K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2017

Đáp án C

28 tháng 9 2021

C nha bạn 

 

17 tháng 9 2018

Đáp án B

28 tháng 9 2021

B nha bạn 

Ông Trạng thả diều   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi...
Đọc tiếp

Ông Trạng thả diều

   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

   Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

   Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

(theo TRINH ĐƯỜNG)

Câu 1

Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Câu 2

Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Câu 3

Vì sao chủ bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"?

3 bạn nhanh nhất mik tick :P

3
29 tháng 12 2021

Câu 1

Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

Câu 2

Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

Câu 3

Vì sao chủ bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"?

Vì cho dù chú bận làm, bận học mà cánh diều vẫn bay cao. Hơn nữa, đã thế lại còn đỗ Trạng Nguyên.

29 tháng 12 2021

1.Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.

2.Nguyễn Hiền rất ham học và chịu khó. Nhà nghèo phải nghỉ học nhưng cậu vẫn chịu khó và tìm mọi cách để học tập. Cậu xin thầy đứng ngoài lớp nghe giảng; mượn vở về học; sách vở của chú là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn học là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Chú làm bài thi vào Lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

3.Chú bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều" vì chú rất ham thả diều, còn bé tí đã biết làm lấy diều để chơi, vừa chăn trâu vừa thả diều, vừa đi học vừa chơi diều, trước khi đi thi còn chơi diều. Chú đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi - cái tuổi còn chơi diều.

Nếu bạn trong 1 của các hoàn cảnh này,bạn sẽ làm gì?Vì sao?-Cách ứng xử trong cuộc sống.Tình huống 1:Hoàng đang chơi bóng cùng Nam ở sân sau nhà ông ngoại.Đang chơi thì bỗng nghe thấy có người đến hỏi đường.Hoàng và Nam lúng túng vì không biết đường nhưng ngại không dám nói.Nếu là em,em sẽ làm gì?Vì sao?Tình huống 2:Phương được mấy đứa bạn rủ trốn học đi chơi.Phương lo lắng,nửa...
Đọc tiếp

Nếu bạn trong 1 của các hoàn cảnh này,bạn sẽ làm gì?Vì sao?-Cách ứng xử trong cuộc sống.

Tình huống 1:

Hoàng đang chơi bóng cùng Nam ở sân sau nhà ông ngoại.Đang chơi thì bỗng nghe thấy có người đến hỏi đường.Hoàng và Nam lúng túng vì không biết đường nhưng ngại không dám nói.

Nếu là em,em sẽ làm gì?Vì sao?

Tình huống 2:

Phương được mấy đứa bạn rủ trốn học đi chơi.Phương lo lắng,nửa muốn ở lại lớp,nửa lại muốn đi chơi.

Nếu em là Phương,em sẽ nói gì với các bạn?Vì sao?

Tình huống 3:

Cô-rê-nô Kin-srét là ông hàng xóm của Chi-ôn-ca.Một lần,ông ta đến với bao nhiêu quà bánh và gạ Chi-ôn-ca cho sờ vào vùng đồ bơi của em.Chi-ôn-ca bối rối không biết làm thế nào.

Nếu Chi-ôn-ca là em,em sẽ nói gì và làm gì với ông Cô-rê-nô?Vì sao ?

Nhanh+đúng=tick.

 

1

Tình huống 1:Nên giúp vì người đó đang rất cần sự giúp đỡ của chúng ta

Tình huống 2:Ko nên đi chơi và nói với các bạn " chúng ta đang ở tuổi cần học nhiều , mà nếu trốn đi chơi bố mẹ sẽ lo lắng" vì đan ở tuổi.....lo lắng

Tình huống 3 :Ko cho sờ vào và nói với ông :Ông ko được làm thế để dụ cháu.

Vì người khác ko có quyền quyết định những gì mà chúng ta ko muốn

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) II. ĐỌC HIỂU (7 điểm) 1. Đọc thầm bài văn: Vương quốc vắng nụ cười​       Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã...
Đọc tiếp

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)

II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)

1. Đọc thầm bài văn:

Vương quốc vắng nụ cười​

      Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.

Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.

Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.

(còn nữa)
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau:

Câu 3. (1 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy?

A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh.
C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt.

Câu 4. (0,5 điểm) Nói chính xác là trong vương quốc chỉ có ai cười được?

A. Nhà vua
B. Người lớn
C. Rất ít trẻ con.

Câu 5. (0,5 điểm) Ai là người nhận ra những “mối nguy cơ” về vương quốc buồn tẻ?

A. Người dân
B. Nhà vua
C. Các vị đại thần

Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “buồn chán”?

A. Vui vẻ
B. Chán ăn
C. Buồn bã

Câu 7. (1 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình của vương quốc?

A. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về chữa bệnh.
B. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
c. Nhà vua cử đại thần mở lớp dạy học, chuyên về môn cười.

Câu 8. (0,5 điểm) Câu: “- Dẫn nó vào!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu cảm

Câu 9. (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.” là:

A. Thần
B. Thần vừa tóm được
C. Một kẻ đang cười

Câu 10. (1 điểm) Trạng ngữ trong câu “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.” là:

..........................................................................................................................................................................................................

Đây là trạng ngữ chỉ :...................................................................................................

Câu 11. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc?

557
15 tháng 5 2021

lại lười đến mức độ này nx :vvvvvv

15 tháng 5 2021

Câu 3: A

Câu 4:C

Câu 5:C

Câu 6:A

Câu 7:B

Câu 8:C

Câu 9: B 

Câu 10: Ngày xửa ngày xưa là trạng ngữ và chỉ thời gian !!

23 tháng 3 2020

Câu 1: Các bài thi của Nguyễn Hiền vượt xa các học trò của thầy vì bài của chú chữ tốt văn hay.

Câu 2: Qua nội dung bài đọc, em học tập ở Nguyễn Hiền những đức tính là ý chí vượt khó, tinh thần tự học, quyết tâm cao để đạt được hành quả tốt đẹp.

Câu 3: Chú bé rất ham thả diều.

                             VN

Câu 4: Trong bài đọc “Ông trạng thả diều” có hai từ láy, đó là: đom đóm, vi vu.

Đặt câu:

- Tiếng sáo vi vút trên cao.

19 tháng 2 2020

giúp mk với  ngày mai mk nộp

19 tháng 2 2020

k a đi a trả lời

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) II/ Đọc hiểu (6 điểm) CÂY ÂM NHẠC             Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.             Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.             Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi...
Đọc tiếp

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

CÂY ÂM NHẠC

            Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.

            Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.

            Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.

            Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....

(Theo Băng Sơn)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm)

A. Mây trắng

B. Nắng hè

C. Cây sấu

D. Cây cầu

2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm)

A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm

B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh

C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.

D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.

3. Vì sao tác giả lại nói “Sang thu… chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? (0.5 điểm)

A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm

B. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm.

C. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá

D. Vì sang thu, có những chú chim mang bộ lông màu vàng sẫm tới đậu trên cây

4. Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? (0.5 điểm)

A. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè.

B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.

C. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuôn nhạc.

D. Vì nhạc sĩ ve sầu là người bạn thân thiết của cây sấu âm nhạc.

5. Em hãy dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện thiện phần ghép nối sau? (0.5 điểm)

1. Mỗi quả sấu a. là những nhạc sĩ tài ba.
2. Những chú ve sầu b. là một khóa son khổng lồ.
3. Tán lá tròn c. là một nốt nhạc rung rinh trong gió.

6. Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là cây âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.

B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.

C. Vì những chú ve sầu râm ran trên sâu sấu như đang tấu lên bản hoà ca bất tận.

D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.

7. Trạng ngữ trong câu “Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (0.5 điểm)

A. Nguyên nhân

B. Phương tiện

C. Nơi chốn

D. Mục đích

8. Những câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? (0.5 điểm)

1. Ôi, bạn Nam đến kìa! a.Bộc lộ cảm xúc ghê sơ.
2. Ồ, bạn Nam thông minh quá! b. Bộc lộ cảm xúc thán phục.
3. Trời, thật là kinh khủng! c. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.

9. Trong tình huống em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm đề chờ bố mẹ về em sẽ sử dụng câu khiến nào cho phù hợp? (1 điểm)

10. Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống? (1.0 điểm)

a. ….. học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b. …. bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c. …… mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

108
15 tháng 5 2021

1.a

16 tháng 5 2021

CÂU 1:       A

CÂU 2:       B

CÂU 3:       C

CÂU 4:       C

CÂU 5: 1C     2A    3C

CÂU 6:       C

CÂU 7:       B

CÂU 8:     1C          2B            3A

CÂU 9: - CHÁU CHÀO BÁC Ạ ! BÁC CHO CHÁU NGỒI ĐÂY CHỜ BỐ MẸ VỀ ĐƯỢC KHÔNG Ạ ?

CÂU 10: VÌ HỌC GIỎI ; NAM ĐƯỢC CÔ GIÁO KHEN .

NHỜ BÁC LAO CÔNG ;SÂN TRƯỜNG LÚC NÀO CŨNG SẠCH SẼ .

TẠI VÌ MẢI CHƠI ; TUÂN KHÔNG LÀM BÀI TẬP .

15 tháng 6 2018

cty du lịch bảo ông Clyde đã đật 2 vé đi nhưng chỉ đặt 1 vé về nên thám tử đoán ra ông Clyde đã có ý định giết vợ!

  TK NHA!

15 tháng 6 2018

Không đưa vợ chồng ông bà Clyde đi du lịch leo núi