Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý thế này thôi, bạn tự làm tiếp nhé
Nội dung bạn cần trình bày trong phần thân bài:
Vai trò, ý nghĩa của môn Ngữ văn trong nhà trường và trong xã hội:
- Giúp con người nhận thức được cái hay , cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học, khoa học nhân văn là những kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại, lưu truyền những giá trị tốt đẹp của con người qua các thời đại. Giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn , lành mạnh .
- Nếu thiếu văn học, con người sẽ rơi vào bi kịch, như một nhà văn Mê hi cô đã nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn.
- Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác
Văn học là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi chúng ta. Thử hỏi nếu thế giới này mà không có văn chương thì sẽ tồi tệ biết chừng nào? Tự thời nhà ĐInh,Lý, Trần, Lê, các vua Hùng, giấy và bút , văn và chương đã trở thành 1 thứ không thể thiếu. Nếu không có chúng thì liệu chúng ta có những hiểu biết vầ các trang vàng lịch sử, về kiến thức khoa học tự nhiên, không có văn chương, con người không thể truyền lại cho thế hệ con cháu những gì họ đã lĩnh hội được từ trước đến nay.Không có văn chương, chúng ta gần như mất đi khả năng biểu lộ cảm xúc 1 cách gián tiếp và thầm kín, không có văn, ta không có những mẩu truyện hay và lí thú để đọc và ngẫm nghĩ. Thiếu văn chương, con người sẽ sống trong 1 màn đêm tôi tăm và nhầy nhụa của sự ngu dốt, ảo tưởng. Văn chương thật quan trọng phải không nào? Chúng ta hãy cùng nhau giữ láy những nét đẹp ấy để chúng mãi ko bị phai tan theo tháng năm.
Chúc p học tốt
Tham khảo :
Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu...Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ.
Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên dưới như một. Cũng nhờ sự đoàn kết ấy đã làm cho đất nước ta phát triển cường thịnh để có thể sánh với các nước năm châu hùng mạnh. Để nhắc nhở con cháu đời sau, ông cha ta đã lưu truyền câu "Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn" . Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.Tinh thần đoàn kết không chỉ có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong quá khứ mà còn nguyên những giá trị tới hiện tại và tương lai. Tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
viết 1 đoạn văn chứng minh luận điểm sau:
- học văn rất khó
- học văn ko khó
- học văn rất cần thiết
học văn rất cần thiết
Văn học là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi chúng ta. Thử hỏi nếu thế giới này mà không có văn chương thì sẽ tồi tệ biết chừng nào? Tự thời nhà ĐInh,Lý, Trần, Lê, các vua Hùng, giấy và bút , văn và chương đã trở thành 1 thứ không thể thiếu. Nếu không có chúng thì liệu chúng ta có những hiểu biết vầ các trang vàng lịch sử, về kiến thức khoa học tự nhiên, không có văn chương, con người không thể truyền lại cho thế hệ con cháu những gì họ đã lĩnh hội được từ trước đến nay.Không có văn chương, chúng ta gần như mất đi khả năng biểu lộ cảm xúc 1 cách gián tiếp và thầm kín, không có văn, ta không có những mẩu truyện hay và lí thú để đọc và ngẫm nghĩ. Thiếu văn chương, con người sẽ sống trong 1 màn đêm tôi tăm và nhầy nhụa của sự ngu dốt, ảo tưởng. Văn chương thật quan trọng phải không nào? Chúng ta hãy cùng nhau giữ láy những nét đẹp ấy để chúng mãi ko bị phai tnaf theo tháng năm.
Từ lúc chưa có khoa học, văn chương và nghệ thuật đã ra đời. Bắt nguồn từ cuộc sống, văn chương chứa đựng trong mình những gì mà cuộc sống vốn có, mở ra những thế giới chưa có và hướng con người đi đến tương lai. Văn chương trở lại bồi đắp cho cuộc sống ấy thêm tươi xanh và đẹp đẽ. Việc đọc văn, học văn từ đó mà trở nên ý nghĩa vô cùng. Phải biết rõ giá trị của các tác phẩm văn chương mới có thể hiễu rõ vai trò không thể thay thế được của văn chương. Từ đó mà thêm trân trọng, tôn quý các giá trị nghệ thuật trong cuộc sống này.
Học văn là cảm thụ và tiếp nhận cái hay, cái đẹp cả về giá trị nội dung lẫn hình thức của một tác phẩm văn chương. Từ việc thấu hiểu mà tự xây dựng ý thức của bản thân và kiện toàn các năng lực có ở con người. Cốt lõi của việc học văn là rèn luyện con người biết yêu cái đẹp, có lối sống nhân văn, trở thành một con người có ích cho xã hội.
Cốt lõi của giáo dục là giúp người học phát triển bản thân, bồi dưỡng ở họ những phẩm chất và năng lực tốt đẹp phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm của bộ môn Ngữ văn. Trong một thế giới mới, con người không những có thể làm việc thành công mà còn phải sống đẹp. Bởi vậy, bồi dưỡng tâm hồn cao đẹp, biết trân trọng và tận hưởng các giá trị cuộc sống và biết tìm kiếm hạnh phúc là một nhiệm vụ hết sức cần thiết.
Học văn không khó.Những năm gần đây, đề thi thường rất sát kiến thức cơ bản mà học sinh được học trong nhà trường. Chúng ta nên tập trung vào chương trình cơ bản. Không học lung tung. Nhiều bạn học sinh cứ học miên man, khi làm bài cứ liên tưởng tràn lan khiến cho bài viết bịloãng, khó đạt điểm cao.Chúng ta nên chia kiến thức ra thành những đơn vị nhỏ để dễ nhớ: Tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học, phong cách. Chia “ngang” rồi lại chia “dọc”, kể cả thơ lẫn văn xuôi.Ngoài những điểm chung phải nhớ cho một tác phẩm văn học,kiến thức của thơ và văn xuôi cũng có những cái riêng.Học văn là phải có cảm xúc. Cảm xúc càng chân thực. càng chân thành dễ làm cho người đọc đồng cảm. Đừng nghĩ cảm xúc là những ngôn từ cám thán sáo rỗng, bóng bẩy.Cảm xúc thể hiện ở cách diễn đạt, ở sự kết hợp các loại câu khác nhau tương ứng với từng góc nhìn của vấn đề. Nhiều bạn cứ tưởng rằng đáp án môn văn có biểu điểm cho từng ý thì giám khảo cứ đếm ý mà chấm điểm. Nhưng không, bài làm nào thể hiện được cảm xúc về vấn đề đó, có sự sáng tạo sẽ được điểm cao. Còn những bài tuy đủ ý nhưng không trình bày được cảm xúc tất nhiên sẽ ít điểm hơn rồi!