K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2021

Nhìn chú voi trông có vẻ khổng lồ và đáng sợ như vậy nhưng thực chất chú lại rất hiền dịu. Chú voi mà em gặp ở trong vườn bách thú chưa bao giờ làm hại ai.

Vòi có tới 4 vạn cơ bắp nên rất khéo léo, nó cũng có thể được dùng như cánh tay, đủ sức bẻ cành cây để ăn lá hoặc khéo léo bẻ những quả nhỏ như cỡ trái mâm xôi. Vòi voi rất nhạy cảm, voi đực dùng nó dùng để ve vãn voi cái, voi cái dùng nó để vuốt ve con. (những cái vuốt ve của con voi mẹ rất quan trọng trong việc phát triển của voi con)

2 tháng 5 2018

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên

 Câu cảm thán là loại câu được sử dụng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc như vui vẻ, phấn khích, buồn bã, đau xót, ngạc nhiên.… của người nói đối với sự vật hiện tượng nào đó.

20 tháng 3 2022

Bạn cho mình 1 ví dụ được ko

xin lỗi bạn, mình không biết trả lời thế nào,mong bạn đừng dis.

Vì hồi lớp 4 , trong thời kì đó mình đang ôn thi IOE Cấp Tỉnh nên không học bài này nha

27 tháng 12 2021

Bn phải mua VIP mới đổi đc avatar

28 tháng 12 2021

hôm trc olm báo chức năng tạm khoá =)))))

11 tháng 7 2021

Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La. Nhà thơ đã nhân hoá sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi một con người. "Sông La ơi, sông La/ Trong veo như ánh mắt". Cách so sánh dòng sông La "trong veo như ánh mắt" làm cho em thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm yêu thương. Những hàng tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hoá thành "Bờ tre xanh im mát/Mươn mướt đôi hàng mi". Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái. Đọc đoạn thơ em càng yêu mến và tự hào về thiên nhiên đất nước tươi đẹp.

Tham khảo

 Em đang ngồi trên một chiếc bè mảng trôi giữa dòng sông La lịch sử Xung quanh em, tấp nập thuyền bè xuôi ngược. Những chiếc bè lớn được ghép từ nhiều phiến gỗ, trên đó chở biết bao loại gỗ quý: táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa,... Bao nhiêu loài gỗ bấy lâu em chỉ đọc trong sách bây giờ được nhìn tận mắt, thật thú vị. Các khúc gỗ đều được pha từ các thân cây cổ thụ nên khá lớn, thịt gỗ rất rắn, mỗi loài lại mang một màu đặc trưng: màu vàng ươm, màu trắng sữa, riêng gỗ lim thì đen bóng khiến ta ngỡ là đồng đen. Các thuyền lớn thì chở nhiều loại lâm sản khác của rừng: những buồng cau lớn, những loại thảo dược như thảo quả, đinh hương,... Điều thú vị nhất là giữa dòng chảy hơi dốc của sông La còn xuất hiện nhiều thân gỗ được thả trôi. Bác lái bè giải thích rằng đó lả những thân gỗ được hạ từ mé thượng nguồn của dòng sông rồi được thả trôi về phía hạ nguồn. Mỗi thân gỗ lại có kí hiệu riêng của chủ nên không lo bị lạc. Quả thực, quan sát kĩ em thấy trên mỗi thân gỗ đều được khắc những tên riêng. Chiếc bè cứ êm đềm trôi đi, biết bao bè gỗ, thuyền câu đã trôi qua trước mắt em. Gương mặt những người lái bè, lái thuyền ai cũng hăm hở, tươi tắn; Họ đều tay đẩy mái chèo khua nước, thỉnh thoảng lại dừng tay lái khẽ lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên mặt. Giữa dòng sông La này, muốn nói chuyện phải hét lên thật to để thắng được khoảng cách và tiếng rì rào của nước. Bởi thế, thỉnh thoảng lại bất chợt vang lên tiếng hú chào nhau của các bác lái. Tiếng cười giòn giã sau đó theo mặt nước mà lan ra khắp không gian. Càng đi, càng thấy trong không khí có một mùi hương gì ngọt mát, đó phải chăng là hương cây, hương nước sông La? Ngồi bè trôi trên sông La còn có một cảm giác thú vị nữa là được ngắm dòng nước trong veo cùng những hàng cây rợp bóng hai bên bờ. Nước sông La chẳng những mát lành mà còn vô cùng trong trẻo. Ngồi trên bè, khẽ nghiêng mình xuống, em có thể thấy gương mặt mình in rất rõ trên mặt nước. Trên bờ sông, hai rặng tre mươn mướt bốn mùa, có lẽ đã mấy chục năm nay tre nghiêng nghiêng soi bóng xuống dòng sông. Thỉnh thoảng, dưới khóm tre lại có chú trâu nằm nhởn nhơ nhai lại có. Các chú bình thản nhìn thuyền bè qua lại trên sông như một cảnh tượng quen thuộc. Sông La như ánh mắt trẻ thơ trong vắt mà những hàng tre là những hàng mi cong vút đáng yêu... Bè cứ trôi, nước sông La cứ êm đềm tuôn chảy. Và dẫu đã tỉnh cơn mơ em vẫn mong một ngày được đến với sông La để ngắm những cảnh tượng đầy hấp dẫn nơi này

14 tháng 2 2018

Mẹ vẫn thường hay dạy em phải biết giúp đỡ và quan tâm đến mọi người xung quanh. Mỗi lần giúp được ai đó em đều cảm thấy rất hạnh phúc. Chủ nhật tuần trước em vừa giúp bé Na tìm lại món đồ chơi của bé ấy bị thất lạc. Thân bài Bé Na là con của cô hàng xóm nhà em. Bé rất đáng yêu nên cuối tuần em thường sang nhà để chơi cùng bé. Na có nhiều đồ chơi nhưng em ấy đặc biệt thích con gấu bông xám có áo sọc đỏ. Đêm nào không có bé Gấu là Na không sao ngủ được. Chẳng hiểu sao gấu của Na bị mất lúc em ấy ngủ. Cả nhà cô hàng xóm đều tìm khắp mọi nơi mà chẳng thấy. Tối hôm ấy bé Na khóc vì không có gấu, nhìn em ấy buồn bã và luôn miệng đòi “gấu, gấu, gấu” em rất buồn mà không nghĩ ra gấu đang ở đâu. May mắn sáng hôm chủ nhật em đi mua thức ăn cùng mẹ và ngang một khu đất trống, nơi mà tụi em thường hay cùng nhau chơi thả diều hay bắt cào cào. Em chợt nhìn thấy chú chó đen của ba bé Na nuôi. Nó đang quanh quẩn ở đấy cùng những con chó khác trong xóm. Em chợt nghĩ có khi nào nó chính là kẻ đang mang bé Gấu của em Na đi mất? Em liền xin phép mẹ cho em chạy vào đó xem sao. Em tìm quanh những đám cỏ cao thấp mọc kín mít khu đất mà chẳng thấy. Em thất vọng định về thì thấy có vật gì đó là lạ trong ống bê tông cũ. Thì ra đó là con gấu của bé Na, em vui mừng vì đã tìm thấy món đồ chơi mà Na thích nhất. Em chạy thật nhanh về nhà và đưa cho mẹ bé. Cô ấy cảm ơn em và đem khâu lại vết sứt ở tai gấu, giặt gấu thật sạch. Lúc bé thức dậy, biết gấu cưng của mình đã trở về, em ấy vui mừng ôm em gấu vào lòng. Đôi bàn tay nhỏ xíu của Na vuốt vuốt lên má của chú gấu, đôi mắt bé rưng rưng khiến em cũng xúc động theo. Mẹ bé Na bảo bé hầu ạ để cảm ơn em, em hạnh phúc lắm, không phải vì được người khác cảm ơn mà là được nhìn thấy em Na vui cười. Kết bài Được giúp đỡ người khác dù chỉ là một việc nhỏ cũng khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Em hứa sẽ vâng lời mẹ và thầy cô thường xuyên giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh và cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp được nhiều người hơn.

 

Hôm nay nhận được tiền, chị Nhân của tôi sung sướng lắm vì đây là số tiền đầu tiên do công sức của chị làm ra. Hai chị em bàn với nhau sẽ mua tập, mua bút chì vẽ tranh, mua kẹp tóc, ăn phở, uống sữa, ai cũng phấn khởi.

Buổi chiều, ba đi làm về, áo đẫm mồ hôi. Nhìn dáng gầy gầy của ba trong chiếc áo bạc màu có vá đôi chỗ, không ai bảo ai, hai chị em đều nín lặng. Tối đến, chị Nhân bàn với tôi: “Chúng mình dành số tiền này mua tặng ba chiếc áo để đi làm. Em có đồng ý không?” Tôi nhất trí. Thế là hai chị em bí mật mua áo tặng ba. Món quà được chị Nhân gói cẩn thận, đẹp đẽ rồi phân công tôi mang đến tặng ba. Cầm món quà, ba nhìn hai chị em tôi một cách ngạc nhiên. Má cũng ngỡ ngàng không kém ba. Má giục ba mở ra xem. Khi thấy chiếc áo, ba má cùng thốt lên:

– Ồ, chiếc áo! Làm sao các con có được?

Sau khi biết rõ mọi chuyện, ba cảm động ôm cả chiếc áo và hai chị em chúng tôi vào lòng, nghẹn ngào nói:

– Các con của ba ngoan và có hiếu quá!

Thế rồi, những giọt nước mắt cứ long lanh trên đôi mắt của má.

Chuyện xảy ra đã lâu nhưng hình ảnh “chiếc áo hiếu thảo” và gương mặt thân thương của ba má còn hiện tươi rói trong tâm trí tôi. Đó là một kỉ niệm khó quên vì nó giúp tôi nhận ra một điều đẹp đẽ: vui biết bao khi mình biết quan tâm đến người khác.

25 tháng 1 2022

Mỗi lần đến với xứ Huế mộng mơ là em lại được chìm đắm trong vẻ đẹp cổ kính của nơi đây. Từ những đình lăng, những vườn cây, những ngọn đồi… Nhưng đẹp nhất và đáng nhớ nhất, vẫn là dòng sông Hương.

Sông Hương thì ai cũng biết, bởi nhắc tới Huế là nhắc đến dòng sông. Đây là một con sông lớn, chảy vút từ rừng núi đại ngàn, băng qua những trầm tích, uốn qua những ruộng đồng rồi mới về đến thành phố. Đây cũng gần như là đoạn gần cuối của con sông rồi. Thế nên nước trôi rất phẳng lặng. Khiến đôi lúc, em tưởng như là con sông đang đứng yên chứ không có chảy nữa. Lòng sông rộng và sâu, bốn mùa đong đầy, như tình cảm chan chứa của những người con xứ Huế. Nước sông Hương xanh thẳm như là bầu trời mùa thu. Mỗi khi có gió nhẹ lướt qua, mặt hồ lại gợn sóng lăn tăn như muôn ngàn vảy cá. Ban ngày, trên dòng sông là những chiếc tàu thuyền lớn chở hàng tấp nập ngược xuôi. Ồn ã mà hòa vào thành phố nhộn nhịp. Nhưng khi đêm về, dòng sông như trở về là dòng sông của mấy trăm năm trước, với những chiếc thuyền rồng, với những giai điệu nhã nhạc cung đình, với những điệu hò từ xa xưa. Hai bên bờ sông là những ngôi làng nhỏ, những vạt cây xanh biếc. Đó là những vách ngăn để giữ dòng sông yên bình lặng lẽ khỏi phố thị ồn ào.

Em yêu dòng sông Hương, như em yêu quý con người và mảnh đất Huế vậy. Em mong rằng, dù xã hội ngày càng phát triển, thì dòng sông ấy vẫn sẽ giữ mãi được vẻ đẹp bình yên của mình.

25 tháng 1 2022

mik ko biết bài đó

nếu co thể bạn gửi ảnh hoạc nhán lên đc ko

11 tháng 3 2018

 Đọc một tác phẩm cũng vậy, có những câu chuyện ta chỉ đọc một lần nhưng nó lại khắc sâu vào tâm trí mỗi chúng ta mãi mãi, riêng với bản thân tôi, truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong tôi những dư ba, ấn tượng mà có thể nói, đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ quên. Đặc biệt là qua đoạn trích cùng tên, với nhân vật bé Thu và ông Sáu với những tình cảm cha con đầy tha thiết và xúc động.
Ông Sáu khi đi kháng chiến, có một đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến vợ của ông cũng đến thăm ông vài lần và lần nào ông Sáu cũng bảo mang con đến. Tuy nhiên vì chiến trường miền Đông đầy ác liệt nên vợ của ông không dám đưa Thu – tên con gái họ đi. Và ông chỉ được nhìn con qua những tấm ảnh nhỏ mà thôi. Và giờ đây, khi trở về thì tình cha con ấy lại trỗi dậy trong lòng ông, ông cảm thấy nôn nao. Ngay lập tức, khi xuống thuyền, ông thấy một đứa bé chừng bảy, tám tuổi, tóc ngang vai thì ông Sáu biết ngay đó là con mình rồi chưa chờ xuồng cập bến, ông đã nhún chân nhảy thót lên bờ, vội vàng bước những bước dài rồi kêu: “Thu! con”. Điều đó thể hiện một tình cảm của người cha một cách tự nhiên, quá xúc động. Chính điều này đã làm cho tôi cảm thấy dường như chính lúc này đây trái tim của người cha tội nghiệp reo lên đầy sung sướng khi sau tám năm trời mới được nhìn thấy mặt con và dường như ông cũng mong sự đáp lại tình cảm của con. Nhưng con bé lại đầy ngơ ngác, lạ lùng, không biết đó là ai. Còn ông Sáu thì vẫn đầy xúc động miệng nói không thành lợi, giọng lặp bặp: “Ba đây con”! Lúc đó chính là lúc tình cảm của người cha trào lên đến đỉnh điểm và không thể toát ra bằng lời vì ông đã quá xúc động. Sau đó ngay lập tức Thu đã chạy vào nhà còn ông Sáu thì đứng sững lại đó có lẽ do quá bất ngờ trước hành động của con. Tuy nhiên theo tôi thấy, thái độ, cách cư xử của Thu là hoàn toàn hợp lý vì Thu là một đứa trẻ và Thu cũng chưa bao giờ gặp người đó. Còn ông Sáu thì đầy thất vọng, ngỡ ngàng trước cách cư xử của con.
Sau đó, ông Sáu vẫn cố gắng để con nhận ra mình là cha. Cả ngày ông chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở bên con, săn sóc, vỗ về con. Tuy nhiên càng gần gũi để kéo gần khoảng cách cha con bao nhiêu thì con bé lại càng đẩy ra bấy nhiêu. Ông chỉ mong có một điều là được gọi mình một tiếng “ba”. Chỉ một tiếng “ba” mà thôi! Đó là một mong muốn mà với người khác có thể là điều hoàn toàn bình thường, nhưng với ông Sáu điều đó thật khó khăn. Những hành động của ông Sáu giúp đỡ con hay vỗ về nó đều bị con bé phản ứng lại. Nhưng chính cái tình cha đó đã giúp ông kiên trì vượt qua. Đến một bữa cơm, khi ông gắp trứng cá to, vàng bỏ vào bát nó thì bất thần con bé hất ra, cơm văng tung toé và không kịp suy nghĩ gì ông đã đánh một cái vào mông nó. Chính điều này đã làm ông hối hận và theo tôi thì dường như lúc đó ông muốn lại nói với nó: “Ba xin lỗi con, thực tình ba không muốn đánh con”. Còn Thu thì có lẽ hơi hối hận vì việc làm của mình.
Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Giờ đây ngày chia tay bà con làng xóm ông định mang theo nỗi buồn đó. Nhưng trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông: “Ba… a…a… ba”. Đó là tiếng “ba” đầy xót xa nghe sao mà xé lòng ta đến thế! Tiếng “Ba” đó là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Tiếng “ba” với nó là điều khát khao hơn mọi đứa trẻ khác vì ngay từ nhỏ nó đã không có tình yêu thương của cha. Giờ đây tiếng “ba” vang lên đầy tự nhiên, ngỡ ngàng trong giây phút cuối cha con chia tay. Và bây giờ nó muốn có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết theo dài trên má của ba nó nữa. Thành ra lí do nó không nhận ba là do vết thẹo đó, nó thấy ra lí do nó không nhận ba là do vết thẹo đó, nó thấy trong ảnh ba nó khi đánh Tây thì nó mới hiểu ra. Nhưng vừa nhận ra thì cũng là lúc phải chia tay. Sung sướng và có lẫn sự xúc động ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa mua cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.
Ở chiến trường tuy chiến tranh đầy ác liệt nhưng anh vẫn cố công làm bằng được chiếc lược ngà.
Trong khi làm, anh cảm thấy vui vui như đứa trẻ nhận được quà. Anh cố gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công như người thợ bạc. Khi chiếc lược được làm xong anh cảm thấy sung sướng vì mình như đã thực hiện được phần nào lời hứa. Sau đó anh lại khắc trên sống lưng chiếc lược “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Hàng đêm nhớ con anh lại đem lược ra ngắm chải lên đầu cho lược thêm bóng, mượt. Điều đó đã làm cho tôi xúc động về tình cảm đầy thiêng liêng của người cha dành cho con. Rồi một chuyện không may xảy ra, đó là anh Sáu hi sinh. Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức trăng trối, nhưng phải chăng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy trong con người anh. Anh đưa chiếc lược cho Ba – một người đồng đội thân thiết và nhìn Ba hồi lâu như trăng trối rằng: “Hãy đưa chiếc lược này đến cho Thu”. Cái nhìn đó có thể nói rằng đó là cái nhìn của sự nhờ cậy, tin cậy, gửi gắm cả tâm hồn anh qua đó. Đọc đến đây, tôi cảm thấy như mình đang sống cùng nhân vật, trong cùng một hoàn cảnh và tôi cảm thấy có một cái gì đó bức bối, ngột ngạt trong tôi. Phải chăng tôi quá xúc động? Đó là sự xúc động trước tình cha con đầy thiêng liêng, cao quý, nó có thể trỗi dậy ngay cả khi con người ta đang đối mặt giữa sự sống và cái chết. Khi nhân vật Ba nhận lời thì anh mới nhắm mắt tức ước nguyện xem như được chấp nhận.
Sau này, bác Ba đã gặp Thu – giờ đây là cô gái giao liên đầy dũng cảm và bác đã trao lại kỉ vật đó cho Thu.
Qua tác phẩm chúng ta có thể thấy vì hạnh phúc của con người cha sẵn sàng làm tất cả và ngay khi chúng ta sắp chết thì tình phụ tử nó luôn trỗi dậy. Nó giúp cho tôi nhận thấy tình phụ tử là một tình cảm đầy thiêng liêng và đáng trân trọng. Đồng thời qua đây tôi cũng muốn gửi gắm một bức thông điệp: Chúng ta cần phải giữ gìn và quý trọng tình phụ tử vì đó là tình cảm đầy thiêng liêng.

 

11 tháng 3 2018

thanks !!!!!!!!!

25 tháng 4 2020

14 vị Anh hùng dân tộc Việt Nam đáp ứng được một trong ba tiêu chí sau đây:[3]

  1. Người khởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ ngoại xâm, giành độc lập dân tộc;
  2. Người đứng đầu 1 vương triều có đóng góp đặc biệt xuất sắc, lãnh đạo dân tộc giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước;
  3. Nhà quân sự, chính trị, văn hóa lỗi lạc.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

 
STTTênQuê quánThời đạiNhà nướcKinh đôTiêu chuẩn
1Hùng VươngPhú ThọHồng BàngVăn LangPhong Châu2
2Hai Bà TrưngHà NộiHai Bà TrưngLĩnh NamMê Linh1
3Lý Nam ĐếThái NguyênNhà Tiền LýVạn XuânLong Uyên
4Ngô QuyềnHà Nội (?)Nhà NgôTĩnh Hải quânCổ Loa
5Đinh Tiên HoàngNinh BìnhNhà ĐinhĐại Cồ ViệtHoa Lư2
6Lê Đại HànhThanh Hóa (?)Nhà Tiền Lê1, 2
7Lý Thái TổBắc NinhNhà LýThăng Long2
8Lý Thường KiệtHà NộiĐại Việt3
9Trần Nhân TôngNam ĐịnhNhà Trần1,3
10Trần Hưng Đạo3
11Lê Thái TổThanh HóaNhà Hậu LêĐông Kinh1,2
12Nguyễn TrãiHải Dương3
13Quang TrungBình ĐịnhNhà Tây SơnPhú Xuân1,3
14Hồ Chí MinhNghệ AnViệt Nam Dân Chủ Cộng HòaViệt NamHà Nội

Quy hoạch tượng đài[sửa | sửa mã nguồn]

Các địa phương được đặt địa điểm xây dựng tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và 14 vị anh hùng dân tộc khi đạt một trong 4 tiêu chí sau:

  • Địa phương là quê hương của danh nhân anh hùng dân tộc;
  • Địa phương gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng ghi đậm dấu ấn về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân anh hùng dân tộc;
  • Địa phương có di tích lịch sử, di tích cách mạng hoặc truyền thống văn hóa gắn với danh nhân anh hùng dân tộc;
  • Địa phương (vùng, khu vực) được ưu tiên xây dựng công trình tưởng niệm, tạo dựng truyền thống văn hóa về Quốc tổ Hùng Vương.
25 tháng 4 2020

 sau:[2]

  • Hùng Vương: quốc tổ của Việt Nam.
  • Hai Bà Trưng, tức Trưng Trắc và Trưng Nhị: 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.
  • Lý Nam Đế, tức Lý Bí: thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.
  • Ngô Quyền: vị tướng đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập ra Nhà Ngô.
  • Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh: người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.
  • Lê Đại Hành tức Lê Hoàn: vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê.
  • Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn: người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
  • Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược.
  • Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.
  • Trần Hưng Đạo, tức Trần Quốc Tuấn: vị tướng của Nhà Trần và 2 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên.
  • Lê Thái Tổ, tức Lê Lợi: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, lập ra Nhà Hậu Lê.
  • Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê.
  • Quang Trung, tức Nguyễn Huệ: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê – chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.
  • Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.