K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2017

Đáp án B

A loại vì Cu không phản ứng với H2SO4 loãng

C loại vì Al có hóa trị III trong hợp chất D loại vì Na có hóa trị I trong hợp chấ

30 tháng 10 2019

22 tháng 9 2018

Nước tự nhiên có chứa nhiều: Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(NO3)2, Ca(NO3)2

Để loại bỏ các ion Mg2+ và Ca2+ có trong muối => ta dùng muối Na2CO3 để kết tủa hết các ion này về dạng MgCO3 và CaCO3

Mg(HCO3)2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaHCO3

Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaHCO3

Mg(NO3)2  + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaNO3

Ca(NO3)2   + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaNO3

Các kết tủa này sẽ lắng xuống, tách ra khỏi nước => loại bỏ được các muối của kim loại Mg2+ và Ca2+ ra khỏi nước

15 tháng 10 2021
I. Tính chất hoá học của Oxit bazơ

1. Oxit bazơ tác dụng với nước H2O

- Một số Oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo (kiềm)

PTPƯ: Oxit bazo + H2O → Bazo

Ví dụ: BaO(r)   +  H2O(dd) → Ba(OH)2,(dd)

Na2O   +  H2O(dd) → 2NaOH

CaO   +  H2O(dd) → Ca(OH)2

- Một số oxit bazo khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,...

2. Oxit bazo tác dụng với Axit

- Oxit bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước

PTPƯ: Oxit bazo + Axit → Muối + H2O

Ví dụ: CuO(r)  +  HCl(dd) → CuCl2,dd  +  H2O

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

3. Oxit bazo tác dụng với Oxit axit

- Một số oxit bazo (là những oxit bazo tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

PTPƯ: Oxit bazo + Oxit axit → Muối

Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3

BaO + CO2 → BaCO3

II. Tính chất hoá học của Oxit axit

1. Oxit axit tác dụng với nước H2O

- Nhiều Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

PTPƯ: Oxit axit + H2O → Axit

Ví dụ: P2O5 (r) + 3H2O → 2H3PO4

SO3 + H2O → H2SO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

- Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.

2. Oxit axit tác dụng với bazo

- Oxit axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước

PTPƯ: Oxit axit + Bazơ → Muối + H2O

Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

3. Oxit axit tác dụng với oxit bazơ

- Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.

Ví dụ:  CO2 + BaO → BaCO3

III. Tính chất hoá học của Axit

1. Axit làm đổi màu giấy quỳ tím

- Dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ

2. Axit tác dụng với kim loại

+ Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí Hyđro H2

PTPƯ: Axit + Kim loại → Muối + H2↑

+ Điều kiện xảy ra phản ứng:

- Axit:  thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2; nội dung này sẽ học ở bậc THPT)

- Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại:

Dãy điện hoá kim loại:

K > Na > Ca > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au

Cách nhớ: Khi Nào Cần Mua Áo Záp Sắt Nhìn Sang Phải Hỏi Cửa Hàng Á Pi Âu

dãy điện hóa kim loại - hóa lớp 9

Ví dụ: 2Na + 2HCl  = 2NaCl + H2↑

Mg + H2SO4 (loãng) = MgSO4 + H2↑

Fe + 2HCl = FeCl2 + H2↑

2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2↑

- Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng chỉ tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III) (phản ứng không mạnh nên không tạo muối sắt (III), muối sắt (III) tạo ra khi phản ứng với H2SO4 đặc nóng).

3. Axit tác dụng với bazo

- Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước

PTPƯ: Axit + Bazo → Muối + H2O

-  Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2+ 2H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 (loãng) → CuSO4 + 2H2O

4. Axit tác dụng với Oxit bazơ

- Axit tác dụng với Oxit bazơ tạo thành muối và nước

PTPƯ: Axit + Oxit bazơ → Muối + H2O

- Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

Ví dụ: Na2O + 2HCl = 2NaCl + H2O

FeO + H2SO4(loãng) = FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O

5. Axit tác dụng với muối

- Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

- Điều kiện phản ứng:

+ Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra

+ Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa (ký hiệu:↓) hoặc một khí bay hơi (ký hiệu: ↑)

+ Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh.

Ví dụ: H2SO4 + BaCl2 = BaSO4↓ + 2HCl

K2CO3 + 2HCl = 2KCl + H2O + CO2

Lưu ý: (H2CO3 không bền và phân hủy ra H2O và CO2)

IV. Tính chất hoá học của Bazơ

1. Bazo tác dụng với chất chỉ thị màu

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2. Bazo tác dụng với oxit axit

- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3. Bazơ tác dụng với axit

- Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4. Bazơ tác dụng với muối

- Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

Ví dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

5. Bazơ phản ứng phân huỷ

- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Ví dụ: Cu(OH)2Tính chất hoá học của Oxit Axit Bazo Muối 21 CuO + H2O

2Fe(OH)3 Tính chất hoá học của Oxit Axit Bazo Muối 21Fe2O3 + 3H2O

V. Tính chất hóa học của muối

1. Tác dụng với kim loại

+ Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

2. Tác dụng với axit

+ Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

+ Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

4. Tác dụng với dung dịch bazơ

+ Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓

5. Phản ứng phân hủy muối

+ Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Ví dụ:  2KClO3Tính chất hoá học của Oxit Axit Bazo Muối 23 2KCl + 3O2

CaCO3 Tính chất hoá học của Oxit Axit Bazo Muối 23CaO + CO2

VI. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Định nghĩa:

+ Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

+ Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Ví dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Lưu ý: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

VII. Bài tập về Oxit, Axit, Bazo và Muối

Bài 1 trang 14 sgk hóa 9: Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế magie sunfat.

* Lời giải bài 1 trang 14 sgk hóa 9:

- Các phương trình phản ứng:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Bài 2 trang 14 sgk hóa 9: Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b) Dung dịch có màu xanh lam

c) Dung dịch có màu vàng nâu

d) Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình hóa học.

* Lời giải bài 2 trang 14 sgk hóa 9:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2;

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch muối đồng (II).

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch muối sắt (III)

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d) Dung dịch không có màu là dung dịch muối nhôm.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

Bài 3 trang 14 sgk hóa 9: Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:

a) Magie oxit và axit nitric;

b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric;

c) Nhôm oxit và axit sunfuric;

 

23 tháng 10 2019

a) Đặt  số mol của MO, M(OH)2, MCO3 tương ứng là x, y, z.

Nếu tạo muối trung hòa ta có các phản ứng:

MO  +  H2SO4   MSO4    +   H2O                                   (1)

M(OH)+  H2SO4    MSO4    +  2H2O                          (2)

MCO3   +  H2SO4    MSO4    +   H2O + CO2              (3)

Nếu tạo muối axít ta có các phản ứng:

MO  +  2H2SO4    M(HSO4)2   +   H2O                         (4)

M(OH)+  2H2SO4    M(HSO4)2      +  2H2O                (5)

MCO3   +  2H2SO4   M(HSO4)2  +   H2O + CO2                             (6)

Ta có : 

– TH1: Nếu muối là MSO4   M + 96 = 218   M = 122 (loại)

– TH2: Nếu là muối M(HSO4)2   M + 97.2 = 218  M = 24 (Mg)

Vậy xảy ra phản ứng (4, 5, 6) tạo muối Mg(HSO4)2                                            

b) Theo (4, 5, 6)    Số mol CO2 = 0,448/22,4 = 0,02 molz = 0,02  (I)

2x + 2y + 2z = 0,12             (II)

Đề bài:       40x + 58y + 84z = 3,64 (III) 

Giải hệ (I, II, III): x = 0,02; y = 0,02; z = 0,02

%MgO = 40.0,02.100/3,64 = 21,98%

%Mg(OH)2 = 58.0,02.100/3,64 = 31,87%   

%MgCO3 = 84.0,02.100/3,64 = 46,15%

15 tháng 11 2016

BO TAY

 

Câu 1: Nêu các tính chất hóa học của oxit, axit, bazo, muối. Cho ví dụ.Câu 2: Trình bày tính chất vật lý, tính chất hóa học chung của kim loại và phi kim. Cho ví dụ.Câu 3: viết dãy hoạt động hóa học của kim loại và nêu ý nghĩa của dãy hoạt động đó.Câu 4: Thế nào là hợp kim gang, thép? Cho biết nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất gang, thép.Câu 5: Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Nêu những yếu...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu các tính chất hóa học của oxit, axit, bazo, muối. Cho ví dụ.

Câu 2: Trình bày tính chất vật lý, tính chất hóa học chung của kim loại và phi kim. Cho ví dụ.

Câu 3: viết dãy hoạt động hóa học của kim loại và nêu ý nghĩa của dãy hoạt động đó.

Câu 4: Thế nào là hợp kim gang, thép? Cho biết nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất gang, thép.

Câu 5: Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Nêu những yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp chống sự ăn mòn kim loại.

Câu 6: Nêu các tính chất vật lý -  tính chất hóa học của Clo, Silic và cách điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Viết PTHH.

Câu 7: Công nghiệp Silicat bao gồm những ngành sản xuất nào? Nêu nguyên liệu và các công đoạn chính của các ngành sản xuất đó.

Câu 8: Các dạng thù hình của một nguyên tố là gì? Nêu cái dạng thù hình, tính chất vật lý của các dạng thù hình Cabon và tính chất hóa học của Cabon. Viết PTHH.

Câu 9: Trình bày tính chất hóa học của  Axit Cacbonic, các Oxit của Cacbon và muối Cacbonat. Viết phương trình phản ứng minh họa.

Câu 10: Nêu nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố và ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

0
28 tháng 8 2018

a) Vì: mA < 400 (g) nên phải có khí thoát ra → muối có dạng MHSO4 và khí là: CO2

b)

c) Tác dụng được với: MgCO3, Ba(HSO3)2, Al2O3, Fe(OH)2, Fe, Fe(NO3)2

Pt: 2NaHSO4 + MgCO3 → Na2SO4 + MgSO4 + CO2↑ + H2O

2NaHSO4 + Ba(HSO3)2 → BaSO4 + Na2SO4 + SO2↑ + 2H2O

6NaHSO4 + Al2O3 → 3Na2SO4 + Al2(SO4)3 + 3H2O

2NaHSO4 + Fe(OH)2 → Na2SO4 + FeSO4 + 2H2O

2NaHSO4 + Fe → Na2SO4 + FeSO4 + H2

12NaHSO4 + 9Fe(NO3)2 → 5Fe(NO3)3 + 2Fe2(SO4)3 + 6Na2SO4 + 3NO↑ + 6H2O