K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

Mình trả lời theo suy nghĩ của bản thân thôi nha!

vì sao có một số người không nhìn rõ lúc mặt trời lặn?

- Có một số người không nhìn rõ lúc mặt trời lặn là do cấu tạo bên trong con mắt của họ hoặc có thể là do họ bị bệnh về mắt.

tại sao người sống ở vùng khí lạnh da lại trắng hơn?

- Đó là do ở vùng lạnh thì ít có nắng hoặc ánh nắng rất yếu nên da của người sống ở vùng khí lạnh ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc là do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với cường độ yếu nên da không bị đen như người sống ở vùng khí nóng.

Chúc bạn học tốt!

Tham khảo:

Vì trong các tế bào cảm nhận thị giác của người mắc bệnh quáng gà thiếu đi tế bào thụ cảm hình que vốn rất mẫn cảm với cường độ chiếu sáng thấp, họ chỉ có tế bào nón mẫn cảm với cường độ chiếu sáng cao thôi. Cho nên khi hoàng hôn buông xuống, cường độ chiếu sáng giảm dần, người bệnh quáng gà nhìn rất kém hoặc không nhìn thấy gì được nữa

6 tháng 12 2021

Câu 1

Số lượng hồng cầu trong máu người tăng cao vì:

-Càng lên cao không khí càng loãng, hàm lượng O2 trong không khí giảm, trong khi đó nhu cầu O2 của con người không đổi, lượng máu trong cơ thể cũng chỉ 4-5 l, chả sinh ra thêm, vậy con người ta sẽ bị thiếu O2 để hoạt động. Khi đó cơ thể khắc tự điều chỉnh bằng cách thận tiết ra hoocmon đi tới tủy đỏ của xương khiến tủy xương sinh nhiều hồng cầu.

Câu 2:

- Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.

=> Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:

+) Trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào .

+) Còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch

Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo ^ ^

6 tháng 12 2021

Tham khảo

Số lượng hồng cầu trong máu người này sẽ tăng cao vì: càng lên cao, không khí càng loãng, khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu giảm, mà nhu cầu oxi của cơ thể không thay đổi. Do đó, thận tiết ra một loại hoocmon kích thích tủy xương tăng sản sinh hồng cầu để tăng cường quá trình vận chuyển oxi đáp ứng nhu cầu của cơ thể

8 tháng 12 2021

tui ko muon tra loi vi k cung chang tang dc sp . neu ban giupp tui tang dc thi tui san sang tra loi cau hoi nay cua ban 

UwU

(1)Khi vận động, tập luyện ở cường độ cao, đòi hỏi lượng máu cung cấp cho cơ bắp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, tim phải đập nhanh lên. Bên cạnh đó, dần dần buồng tim cũng giãn ra và thành tim dày lên, nhờ đó lượng máu mỗi nhát bóp của tim cũng tăng lên

(2)Những người dân tộc ở vùng núi cao và cao nguyên có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn so vs người ở đồng bằng vì :

+ Do không khí trên cao có áp lực thấp nên khả năng kết hợp của oxi vs hemoglobin (Hb) thấp nên số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi xho hhoatj động của con người

(3)Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn, lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 dẫn đến ion H+ tăng --> trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra, không khí đi tràn qua thanh quản tạo ra tiếng khóc chào đời

1 tháng 6 2016

- Nguyên nhân cận thị có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài, hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn.
- Muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kì) để làm giảm độ hội tụ, làm cho ảnh lùi về đúng màng lưới.
- Do ở người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được nên phải đeo kính lão

- Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều vì sẽ dễ gay ra tật cận thị hoặc viễn thị.
 

18 tháng 8 2016

Đổi 5 lít = 5000 ml

a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)

5000.20/100 = 1000 ml O2

b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. (0,5 điểm)

c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường. 

18 tháng 8 2016

Đổi 5 lít = 5000 ml
a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)
5000.20/100 = 1000 ml O2
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. (0,5 điểm)
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường. (1 điểm)

Chúc bn hok tốt haha

4 tháng 1 2017

- Vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn vì lớp ngoài cùng của da là tầng sừng gồm những tế bào chết hóa sừng xếp sít nhau và rất dễ bong ra.

- Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước là do dưới da có các mô liên kết chắt chẽ với nhau và có các tuyến tiết chất nhờn.

- Khi trời quá nóng mao mạch dưới da dãn ra dẫn đến tiết mồ hôi. Khi trời quá lạnh, các mao mạch dưới da co lại dẫn đến cơ chân lông co lại.

- Lớp mỡ dưới da chứa chất dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

- Tóc tạo lớp đệm không khí chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ

- Lông mày ngăn nước và mồ hôi xuống mắt.

10 tháng 4 2022

Vì : 

+ Có thể là do rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt, tổn thương hoặc hỏng màng giác mạc

+ Cũng có thể là do hệ thần kinh thị giác bị tổn thương dẫn đến ko thể truyền tín hiệu về hình ảnh vật

5 tháng 8 2016

Đổi 5 lít = 5000 ml

a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: 

5000.20/100 = 1000 ml O2

b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. 

c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường. 

18 tháng 8 2016

Đổi 5 lít = 5000 ml
a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)
5000.20/100 = 1000 ml O2
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. (0,5 điểm)
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường. 

19 tháng 11 2017

- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

- Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp, tỏa nhiệt qua da và sự bốc hơi qua ra mồ hôi.

- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

- Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt khi trời nóng hoặc lao động nặng; có khả năng giúp cơ thể giữ nhiệt khi trời lạnh.