Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống của mỗi người tình bạn là vô cùng quan trọng. Tình bạn là một thứ tình cảm trước hết là rất quý giá, bền vững và tình bạn ấy rất được trân trọng ngợi ca. Bởi vì nhờ có tình bạn mà chúng ta thấy bớt cô đơn, có người để tâm sự khi có tâm trạng và những điều khó nói ra. Tình bạn là tình cảm thân thiết giữa con người với nhau, họ thường tìm đến nhau để san sẻ cùng nhau, họ quan tâm, chăm sóc và luôn nghĩ cho nhau, luôn chân thành ,nhiệt tình và sẽ đối xử với tốt nhất trong những phút khó khăn cay đắng nhất của cuộc đời. Đồng thời, “học thầy không tày học bạn”, từ họ ta có thể nhìn ra thiếu sót của bản thân, từ đó mà phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện hơn. Đồng thời, “học thầy không tày học bạn”, từ họ ta có thể nhìn ra thiếu sót của bản thân, từ đó mà phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện hơn. Vì vậy, vô cùng quý giá nên ta cần phải biết giữ gìn vun trồng cho nó mãi xanh tươi.
Mình nhỡ lập lại câu : "Đồng thời, “học thầy không tày học bạn”, từ họ ta có thể nhìn ra thiếu sót của bản thân, từ đó mà phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện hơn". Nên bạn khi tham khảo thì hãy bỏ một lượt của nó ra nhé, vì mình ghi trên word nên không để ý là đã lặp lại câu.^^"
Nông dân Việt Nam muôn đời nay luôn lam lũ, vất vả. Họ sống có khi sung túc, có khi cơ cực. Nhưng ở họ luôn sáng ngời phẩm chất tốt đẹp. Việt Nam những năm 1930-1945 đói khổ, nghèo nàn, lạc hậu phải chịu ách áp bức vừa của thực dân vừa của phong kiến. Cái đói cái nghèo tròng lên cổ nhân dân đặc biệt người nông dân áo vải lấm lem. Trước hình tượng ấy, rất nhiều nhà văn đương thời chọn lựa làm hình mẫu cho đề tài viết văn của mình. Trong đó có Nam Cao. Ông đã khắc họa bức chân dung Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên sinh động, chân thực.
Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm. Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão phải sống lay lắt, rau cháo qua ngày. Một ngày nọ, người con trai của lão phẫn chí vì không có tiền cưới vợ, bỏ đi làm đồn điền cao su biền biệt, một năm chẳng có tin tức gì. Lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó Vàng, kỉ vật người con trai để lại. Lão tôn con chó là “cậu Vàng”, coi con vật như người thân trong nhà. Vắng nhà đi kiếm ăn thì thôi, hễ tới nhà là ông lão lại kể chuyện tâm tư, là nguồn hạnh phúc đơn sơ mà thiết thực giúp lão sống trong đói nghèo, để đợi người con trai trở về xây dựng hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình, cho lão được sống bên con, bên cháu như bao con người bình thường khác. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Sau trận ốm nặng kéo dài, lão yếu người đi ghê lắm. Đồng tiền bấy lâu nay dành dụm cạn dần. Lão không có việc làm. Rồi một cơn bão ập đến, phá sạch sành sanh hoa trái trong vườn. Giá gạo thì cứ cao mãi lên. Vì thế lão Hạc lấy tiền đâu nuôi “cậu Vàng”. Kể ra trong nhà cũng còn ít tiền dành dụm cho đứa con trai, nhưng lão không tiêu lẹm vào đấy. Mà cho “cậu Vàng” ăn ít, thì cậu gầy đi, tội nghiệp. Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi, cuối cùng dằn lòng quyết định bán “cậu Vàng” rồi đến nhờ ông giáo cậy nhờ một việc quan trọng.
Bán con chó Vàng vì thương con, điều đó thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc của một người cha nhân hậu và giàu lòng tự trọng. Nhưng rồi lão Hạc lại vô cùng ăn năn, day dứt. Lão sang nhà ông giáo để giãi bày nỗi đau thống thiết của mình. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Phải chăng lão Hạc cảm thấy có lỗi với cậu Vàng, con vật rất đỗi thân thương của lão. Những lời lão kể với ông giáo mà như kể với chính mình: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à! Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Đây là lời nói, hay chính là lời sám hối, lời tự than, tự trách mình quá phũ phàng, nhẫn tâm của một tấm lòng nhân hậu.
Có thể nói, lão là một người nghĩa tình, thủy chung, vô cùng trung thực. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. "Lão đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết...". Lão ăn bả chó cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo…
Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng. Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đã được thể hiện rất rõ. Thông qua cuộc đời bi thảm, những phẩm chất thì sáng trong của lão Hạc, Nam Cao quả đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và chính điều này đã đưa ông lên một vị trí vững chắc trong dòng văn học 1930-1945.
Truyện ngắn “Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ, cái xã hội mà “hạnh phúc là một cái chăn quá hẹp. Người này co mà người kia bị hở”. Lão Hạc vì tình thương con sâu nặng đã chấp nhận những giá lạnh của cuộc đời để nhường tấm chăn hạnh phúc cho người con xa nhà. Cũng qua câu chuyện về lão Hạc, nhà văn thể hiện lòng thương yêu, thái độ trân trọng đối với những con người bất hạnh mà biết sống cao thượng
Em tham khảo:
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là người nông đân nghèo khổ, bất hạnh nhưng giàu lòng tự trọng. Với nhân vật cùng tên với tác phẩm thì tác giả đã xây dựng nên một '' lão hạc - người giàu lòng tự trọng ''. Tại sao lại có ý kiến như vậy và nó có ý nghĩa như thế nào? Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng ở nhiều phương diện về mặt vật chất, tinh thần. Từ việc lão đã bán đi Cậu Vàng - con chó cùng chung sống với lão bao năm nay trong khi con trai lão đi phu đồn điền. Đó là con chó mà lão rất thương và xem như là con của mình nhưng vì không muốn sài đất mà vợ lão tậu cho con trai nên lão đành bán con chó. Ngoài ra, lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo bởi lão không muốn làm phiền đến vợ chồng ông giáo. Hơn thế nữa, lão Hạc đã tính toán rất chỉnh chu cho việc làm ma sau này cho mình, nhờ ông giáo giữ hộ số tiền khi nào lão chết thì lấy để lo hậu sự chứ không muốn phiền đến bà con trong làng. Qua từng chi tiết đó, ta có thể nhận thấy Lão Hạc rất giàu lòng tự trọng.
Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...
Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.
Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.
Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!
Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!
Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!
Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.
Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.
Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.
Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn”. Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!
Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.
Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!
Tham khảo
Lòng khiêm tốn là một phẩm chất quan trọng mà mỗi con người cần có. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất.Những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng… nói quá về những gì mình có, đang làm, đang biết nhờ vậy tạo được sự gần gũi, giao tiếp ôn hòa nhờ đó kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân, chiến thắng cái tôi trong mỗi con người. Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Đây là một đức tình cần được rèn luyện từ ngay khi còn nhỏ, nếu không khi lớn lên, bạn sẽ mắc phải một sai lầm lớn.
Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.
Nếu không có đức tính khiêm tốn, con người chúng ta sẽ ngủ quên trên chiến thắng, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu so với những con người biết học hỏi. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao kiêu ngạo và khinh thường người khác.Trái ngược một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát, không dám thể hiện bản thân. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc
I. Ôn tập lại khái niệm đoạn văn:
1. Khái niệm đoạn văn:
- Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được tính từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
- Thường thể hiện một ý tương đối hoàn chỉnh, gồm nhiều câu tạo thành.
2. Một số cấu trúc đoạn thường gặp:
a. Đoạn diễn dịch:
- Là cách trình bày đi từ ý chung, khái quát đến các ý chi tiết, cụ thể.
- Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn. Các câu còn lại có nhiệm vụ làm rõ nội dung đã nêu ra ở câu chủ đề.
b. Đoạn qui nạp:
- Là cách trình bày đi từ các ý cụ thể, chi tiết để rút ra ý chung, khái quát.
- Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn.
* Có thể chuyển đổi đoạn diễn dịch, thành đoạn qui nạp và ngược lại bằng cách chuyển đổi vị trí của câu chủ đề. Song, không phải trường hợp nào cũng có thể chuyển đổi được.
c. Đoạn song hành:
- Là đoạn có các câu có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề chung của đoạn.
- Không có ý câu này bao hàm ý câu khác.
- Đoạn văn không có câu chủ đề.
d. Đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp ( tổng – phân – hợp ):
- Là đoạn văn kết hợp giữa diễn dịch và qui nạp ( Có hai câu chủ đề ).
+ Câu đầu đoạn làm nhiệm vụ giới thiệu chung nội dung chính của đoạn.
+ Câu kết đoạn làm nhiệm vụ tổng hợp ( mang tính chất kết luận).
Nguồn: facebook.com/hocvanlop9
II. Một số nội dung đoạn:
1. Đoạn văn giới thiệu tác giả:
* Yêu cầu chung: Giới thiệu chính xác tên tác giả, năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp.
Đề bài 1: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 – 15 câu ) theo cách qui nạp, giới thiệu đại thi hào Nguyễn Du.
=> Đoạn văn:
Có một nhà thơ không ai là không yêu mến và kính phục đúng như lời ca ngợi của Tố Hữu: “Tiếng thơ ai động đất trời – Nghe như non nước vọng lời ngàn thu – Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du – Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”. Đó là Nguyễn Du – người con của miền đất sông Lam, núi Hồng ở Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Thời đại Nguyễn Du sống là thời đại khổ đau, bế tắc và đầy những biến động dữ dội. Khổ đau, bế tắc bởi xã hội phong kiến Việt nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân thì vô cùng cực khổ, điêu đứng. Trong bầu không khí xã hội ấy, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã làm “Một phen thay đổi sơn hà”, đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê,Trịnh,Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy Nguyễn Du vào cuộc sống lay lắt, gian truân, vất vả. Cuộc đời phiêu bạt, từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều ( khi lưu lạc ở quê vợ, rồi quê mẹ, quê cha; khi làm quan dưới triều Nguyễn, được cử đi xứ sang Trung Quốc) đã tạo cho Nguyễn Du một kiến thức sâu rộng, một vốn sống phong phú, và niềm cảm thông sâu sắc với mọi kiếp người bị đày đọa, chịu khổ đau, thiệt thòi. Điều này, đã ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm ,nhận thức của Nguyễn Du, để ông hướng ngòi bút vào hiện thực trong hầu hết các sáng tác của mình. Bởi thế, mà Mộng Liên Đường chủ nhân từng có lời nhận xét: “…Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy…”. Nguyễn Du đã để lại cho dân tộc một sự nghiệp văn thơ quý giá, phong phú và đồ sộ: ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”. Có thể nói, với những thành công về sự nghiệp, với cái tài và cái tâm, Nguyễn Du đã trở thành một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, đời đời ghi nhớ.
Nguồn: facebook.com/hocvanlop9
Đề bài 2: Viết một đoạn văn ( khoảng 10 – 15 câu ) giới thiệu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Nội dung đoạn văn đó được liên kết bằng câu chủ đề: "Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một cuộc đời nhiều bất hạnh nhưng ngời sáng đạo đức cao quý".
=> Đoạn văn:
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Hới, tỉnh Gia Định, quê cha ở Thừa Thiên Huế<1>. Ở tuổi đôi mươi, ông bước vào đời hăm hở và đầy khát vọng như chàng trai Lục Vân Tiên buổi lên kinh ứng thi: “Chí lăm bắn nhạn ven mây – Danh tôi đặng rạng tiếng thầy bay xa – Làm trai trong cõi người ta – Trước lo báo hổ, sau là hiển vang”<2>. Nhưng bất hạnh đã dồn dập ập đến: mới 27 tuổi ông đã lâm vào cảnh đui mù, tàn tật♥>. Thế là đường công danh nghẽn lối, tình duyên đứt đoạn. Ông lần tìm về đến quê nhà thì lại gặp buổi loạn li, tiếp đó là những ngày lao đao chạy giặc<4>. Ông căm uất trước cảnh giang sơn“bốn chia năm xé”, đau lòng trước cảnh khốn khổ, lầm than của nhân dân<5>. Bão táp cuộc đời không ngừng vùi dập, xô đẩy nhưng Nguyễn Đình Chiểu không gục ngã trước số phận, ông vẫn ngẩng cao đầu sống cuộc sống có ích cho đến hơi thở cuối cùng<6>. Ông can đảm ghé vai gánh vác một lúc cả ba trọng trách: thầy giáo, thầy thuốc và nhà thơ - ở cương vị nào ông cũng làm việc hết mình và nêu gương sáng cho đời <7>. Là một thầy giáo, danh tiếng cụ Đồ Chiểu vang khắp miền lục tỉnh – có một hình ảnh còn lưu truyền khi ông mất: cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò và của những người dân mến mộ tài đức của ông<8>. Là một thầy thuốc suốt 40 năm trời, ông không tiếc sức mình cứu nhân độ thế: “Giúp đời chẳng vụ tiếng danh – Chẳng màng của lợi, chẳng ganh ghẻ tài”<9>. Là một nhà thơ, Nguyễn Đình Chiểu để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền rộng rãi như “Truyện Lục Vân Tiên”,”Chạy giặc”,”Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”…<10> Nguyễn Đình Chiểu có nghị lực sống và cống hiến cho đời khiến người người phải nể phục <11>. Ông còn có một tình thần yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm <12>. Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một cuộc đời nhiều bất hạnh nhưng ngời sáng đạo đức cao quý<13>.
2. Đoạn văn tóm tắt tác phẩm:
Đề bài 1: Viết đoạn văn ngắn, tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
“Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương – người con gái nhan sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi và hay ghen. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu quân đi lính. Chàng đi đầy tuần,Vũ Nương sinh con trai, hết lòng nuôi dạy con, chăm sóc, lo ma chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung đợi chồng. Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha của bé. Giặc tan, Trương Sinh trở về, tin lời con nhỏ, nghi ngờ vợ thất tiết, nhục mạ, đánh đuổi nàng đi. Đau đớn, phẫn uất, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, sống dưới thủy cung. Sau, biết được sự thực về vợ mình, Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương, nàng trở về trên kiệu hoa,cờ tán vãn lọng, thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện với lời nói vọng rồi biến mất.
Đề bài 2: Viết đoạn văn ngắn. tóm tắt tác phẩm “Truyện Kiêu” của Nguyễn Du.
=> Đoạn văn:
“ Truyện Kiều” hay còn gọi là “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du kể về người con gái tài sắc mà gặp nhiều bất hạnh – Vương Thúy Kiều. Gia đình Thúy Kiều có ba chị em: Thúy Kiều,Thúy Vân và Vương Quan. Trong tiết thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng,hai người đã chớm nở một tình yêu đẹp và cùng nhau hẹn ước. Kim Trọng phải về quê chịu tang chú, gia đình Kiều gặp nạn, bị vu oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, còn nàng thì bán mình chuộc cha và em. Mã Giám Sinh đến mua Kiều, rồi nàng rơi vào lầu xanh của Tú Bà. Ở đây, Kiều gặp Thúc Sinh và được chàng cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh ghen, hành hạ, đày đọa nàng. Kiều phải trốn đến nương nhờ của Phật nhưng sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà,kẻ buôn người như Tú Bà, Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải, Từ Hải chuộc Kiều cưới làm vợ, giúp nàng báo ân, báo oán. Do bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu. Kim Trọng kết duyên cùng Thúy Vân nhưng vẫn tìm Kiều. Đến sông Tiên Đường, biết Kiều còn sống, Kim Trọng đón Kiều về, gia đình đoàn tụ.
facebook.com/hocvanlop9
3. Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng, đắc sắc trong tác phẩm:
Đề bài 1: Viết đoạn văn (khoảng 15) theo cách diễn dịch, nêu cảm nhận của em về chi tiết "cái bóng" trên tường trong "Chuyện người con gái Nam Xương"( Nguyễn Dữ).
=> Đoạn văn:
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện(1). “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện(2). Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó(3). “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở!(4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt(5). Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm(6). Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?”(7). Lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức(8). Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông(9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”….”(10). Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương!(11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện(12). Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường(13). Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng”(14). Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn(15).
facebook.com/hocvanlop9
Đề bài 2 : Về kết thúc truyện "Chuyện người con gái Nam Xương", có ý kiến cho rằng đó là kết thúc có hậu. Em có đồng ý không? Tại sao?
=> Gợi ý:
- Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ… facebook.com/hocvanlop9
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Đề bài 3: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, Nguyễn Dữ nhằm thể hiện điều gì?
=> Gợi ý:
* Những chi tiết kì ảo:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.
- Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.
* Ý nghĩa:
- Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú.
- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.
- Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
4. Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một nhân vật trong tác phẩm:
Đề bài 1: Viết một đoạn văn ngắn, nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
=> Gợi ý: facebook.com/hocvanlop9
* Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vẻ đẹp, phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương.
* Thân đoạn: Phân tích, cảm nhận:
a. Vũ Nương có nhiều phẩm chất tốt đẹp:
- Ngay từ đầu câu chuyện, Vũ Nương đã được giới thiệu là một người con gái “ thuỳ mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”.
- Phân tích làm rõ những phẩm chất của Vũ Nương trong các mối quan hệ:
+ Với chồng:
+ Với con:
+ Với mẹ chồng:
- Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung ( sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh; một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về…)
=> Đánh giá: Đó là những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam theo quan điểm Nho giáo ( có đủ tam tòng tứ đức ).
b. Vũ Nương có số phận bất hạnh:
- Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất bởi bị chồng nghi thất tiết, nàng phải tự vẫn.
=> Đánh giá: Số phận của Vũ Nương thật bất hạnh. Đó cũng là nỗi bất hạnh của biết bao người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.
* Kết đoạn: Qua nhân vật Vũ Nương, ta thông cảm, thương xót cho số phận bi thảm của người phụ nữ, ta lên án xã hội phong kiến vì đã không đảm bảo được cuộc sống, sự công bằng cho người phụ nữ.
Đề bài 2: Viết đoạn văn ( khoảng 10 – 12 câu ) theo cách tổng – phân – hợp, phân tích bậc kì tài quân sự - Quang Trung trong hồi thứ 14 của “Hoàng Lê nhất thống chí”.
=> Đoạn văn:
Đọc hồi thứ 14 trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải – Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc – một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong “Ngô gia văn phái”. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
facebook.com/hocvanlop9
Đề bài 3: Viết một đoạn văn, nói lên cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
=> Đoạn văn:
Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” , Kiều Nguyệt Nga xuất hiện không nhiều nhưng chỉ qua lời lẽ, cử chỉ khi giãi bày với Lục Vân Tiên, ta cũng thấy được nàng là người con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Trước hết lời lẽ của nàng là lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức. Cách Nguyệt Nga xưng hô thật khiêm nhường. Khi xưng hô, nàng gọi Vân Tiên là “quân tử”, xưng mình là “tiện thiếp”: “Trước xe quân tử tạm ngồi- Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”. Cách nói năng của nàng thật dịu dàng, mực thước. Khi Vân Tiên hỏi nguyên do bởi đâu mà gặp tai họa thì Nguyệt Nga đã trả lời thật rõ ràng, khúc chiết. Câu trả lời của nàng vừa đáp ứng đầy đủ những điểu thăm hỏi ân cần của Vân Tiên vừa thể hiện được sự chân thành, niềm cảm kích, xúc động của mình. Nguyệt Nga còn là người có tình nghĩa, có trước sau. Khi được Vân Tiên cứu, Nguyệt Nga vô cùng biết ơn. Bởi vì Vân Tiên không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn Viên Tiên, dù hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người”. Như vậy, chỉ qua lời lẽ ít ỏi mà nhân vật Nguyệt Nga hiện lên thật đẹp! Nàng đẹp ở cách nói năng, đẹp ở cử chỉ nhẹ nhàng, đẹp ở tấm lòng trọng nghĩa trọng tình. Một người con gái như vậy mới có thể tự nguyện gắn bó với Lục Vân Tiên suốt đời. Sau này, bị bắt đi cống giặc Ô Qua, thuyền đi tới biên giới, Nguyệt Nga đã mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử để giữ trọn ân tình, thủy chung với Vân Tiên. Nét đẹp về tâm hồn đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân hôm nay và mãi mãi sau này.
5. Đoạn văn phân tích, cảm nhận đoạn thơ:
Đề bài 1: Viết đoạn văn ( 10 - 15 câu ), phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
=> Đoạn văn:
Tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) là bức tranh tâm trạng đau buồn, lo âu, sợ hãi của Thúy Kiều:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại bốn lần tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ, diễn tả nỗi đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Nỗi buồn ấy cứ trào dâng và lan tỏa vào thiên nhiên, thấm đẫm vào cảnh vật. Nhìn cánh buồm thấp thoáng nơi “cửa bề chiều hôm”, Kiều cảm thấy bơ vơ, cô lẻ giữa biển đời mênh mông, nàng khao khát được trở về quê hương, được gặp gỡ và sum họp với gia đình. Nhìn cánh hoa trôi man mác trên “ngọn nước mới sa”, Kiều nghĩ đến thân phận mong manh, trôi dạt của mình trước sóng gió cuộc đời. Không biết cuộc đời sẽ trôi nổi đến đâu, tương lai rồi sẽ thế nào, hay lại tan tác, bị dập vùi như cánh hoa kia, đang lênh đênh trên dòng đời vô định? Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” héo úa với màu xanh nhạt nhòa, trải rộng nơi chân mây mặt đất là hình ảnh của thiên nhiên úa tàn, buồn bã. Nó gợi ở Kiều nỗi chán chường, vô vọng vì cuộc sống tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết thúc. Tiếng sóng vỗ cùng những đợt “gió cuốn mặt duềnh” khiến Kiều vô cùng sợ hãi. Nàng dự cảm về cuộc sống bấp bênh với bao nhiêu tai ương đang bủa vây nàng. Nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy “thấp thoáng”,”xa xa”,”man mác”… góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng của Kiều. Tác giả đã lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh: cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi lòng từ man mác, mông lung đến lo âu, sợ hãi. Chỉ với tám câu thơ, đã thể hiện được cái tâm, cái tài của Nguyễn Du.
Đề bài 2: Viết đoạn văn ngắn ( 10 - 15 câu ), nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp của hai câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
( "Truyện Kiều" - Nguyễn Du )
=> Đoạn văn:
Trong đoạn “Cảnh ngày xuân” ( trích “Truyện Kiều” ), Nguyễn Du đã vẽ nên bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!
III. Bài tập:facebook.com/hocvanlop9
1. Viết đoạn văn ngắn, tóm tắt hồi thứ 14 trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.
2. Viết đoạn văn ngắn, cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều ( hoặc Thúy Vân ) qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ( “Truyện Kiều” – Nguyễn Du ).
3. Cho đoạn thơ:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
( “Truyện Kiều”, Nguyễn Du)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu có sử dụng câu ghép.Nội dung trình bày cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ trên.
4. Cho đoạn thơ:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
(“Truyện Kiều”, Nguyễn Du)
Viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp trình bày cảm nhận của em về cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên.
5. Cho hai câu thơ sau:
“Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du).
a. Tìm biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.
b. Viết một đoạn văn ( từ 5-7 câu ) nêu ý nghĩa, hiệu quả của một trong số biện pháp tu từ đã tìm được, trong đó có câu cuối là câu ghép đẳng lập.
cái này là trên mạng đí, mk hk đủ tay để viết nhìu z