Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã góp phần tạo ra nhiều giai cấp mới trong xã hội Việt Nam. Trước đó, xã hội Việt Nam chủ yếu là xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp, không có nhiều sự phân hoá giai cấp. Tuy nhiên, khi các thực dân Pháp đến và bắt đầu khai thác tài nguyên và lao động của Việt Nam, họ đã tạo ra một hệ thống kinh tế mới, đồng thời cũng tạo ra nhiều giai cấp mới trong xã hội.
Những giai cấp mới này bao gồm các tầng lớp quản lý thuộc địa, các tầng lớp giới quý tộc, các tầng lớp trung lưu và các tầng lớp công nhân. Những tầng lớp này đã có những quan điểm, lợi ích và nhu cầu khác nhau trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Điều này đã tạo ra những khuynh hướng cứu nước mới trong xã hội Việt Nam.
Cụ thể, các tầng lớp quản lý thuộc địa và giới quý tộc có xu hướng ủng hộ chính sách của thực dân Pháp, trong khi các tầng lớp trung lưu và công nhân có xu hướng phản đối và tham gia vào các hoạt động kháng chiến. Điều này đã tạo ra một sự phân hoá trong xã hội Việt Nam và đồng thời cũng tạo ra những khuynh hướng cứu nước mới, bao gồm các phong trào cách mạng và các phong trào dân tộc.
Tóm lại, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã góp phần tạo ra nhiều giai cấp mới trong xã hội Việt Nam, tạo ra sự phân hoá và đồng thời cũng tạo ra những khuynh hướng cứu nước mới trong xã hội Việt Nam.
Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2 059 km. Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn),…
Đáp án cần chọn là: C
- Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa của P.Đu-me, tập trung đầu tư vào một số ngành kinh tế khai thác mỏ... Bên cạnh đó, những cơ sở công nghiệp đầu tiên phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện... cũng lần lượt ra đời.
- Đặc biệt, Pháp chú ý đến việc xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm phục vụ mục đích quân sự.
- Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cầu lớn quan trọng được xây dựng, như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Trường Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn)...
- Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu. Các luồng hàng từ Anh, Nhật, Trung Hoa... vào Việt Nam rất khó khăn vì hàng rào thuế quan.
- Tư bản thương mại người Pháp nắm mọi quyền lợi buôn bán trong và ngoài nước.
- Tuy thực dân pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội, nhưng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng từng bước được du nhập vào Việt Nam.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam nhưng Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến nên nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào chính quốc.
Đáp án cần chọn là D
* Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:
- Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.
- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.
- Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.
* Những chuyển biến xã hội:
- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
- Cơ cấu xã hội:
+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.
+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt