Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Văn học có vai trò rất lớn trong đời sống của con người.Nếu thiếu văn học, con người sẽ rơi vào bi kịch, như một nhà văn Mê hi cô đã nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác.Văn học giúp con người nhận thức được cái hay , cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học, khoa học nhân văn là những kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại, lưu truyền những giá trị tốt đẹp của con người qua các thời đại. Giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn , lành mạnh .Học văn làm thế giới nội tâm phong phú: đi sâu vào những thế giới tâm trạng, cùng buồn, cùng vui,. cùng yêu, cùng ghét với nhà văn, nhà thơ, người học sinh sẽ biết suy nghĩ nhiều hơn để trưởng thành. Học văn làm suy nghĩ thêm sâu sắc: trong văn học sẽ luôn thấp thoáng bóng hình của một tư tưởng sống, học văn rèn giũa lại nhân cách lại, dạo đức con người, chuẩn bị bước vào xã hội. Văn học dạy ta cách sống sao cho có ích, sống ngẩng cao đầu, dạy ta biết cách chấp nhận và giải quyết khó khăn. Học văn là tìm về trong lịch sử: Những bài văn, bài thơ luôn là nơi phó thác một tâm sự của người viết, các thế hệ cha anh, nhưng cũng là nơi gửi gắm một tâm tư chung của toàn dân tộc. Trong văn chương sẽ đọng lại những dáng hình lịch sử. Trên con đường 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, ta sẽ tìm được những nét chung và riêng: Nhớ về công lao các thế hệ trước, hiẻu được những trăn trở và suy tư của họ, nhìn vào thời đại ngày hôm nay, ta sẽ biết mình nên, và cần làm gì.
Đến với tác phẩm "Bầy chim chìa vôi" chúng ta không thể quên được hình ảnh nhân vật Mên. Nhân vật Mên trong văn bản được xây dựng thể hiện rõ nét qua hành động hơn. Mon dũng cảm lấy đò chèo ra bờ sông mục đích là để nhìn xem nước đã ngập hết bầy chim chìa vôi non hay chưa. Cậu chỉ huy em Mon cùng nhau phối hợp để kéo con đò trở về bến “Bây giờ tao kéo còn mày đẩy”, với hành động dứt khoát “buộc dây đò vào người nó và gò lưng ra kéo”. Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Mên, tác giả muốn bày tỏ sự trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên và trân trọng sự sống đầy vô tư, hồn nhiên của trẻ thơ đồng thời trân trọng sự sống đầy hồn nhiên, vô tư, trong sáng của trẻ thơ. Cùng với đó là lời nhắc nhở hãy biết trân trọng và gìn giữ động vật nói chung và thế giới tự nhiên.
tham khảo Mon là một cậu bé trong sáng, đáng yêu và đặc biệt là có tình yêu thương động vật sâu sắc. Em đã lo lắng đến mất ngủ khi thấy trời mưa to, nước dâng cao sẽ khiến tổ chim chìa vôi bị ngập. Em cứ hỏi đi hỏi lại anh Mên rằng “Thế anh bảo…mưa có to không?... Nước sông lên có to không?… Cái bãi giữa sông đã ngập chưa?...”. Dù chỉ là những chú chim ngoài thiên nhiên nhưng em vẫn quan tâm đến chúng, lo lắng cho sự sống của chúng “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết mất”. Tình yêu thương động vật của em không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện bằng hành động. Chi tiết em lấy trộm con cá của bố rồi thả nó xuống sống, trả nó về với tự do, rồi chi tiết em rủ anh Mên đi cứu tổ chim chìa vôi vào bờ. Qua đoạn trích “Bầy chim chìa vôi”, ta thấy một cậu bé Mon sống tình cảm, yêu thương và quan tâm đến mọi thứ xung quanh, đặc biệt là tình yêu dành cho thiên nhiên, động vật.
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
BÀI LÀM
Ngày nay, khi công nghệ thông tin vô cùng phát triển, người ta có thể dễ dàng tìm được những nguồn giải trí khác nhau. Thế nhưng đối với rất nhiều người, đọc sách vẫn là một thói quen thú vị mang đến nhiều lợi ích. Chúng ta bắt đầu bước vào cuộc sống, bắt đầu bước vào những tháng ngày học tập và rèn luyện bằng những ngày tháng học tập và rèn luyện bằng những cuốn sách thân yêu.
Sách mở mang cho ta trí tuệ, đem đến cho ta hiểu biết, dẫn dắt chúng ta vào những chỗ sâu xa và giải thích cho chúng ta những gì bí ẩn. Sách là sông, là biển, là rừng. Sách là cả xã hội rộng lớn bao la. Sách đưa chúng ta đến những thiên hà nghĩa là đưa chúng ta đến những thế giới vượt xa ngoài tầm với. Thế nhưng cũng có những cuốn sách viết về những thế giới vi mô. Khi ấy, chúng ta mới biết ngay trong bàn tay nhỏ bé của mình cũng là cả một thế giới riêng đang ngự trị. Sách đem đến cho chúng ta hiểu biết nhưng sách còn giúp chúng ta thư giãn. Khi buồn ta có thể giải khuây bằng những mẩu chuyện hài. Khi vui, chúng ta có thể thư thái mà cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống qua những áng văn chương.
Xem phim ảnh, chúng ta thấy vô cùng thích mắt. Thế nhưng trí tưởng tượng chắc chắn không được phát huy mạnh mẽ bằng khi ta đọc sách. Đọc một cuốn sách, chúng ta có thể thỏa sức bay lượn theo những thú chơi của ngôn từ để mà hình dung, để mà tưởng tượng. Đọc sách nhiều, chúng ta sẽ có những ý nghĩa hay, những ngôn từ đẹp. Và thế là khi cần ta có thể pha trò hay có thể tự tin mà giao tiếp với xung quanh.
Lợi ích của việc đọc sách còn là ở chỗ: sách không bị giới hạn về không gian và thời gian. Bạn có thể đi về quá khứ, đi đến tương lai. Bạn có thể kiếm tìm bất cứ những gì mình thích. Bởi ngay cả khi đã có thêm máy tính thì sách vẫn là công cụ quan trọng nhất lưu giữ trí khôn của nhân loại bao la. Chính việc sách không bị giới hạn về không gian và thời gian mà đọc sách sẽ giúp chúng ta học cũ mà biết mới. Từ đó mà ấp ủ, nâng niu, vun đắp và xây dựng cho những khát vọng trong tương lai.
Trong những ý nghĩa lớn lao của sách, chúng ta đặc biệt quan tâm đến việc sách làm đẹp tâm hồn. Đọc sách nhất là sách văn chương, chúng ta được đi đến những miền đất bao la. Ở đó, chúng ta có thể gặp những người hạnh phúc hay những người bất hạnh. Những người ấy có thể vui sướng hay đau khổ hơn cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế mà chúng ta có thể vui mừng hay cảm động chia sẻ, tự hào, thích thú hay thất vọng, nhói đau. Tất cả những tình cảm ấy, dần dần bồi đắp tình thương yêu cho tâm hồn của mỗi chúng ta. Nó nối kết chúng ta với mỗi người trong cùng một dân tộc hay cả nhân loại bao la.
Như vậy đọc sách đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Sách là báu vật của mỗi người. Hãy biết quý trọng và nâng niu nó. Hãy để nó là chiếc cầu đưa chúng ta đến với tương lai.
Thực tế có ý kiến cho rằng: "Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ". Ý kiến này một lần nữa đã khẳng định những tác dụng lớn lao mà sách đem lại cho con người.
chỉ viết đoạn khoảng 8 câu thôi mà Siro official bạn viết đoạn văn mất rồi!
tham khảo :
Những việc làm có ý nghĩa không phải do tuổi tác, thu nhập, trình độ hay địa vị quyết định mà tất cả đều là xuất phát từ trái tim. Những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi người chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", tô điểm cho bản lĩnh, khí chất của con người Việt Nam.Vào thời kì dịch bệnh nghiêm trọng, số ca nhiễm bệnh ngày một gia tăng, chúng ta càng phải cùng nhau hợp tác để giữ được an toàn cho mình và chống lại dịch bệnh.Gia đình em cũng vậy, chung tay với nhau dọn dẹp và chống dịch bệnh nguy hiểm.Như thường lệ, Vào buổi sáng sớm,mẹ em luôn là người dậy sớm nhất để làm đồ ăn sáng cho cẳ nhà.Mẹ dậy dọn dẹp nhà cưa sạch sẽ, vệ sinh cá nhân sau đó gọi cả nhà dậy. Sau khi dậy thì điều đầu tiêm quan trọng phải làm là vệ sinh cá nhân và rửa tay bằng nước khử trùng. Khi đã sạch sẽ rồi mới được đụng vào đồ ăn. Sau khi ăn sáng, cả nhà em lại bắt tay vào lau chùi, dọn dẹp nhà cửa sao cho thật sạch sẽ.Mẹ em vẫn bảo nếu nhà mình sạch sẽ thì sẽ chống lại đượ viruts và nhiều bệnh khác nữa. Gia đình em trong thời kì diễn ra đại dịch covid là như thế đấy. Còn các bạn thì sao? Hãy cùng nhau chung tay chống lại dịch bệnh nguy hiểm này nhé.!
Tham khảo :
- Có thể sử dụng các thành ngữ như: chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, sớm nắng chiều mưa, một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời…
- Có thể lựa chọn bài ca dao:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
+ Người nông dân là người chịu nhiều khó khăn, cực khổ nhất, họ phải một nắng hai sương trồng cấy, chăm bón. Nhưng số phận của họ hết sức khó khăn, cực khổ.
+ Con cò trong câu ca dao là hình ảnh của người nông dân, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn.
+ Sử dụng đại từ phiếm chỉ "Ai", bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói,học gói, học mở”. Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.
Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá mà người xưa đã dạy: “Ăn trông nồi...”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như: ông bà, cha mẹ, anh chị, khách... ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa... đó chính là nghệ thuật mang nét văn hoá, văn minh, lịch sự trong sinh hoạt, nó còn thể hiện lối sống có phép tắc, tư cách đạo đức của con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân, thầy cô giáo ...vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể. Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn thơ...” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức. Bên cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là chuyện dễ dàng. Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, nhưng lại có những người rất vụng về.
Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phải học tập, quan sát khéo léo, có con mắt nghệ thuật mới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như “Sống, làm việc theo pháp luật”.
Tham khảo
Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi! Biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.
Câu đặc biệt: Chao ôi!
Phép liệt kê: hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm
Văn học có vai trò rất lớn trong đời sống của con người.Nếu thiếu văn học, con người sẽ rơi vào bi kịch, như một nhà văn Mê hi cô đã nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác.Văn học giúp con người nhận thức được cái hay , cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học, khoa học nhân văn là những kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại, lưu truyền những giá trị tốt đẹp của con người qua các thời đại. Giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn , lành mạnh .Học văn làm thế giới nội tâm phong phú: đi sâu vào những thế giới tâm trạng, cùng buồn, cùng vui,. cùng yêu, cùng ghét với nhà văn, nhà thơ, người học sinh sẽ biết suy nghĩ nhiều hơn để trưởng thành. Học văn làm suy nghĩ thêm sâu sắc: trong văn học sẽ luôn thấp thoáng bóng hình của một tư tưởng sống, học văn rèn giũa lại nhân cách lại, dạo đức con người, chuẩn bị bước vào xã hội. Văn học dạy ta cách sống sao cho có ích, sống ngẩng cao đầu, dạy ta biết cách chấp nhận và giải quyết khó khăn. Học văn là tìm về trong lịch sử: Những bài văn, bài thơ luôn là nơi phó thác một tâm sự của người viết, các thế hệ cha anh, nhưng cũng là nơi gửi gắm một tâm tư chung của toàn dân tộc. Trong văn chương sẽ đọng lại những dáng hình lịch sử. Trên con đường 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, ta sẽ tìm được những nét chung và riêng: Nhớ về công lao các thế hệ trước, hiẻu được những trăn trở và suy tư của họ, nhìn vào thời đại ngày hôm nay, ta sẽ biết mình nên, và cần làm gì.