">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2021

Tác giả đã vận dụng cách nhìn xa gần trong thơ: đầu súng (gần), trăng treo (xa). Hình ảnh này thật đẹp, vừa thực, vừa mộng. Đêm trăng sáng, người lính " chờ giặc tới". Họ nhìn lên đầu súng, nhìn ra xa bầu trời, trăng đã xuống thấp hơn mũi súng. Đó là một hình ảnh thật nhưng cũng rất mộng, rất lãng mạn. Có thể chỉ trong giây lát nữa người lính phải đối đầu với cuộc chiến sinh tử, người còn người mất, nhưng người lính vẫn thả hồn theo ánh trăng. Thấy trăng như treo đầu súng. Hình ảnh trên làm cho trăng gần gủi với con người biết bao. Tình cảm giữa người lính và vầng trăng là một tình bạn thân thiết. Đây là một hình ảnh đẹp, độc đáo làm nên nét riêng của thơ ca kháng chiến.

21 tháng 1 2021

Trong khổ cuối của bài thơ "Đồng Chí",  tác giả Chính Hữu đã viết "Đầu súng trăng treo". Câu thơ mở ra một hình ảnh hiện thực: đêm càng khuya, trăng trên vòm trời cao như sà xuống thấp dần. Những người lính đứng hướng mũi súng của mình lên bầu trời khiến ta có cảm giác vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu súng. Thế nhưng câu kết cúng có ý nghĩa lãng mạn vô cùng. Bởi hình ảnh đó gọi sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên đủ để ta thấy rằng những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế bước vào cuộc chiến đấu nhưng vẫn thơ mộng. Ngoài ra, câu thơ còn giàu ý nghĩa biểu tượng: "súng" là biểu tượng cho chiến tranh, cho người chiến sĩ. "trăng" là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình, cho cái đẹp, cho người thi sĩ. "súng" và "trăng" vừa tương phản, vừa tương đông. "sùng" gợi liên tưởng đến chiến đấu. Từ đó tác giả muốn cho chúng ta thấy rằng chữ "trăng" gợi sự hòa hợp giữa "súng" và "trăng" làm nên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu: người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

17 tháng 10 2018

Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo là biểu tượng bắt đầu từ hình ảnh thực

    + Những người lính đứng cạnh nhau chờ phục kích giặc, trên trời là ánh trăng sáng tỏ

- Hình ảnh đầu súng trăng treo là sự kết hợp giữa hiện thực với lãng mạn

    + Súng- hiện thực cuộc chiến gian khổ, nguy khó

    + Trăng- ước mơ hòa bình, niềm tin chiến thắng, tự do, đây cũng là biểu tượng đồng hành cùng lời tâm sự của tác giả

→ Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là biểu tượng của thơ ca kháng chiến

21 tháng 11 2023

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.

       + Hình ảnh thực và lãng mạn.

       + Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.

       + Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.

    - Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.

→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.

29 tháng 8 2021

giúp 

mình với

29 tháng 8 2021

THAM KHẢO

 Điểm giống nhau:

- Trong cả hai bài, trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, bay bổng, lãng mạn.

- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.

Điểm khác nhau:

* Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

- Được đặt trong thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.

- "Đầu súng trăng treo": Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. 

=> Ý nghĩa:

- Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh của quê hương đất nước.

- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.

* Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

- Trăng trong quá khứ: 

“Hồi chiến tranh ở rừng 

Vầng trăng thành tri kỉ

...

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa. 

- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào: 

“Trăng cứ tròn vành vạnh

.....

Đủ cho ta giật mình”

Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

19 tháng 11 2021

tham khảo

Trong khổ cuối của bài thơ "Đồng Chí",  tác giả Chính Hữu đã viết "Đầu súng trăng treo". Câu thơ mở ra một hình ảnh hiện thực: đêm càng khuya, trăng trên vòm trời cao như sà xuống thấp dần. Những người lính đứng hướng mũi súng của mình lên bầu trời khiến ta có cảm giác vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu súng. Thế nhưng câu kết cúng có ý nghĩa lãng mạn vô cùng. Bởi hình ảnh đó gọi sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên đủ để ta thấy rằng những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế bước vào cuộc chiến đấu nhưng vẫn thơ mộng. Ngoài ra, câu thơ còn giàu ý nghĩa biểu tượng: "súng" là biểu tượng cho chiến tranh, cho người chiến sĩ. "trăng" là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình, cho cái đẹp, cho người thi sĩ. "súng" và "trăng" vừa tương phản, vừa tương đông. "sùng" gợi liên tưởng đến chiến đấu. Từ đó tác giả muốn cho chúng ta thấy rằng chữ "trăng" gợi sự hòa hợp giữa "súng" và "trăng" làm nên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu: người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

19 tháng 11 2021

Tham khảo:

Câu thơ cuối tuy đã khép lại tác phẩm nhưng nó mãi là dư âm không bao giờ cạn:

 

Đầu súng trăng treo

 

      Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ "treo". Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh tương phản giữa chiến tranh và hoà bình đồng thời cũng là hình ảnh của hiện tại và tương lai. Phải chăng câu thơ là ước muốn, là hi vọng của Chính Hữu - người lính Cụ Hồ về một cuộc sống hoà bình, tươi đẹp? Sau đêm nay, sau giờ phút căng thẳng, lạnh buốt này sẽ là một sớm mai ấm áp với ánh bình minh sáng ngời. Người chiến sĩ, với nhiệm vụ đã thành người thi sĩ với bao cảm hứng dào dạt.

29 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu:

“Đầu súng trăng treo” là câu kết bài thơ Đồng chí. cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng.

Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng.

Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn.

Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ hi sinh. Súng và trăng: cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.

Chính Hữu đã thành công với hình ảnh “đầu súng trăng treo” - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm.

“Đầu súng trăng treo” đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ.

Hình ảnh “ánh trăng” của Nguyễn Duy:

Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ.

Hình ảnh “ánh trăng” bắt đầu gắn với cuộc sống bình thường của con người và vầng trăng thời chiến tranh, vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên.

Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được sống cuộc sông tiện nghi: ở buyn-đinh, quen ánh điện, cửa gương... và vầng trăng tri kỉ tình nghĩa đã bị người tri kỉ xưa lãng quên, dửng dưng. Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, như người dưng, chẳng còn ai nhớ, chẳng ai hay.

Bất ngờ gặp một tình huống của nhịp sống thành thị : thình lình đèn điện tắt. Vầng trăng xưa xuất hiện, vần tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với con người.

Cả một quá khứ đẹp và tình nghĩa ùa về rưng rưng trong lòng người lính, còn trăng thì im lặng.

Người lính giật mình, cái giật mình của người lính trước sự im lặng của trăng xưa hiện về nơi thành phố hôm nay là một biểu tượng nghệ thuật mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung của nhân dân, sự trong sáng mà không hề đòi hỏi được đền đáp.

Đây chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà tác giả muốn ngợi ca tự hào. Cũng là thông điệp hãy biết nhớ về quá khứ tốt đẹp, không nên sống vô tình. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy tự nhắn nhủ mình và muốn gửi gắm.

27 tháng 9 2017

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.

       + Hình ảnh thực và lãng mạn.

       + Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.

       + Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.

    - Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.

→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.