Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đối với trường hợp gấp được khớp khuỷu:
Nếu gãy xương cánh tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình bệnh nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay (tư thế co). Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Có thể dùng nẹp Cramer làm thành góc 90 độ đỡ cả cánh tay và cẳng tay băng lại. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp: một ở trên và một ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.
Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình bệnh nhân, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy). Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.
Đối với trường hợp không thể gấp khuỷu tay được:
Không được cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Hướng dẫn nạn nhân dùng tay lành đỡ tay bị thương vị trí đó nếu có thể. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí: Quanh cổ tay và đù; Quanh cánh tay và ngực; Quanh cẳng tay và bụng. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, đánh giá lại và điều trị đúng
1. Phân tích cấu tạo và điểm tiến hóa của cột sống người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân( Câu này hồi nảy mình trả lời rồi ở câu hỏi trước).
2. Chứng minh tay người là sản phẩm của quá trình lao động ?
-Khác với động vật, tay người đã thoát khỏi chức năng vận chuyển mà chủ yếu tham gia các hoạt động lao động. Thông qua lao động, tay người phải thường xuyên cầm nắm và cử động phức tạp ở các xương tay làm cho tay thường xuyên được rèn luyện => Từ đó, tay người ngày càng hoàn thiện hơn, thích nghi cao độ với khả năng lao động. Vì vậy tay người được xem là sản phẩm của quá trình lao động.
3. Hãy giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương và khi gãy xương thì sự phục hồi xương diễn ra chậm , không chắc chắn.
-Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa xảy ra, tế bào thần kinh giảm, sức bền, độ chính xác kém làm cho người ca tuổi phản ứng chậm chạp nên hay bị ngã. Càng về già, xương càng giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu canxi.Ở người già, chất lượng xương giảm nên xương giòn, dễ gẫy và khi gẫy rất lâu liền.
2. Người già dễ bị gãy xương và chậm phục hồi là do: - Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay đổi theo lứa tuổi. - Ở người già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm " xương giảm tính dẻo và đàn hồi, trở nên xốp, giòn nên dễ bị gãy khi có va chạm mạnh. |
- Ở người già, sự phân hủy cao và quá trình tạo xương chậm (ở màng xương và sụn tăng trưởng) nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi và không chắc chắn. |
Ở người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương xảy ra rất chậm không chắc chắn.
Vì xương của trẻ nhỏ có nhiều chất hữu cơ nên mềm dẻo và khó gãy hơn xương của người già cho nên khi bị ngã thì trẻ chỉ bị thương nhẹ.
Còn xương của người của người già thì nhiều chất vô cơ hơn nên dòn và dễ gãy hơn xương của trẻ em nên khi ngã người già có thể sẽ bị gãy xương.
Chúc bạn học tốt.
1/ nguyên nhân của sự mỏi cơ
- lượng oxi cung cấp cho cơ thể thiếu
- năng lượng cung cấp ít
- sản phẩm tạo ra axit lactic -> đầu độc cơ mỏi
biện pháp:
- hít thở sâu, xoa bóp cơ
- cần có thời gian lao động học tập nghỉ ngơi hợp lí, luyện tập thể dục thể thao
2/ khi bị thương, đứt mạch máu -> máu chảy 1 lúc rồi ngưng lại nhờ 1 khối máu bịt kín vết thương
qui tắc: máu được truyền phải phù hợp với nhóm máu người nhận để trách bị tai biến, máu được truyền không bị nhiễm các tác nhân gây bệnh
3/ vì tim có thời gian nghỉ ngơi là 0.4s nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi
4/ khi gặp người bị gãy xương tay hay chân ta cần nên sơ cứu và băng bó vết thương cố địng lại
câu 4:a ) Phương pháp sơ cứu gãy xương:
- Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các chỗ đầu xương.
Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
b ) Băng bó cố định: Dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương. Băng cần quấn chặt * Phương pháp sơ cứu gãy xương cẳng tay:
- Bước 1: Đặt nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
- Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các đầu xương.
- Bước 3: Buộc định vị 2 đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
Người già dễ gãy xương và khi gãy thì sự phục hồi diễn ra chậm , không chắc chắn là vì :
- Người già sự phân hủy nhiều hơn sự tạo thành , đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương trở nên giòn , xốp và dễ bị gãy khi có va chạm .
- Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai còn hỗ trợ cho quá trình dinh dưỡng xương . Do tuổi già chất hữu cơ giảm nê khi gãy xương thì sự phục hồi diễn ra chậm , không chắc chắn .
Tham khảo
1. Trả lời: + Chảy máu ở tĩnh mạch: chảy chậm, ít. Có thể sơ cứu tại chỗ bằng băng dán hay gạc (nếu vết thương sâu thì nên đến bệnh viện). + Chảy máu ở động mạch: chảy mạnh do vận tốc máu trong mạch lớn, chảy thành tia gây nguy hiểm, cần sơ cứu tạm thời và đưa ngay đến bệnh viện.
2.Ga-rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Việc thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ. Khi xoắn chặt một dây ga-rô vào chi, các mạch máu lớn, nhỏ và các cơ đều bị đè ép.
3.
+ Ở những vị trí khác, biện pháp garô vừa không có hiệu quả cầm máu (Ví dụ: vết thương ở bẹn, ở bụng) do buộc garô sẽ không chắc chắn, vừa có thể gây ra nguy hiểm tính mạng (ví dụ: vết thương ở đầu, mặt, cổ). Do não sẽ bị thiếu O2 mà não chỉ cần thiếu O2 khoảng ¾ phút đã có thể bị tổn thương tới mức không thể hồi phục.
+ Nếu người sơ cứu có kiến thức cấp cứu vết thương thì một mặt cho băng chặt vết thương, mặt khác lấy ngón tay ấn chặn vào phía trên đường đi của động mạch (phía trên vết thương đó).
+ Nếu người sơ cứu không biết nghiệp vụ cấp cứu vết thương thì cần băng chặt vết thương để cầm máu tạm thời sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
1.Thí nghiệm tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương:
- Lấy một mâu xương đùi ếch ngâm trong dung dịch axit clohiđric 10%. Sau 10 đến 15 phút lấy xương ra thử uốn xem xương cứng hay mềm?
+ Kết quả: Xương mềm dẻo, dễ uốn cong
- Đốt một mẫu xương đùi ếch khác ( Hoặc một xương bất kì ) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương ko còn cháy nữa, không còn thấy khói bay lên nữa. Bóp nhẹ phần xương đã đốt. Nhận xét
+ Kết quả: Xương rã ra thành tro
* Kết luận: Xương gồm 2 thành phần chính: Chất hữu cơ và chất vô cơ:
- Chât hữu cơ ( Cốt giao ): giúp xương mềm dẻo
- Chât vô cơ ( muối khoáng ) : giúp xương cứng chắc
2."Càng về già, xương của người càng giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu canxi nên dễ gẫy.Cấu trúc xương liên quan đến quá trình tạo xương và phá hủy
xương, 2 quá trình này song song tồn tại và mức độ thì liên quan đến tuổi. Xu hướng tuổi càng cao thì quá trình hủy xương cao hơn nhiều so với tạo xương."
3. Nói ruột non là nơi tiêu hóa hoàn toàn thức ăn đúng vì ruột non thực hiện hai hoạt động sau:
1Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn triệt để nhất
Về mặt hóa học, sự tiêu hóa thức ăn tại miệng và dạ dày rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất
Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng đều được các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi mạnh và tạo ra các chát đơn giản nhất:
-Gluxit tạo thành đường đơn
-Prôtêin tạo thành axit amin
-Lipit tạo thành axit béo và glixêrin
2 Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt đoọng hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể
1
* Thí nghiệm tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương:
- Lấy một mâu xương đùi ếch ngâm trong dung dịch axit clohiđric 10%. Sau 10 đến 15 phút lấy xương ra thử uốn xem xương cứng hay mềm?
+ Kết quả: Xương mềm dẻo, dễ uốn cong
- Đốt một mẫu xương đùi ếch khác ( Hoặc một xương bất kì ) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương ko còn cháy nữa, không còn thấy khói bay lên nữa. Bóp nhẹ phần xương đã đốt. Nhận xét
+ Kết quả: Xương rã ra thành tro
* Kết luận: Xương gồm 2 thành phần chính: Chất hữu cơ và chất vô cơ:
- Chât hữu cơ ( Cốt giao ): giúp xương mềm dẻo
- Chât vô cơ ( muối khoáng ) : giúp xương cứng chắc
2
"Càng về già, xương của
người càng giòn và dễ
gãy do chất collagen và
đạm giảm, vỏ xương
mỏng và thiếu canxi nên
dễ gẫy .Cấu trúc xương
liên quan đến quá trình
tạo xương và phá hủy
xương, 2 quá trình này
song song tồn tại và
mức độ thì liên quan đến
tuổi. Xu hướng tuổi càng
cao thì quá trình hủy
xương cao hơn nhiều so
với tạo xương."
3
Có vì
Bởi ruột non thực hiện hai hoạt động sau:
1 Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn triệt để nhất
Về mặt hóa học, sự tiêu hóa thức ăn tại miệng và dạ dày rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất
Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng đều được các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi mạnh và tạo ra các chát đơn giản nhất:
-Gluxit tạo thành đường đơn
-Prôtêin tạo thành axit amin
-Lipit tạo thành axit béo và glixêrin
2 Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt động hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể
tham khảo
BẢN TƯỜNG TRÌNH VỀ CÁCH SƠ CỨU
Tên bài: Tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay.
Nhóm 1: gồm 2 thành viên là: Khánh Chi, Phương Anh.
I. Mục đích:
- Giúp biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.
- Từ nguyên nhân gãy xương
-> biết cách bảo vệ xương.
II. Chuẩn bị:
- 3 cuộn băng y tế.
- 3 băng gạc y tế.
- 1 cái nẹp. - kéo cắt.
III. Các bước tiến hành:
B1: Để nạn nhân nằm yên hoặc ngồi yên đồng thời dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương.
B2: Đặt nẹp dưới chỗ xương gãy, lót giữa hai đầu nẹp là băng gạc đồng thời buộc cố định.
B3: Sử dụng băng quấn chặt từ khuỷu tay tới cổ tay quấn như vậy hai vòng.
-Băng bó cố định:
+ Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.
+ Băng cần quấn chặt.
+ Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.