K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2017

Ôi! vui quá đi thôi thế là chỉ còn vài ngày nữa là đến trung thu rồi, nhưng mà phải làm sao bây giờ mình chả có chiếc đèn trung thu nào cả. Mà nếu mua thì chơi được vài bữa là hỏng, hay là mình rủ mấy bạn trong lớp cùng làm chắc sẽ vui hơn nhiều. Nói rồi tôi chạy thẳng một mạch đến nhà Nhung rồi rủ các bạn khác cùng làm. Về đến nhà, chúng tôi cùng nhau bắt tay vào công việc, nhưng tất cả đều thất bại, thế là chúng tôi lên mạng tìm hiểu cách làm. Công đoạn đầu tiên cần làm là chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết như 1 tờ giấy to đẹp nhiều màu sắc bắt mắt, 1 tấm bìa cứng, 1 cuộn dây thép, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dính, băng dính. Sau khi chuẩn bị những nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết xong chúng tôi bắt tay làm, tôi đã ao ước được làm một chiếc đèn trung thu từ lâu nên rất quyết tâm trong lần đầu tiên làm nó, đầu tiên tôi cẩn thận xếp giấy sao cho tạo thành hình dáng của một cái lồng đèn, bước này khá là khó đấy nên tôi khá chăm chú khi làm. Cách làm cụ thể thì như sau: đầu tiên lấy một tờ giấy to đã chuẩn bị trước khéo léo gấp thành các hình zic bằng nhau, mỗi nếp khoảng 1 cm là đẹp, sau khi gấp nếp xong, tôi gấp tiếp nếp ngắn theo hình đã vẽ trước. Sau đó mở ra, rồi dùng tờ giấy gấp làm viền rồi cuộn tròn thành hình ống. Kế tiếp là dùng tờ bìa cứng cắt thành hình tròn to bằng với đáy lồng đèn. Sau đó, dùng hồ dán hoặc keo dán cố định với chiếc lồng đèn. Phần giấy còn lại cắt hình tròn nhưng khoét giữa để dán phía nắp trên của chiếc lồng đèn. Tiếp theo, mở hết phần giấy gấp ra sẽ có khuôn lồng đèn rất đẹp mắt. Chỉnh đốn lại cho chiếc đèn thêm cứng cáp không bị nhàu. Và bước cuối cùng bạn tiến hành công đoạn làm dây quai đeo của đèn. Cắt đoạn dây thép dài rồi lồng vào hai mép lồng đèn, sau đó thêm ít ruy băng đính dưới đáy lồng đèn . Rồi bạn có thể trang trí thêm một vài hình thù đáng yêu như một chú chim hoặc 1 chú thỏ,... cho cái đèn thêm đẹp hơn. Bạn thấy đấy nghe có vẻ dễ dàng nhưng làm thì quả thật rất khó, phù cuối cùng cũng có một chiếc đèn trung thu siêu đáng yêu đi chơi rồi. Vui ghê!

29 tháng 9 2017

bn ơi thuyết minh về ý nghĩa của chim bồ câu chứ ko fai là cách lm nha

22 tháng 9 2016

Chẳng biết Tết Trung Thu có từ bao giờ. Nhưng đối với tôi, Trung Thu bắt đầu từ ngày biết đốt lên ngọn nến và cùng vui chơi với lũ bạn chung xóm mỗi dịp ông mặt trăng tròn vành vạnh trong những ngày đầu năm học mới. Ngày ấy, còn nhỏ xíu, không nhớ rõ là mấy tuổi, nhà tôi còn nghèo lắm, mà trong cái xóm lao động ấy thì nhà ai cũng nghèo thế cả. Chiếc lồng đèn hình ngôi sao được làm bằng tre và bọc giấy kiếng màu đỏ là món quà quý giá và xa xỉ đối với lũ trẻ con trong xóm, chỉ có rất ít đứa được bố mẹ mua cho chiếc lồng đèn. Và thật là hãnh diện khi tôi được bố mẹ mua cho một chiếc lồng đèn hình con thuyền. 
Cầm con thuyền bằng giấy kiếng trong tay, tôi cảm thấy thật tự hào và cần phải lên mặt chút với những đứa bạn đồng trang lứa và thầm nghĩ rằng: "lũ bạn sẽ phải trầm trồ trước cái lồng đèn, và chúng sẽ xin mượn cái con thuyền ấy để cầm một lát cho vui". Nghĩ đến đó, chợt cảm thấy lâng lâng sung sướng làm sao đó. Tôi cất thật kỹ chiếc lồng đèn, đợi đến ngày Trung Thu mới đem ra khoe với bạn bè. 
Rồi ngày Trung Thu cũng đến, hôm đó thật vui. Bình thường, buổi tối lũ trẻ con phải ở nhà, không được ra đường chơi quá lâu, và ra đường cũng phải mang dép (tôi chẳng thích mang dép khi vui chơi chạy nhảy chút nào). Nhưng tối Trung Thu, bọn trẻ con trong xóm được vui chơi thoải mái, và vui nhất là không ai để ý chuyện có mang dép ra đường hay không. Tối hôm đó, bọn trẻ con ùa ra cả ngoài sân lớn. Chưa có đứa nào vội thắp đèn lên, tất cả vẫn đang say mê với những trò rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ và có lẽ vui nhất là trò thiên đường địa ngục; trong trò ấy, tôi chỉ thích qua phía địa ngục, nhận hình phạt là phải "chặt đầu", cảm giác thấy thích thích sao đó. Chắc chỉ có tôi có cái sở thích quái lạ ấy, vì đứa nào cũng cố gắng được qua phía thiên đường để dương dương tự đắc nhìn những đứa không vượt qua được ngưỡng cửa của trò chơi. Chúng tôi chơi thật vui, thoải mái cười đùa, thậm chí la hét mà cũng chẳng ai nhắc nhở hay la mắng gì cả. 
Kết thúc trò thiên đàng địa ngục, chúng tôi bắt đầu lục tục đứa nào về nhà đứa nấy mang lồng đèn của mình ra cùng chơi chung. Tôi đã háo hức chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Chạy ù về nhà và mang ra chiếc thuyền lồng đèn của mình. Tôi vừa chạy vừa mường tượng cái cảnh lũ bạn sẽ trầm trồ quanh chiếc thuyền mà sướng rơn lên. Mải nghĩ nên tôi không để ý là đã ra đến sân và trên tay cầm chiếc lồng đèn rồi. Bỗng xuất hiện những tiếng lốc cốc, lốc cốc rồi rất nhiều tiếng đó nữa, nhìn kỹ ra là những chiếc lồng đèn được chế tác bằng lon sữa bò. Chúng được làm thành hình những chiếc xe lu, chỗ để ngọn nến có thể xoay được, chiếc xe ấy được điều khiển bằng thanh tre dài cầm ở tay. Mỗi khi đẩy tới thì chiếc xe kêu lốc cốc đồng thời cái lon ở trên xe để ngọn nến xoay vòng tròn tạo thành những vệt sáng quay liên tục trong rất đẹp mắt. Và dĩ nhiên, không như mường tượng, chẳng đứa nào thèm xuýt xoa trước chiếc thuyền của tôi.

Đề bài 1 Đọc văn bản sau:VÌ SAO CHIM BỒ CÂU KHÔNG BỊ LẠC ĐƯỜNG     Chim bồ câu có khả năng trở về tổ cực kì tốt, dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà. Từ thời La Mã cổ đại, con người đã ý thức được khả năng này của loài bồ câu và dùng chúng làm chim đưa thư. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng kì diệu này?     Khi bị đưa tới...
Đọc tiếp

Đề bài 1

Đọc văn bản sau:

VÌ SAO CHIM BỒ CÂU KHÔNG BỊ LẠC ĐƯỜNG

     Chim bồ câu có khả năng trở về tổ cực kì tốt, dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà. Từ thời La Mã cổ đại, con người đã ý thức được khả năng này của loài bồ câu và dùng chúng làm chim đưa thư. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng kì diệu này?

     Khi bị đưa tới một nơi mới, thông thường bồ câu phải bay lượn vài vòng mới nhận biết được vị trí ấy, sau đó, nó sẽ bay về hướng đã xuất phát theo con đường gần như chính xác. Mấu chốt của khả năng tìm đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi. Hiện có ba giả thuyết về hệ thống chỉ đường này là định hướng bằng Mặt Trời, bằng từ trường Trái Đất và bằng khứu giác. Cả ba giả thuyết này đều được kiểm chứng ở mức độ nhất định.

     Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất. Mỏ trên và trong não bồ câu đều tồn tại vật chất mang từ tính, giống như một chiếc la bàn nhỏ, có thể cảm nhận được sự thay đổi của từ trường. Thực nghiệm cũng chứng tỏ khứu giác đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng của loài bồ câu, nhưng không hoàn toàn chứng minh được bồ câu chỉ dựa vào khứu giác mà có thể tìm được đường về tổ ở một cự li xa.

     Các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho (Oxford) phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về. Nói tóm lại, bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà. Ngoài ra, chúng còn có thể sử dụng những cách khác, nhưng điều đó cần chờ đợi những phát hiện và kiểm chứng sau này.

(Hoàng Tân, Trần Thúy Hoa, 10 vạn câu hỏi vì sao, tập Động vật,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Xác định thể loại của Vb trên:

A.VB nghị luận                                                          B. VB thông tin

B. VB truyện                                                              D. VB tùy bút

Câu 2: Mục đích chính của văn bản trên là gì?

A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt.

B. Giới thiệu về hiện tượng chim bồ câu ngày xưa có trí thông minh tuyệt vời.

C. Thuyết minh cách thức đưa thư ngày xưa bằng việc sử dụng chim bồ câu.

D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho về chim bồ câu.

Câu 3: Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản?

A. Chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt.

B. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

C. Dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà.

D. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng tuyệt diệu này?

Câu 4: Câu văn nào giải thích khái quát về trí nhớ tuyệt vời của bồ câu?

A. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

B. Mấu chốt của khả năng tìm được đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi.

C. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất.

D. Các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.

Câu 5: Đoạn văn “Ban ngày, bồ câu chủ yếu [...] về tổ ở một cự li xa.” được trình bày theo cách nào?

A. Diễn dịch                                                    B. Quy nạp

C. Song song                                                    D. Phối hợp

Câu 6: Nhận xét nào khái quát được cách tìm đường về nhà của chim bồ câu?

A. Bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.

B. Bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà.

C. Bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

D. Bồ câu chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất để trở về nhà.

Câu 7: Cách triển khai ý tưởng và thông tin chủ yếu của VB trên là:

A.Theo quan hệ nhân quả

B.Theo trình tự thời gian

C.Theo mức độ quan trọng của đối tượng

D.Theo cấu trúc so sánh và đối chiếu

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:

Câu 8: Vì sao văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Câu 9: Em biết thêm được điều gì từ văn bản giải thích nêu trên?

Câu 10: Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu những điều em thích về chim bồ câu.

Đề bài 2: Xác định kiểu đoạn văn trong các trường hợp sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn (nếu có)

a) Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. Tác động của gió và áp suất khí quyển trở nên rõ ràng nhất khi xảy ra bão.

                                                                                             (Theo Lưu Quang Hưng)

b) Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như ở các vùng đồng bằng thuộc miền Trung nước ta) khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập úng. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các cơn lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.

                                                                                                      (Theo Mơ Kiều)

c) Mỗi cơn lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng các loại cây lương thực vì bị ngập ủng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.

                                                                                                        (Theo Mơ Kiều)

d) Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người.

                                                                                                       (Theo Mơ Kiều)

 

 

0
12 tháng 9 2018

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

12 tháng 9 2018

Đau tay quá

17 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1. 

    “Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ.  Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.

2. 

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.

Bạn tham khảo nha: 

Câu 1:

Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy trở thành người có ích cho xã hội, biết vươn phía trước, sống có mục đích, ước mơ và lí tưởng. Ước mơ chính là khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó.Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người. Người sống có ước mơ là những người chăm chỉ làm việc, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang làm. Bên cạnh đó, họ cũng là những người luôn nỗ lực học tập, không bỏ qua bất cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình và biết đặt ra mục tiêu, phấn đấu vì mục tiêu đó. Người có ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân.Ngoài ra, khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được. Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hội, cho đất nước phát triển.

Câu 2: 

I. Mở bài

- Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài Việt Nam.

VD: Trên thế giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

II. Thân Bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

+ Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ

+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc

+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử.

Tiền thân của áo dài Việt Nam là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa.=> áo dài đã có từ rất lâu.

2. Hiện tại

Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

3. Hình dáng

- Cấu tạo

* Áo dài từ cổ xuống đến chân

* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.

* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.

* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.

* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.

* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.

* Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.

* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.

* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, sa tanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.

Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt. Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…

4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế

Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài

5. Tương lai của tà áo dài

III. Kết bài

Cảm nghĩ về tà áo dài, 
26 tháng 11 2019

Câu 1

Chủ yếu về xe đạp

Câu 2

Xe đạp gồm có các bộ phận chính:
– Hệ thống truyền động: khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, xích, đĩa, ổ líp, bánh trước, bánh sau,…
– Hệ thống điều khiển: ghi đông + bộ phanh.
+ Khi đi xe, hai tay cầm ghi đông, điều khiển có thể xoay sang phải hoặc trái theo ý muốn.
+ Bộ phanh: tay phanh, dây phanh và má phanh. Dừng xe lại ta bóp chặt tay phanh. Dây phanh sẽ kéo má phanh bám chặt hai bên vành xe. Bánh xe không quay xe sẽ dừng lại.
– Hệ thống chuyên chở: yên xe, giỏ đựng đồ, giá chở hàng
– Các bộ phận phụ: chuông, chắn bùn, chân chống,…

15 tháng 1 2022

Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

2

Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.

                                                                      nhớ tick minh nha :V