Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xa xưa,dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp và nó đã từng xuất hiện trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!
*Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (giá trị của đức hy sinh trong cuộc sống )
*Thân đoạn: - Giá trị của đức hy sinh trong cuộc sống:
+ Đức hy sinh là một trong những thước đo phẩm chất con người, giúp con người hoàn thiện bản thân, tôi rèn thêm nhiều phẩm chất tốt đẹp khác.
+ Sự hy sinh, cống hiến, đóng góp công sức… sẽ mang lại những điều tốt đẹp, những may mắn, hạnh phúc cho mọi người, khiến mọi người có thể có cơ hội, điều kiện sống tốt đẹp hơn và khi ấy cuộc sống chính chúng ta cũng cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
+ Hy sinh, cống hiến góp phần xây dựng cộng đồng, quê hương, đất nước, làm cho cuộc sống được bình yên, xã hội phát triển, giúp bảo vệ được tổ quốc.
+Một người có đức hy sinh sẽ được những người yêu mến, ngưỡng mộ, tín nhiệm. Còn ngược lại nếu sống giữa cộng đồng mà chỉ biết nghĩ đến bản thân mình thì chắc chắn ta sẽ bị mọi người ghét bỏ, coi thường.
- Giá trị của đức hi sinh khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra hiện nay:
+ Đức hi sinh có giá trị trong cuộc sống nói chung và trong khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra như hiện nay thì đức hi sinh lại càng cần thiết và có giá trị hơn bao giờ hết. Đó là sự hi sinh thầm lặng không quản ngại ngày đêm, không màng đến bản thân của đội ngũ y bác sĩ cứu chữa bệnh nhân, là đội ngũ các chiến sĩ công an, quân đội, đội ngũ những người làm công tác phòng chống dịch bệnh…
+ Sự hi sinh bản thân của những người làm công tác phòng chống dịch bệnh giúp cho dịch bệnh Covid 19 được khống chế, đẩy lùi, sức khỏe con người được đảm bảo. Sự hi sinh nhường cơm, sẻ áo của nhiều người trong cộng đồng đã cứu giúp những người gặp khó khăn qua cơn hoạn nạn do ảnh hưởng của dịch bệnh…
Xem thêm: https://soanbaitap.vn/tu-nhung-ca-tu-tren-em-hay-viet-1-doan-van-ban-ve-y-nghia-cua-le-song-cong-hien-hi-sinh
Dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì phát triển nòi giống, ghi danh nhiều danh Y nổi tiếng. Tiêu biểu nhất cho các danh Y trong lịch sử dân tộc là 2 đại danh Y: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế một khối lượng tri thức phong phú về Y lý, Y đức, Y thuật và những bài thuốc quý.
Ở bất kỳ thời kỳ nào, nghề Y luôn là nghề cao quý được xã hội coi trọng, tôn vinh. Hơn 200 năm trước, đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết trong tay mình nắm, phúc họa do một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới một chủ nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng. Điều đó đã trở thành hoài bão, là mục tiêu và động lực đấu tranh kiên cường và bất khuất của Người. Mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đi đến giải phóng triệt để con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc của mọi công việc. Mối quan tâm lớn nhất xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề con người và sự phát triển con người một cách toàn diện, trong đó xem sức khỏe là vốn quý nhất. Người đưa ra những tư tưởng, quan điểm về sức khỏe, về xây dựng và phát triển ngành Y tế Việt Nam, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ các y bác sĩ, thầy thuốc. Trong nội dung bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Bác viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác giao cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương Y phải như từ mẫu”.
P/s : bài này mình tham khảo trên báo nhân dân nên 1 vài ngôn từ không phù hợp với học sinh , nên bạn tham khảo thôi nha , nhớ nêu cảm nghĩ của bạn nữa :V
Chúng ta vô cùng khâm phục trước sự hi sinh, cống hiến hết mình của những cán bộ ngành y tế, những y, bác sĩ, y tá, điều dưỡng,… đây là những con người trực tiếp xông pha tuyến đầu ngăn chặn và điều trị bệnh. Họ đã quên thân mình, bỏ mặc lợi ích cá nhân, khắc ghi 18 lời thề Hippocrates để quyết tâm thực hiện lương tâm, y đức của một người thầy thuốc nhân dân. Những thiên thần mặc áo blouse trắng luôn phải khoác lên mình bộ đồ bảo hộ nóng bức, ngột ngạt suốt ngày đêm nhưng trong họ chưa bao giờ vơi đi sự nhiệt tình, hăng hái, họ luôn chăm sóc người bệnh một cách ân cần, chu đáo nhất, cùng bệnh nhân vượt qua Virut quái ác. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyến nồng nàn ấy của các y, bác sĩ mà chúng ta đã có nhiều ca bệnh được chữa khỏi hoàn toàn và được xuất viện, đồng thời Việt Nam còn là một trong số ít các nước sáng chế thành công bộ KIT chẩn đoán bệnh cho kết quả nhanh và chính xác, đây là thành tựu đáng hoan nghênh – một bước tiến mới của nền y học Việt Nam. Tất cả những thành công đáng tự hào ấy đều xuất phát từ sự lao động miệt mài, cần cù, đầy hăng say của lớp lớp những y, bác sĩ, những anh hùng thầm lặng trong cuộc sống đời thường nhưng khiến chúng ta phải vô cùng biết ơn, trân trọng. Có lẽ ngày mai và những ngày sau nữa, Việt Nam có thể ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới nhưng với sự làm việc nhiệt tình, nghiêm túc và chuyên môn vững vàng của các y, bác sĩ, chúng ta tin tưởng rằng sẽ chẳng có nguy hiểm và thách thức nào khiến họ phải chùn bước.
Học tốt!!!!!!!!!!!!
Tham khảo
* Vai trò của khát vọng:
Để sống một cuộc đời có ý nghĩa, con người không thể thiếu đi những khát vọng chân chính. Khát vọng chính là mong muốn hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp với sự thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con người. Nó đem đến một mục đích sống cao đẹp, trở thành động lực giúp ta vượt qua khó khăn trên đường đời. Đồng thời, nó cũng nâng ta lên khỏi những cái tầm thường, vươn tới cái cao cả, thuần khiết hơn, trở thành nền tảng quan trọng để có thể kiến tạo nên lợi ích cho gia đình và xã hội. Thử hỏi, cách đây hơn một trăm năm, nếu người thanh niên Nguyễn Tất Thành không vì khát vọng giành lại độc lập cho dân tộc thì biết đến bao giờ chúng ta mới được sống trong hòa bình như ngày hôm nay? Và nếu không có những con người dám ước mơ, dám thực hiện như Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, có lẽ thương hiệu ô tô Made in Vietnam 100% sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. Con người biết khát vọng là con người biết phấn đấu. Đừng vì sự tự ti mà không dám thực hiện khát vọng nhưng cũng đừng vì muốn đạt được khát vọng của mình mà giẫm đạp lên mọi giá trị đạo đức. Hãy xây dựng cho mình một khát vọng cao cả và nỗ lực hết sức để biến nó thành hiện thực. Bởi nếu cuộc đời này là bầu trời rộng lớn, khát vọng chính là đôi cánh giúp ta có thể bay xa.
*Ý nghĩa của Khát vọng:
Trong cuộc sống, khát vọng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi người. Thật vậy, khát vọng chính là thứ thật quan trọng, đẹp đẽ và thiêng liêng vì nó định hướng cuộc sống và lộ trình mà mỗi người sẽ đi. Khát vọng chính là ngọn đèn hải đăng soi sáng quá trình và con đường của mỗi cá nhân, giúp chúng ta từng bước từng bước chinh phục được thành công trong cuộc đời. Chỉ khi có khát vọng cùng với một lộ trình chinh phục ước mơ đó cho bản thân mình, con người sẽ chủ động và sẵn sàng dấn thân theo đuổi ước mơ mà hàng ngày mình khao khát đi. Những khát khao, ước mơ dù thật là nhỏ bé, bình dị nhưng lại là thứ giúp chúng ta soi sáng rõ trên con đường có đầy ổ gà để tiến đến thành công. Vậy nên, trong cuộc sống, con người cần không bao giờ từ bỏ khát vọng và luôn có một thái độ sống tích cực và lạc quan. Đầu tiên, mỗi người cần có một thái độ sống dũng cảm, lạc quan. Sống một lần trên đời nên ai cũng nên dám theo đuổi ước mơ đến cùng, để cống hiến và khẳng định bản thân với mọi người xung quanh. Những khát vọng, hoài bão dù bé nhỏ sẽ được chúng ta nuôi dưỡng và ấp ủ từng ngày. Thứ hai, nhờ vào khát vọng mà mỗi người đều cần vươn tới 1 cuộc sống tươi đẹp hơn. Có khát vọng, con người sẽ được sống cuộc sống tràn ngập nhiệt huyết, dù gian truân nhưng thật hạnh phúc. Tóm lại, bên cạnh khát vọng, con người cũng cần có ý chí, quyết tâm và không ngừng trau dồi kiến thức của mình để chinh phục ước mơ hoài bão của mình.
Ultr viết thành đoạn văn đi mà, đừng tra mạng rồi copy như thế thì....
Mượn luôn câu chủ đề nhé !!
Bài Làm
Trong cơn đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có rất nhiều người có những biểu hiện xa lánh, thậm chí là kỳ thị những người từ vùng dịch về hoặc người có tiếp xúc với người bệnh,thậm chí đôi khi họ còn miệt thị những người vùng dịch .....Vì sao vậy ? Họ sợ rằng những người đó sẽ lây bệnh cho mình , họ sợ rằng thực tế là ta đang sống chung với dịch bệnh . Trong suốt năm 2019 đến giờ dịch bệnh đã gieo rắc xuống toàn thế giới nhiều điều mà chúng ta không thể lường trước được .Tính đến đầu tháng 6/2020, hơn 7 triệu người được xác nhận mắc Covid-19, hơn 406.000 người tử vong . Covid bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc . Tuy chúng ta thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất.. Nhưng dường như những cố gắng đó là không đủ .Để phòng chống Covid thì đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài.