K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2017

+ Lá cây có thể tự chế tạo được chất dinh dưỡng là nhờ có các hạt diệp lục bên trong lá

+ Ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ về cấu tạo bên trong của phiến lá vì: khi các em tìm hiểu được cấu tạo bên trong phiến là sẽ biết được bên trong đó có chứa rất nhiều hạt diệp lục và cấu tạo của các TB sẽ giúp cho lá có thể tự tổng hợp được chất dinh dưỡng

+ Lớp TB thịt lá bên trên có cấu tạo phù hợp với chức năng tổng hợp chất hữu cơ: vì TB thịt lá bên trên chứa nhiều lục lạp

+ Lớp TB thịt lá bên dưới có cấu tạo phù hợp với chức năng chứa và trao đổi khí vì: các TB thịt lá bên dưới xếp lộn xộn tạo thành các khoang chứa khí và chúng chứa ít lục lạp hơn.

18 tháng 3 2017

nhiều à bạn

Câu 1:

Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với đầu nhụy.

Câu 2:

Các điều kiện nảy mầm của hạt :

– Điều kiện bên ngoài: Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp thì mới nảy mầm được.

– Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống của hạt phải tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,…

Câu 3:

Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.

Câu 4:

Nếu như sơ đồ thì em cần chú ý mũi tên nhé.

Các loại quả quả khô quả mọng quả khô nẻ quả khô không nẻ quả thịt quả hạch Sơ đồ trình bày các loại quả

Câu 5:

- Cấu tạo của tảo: Tảo là những sinh vật mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau và luôn luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước.

- Vai trò của tảo: góp phần cung cấp ôxỉ và thức ăn cho các động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc.,... Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại.



15 tháng 3 2017

1.

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

2.

Điều kiện bên ngoài :

+ Đủ nước

+ Đủ không khí

+ Nhiệt độ thích hợp

Điều kiện bên trong :

+ Chất lượng hạt giống : Hạt giống không tốt, bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc cũng không thể nảy mầm

7 tháng 4 2017

Đề cương đó ở đâu vậy bạnhihi

20 tháng 11 2017

- Chúng giống nhau là cả hai loại đều chứa lục lạp, đặc điểm này phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng và quang hợp.

- Khác nhau giữa hai loại:

+ Tế bào thịt lá phía trên: tế bào dạng dài, xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp.

+ Tế bà thịt lá phía dưới : tế bào dạng tròn, xếp không sát nhau, chứa ít lục lạp hơn.

- Lớp tế bào thịt lá phía trên có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ. Lớp tế bào thịt lá phía dưới có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí.

13 tháng 11 2017

Cấu tạo miền hút của rễ gồm hai phần chính :

Vỏ gồm biểu bì có nhiều tế bào kéo dài thành lông hút . Lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất.

Trụ giữa gồm mạch gỗ , mạch rây và ruột . Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ, ruột chứa chất dự trữ .

16 tháng 11 2017

Cấu tạo miền hút gồm hai phần chính :

Vỏ gồm biểu bì có nhiêu lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.



31 tháng 10 2016

giống:chúng có vách mỏng,chứa nhiều lục lạp.đặc điểm này giúp chế tạo chất hữu cơ cho cây(lục lạp chứa chất diệp lục đảm nhận chức năng này)

 

23 tháng 11 2016

giống nhau : tế bào thịt lá ở cả 2 phía đều chứa nhiều lục lạp giúp cho phiến lá thu nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây .

 

3 tháng 11 2017

Dác: có màu trắng, nằm ở ngoài => vận chuyển nước và muối khoáng.

Ròng: có màu sẫm, nằm ở ngoài => nâng đỡ cây.

16 tháng 5 2017

Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.

13 tháng 3 2017

Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh). Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt.

Rêu chỉ có thể sống ở những nơi ẩm ướt vì :

- Rêu chưa có rễ chính thức

- Thân và lá chưa có mạch dẫn

- Nhờ nước , cây rêu mới sinh sản được

Do chức năng hút và dẫn truyền nước , các chất hữu cơ chưa hoàn chỉnh, việc lấy nước và muối khoáng hòa tan trong nước vào rêu còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt. Vì thế nên rêu chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt và sống theo đàn , chỉ khoảng 1 cm

- Vì rêu là loài thực vật bậc thấp . hình thành rễ giả ( chức năng chưa hoàn thiện ) nên khả năng lấy nước ở sâu trong lòng đất là không thể xảy ra . Sở dĩ , rêu sống ở những nơi ẩm ướt là để lúc nào cũng có các chất để nuôi sống cây . Nếu thiếu nước , rêu sẽ chết .