Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo :
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đViệc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.
MB: Đưa ra vấn đề.
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.
II/ TB:
-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.
-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.
-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ
-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.
-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.
-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu ý kiến của Chu Quan Tiềm.
Mẫu: Trong "Bàn luận về đọc sách", CQT có ý kiến như thế này: "...."
Thân đoạn:
- Giải thích:
+ "Học vấn" là gì?
-> Trình độ học thức của một người.
- Phân tích:
+ "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách":
-> Nói đến việc nếu muốn có nhiều kiến thức, con người ta có thể tìm hiểu từ thầy cô, trên mạng chứ không chỉ là việc đọc sách.
+ "Đọc sách vẫn là 1 con đường quan trọng của học vấn":
-> Tuy vậy, kiến thức mà chúng ta tự tiếp thu từ sách rất nhiều và vô cùng hữu ích, bao la.
=> Cách đối nghịch của 2 vế câu tạo nên 1 điều khiến cho ta suy nghẫm: nếu muốn có học vấn, đọc sách vẫn là con đường rất quan trọng.
- Đặt câu hỏi:
+ Vì sao vẫn nói sách là con đường quan trọng đến học vấn?
-> Bởi chúng ta không chỉ tìm kiếm cách học thụ động từ thầy cô.
-> Bởi ta không thể nào suốt ngày ngồi trước máy tính để hư hại mắt, sức khỏe.
-> Thay vì đó, việc đọc sách sẽ giúp ta vừa tiếp thu kiến thức vừa tự ngẫm những điều hay lẽ đẹp vào đầu.
- Bàn luận:
+ Không một người thành công nào mà không đọc sách.
+ Ai ai cũng cần phải đọc sách.
+ Học vấn là vô vạn bao la, bởi thế đọc sách là việc không thể thiếu.
- Lợi ích của việc đọc sách:
+ Với học sinh, đưa ta đến một kho tàng kiến thứ về những môn học.
+ Với bậc cha mẹ, hiểu hơn về con cái và công việc của bản thân.
+ Với những người làm công ăn lương, hiểu hơn về cách làm việc có năng suất hơn.
+ Với những nhà lãnh đạo, hiểu hơn về cách quản lí nhân viên.
+ ....
- Đánh giá ý kiến của CQT:
+ Tuy là ý kiến chủ quan nhưng vẫn rất đúng đắn với lý lẽ khách quan.
+ Muốn nhắc nhở ta cần đọc sách nhiều hơn.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại.
Mẫu: Khép lại, ý kiến trên rất đúng đắn và thực tế. Ai cũng cần đọc sách, từ đó học vấn ta mới ngày càng cao hơn. Đó, là một con đường quan trọng.
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
- Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.
3. Tác hại:
- Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
- Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
- Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
- Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
- Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.
5. Giải pháp và liên hệ:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
- Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.
2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
- Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.
3. Tác hại:
- Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
- Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
- Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
- Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
- Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.
5. Giải pháp và liên hệ:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
- Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.
Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.
Xã hội ngày một phát triển,công nghệ cũng ngày một hiện đại hơn chính nguyên nhân này đã làm các bạn trẻ sa sút về mặt đạo đức.Sách là một phương tiện thông tin và là một người bạn chân thành nhất trong cuộc đời chúng ta,xã hội văn minh mà thiếu đi sách cũng rống như cơ thể không có linh hồn.Sách chính là chìa khóa đưa ta đến với chi thức vô vàn của nhân loại loài người,mỗi vấn đề trong cuộc sống cách sử lí đơn giản nhất là nhờ tói sách vở,nhờ tới sự tìm tò,hiếu học của mỗi chúng ta.Nên nếu muốn một xã hội đầy văn minh thì chắc chắn sách sẽ là một người bạn không thể thiếu được rồi,nên các thanh thiếu niên,các mầm non tương lai của đất nước hãy cùng nhau đọc sách để có thêm nhiều kiến thức góp phần xây dựng quê hương,đất nước thêm giàu đẹp.
Có những thất bại dễ dàng cho qua nhưng cũng có thất bại mãi chưa thôi xót xa.Cuộc đời đâu đơn giản như 1 bài thi,làm sai,làm hỏng hay bỏ trắng thì còn lần sau để mà níu kéo,cố gắng và hi vọng.Thất bại đôi khi kéo ta lùi lại rất xa,xuống rất sâu mà ta chưa biết đó là đáy hay lưng chừng thua thiệt. Những lúc thế đâu dễ bình tâm.Ta chỉ muốn yên lặng nơi Góc Tối, không ai làm phiền, không ai biết ta đang nghĩ gì,làm gì.Ủ não mãi cũng đến lúc cần tỉnh trí ra.Cuộc đời chẳng công bằng chỉ có ta phải tự công bằng với ta thôi. Những gì từng thuộc về ta,ta đáng được nhận thì phải đấu tranh giành lấy. Nếu thấy tối,hãy bật đèn lên!
Bạn tham khảo :
Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức học tập đúng đắn và chưa biết được mục đích đúng đắn của việc học. Học tập đang là vấn đề được quan tâm toàn xã hội. UNESCO là một tổ chức giáo dục – Khoa học – văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.
Học để làm gì? Theo như mục đích về việc học tập mà UNESCO đề xướng thì mục đích đầu tiên chính là “học để biết”. Học để biết được về đời sống xã hội, tự nhiên và con người, nhờ học mà con người chúng ta mới biết được những điều thú vị trong cuộc sống, những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Hằng ngày đi học, chúng ta nhận tri thức từ những lần nghe giảng của thầy cô hay từ sách vở nhưng đó chỉ là một phần kiến thức nhỏ mà chúng ta nhận được, muốn có kiến thức sâu rộng hơn chúng ta nên tìm hiểu, đào sâu những cuốn sách hay, đầy bổ ích. Hay tra trên mạng những điều thú vị xoay quanh chúng ta. Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về Khoa học, kĩ thuật, xã hội, văn hóa và nhất là học để con người học cách chung sống với cộng đồng. “Học để biết” là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang tầm hiểu biết của mình.
Mục đích thứ hai mà UNESCO đã đề xướng đó chính là “học để làm”. Có câu “học đi đôi với hành”. Con người ta áp dụng những lí thuyết đã học vào trong cuộc sống hằng ngày, học lí thuyết chúng ta nên áp dụng để học thực hành.
“Làm” để tạo ra những giá trị vật chất cần thiết cho bản thân mình, cho đời sống xã hội. Học còn giúp chúng ta tìm được công ăn việc làm tốt sau này khi ra trường. Học mà không làm thì kiến thức mà mình đang nắm trong tay cũng như là bỏ đi.
“Học để chung sống” là mục đích thứ tiếp theo trong học tập. Đây cũng là mục đích quan trọng nhất. Học để có khả năng hòa nhập vào xã hội, có kĩ năng giao tiếp, ứng xử,… Học để thích nghi với mọi môi trường xung quanh, không để mình bị lạc hậu giữa mọi người xung quanh.
và cuối cùng là: “học để tự khẳng định mình”. Học để tạo được vị trí đứng tốt nhất cho mình, thể hiện được sự tồn tại mình trong cuộc đời. Ai ai cũng có thể khẳng định khi chúng ta có kiến thức, có hiểu biết, có năng lực, có khả năng chung sống. Từ việc học chúng ta có thể khẳng định khả năng lao động, sáng tạo và khẳng định khả năng nhân cách, phẩm chất,…
Mục đích về việc học tập do UNESCO đề xướng ra rất có ích cho mỗi chúng ta. Từ các học sinh, sinh viên đều có thể tuân thủ theo mục đích đó mà có thể học tập đúng đắn hơn.
“Cái rễ của học hành thì cay đắng
nhưng quả của nó thì ngọt ngào.”
Khi chúng ta học tất nhiên sẽ cảm thấy khổ sở, mệt mỏi hay chán nản nhưng khi học tập chăm chỉ chúng ta sẽ nhận được những kết quả học tập tốt nhờ sự chăm chỉ học tập của mình.
Nhưng cũng vì thế mà có rất nhiều không chịu lo học, lười biếng, không coi việc học ra gì, chỉ biết ăn chơi. Cũng có không ít một số người nghĩ rằng “mình chỉ học cho bố mẹ vui lòng”. Nhưng họ đâu biết rằng, học chính là học cho mình, học để sau này mình có một công việc tốt hơn. Thay vì ngồi trong văn phòng máy lạnh làm việc còn hơn là làm công nhân, trời thì năng ngóng cũng phải làm việc.
Để học tốt thì chúng ta nên xác định được rõ mục tiêu của việc học. Học là để cho bản thân mình, phát huy được khả năng của mình sẽ thành công và đạt được những ước mơ mà mình muốn. Phải xác định được mục tiêu học tập đúng đắn.
Hiện nay có nhiều không coi việc học là điều cần thiết. Học chỉ vì bằng cấp, vì thành tích, học không có khả năng làm, không biết chung sống, không biết khẳng định mình. Nguyên nhân dẫn đến là có học, có bằng cấp nhưng ứng xử thì vụng về, lối sống không văn hóa.
Hoc – Học nữa – Học mãi, học giúp chúng ta không bị lạc hậu, học để khẳng định mình, học để khẳng định sự thành công của bản thân. Là một học sinh thì em sẽ có cố gắng học tập thật chăm chỉ, học đúng cách, đúng với mục đích. Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình.
Bạn giải thích học vấn là gì
Sách là gì đã nha
Tham khảo
https://doctailieu.com/hoc-van-khong-chi-co-duoc-thong-qua-viec-doc-sach
Bạn damanh ơi, nếu như bạn còn lớp 5 mà những câu hỏi này không liên quan gì đến những kiến thức mà bạn đang học thì bạn không nên trả lời như vậy. Nếu như bạn không biết thì bạn không nên trả lời linh tinh, như vậy quản lý của online math sẽ trừ điểm hỏi đáp của bạn đấy!
Đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế – xã hội và song song với đó là phát triển về nền văn hóa, nền văn minh nước nhà. Lối sống văn hóa, văn minh đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với nền văn hóa tiên tiến nước ta tồn tại. Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường học thì những hành vị đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học.
Nói chuyện riêng trong giờ học, tức là họ – những người học sinh – nói, bàn bạc và thảo luận về những vấn đề rất “trọng đại, lớn lao” ko hề liên quan đến những gì mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp, chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào”, “kiểu tóc mới của mình ra sao”,…
Và cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở thành “chuyện thường ngày” ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta.
Để rồi những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoăc tất cả những kiến thức, thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Và mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu” mà ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ những tiếng ồn do họ gây ra.
Trên tất cả, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học có thể nói là một hành vi vô cùng vô văn hóa, thật khó có thể chấp nhận dc khi nó được thực hiện bởi những người đã và đang học văn hóa trong trường lớp. Hành vi này vô văn hóa ở chỗ những người thực hiện nó, tức là đã không dành sự tôn trọng cho người đang truyền giảng kiến thức cho mình, cho những người xung quanh mình và cho cả chính bản thân mình.
Hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng, đã đánh mất đi tinh thần hiếu học với những người cầm phấn có một phương pháp giảng dạy rất ư là “hấp dẫn”, “hấp dẫn” đến nỗi khiến người học khó có thể mà tập trung vào bài học được. Một tiết học mà người dạy vô cùng nhàm chán, khô khan thì làm sao có thể khiến học sinh chú ý và một học sinh lười biếng, không có lòng tự trọng thì dù tiết học có hay, sinh động đến thế nào đi chăng nữa thì cũng ko thể khiến người học sinh đó chú ý được.
Để hành vi vô văn hóa này được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì trước hết, mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và phải xác định được mục đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học. Ngoài ra, những người đứng lớp cũng phải tự xem xét lại phương pháp giảng dạy của mình tại sao lại không thể thu hút được sự chú ý của học sinh để từ đó sữa chữa, rút kinh nghiệm. Và cuối cùng thì sự phản đối, thái độ đấu tranh của các bạn khi hặp những hành vi này cũng khiến nó trở nên dần dần biến mất.
Nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn và những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính mình nhé.