Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
bạn chủ tịch HĐTQ lớp mình mặc đồng phục khá nhăng . đầu bạn bù xù . lúc đó lớp nói chuyện nhiều bạn lên la lói om sòm lớp cũng chẵng nghe. Cái cổ của bạn đó như phun trào núi lửa nhưng cũng hổng ai nghe hết , cuối cùng bạn lấy cây thước dẻo dài 30 cm quất mấy bạn đến khi lớp ổn định cô bắt đầu trao giải ngoan học giỏi bạn lúc nào cũng được lên dù ai cũng biết bạn nói rất nhiều nên nhiều bạn muốn chữi bạn lắm nhưng ko được vì cô vừa dữ vừa binh bạn . lúc đó cái đầu bù xù của bạn trở nên gọn gàng hơn . nụ cười xinh đẹp trên môi bạn khiến nhiều đứa muốn ăn thịt bạn nhiều đứa thèm ăn luôn lớp phó
Cuộc thi được tổ chức tại sân đình, có 4 giáp trong làng: Đông, Tây, Nam, Bắc tham dự. Mỗi giáp cử 5 chàng trai khỏe mạnh, xưa thì mặc áo dài đen, đầu đội khăn nhiễu, lưng thắt khăn xanh; ba cô gái mặc áo mớ ba, quần lĩnh, yếm đào, lưng thắt khăn điều. Ngày nay, trang phục có đơn giản hơn: nam mặc áo đỏ, đầu quấn khăn đỏ, nữ mặc áo dài trắng, cuộc thi chủ yếu dành cho nam, còn nữ dự thi têm trầu cánh phượng.
Tiếp đến là biểu diễn múa kiếm thể hiện uy lực của các đạo quân. Khi ba hồi trống tiếp nổi lên, cuộc thi chính thức bắt đầu: đại diện các giáp chạy lên lấy thẻ. Các thiếu nữ của các giáp lên nhậu trầu cau để thi têm trầu cánh phượng, cuộc thi đòi hỏi mỗi người phải có bàn tay khéo léo, kỹ thuật thuần thục để tạo nên như miếng trầu như đôi cánh phượng đang bay.Khi các thiếu nữ thể hiện tài năng của mình trong cuộc thi bổ cau, têm trầu, thì trai làng các giáp bắt đầu thi chạy lấy nước được đựng trong các nồi đất nhỏ, địa điểm lấy nước cách xa trên 1km. Khi về đến sân đình, các giáp nhận thóc để giã gạo bằng cối đá. Tiếp đến các chàng trai chuẩn bị thanh giang hoặc thanh nứa cọ xát vào những thanh xoan ngâm nước được phơi khô đè lên rơm (hoặc rác) để tạo ra lửa. Đây là nét độc đáo của hội thổi cơm thi: bằng kỹ thuật điêu luyện, bằng kinh nghiệm để tạo ra lửa nhanh trong thời gian ngắn nhất. Khi đã có lửa, các chàng trai thi bắt gà được ban tổ chức thả ra để làm thịt lễ thánh. Đồng thời các chàng trai lại phải nhanh chóng vo gạo nấu cơm. Nồi nấu cơm được kẹp chặt bằng những thanh tre già, trong tiếng trống rộn ràng, cổ vũ của người xem, từng giáp một vừa đi vừa thổi cơm vòng quanh sân đình, người cầm bó đuốc, người cầm nồi cơm, người canh chừng cơm sôi, cứ như thế cho đến khi hết thời gian và phần đóm quy định. Sau đó, dùng khăn ướt nắm cơm thành từng nắm. Cơm yêu cầu phải chín, dẻo, thơm… Mỗi công đoạn của cuộc thi đều được chấm điểm, giáp nào giành thắng lợi chung cuộc sẽ được làng ban thưởng, phần lớn là các phần thưởng tượng trưng.
Chào các bạn, hôm nay mình sẽ giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, một lễ hội truyền thống của người dân làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân làng Đồng Vân, thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần thượng võ và niềm tự hào về truyền thống văn hóa nông nghiệp của dân tộc.
Diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân gồm hai phần chính: phần thi nấu cơm và phần chấm thi.
Phần thi nấu cơm được bắt đầu bằng nghi lễ lấy lửa. Bốn thanh niên của bốn đội thi nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Sau khi lấy được lửa, các đội thi nhanh chóng nhóm lửa và bắt đầu nấu cơm.
Cách nấu cơm của các đội thi rất đặc biệt. Họ sử dụng những chiếc nồi đất nung, gạo được vo sạch và nấu bằng củi rơm. Các đội thi phải khéo léo, tỉ mỉ để cơm chín đều, không cháy khét, không nhão.
Phần chấm thi được thực hiện bởi một ban giám khảo gồm những người có kinh nghiệm trong việc nấu cơm. Ban giám khảo sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí như: độ trắng của gạo, độ dẻo của cơm, mùi thơm của cơm và cách trình bày của đội thi.
Kết thúc phần thi, đội thi nào nấu được cơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng.
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một lễ hội độc đáo và hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Lễ hội không chỉ là dịp để người dân làng Đồng Vân thể hiện tài năng, sự khéo léo của mình mà còn là dịp để quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Bài thuyết trình này được viết dựa trên những hiểu biết và trải nghiệm của bản thân khi tham gia hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Mình đã cố gắng truyền tải những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về lễ hội này. Nếu các bạn có thắc mắc gì, hãy cho mình biết nhé.
Viết bài văn tự sự kể sự việc sau: '' Một người quyết định thả con chim đang nuôi về bầu trời tự do''
Vào mùa hè năm nay ( 2013), đi đến cổng đền Ngọc Sơn, thay vì có cảm giác nóng nực là cảm giác thoải mái dễ chịu của chúng tôi bởi nơi đây không chỉ có nhiều bóng cây mà còn được nghe thấy tiếng chim chào mào hót. Cho dù nhiều nơi chung quanh hồ có đặt lồng chim chào mào như dàn hoa ở nhà vệ sinh đối diện phố Trần Nguyên Hãn, đền Bà Kiệu; trụ hộp điện trên phố Đinh Tiên Hoàng; cây bụt mọc đối diện nhà Khai Trí Tiến Đức cũ...
Ngay phía trước lớp cổng đầu tiên của đền Ngọc Sơn, ai đó đã treo hai lồng chim. Một lồng được treo trên cây gạo phía bên phải cổng. Một lồng được treo trên cây hoa vàng anh phía bên trái cổng. Hỏi một chị chụp ảnh dạo, chúng tôi được biết người chủ của hai con chim chào mào đó là anh Vũ Mạnh Cường, nhà ở 16 phố Hàng Đường, cũng là một thợ chụp ảnh dạo.
Chẳng phải tìm đâu lâu, chính người đàn ông đang huýt sáo gọi chim trong lồng treo ở cây hoa Vàng Anh chính là anh Vũ Mạnh Cường, chủ của hai con chim nói trên. Anh Vũ Mạnh Cường cho biết: Mỗi lần ra đây tôi thường mang chim đi theo để vừa chụp ảnh dạo, vừa nghe chim hót. Cách đây hai năm anh Vũ Mạnh Cường mua hai con chim này giá một triệu đồng một con, nay có thể bán được với giá hai triệu đồng một con. Nhà anh Vũ Mạnh Cường hiện nay đang nuôi tất cả sáu con chim chào mào.
- Chúng tôi thốt lên: thú chơi chim thật tốn kém anh nhỉ.
- Ăn thua gì. Các anh có biết con chim chào mào đắt nhất hiện nay là bao nhiêu tiền không ? Anh Cường hỏi chúng tôi và trả lời luôn: Con chào mào đắt nhất hiện nay khoảng 300 triệu đồng. Chúng tôi trợn tròn mắt và nhắc lại: 300 triệu đồng !
- Con chào mào đó ở đâu và có đặc điểm gì mà đắt như vậy? Chúng tôi hỏi
- Con chào mào đó được gọi là “nữ hoàng chào mào”. Anh Cường nói tiếp:
Nó bất ngờ xuất hiện tại một cuộc thi chim tại hồ Đền Lừ ngày 1-4-2013. Nó sở hữu một bộ lông có khoảng trắng từ đầu đến yếm, mình nó có mầu nâu, bụng trắng. Mắt nó được trang điểm thêm một khoảnh đỏ ấn tượng. Theo các chuyên gia nếu chỉ tính mức độ hót hay, diễn đẹp, một chú chim chào mào đã có thể có giá cả chục triệu đồng. Chim nếu đoạt giải tại một cuộc thi nào đó, giá sẽ tăng lên gấp từ ba đến bốn lần. Nhưng đối với “ nữ hoàng chào mào: thì vô giá, nó có vẻ đẹp lộng lẫy hơn hẳn những con chào mào được công nhận là đẹp trước đó.
Điều làm cho chúng tôi suy nghĩ không chỉ thông tin về “ nữ hoàng chào mào “ mà anh Vũ Mạnh Cường kể. Đó là suy nghĩ về thân phận những con chim chào mào nói chung , “ Nữ hoàng chào mào “ nói riêng. Chúng cất tiếng hót mua vui cho con người nhưng chính bản thân chúng đang bị cầm tù. Chúng khát vọng bầu trời tự do bên ngoài, trong khi đang phải sống trong chiếc lồng chật hẹp.
Đoán bắt suy nghĩ của chúng tôi, lặng đi một lúc rồi anh Vũ Mạnh Cường nói: Có một thực tế là nhiều chủ chim sẵn sàng bỏ ra khoản tiền khá lớn để mua chim sau đó đem đi thi hoặc chỉ để thưởng thức tiếng hót. Sau vài năm những chú chim đó lại được chủ thả để duy trì nòi giống cũng như để truyền lại những khả năng đặc biệt của nó (tiếng hót hay) cho thế hệ sau.
Anh Cường nói tiếp : Theo như tôi được biết số phận của “Nữ hoàng chào mào” cũng không phải là ngoại lệ. Sẽ có một ngày “ Nữ hoàng chào mào “ được chủ của nó trả về với tự nhiên. Và tôi cũng làm như vậy. Một thời gian ngắn nữa tôi sẽ thả sáu con chim chào mào về với bầu trời tự do mặc dù rất nhớ tiếng chim của chúng mỗi khi đi chụp ảnh dạo ở hồ Hoàn Kiếm.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Các bạn ơi đừng chép trên mạng nhé ! Cô giáo mình ghê lắm !
a) hôm ấy , Minh và Nhi đã tự nhânj lỗi của mk trước lớp vì 2 bạn đã có hàn vi trốn học . vào giờ ra chơi hôm ấy , MInh nói với NHi ; " làn bên có gánh xiếc hay lắm ! Hay là mk đi xem đi " . NHắc đến xiếc thì NHi rất hào hứng vì chưa lần nào đc đi xem xiếc . NHi nói ; " Ừ dc , nhưng đi bằng cách nào cổng trường đã khóa rồi . " . MInh nói tiếp ; ' Tớ bt một khe hở ở trường . chúng mk có thể chui qua đó ' . NHi nói lại ' Ừ ! nhanh lên sắp vào hoạc rồi . THế là MInh và NHi đến chỗ khe hở . NHi chui qua trước , sau đó đến MInh chui qua . Bỗng nhiên , bác bảo vệ nắm lấy chân MInh nói ; " cậu nào đây ! trốn học hả ! '' . nói xong , bác bảo vệ kéo MInh ra và NHi nũng từ cái lỗ chui ra , KHông thấy hs lớp mk , cô đi tìm và chứng kiến dc cảnh đó . Cô lại gần , phủi cát bụi trên người MInh và NHi và đưa 2 bn về lớp . Về tới lớp , cô nghiêm giọng hỏi ; '' TỪ này các e conf dám trốn học đi chơi k ? '' . MInh và NHI đồng loạt trả lời : '' THưa cô k ạ ! chúng e xin lỗi cô " . sau đó , cô cho 2 bn về chỗ và tiếp tục tiết học
Cái câu đầu viết là Tính Bảo lăng nhăng
MÌnh chỉ góp ý z thui
Trong lớp học, bầu chọn Hội đồng tự quản là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay từ đầu năm học. Những năm học trước, Hội đồng tự quản có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng học mô hình VNEN tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử vào Hội đồng tự quản của lớp. Tiến trình bầu chọn Hội đồng tự quản được diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò của Hội đồng tự quản và trách nhiệm của người Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban.
- Từ phân tích trên định hướng cho các em trao đổi suy nghĩ và nhận ra năng lực của mình có phù hợp với mỗi bạn. Ngoài ra, tôi trao đổi với phụ huynh để hỗ trợ cho việc bầu Hội đồng tự quản của lớp.
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
- Các em được chọn sẽ được thuyết trình tranh cử trước tập thể lớp để các bạn thấy điểm mạnh và phương hướng hoạt động của từng em.
- Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu bầu chọn bạn có năng lực vào HĐTQ
- Các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ” của mình, các em rất vui, rất hào hứng, tự hào và có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ của mình
Các em tranh cử vào Hội đồng tự quản.
Sau khi đã bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau:
* Nhiệm vụ của Chủ tịch: Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. Điểm danh và ghi sĩ số của lớp.Điều khiển lớp xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục, múa hát. Quản lớp khi cần thiết như giờ truy bài, khi giáo viên vắng lớp. Tham gia các cuộc họp giao ban HĐTQ vào sáng thứ 6 hàng tuần trong giờ ra chơi có sổ ghi chép. Truyền đạt lại nội dung trao đổi, nhận xét và đề xuất của tổng phụ trách, HĐTQv các lớp, rút ra khinh nghiệm trong giờ sinh hoạt lớp. Đề nghị giáo viên tuyên dương, nhắc nhở cá nhân hoặc tập thể.
* Nhiệm vụ của phó chủ tịch (1): Tổ chức truy bài, giúp đỡ các bạn học yếu học bài và làm bài. Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học. Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên biệt, tự chọn. Làm mọi việc của chủ tịch Hội đồng tự quản khi chủ tịch Hội đồng tự quản vắng mặt hoặc nghỉ học. Phụ trách Ban học tập, Ban vệ sinh, Ban đối ngoại.
* Nhiệm vụ của phó chủ tịch (20: Chỉ đạo và theo dõi công tác lao động vệ sinh, chăm sóc cây, thư viện. Phối hợp với chủ tịch, các trưởng ban. Phụ trách Ban thư viện, Ban VN - TDTT
Nhiệm vụ của mỗi em được ghi rõ ràng trong cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, chủ tịch và phó chủ tịch phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ trong công việc chung. Hội đồng tự quản thảo luận cùng lớp bầu ra các ban (4 ban giúp việc cho Hội đồng tự quản)
Các ban đều có trưởng ban và các thành viên. Mỗi ban có một cuốn sổ theo dõi hoạt động. Các ban làm việc dưới sự giám sát và điều hành của Hội đồng tự quản và giáo viên chủ nhiệm.
Hàng ngày tôi theo dõi hoạt động của các thành viên HĐTQ, liên tục khen ngợi các em làm tốt. Với các em còn nhút nhát, chưa quen việc tôi làm mẫu, động viên kịp thời, cho các em làm thường xuyên để tạo thành thói quen và kỹ năng.
Cuối mỗi tuần, mỗi tháng vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, chủ tịch, phó chủ tịch báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào đó, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Hội đồng tự quản và các trưởng ban, các nhóm trưởng họp để đánh giá công tác của hội đồng tự quản, góp ý trao đổi cho nhau về mặt mạnh mặt yếu. Từ đó các em phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại trong quá trình Hội đồng tự quản làm việc.
Trong việc hướng dẫn HĐ của HĐTQHS, bản thân cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bằng một số kinh nghiệm của mình và với tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, luôn hoà đồng và gần gũi với học sinh, nắm bắt tình hình học sinh, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh của lớp, được sự giúp đỡ tạo điều kiện của phụ huynh học sinh, của đồng nghiệp, của ban giám hiệu nhà trường tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp trong những năm qua.
kiểu tự bầu mình chứ cái này là giới thiệu