K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2016

Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong truyện Con hổ có nghĩa lớp 6

8 tháng 10 2018

Nhà em có nuôi một chú mèo con rất đẹp. Em đặt tên cho nó là Bạch Tuyết. Chú có một bộ lông trắng mềm mại, điểm những đốm vàng và nâu nhạt. Cái đầu tròn tròn, hai cái tai dong dỏng dựng đứng lên rất thính nhạy. Đôi mắt bạch tuyết trông rất hiền lành nhưng ban đêm lại sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Cái đuôi cong lên tựa dấu hỏi như thể làm duyên. Bốn cái chân thon thon, bước đi nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Mỗi khi em học bài, Bạch Tuyết thường nũng nịu cọ bọ ria trắng như cước vào chân em. Những lúc như vậy, em lại âu yếm thưởng cho chú một miếng bánh cá ngon lành. Lúc rảnh rỗi, em lại cùng với Bạch Tuyết ra ngoài công viên gần nhà chơi. Đi ngủ, em lại ôm chú vào lòng ngủ thật say. Trong giấc mơ, em mơ thấy Bạch Tuyết và em chơi đùa thỏa thích. Bạch Tuyết đã trở thành một phần không thể thiếu trong gia đình em. Mọi người trong nhà ai cũng yêu quý chú mèo.

8 tháng 10 2018

Trong các loài vật, em yêu quý nhất là loài chim.Loài chim em yêu thích là chim bồ câu. Đó là một loài chim tượng trưng cho hòa bình. Ngày xưa, họ dùng bồ đưa câu để đưa thư. Sở thích của chúng là sạch sẽ, chuồng đẹp, chúng ăn thóc và hạt dưa. Chim bồ câu có rất nhiều màu: xanh lá cây đậm, màu đen nhưng em rất thích chim bồ câu trắng. Chúng có mỏ màu vàng nhạt và nhỏ xíu. Đôi mắt tròn xoe. Bộ lông mượt mà. Chúng thường nhặt những hạt thóc rơi vãi trên sân. Tiếng hót “gù gù...” của chúng nghe thật êm đềm. Ôi, chúng thật đáng yêu!

Bài 2 :

Gióng sinh ra trong 1 hoàn cảnh đặc biệt : Đôi vợ chồng hiếm muộn nay đã 80 tuổi , Bà mẹ đưa chân ướm thử vào 1 dấu chân lạ khổng lồ , bà thụ thai 12 tháng rồi sinh ra Gióng . Cậu bé sinh ra trong sự vui mừng và bất ngờ của cha mẹ . Kì lại và buồn thay ! Gióng lên 3 tuổi không biết nói , không biết cười , không giống như những đứa trẻ khác, cậu không thể bày tỏ đc những nỗi niềm với cha mẹ mình . Gióng sống trong hoàn cảnh nghèo khó , dân làng phải góp gạo nuôi cậu . Qua những chi tiết đó thể thiện Gióng là biểu tượng của nhứng người nghèo khổ , đại diện cho những người nông dân trong Xã hội xưa , tàn ác , dã man , hung tợn , không có tình thương giữa con người với con người . Cùng là người với nhau tại sao những con người tàn bạo , xâm chiếm lãnh thổ của những người dân nghèo lại không thể hiểu đc tình cảnh khốn cùng của họ . Gióng đc sinh ra và nuôi lớn trong tình yêu thương của những người nông dân cùng cực , những bát gạo nuôi sống cậu hằng ngày tiếp thêm sức mạnh , sự can đảm để cậu đứng lên dành độc lập . Gióng yêu dân làng , nhân dân , cha mẹ , từ 1 cậu bé không may mắn đã trở nên 1 chàng thanh niên cường tráng với vũ khí , chiến giáp đứng ra bảo vệ đất nc , vùng quê nơi những tình cảm đc vun đắp , tình cảm của những con người . Thánh Gióng tượng trung cho hoà bình , là biểu hiện của tình yêu thương , can đảm dám đấu tranh giành lại độc lập dân tộc . 

# Viết hơi vội ~~

18 tháng 1 2022

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

23 tháng 2 2019

Em rất thích đọc truyện cổ tích. Và trong tất cả những câu chuyện cổ tích em từng đọc thì em ấn tượng nhất với nhân vật cô Tấm.Một nhân vật trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám.

Cô Tấm có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Mẹ mất sớm cha cô đi lấy vợ hai. Nhưng chẳng bao lâu cha cô cũng qua đời. Cô ở với dì ghẻ và con riêng của dì ghẻ là Cám. Hai mẹ con Cám không yêu thương gì Tấm mà luôn tìm cách hãm hại cô. Dù chịu nhiều tủi hờn nhưng Tấm vẫn hết sức xinh đẹp lại nết na thùy mị.

Tấm có thân hình mảnh mai. Khuôn mặt trái xoan với làn da trắng nõn căng mọng. Đôi mắt bồ câu đen láy, trong vắt như hòn bi ve. Cặp lông mày lá liễu càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp của đôi mắt ấy. Tấm có chiếc mũi dọc dừa, rất cân đối với khuôn mặt. Bên dưới chiếc mũi nhỏ nhắn đó là một đôi môi đỏ chúm chím. Tấm có một mái tóc dài mượt và đen láy, luôn được cô vấn lên gọn gàng cột lại bằng một chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Nhìn tổng thể Tấm chẳng khác gì một tiên nữ với một vẻ đẹp trong sáng và thành thiện.

Sống với mẹ con Cám Tấm phải làm việc quần quật cả ngày. Từ sáng sớm tinh mơ cho đến khi tối muộn. Có những hôm cô phải đi chăn trâu ở tận bên làng xa. Rồi phải đi mò cua bắt ốc. Tấm còn phải làm cả những phần việc của Cám do Cám lười mà đùn đẩy cho cô. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được.

Tấm còn là một người có sức sống mạnh mẽ, sự sống của Tấm chính là sự sống của cái thiện trong xã hội, mặc dù bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác những Tấm vẫn hồi sinh, hóa thân thành cây con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị. Và đến cuối cùng Tấm cũng có được hạnh phúc của chính mình khi được về sống với nhà vua. Và mẹ con Cám phải trả giá cho những hành động độc ác của chính mình.

Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền lại chịu thương chịu khó.Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. Qua truyện cổ tích Tấm Cám em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiên độ trì”.

Bài số 1: Tả nhân vật Thạch Sanh trong chuyện cổ tích cùng tên.

      Thuở nhỏ, ai cũng từng bước vào thế giới cổ tích diệu kì qua lời kể của bà, của mẹ, thế giới lung linh có hình ảnh cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, có nàng Bạch Tuyết xinh đẹp sánh bước bên bảy chú lùn và có chàng Thạch Sanh tài giỏi tiêu diệt chằn tinh, đại bàng. Mỗi lần nghe xong câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh”, trong em lại hiện hữu hình ảnh chàng trai “khỏe như voi” tập luyện võ nghệ dưới gốc đa.

     Chàng Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch cùng khuôn ngực nở nang tạo nên vẻ lực lưỡng, cường tráng của một dũng sĩ. Trong chiếc khố ngắn, chàng lại càng khỏe mạnh, rắn chắc. Thạch Sanh chít một chiếc khăn màu nâu quanh trán để cố định búi tóc dài được cột trên đỉnh đầu. Là cậu bé mồ côi, sống trong túp lều nhỏ dưới gốc đa, chàng trai này lớn lên với nắng, với mưa của đất trời nên có làn da nâu bóng và gương mặt chữ điền vuông vức. Đôi mắt nâu nhạt lúc nào cũng ánh lên vẻ tinh nhanh, thẳng thắn, thật thà.

     Có lẽ, vì chàng thật thà nên mới bị Lí Thông năm lần bảy lượt lừa gạt. Khi diệt chằn tinh hay bắn đại bàng, Thạch Sanh luôn toát lên phẩm chất của một người anh hùng. Trong đêm đi canh miếu, khi bóng tối bủa vây, con chằn tinh hiện ra, nhe nanh, giơ vuốt định vồ chàng, chàng gương mặt điềm tĩnh, cầm nhanh lấy búa, lia lưỡi búa chính xác nhằm vào chằn tinh. Tay Thạch Sanh giơ cao rồi hạ thật mạnh vào đầu con quái vật. Đại bàng cũng bị chàng tiêu diệt nhanh chóng khi chàng đứng thẳng người, giương cao cung tên, một tay chàng cầm mũi tên, một tay cầm cung tên. Đôi tay vạm vỡ, chắc khỏe đã bắn mũi tên lao nhanh về phía trên không. Đại bàng ta trúng mũi tên, sức bay lảo đảo.

     Khi trở thành phò mã, Thạch Sanh khoác trên mình bộ áo giáp oai vệ. Nhờ vẻ oai vệ ấy cùng tài trí hơn người, Thạch Sạch đã khiến hoàng tử các nước chư hầu tâm phục, khẩu phục và được vua truyền ngôi. Chắc chắn rằng, Thạch Sanh cũng sẽ là một vị vua anh minh, lỗi lạc. Em rất thích câu chuyện Thạch Sanh và hình ảnh vị dũng sĩ tài ba này.

6 tháng 11 2018

Lý Thông là một kẻ nấu rượu và bán rượu. Gặp Thạch Sanh gánh củi về gốc đa. Hắn nghĩ chàng trai cô độc, nghèo khổ mà có sức khỏe cường tráng này có thể lợi dụng được. Cái âm mưu đưa Thạch Sanh về nhà và kết nghĩa anh em của Lý Thông xét đến cùng vẫn có thể cảm thông được. Vì Lý Thông mới chỉ lợi dụng sức lao động của chàng trai mồ côi mà thôi.
Lý Thông đôn phiên mình phải nộp mạng cho Chằn linh. Kẻ tham sống sợ chết này đã ranh ma đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng, với lí do anh “dà cất mẻ rượu”… Người đời thiếu gì kẻ tham sông sự chết như Lý Thông?
Hành động Lý Thông cướp công Thạch Sanh là một hành động vô cùng trắng trợn. Hắn dọa Thạch Sanh là đã giết vật báu “vua nuôi đã lâu”, tất sẽ bị “tội chết”. Có vẻ “nhân đức”, hắn khuyên Thạch Sanh “trốn ngay đi”, mọi hậu quả hắn sẽ “lo liệu”. Lý Thông đã đem đầu quái vật dâng nộp Triều đình, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm Quận công. Lòng tham vô đáy, mờ mắt vì danh lợi bổng lộc mà anh bán rượu đã “khôn ngoan” đánh lừa đứa em kết nghĩa để cướp công một cách “tài tình”.
Quận công đã “chém” được Chằn tinh sao lại không bắt được Đại bàng? Muôn trở thành phò mã, Lý Thông lại dấn sâu vào tội ác bằng mưu mô mới. Hắn rất “khôn ngoan” tổ chức hội hát xướng mười ngày để “nghe ngóng”. Đứng đến ngày thứ 10, quan Quận công đã tìm được đứa em “kết nghĩa”. Lần thứ hai, Lý Thông đã xảo quyệt cướp công Thạch Sanh. Hắn rất nhẫn tâm và dã man sai quân lính vần đá lấp kín hang để giết Thạch Sanh, người đã xông pha nguy hiểm chém trăn tinh, giết đại bàng, cứu nàng công chúa, để Lý Thông được giàu sang, vinh hiển. Hành động sai quân lính lấp hang cho thấy anh bán rượu hiện nguyên hình là kẻ táng tận lương tâm, đôi bàn tay thấm đầy máu và nước mắt đồng loại.
Tiếng đàn thần là một yếu tố hoang đường kì diệu tạo nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích “Thạch Sanh”’, nó mang ý nghĩa như một biểu tượng về sức mạnh công lí. Tiếng đàn thần được Thạch Sanh gảy lên trong ngục tối đã chữa được bệnh “câm” của nàng công chúa, đã vạch mặt chân tướng xảo quyệt của Lý Thông trước Triều đình.
Cái kết của truyện thật sâu sắc và lí thú. Mẹ con Lý Thông bị lột hết mọi chức tước, bị đuổi về quê, bị sét đánh chết hóa thành bọ hung. Quả là lưới trời lồng lộng?
Anh bán rượu trở thành Quận công, sắp trở thành phò mã…, cuối cùng biến thành bọ hung! Tham thì thâm, ác giả ác báo là vậy! Tên Lý Thông đã bị người đời phỉ nhổ! Chết trong nhục nhã!

22 tháng 1 2018

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới) 

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

22 tháng 1 2018

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

Trong câu chuyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh", nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ. Chàng đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với Thủy Tinh có tính hung hăng. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu thì Sơn Tinh cũng không hề nao núng mà kiên trì bốc núi, dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ. Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ, em rất khâm phục. Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió, lũ lụt hằng năm. 
 

1 tháng 10 2021

ủa, dễ mà chị, em biết tả

đoạn văn kể về 2 nhân vaạt cổ tích thì chị tả truyện cổ tích: đẽo cày giữa đường, còn cái truyền thuyết gì mà aayys ấy em chỉ biết truyền thuyết về hồ ly tinh thui, cái còn lại em xin chuồn ạ

18 tháng 2 2018

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.

18 tháng 2 2018

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng