Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lương Thế vinh vẫn được người đời quen gọi là Trạng Lường. Lí do là vì ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra rất giỏi trong việc đo lường. Khi đỗ đạt ra làm việc quan, ông đã viết cuốn sách nhan đề “Đại thành toán pháp” (2) nhằm tổng kết kiến thức tính toán của thời đó và cả những phát minh của chính bản thân ông. Lương Thế Vinh đã viết đề tựa, nêu mục đích của cuốn sách như sau:
“ Trước thời cho biết cách đo lường
Tính toán bình phân ở cửu chương
Thông hay mọi nhẽ điều vinh hiển
Học lấy cho tinh giúp thánh vương!”
Tương truyền rằng thuở còn nhỏ, một lần Lương Thế Vinh cùng chúng bạn ngồi hóng mát dưới một gốc cây cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao - thấp. Một số cho rằng chỉ có cách là trèo lên ngọn cây, rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng Lương Thế Vinh cho rằng không cần trèo, đứng dưới đất vẫn có thể đo được. Cậu lấy chiếc gậy cầm ở tay đo xem dài ngắn bao nhiêu, đoạn dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đến cậu đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính, cậu đã tìm được chiều cao của cây. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới, rồi trèo lên tít ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả, đúng như Vinh đã tính.
Ngày nay, cách tính chiều cao của cây mà Lương Thế Vinh đã áp dụng, chắc chắn các bạn học sinh chúng ta không lấy gì làm lạ. Nhưng cách đây gần 5 thế kỉ, khi ở châu Âu số người hiểu được định lí Pitago về cạnh tam giác vuông a2 + b2 = c2 chỉ mới đếm trên đầu ngón tay, thì việc Lương Thế Vinh tìm ra được tỉ lệ chiều cao của cây và chiều cao của chiếc gậy bằng tỉ lệ bóng của chúng trên mặt đất, là một sáng tạo, thể hiện nước ta ở thế kỉ XV đã có nhà toán học đầy tài năng.
Khi đến tuổi trưởng thành, có lần Lương Thế Vinh đến một khúc sông, thấy mấy người đang bàn tính nhau tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Hôm đó nước sông rất to và chảy xiết, nên không thể bơi qua. Lương Thế Vinh bèn góp ý:
- Không cần sang sông làm gì. Các ông tìm cho tôi mấy cái cọc, tôi sẽ đo giúp.
Lúc đầu mấy người tưởng ông nói đùa, không tin. Nhưng chỉ sau một lúc đóng cọc, ngắm nghía và tính toán, ông đã cho họ biết khúc sông rộng bao nhiêu thước. Thì ra từ thời đó, Lương Thế Vinh đã biết đến kiến thức về tam giác đồng dạng...
Lại một lần khác, đoàn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên
Việt chẳng những nổi tiếng văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi:
- Có phải ông là người làm sách “Đại thành toán pháp”?
Lương Thế Vinh tỏ vẻ khiêm tốn, đáp:
- Vâng, đúng vậy!
Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách:
- Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?
- Được ạ!
Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi.
Sứ Tàu phì cười, nói:
- Xem chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!”
- Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.
Lương Thế Vinh trả lời, tỉnh khô.
Vị chánh sứ Tàu lại châm chọc:
- Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!
Lương Thế Vinh không trả lời. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền bỏ không buộc lên bờ. Voi nặng, thuyền đắm sâu xuống nước. Ông lại sai đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên. Đoạn ông ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền đắm ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi trạng cho bắc cân cân hết số đá trong thuyền và bảo với sứ Minh:
- Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!
Viên sứ Tàu tuy trong bụng đã phục lăn, nhưng bề ngoài vẫn làm vẻ chưa tin, muốn thử tài trạng thêm, bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho trạng một chiếc thước, nhờ đo xem tờ giấy dày bao nhiêu.
Tình huống đặt ra thật khó xử. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia trên thước vừa lớn, lại không rõ. Nhưng với trí tuệ linh hoạt, Lương Thế Vinh đã nghĩ ngay được cách đo. Ông mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số tờ và tìm ra đáp số, trước con mắt thán phục của sứ bộ nhà Minh.
Vì từ nhỏông đã nổi tiếng thần đồng, rất giỏi tính toán, không sách nào không đọc, am tường nhiều việc.
Ông có tài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là toán học, là người đã sáng chế ra bàn tính gẩy, ban đầu làm bằng những viên bi đất có lỗ được xâu lại, sau cải tiến dần thành những đốt trúc ngắn có sẵn lỗ ở trong, cuối cùng là những viên gỗ tròn sơn màu khác nhau, vừa dễ tính toán, vừa dễ nhớ.
Lương Thế Vinh chính là tác giả cuốn "Đại thành toán pháp"
Có nhiều giai thoại lưu truyền về tài tính toán của ông như chuyện đo ruộng, cân voi… nên dân gian thán phục gọi ông là Trạng Lường (Trạng đo Lường).
Chúc bạn học tốt
- Nhà Lý suy sụp, nhà Trần luôn tìm cách khắc phục lại những gì đã mất .
- Cày bừa ít, đất hoang nhiều-> Đẩy mạnh công cuộc khai hoang
- Bão lũ phá hoại mùa màng-> đắp đê, đào sông, kênh,...
- Buôn bán thủ công nhỏ-> Hình thành nhiều xưởng thủ công lớn với nhiều ngành nghề thủ công khác nhau
- Ngoại giao kém -> Mở rộng buôn bán với nước ngoài.
Mình ghi vậy có nghĩa (tình hình -> giải pháp)
Tại sao Lý Công Uẩn quyết định chọn Đại La là nơi đóng đô. Trả lời nhanh và ngắn gọn hộ mình với nha
Vì Đại La có địa thế thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước còn Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đã hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
Việc dời đô về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn,tạo đà phát triển cho đất nước
- Tình hình đất nước ở thế kỉ XI đã vững mạnh, nền kinh tế phát triển. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) xa và hẻo lánh, trong khi đó Đại La (Thăng Long) có nhiều ưu điểm hơn: vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước, "xem khắp đất nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời" (chiếu dời đô).
Đất nước được hoà bình động lập. Nhà nước quan tâm phát triển sản xuất:Vua tự cày tịch đền về tế thần nông, chú trọng khai hoang ruộng đất,đào kênh mương, làm thuỷ lợi chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế, tao thuận lợi cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.Nhân dân cần cù chăm chỉ, mùa màng bội thu.
Chúc bạn học tốt
Lương Thế Vinh
Chú bé láu lỉnh
Trạng nguyên Lương Thế Vinh người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định) thuở còn nhỏ đã tỏ ra hài hước, hóm hỉnh và khôn ngoan. Có lần, người bố là Lương Thế Thiện đi vắng, chủ nợ đến đòi tiền, thấy cậu bé Vinh đang chơi trò nặn đất ở sân, liền hỏi:
- Bố mẹ đi đâu?
Vinh làm thinh không trả lời. Chủ nợ hỏi lại, cậu mới đáp:
- Bố, mẹ tôi đã đi khắc có việc, ông hỏi làm gì?
Chủ nợ cứ gặng hỏi đi đâu, bao giờ về... Cuối cùng, Vinh mới trả lời, giọng tỉnh khô:
- Bố tôi đi giết một người sống. Mẹ tôi đi cứu một người chết.
Chủ nợ ngơ ngác, không hiểu đầu đuôi thế nào, nên cứ hỏi mãi. Thấy Vinh im lặng, chủ nợ dỗ:
- Nếu mày nói thật, ta sẽ trừ cho khoản nợ trước kia bố mẹ mày vay.
Bấy giờ Vinh mới vui vẻ đáp:
- Nếu vậy thì ông in ngón tay vào bánh đất này để làm bằng.
Người chủ nợ vì tò mò muốn biết, nên cũng thử chiều ý cậu bé xem sao.
Lúc ấy Vinh mới vừa mỉm cười, vừa nói:
- Bố tôi đi nhổ mạ. Mẹ tôi đi cấy lúa! (1)
Lúc này chủ nợ mới vỡ lẽ, trong lòng thầm thán phục Lương Thế Vinh là đứa trẻ khôn ngoan.
Ngày hôm sau chủ nợ lại đến đòi. Bố mẹ Vinh chưa biết nói sao, thì Vinh đã giơ đồ chơi bằng đất cho mọi người xem và nói:
- Hôm qua ông đã hứa xoá nợ cho nhà tôi rồi kia mà? Dấu tay ông in còn đây này?
Người chủ nợ giật mình, nói với ông Thiện:
- Tôi mừng cho ông bà có cháu bé rất thông minh. Tôi xin biếu khoản nợ để gia đình lo cho cháu học sớm, sau này chắc thế nào cũng chiếm được khôi nguyên.
Từ đó cậu bé Lương Thế Vinh đã nổi tiếng là “Thần đồng làng Hương”.
( Đây là 1 câu chuyện gắn liền với tiểu sử Trạng nguyên Lương Thế Vinh a)
Câu chuyện : RẮN BÁO OAN ( NGUYỄN TRẢI ) |
Năm 1442, bởi sự ganh ghét và gièm pha độc địa của những kẻ bất tài thất đức, đồng thời, cũng bởi mưu đồ đê hèn của phe cánh bà Thái Hậu Nguyễn Thị Anh, Nguyễn Trãi đã bị tru di tam tộc. Đó là vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử nước ta. Dù về sau, Hoàng Đế Lê Thánh Tông (1460–1497) đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, song, thiên hạ vẫn không ngớt tìm cách cắt nghĩa nỗi oan khuất này theo sự tưởng tượng riêng của mình. Câu chuyện vì thế mà ngày một ly kỳ. Dưới đây là một trong những chuyện ly kỳ mà sách Tang thương ngẫu lục đã ghi lại: “Xưa, khi đánh nhau với quân Minh ở núi Mã Yên, ta bắt được quan Thượng Thư của nhà Minh là Hoàng Phúc. Hoàng Phúc giỏi thuật phong thủy, từng đi khắp nước ta để xem các kiểu đất, xong thì ghi lại đầy đủ. Đến đây, Hoàng Phúc bị bắt, Nguyễn Trãi cũng coi là tù binh, đối đãi không cần giữ lễ. Hoàng Phúc thấy vậy, cười mà nói rằng : - Mồ mả tổ tiên nhà tôi vì có Xá Văn Tinh nên dù có gặp nạn đi nữa, bất quá cũng chỉ trong vòng trăm ngày mà thôi, chẳng như mồ mả tổ tiên nhà ông, sau tất có vạ lớn, phải bị tru diệt. Nguyễn Trãi không tin. Sau, Hoàng Phúc được tha cho về, còn như Nguyễn Trãi thì vì Thị Lộ mà bị mắc nạn. Người đời sau đều cho là ứng nghiệm. Nay xét mồ mả tổ tiên ông tại làng Nhị Khê thì huyệt táng giữa khu ruộng bằng phẳng. Người thì nói rằng đó là kiểu đất tướng quân mở cờ, kẻ lại bảo đó là kiểu đất tướng quân cụt đầu, bởi vì ở hướng Nam của mả có cái gò hình con rùa quay đuôi lại. Bản Kiểm ký của Hoàng Phúc có ghi rằng: Nhị Khê mạch đoản, họa thảm tru di, tức là khu đất này. Tương truyền, khi còn chưa được hiển đạt, ông dạy học trò ở làng Nhị Khê. Một hôm, ông trỏ cái gò nhỏ ngoài đồng và bảo học trò rằng: - Ngày mai các anh ra phạt cỏ gò ấy để lấy đất dựng nhà mà học. Học trò vâng lời. Tảng sáng hôm sau, ông mơ thấy một người đàn bà tới nói với ông rằng: - Tôi còn yếu người và con thì còn nhỏ, xin ông hãy thư thư cho vài ba bữa để tôi còn kịp dọn đi nơi khác. Tỉnh dậy, ông vội chạy ra đồng xem thì học trò đã dọn gò đất xong rồi. Họ bắt được hai quả trứng rắn. Ông hỏi thì họ nói: - Vừa rồi thấy có con rắn, chúng con đánh nó cụt đuôi và nó đã chạy mất. Ông cầm hai quả trứng rắn đem về cất giữ. Đêm đêm chong đèn đọc sách thì có con rắn trắng bò trên xà nhà, máu từ đuôi nó chảy xuống, rơi đúng chữ đại nghĩa là đời, thấm ướt đến ba tờ giấy liền. Ông tự hiểu và than rằng: - Nó sẽ báo oán ta đến ba đời. Hai trứng rắn nở ra được hai con, một dài một ngắn, ông sai đem thả xuống sông Tô Lịch ở làng bên. Nay, những rắn ấy đều được tôn làm thần sông. Sau khi đã hiển đạt, hàng ngày từ triều về, qua phố hàng chiếu ông vẫn thường gặp một người con gái nhan sắc râæt mặn mà. Hai bên dùng thơ vui đùa, rồi yêu mến nhau, ông cưới cô gái ấy về làm thiếp. Trong năm Thiệu Bình , người con gái ấy được ra vào nơi cung cấm, được Hoàng Đế Lê Thái Tông cho làm Nữ Học Sỹ. Khi Hoàng Đế băng, triều đình đem cô ra tra khảo thì cô khai là Nguyễn Trãi sai cô giết Hoàng Đế. Bởi lẽ này mà ông bị trị tội. Khi đem ra hành hình, người con gái ấy liền hóa thành một con rắn, bò xuống nước mà đi mất”. |
Lương Thế vinh vẫn được người đời quen gọi là Trạng Lường. Lí do là vì ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra rất giỏi trong việc đo lường. Khi đỗ đạt ra làm việc quan, ông đã viết cuốn sách nhan đề “Đại thành toán pháp” (2) nhằm tổng kết kiến thức tính toán của thời đó và cả những phát minh của chính bản thân ông. Lương Thế Vinh đã viết đề tựa, nêu mục đích của cuốn sách như sau:
“ Trước thời cho biết cách đo lường
Tính toán bình phân ở cửu chương
Thông hay mọi nhẽ điều vinh hiển
Học lấy cho tinh giúp thánh vương!”
Tương truyền rằng thuở còn nhỏ, một lần Lương Thế Vinh cùng chúng bạn ngồi hóng mát dưới một gốc cây cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao - thấp. Một số cho rằng chỉ có cách là trèo lên ngọn cây, rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng Lương Thế Vinh cho rằng không cần trèo, đứng dưới đất vẫn có thể đo được. Cậu lấy chiếc gậy cầm ở tay đo xem dài ngắn bao nhiêu, đoạn dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đến cậu đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính, cậu đã tìm được chiều cao của cây. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới, rồi trèo lên tít ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả, đúng như Vinh đã tính.
Ngày nay, cách tính chiều cao của cây mà Lương Thế Vinh đã áp dụng, chắc chắn các bạn học sinh chúng ta không lấy gì làm lạ. Nhưng cách đây gần 5 thế kỉ, khi ở châu Âu số người hiểu được định lí Pitago về cạnh tam giác vuông a2 + b2 = c2 chỉ mới đếm trên đầu ngón tay, thì việc Lương Thế Vinh tìm ra được tỉ lệ chiều cao của cây và chiều cao của chiếc gậy bằng tỉ lệ bóng của chúng trên mặt đất, là một sáng tạo, thể hiện nước ta ở thế kỉ XV đã có nhà toán học đầy tài năng.
Khi đến tuổi trưởng thành, có lần Lương Thế Vinh đến một khúc sông, thấy mấy người đang bàn tính nhau tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Hôm đó nước sông rất to và chảy xiết, nên không thể bơi qua. Lương Thế Vinh bèn góp ý:
- Không cần sang sông làm gì. Các ông tìm cho tôi mấy cái cọc, tôi sẽ đo giúp.
Lúc đầu mấy người tưởng ông nói đùa, không tin. Nhưng chỉ sau một lúc đóng cọc, ngắm nghía và tính toán, ông đã cho họ biết khúc sông rộng bao nhiêu thước. Thì ra từ thời đó, Lương Thế Vinh đã biết đến kiến thức về tam giác đồng dạng...
Lại một lần khác, đoàn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên
Việt chẳng những nổi tiếng văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi:
- Có phải ông là người làm sách “Đại thành toán pháp”?
Lương Thế Vinh tỏ vẻ khiêm tốn, đáp:
- Vâng, đúng vậy!
Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách:
- Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?
- Được ạ!
Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi.
Sứ Tàu phì cười, nói:
- Xem chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!”
- Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.
Lương Thế Vinh trả lời, tỉnh khô.
Vị chánh sứ Tàu lại châm chọc:
- Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!
Lương Thế Vinh không trả lời. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền bỏ không buộc lên bờ. Voi nặng, thuyền đắm sâu xuống nước. Ông lại sai đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên. Đoạn ông ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền đắm ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi trạng cho bắc cân cân hết số đá trong thuyền và bảo với sứ Minh:
- Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!
Viên sứ Tàu tuy trong bụng đã phục lăn, nhưng bề ngoài vẫn làm vẻ chưa tin, muốn thử tài trạng thêm, bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho trạng một chiếc thước, nhờ đo xem tờ giấy dày bao nhiêu.
Tình huống đặt ra thật khó xử. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia trên thước vừa lớn, lại không rõ. Nhưng với trí tuệ linh hoạt, Lương Thế Vinh đã nghĩ ngay được cách đo. Ông mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số tờ và tìm ra đáp số, trước con mắt thán phục của sứ bộ nhà Minh.
Lương Thế Vinh vẫn được người đời quen gọi là Trạng Lường. Lí do là vì ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra rất giỏi trong việc đo lường. Khi đỗ đạt ra làm việc quan, ông đã viết cuốn sách nhan đề “Đại thành toán pháp” (2) nhằm tổng kết kiến thức tính toán của thời đó và cả những phát minh của chính bản thân ông. Lương Thế Vinh đã viết đề tựa, nêu mục đích của cuốn sách như sau:
“ Trước thời cho biết cách đo lường
Tính toán bình phân ở cửu chương
Thông hay mọi nhẽ điều vinh hiển
Học lấy cho tinh giúp thánh vương!”
Tương truyền rằng thuở còn nhỏ, một lần Lương Thế Vinh cùng chúng bạn ngồi hóng mát dưới một gốc cây cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao - thấp. Một số cho rằng chỉ có cách là trèo lên ngọn cây, rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng Lương Thế Vinh cho rằng không cần trèo, đứng dưới đất vẫn có thể đo được. Cậu lấy chiếc gậy cầm ở tay đo xem dài ngắn bao nhiêu, đoạn dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đến cậu đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính, cậu đã tìm được chiều cao của cây. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới, rồi trèo lên tít ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả, đúng như Vinh đã tính.
Ngày nay, cách tính chiều cao của cây mà Lương Thế Vinh đã áp dụng, chắc chắn các bạn học sinh chúng ta không lấy gì làm lạ. Nhưng cách đây gần 5 thế kỉ, khi ở châu Âu số người hiểu được định lí Pitago về cạnh tam giác vuông a2 + b2 = c2 chỉ mới đếm trên đầu ngón tay, thì việc Lương Thế Vinh tìm ra được tỉ lệ chiều cao của cây và chiều cao của chiếc gậy bằng tỉ lệ bóng của chúng trên mặt đất, là một sáng tạo, thể hiện nước ta ở thế kỉ XV đã có nhà toán học đầy tài năng.
Khi đến tuổi trưởng thành, có lần Lương Thế Vinh đến một khúc sông, thấy mấy người đang bàn tính nhau tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Hôm đó nước sông rất to và chảy xiết, nên không thể bơi qua. Lương Thế Vinh bèn góp ý:
- Không cần sang sông làm gì. Các ông tìm cho tôi mấy cái cọc, tôi sẽ đo giúp.
Lúc đầu mấy người tưởng ông nói đùa, không tin. Nhưng chỉ sau một lúc đóng cọc, ngắm nghía và tính toán, ông đã cho họ biết khúc sông rộng bao nhiêu thước. Thì ra từ thời đó, Lương Thế Vinh đã biết đến kiến thức về tam giác đồng dạng...
Lại một lần khác, đoàn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những nổi tiếng văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi:
- Có phải ông là người làm sách “Đại thành toán pháp”?
Lương Thế Vinh tỏ vẻ khiêm tốn, đáp:
- Vâng, đúng vậy!
Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách:
- Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?
- Được ạ!
Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi.
Sứ Tàu phì cười, nói:
- Xem chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!”
- Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.
Lương Thế Vinh trả lời, tỉnh khô.
Vị chánh sứ Tàu lại châm chọc:
- Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!
Lương Thế Vinh không trả lời. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền bỏ không buộc lên bờ. Voi nặng, thuyền đắm sâu xuống nước. Ông lại sai đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên. Đoạn ông ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền đắm ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi trạng cho bắc cân cân hết số đá trong thuyền và bảo với sứ Minh:
- Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!
Viên sứ Tàu tuy trong bụng đã phục lăn, nhưng bề ngoài vẫn làm vẻ chưa tin, muốn thử tài trạng thêm, bèn xé một tờ giấy bản trong cuốn sách dày và đưa cho trạng một chiếc thước, nhờ đo xem tờ giấy dày bao nhiêu.
Tình huống đặt ra thật khó xử. Tờ giấy quá mỏng, mà các nấc chia trên thước vừa lớn, lại không rõ. Nhưng với trí tuệ linh hoạt, Lương Thế Vinh đã nghĩ ngay được cách đo. Ông mượn viên sứ Tàu quyển sách, lấy thước đo chiều dày cả quyển, rồi chia cho số tờ và tìm ra đáp số, trước con mắt thán phục của sứ bộ nhà Minh.