành cảnh vật, sự sống xung quanh lăng Người. Tác giả vừa bộc lộ trực tiếp, vừa bộc lộ gián tiếp tình cảm chân thành của nhà thơ. Điều đặc biệt là hình ảnh cây tre được lặp lại trong khổ thơ cuối có nhiều nét mới. Hình ảnh cây tre lúc này ẩn dụ cho lòng thành kính, sự trung thành với lý tưởng cách mạng và Bác. “Cây tre trung hiếu” cũng chính là phẩm chất của con người Việt Nam, mãi mãi kiên trung với Bác và lý tưởng cách mạng.
Bạn tham khảo :
Chắc hẳn ai cũng biết, chúng ta đang sống trong thời đại 4.0. Do vậy mà nhiều người đã quên đi những thú vui thường nhật mà trước vẫn thường làm. Ôi ! Thật là một điều không tốt cho xã hội hiện tại. Thay vào đó chính là việc sử dụng smartphone, máy tính bảng,... để lên mạng đọc tin tức, đọc sách báo, giải trí, mua sắm. Bây giờ chỉ cần một nút chạm thôi là cả thế giới thay đổi liền. Đặc biệt là những bạn trẻ ngày nay, hình như các ban đã quên hẳn đi việc đọc sách. Đọc sách đem đến cho chúng ta một nguồn tri thức dồi dào. Học và đọc nhiều không bao giờ là thừa hết. Chúng ta càng hiểu biết nhiều, có kiến thức càng rộng thì con đường tương lai càng rộng mở và có thể thực hiện được tâm nguyện của Bác Hồ đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?". Việc đọc sách ít, hay không đọc sách khiến cho giới trẻ có năng lực đọc kém, viết sai chính tả, nói năng không đúng mực. Có thể cho rằng vốn từ của các bạn ngày càng hạn hẹp hơn so với những người có thói quen đọc sách. Một thực tế nữa là giới trẻ ngày nay thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng, …Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày. Nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) đã nói để nhấn mạnh giá trị của việc đọc sách, đặc biệt là với các bạn trẻ “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.