Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào bảng số liệu đã cho nhận xét thấy Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ (tỉ lệ người trẻ65 tuổi rất thấp), các nước phát triển có cơ cấu dân số già (tỉ lệ người già >65 tuổi cao)
Giải thích thêm cơ cấu dân số vàng là cơ cấu dân số có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao gấp đôi tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động => Chọn đáp án C
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để so sánh tỉ suất gia tăng dân số là biểu đồ cột ghép
=> Chọn đáp án C
Căn cứ vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy Tỉ trọng dân thành thị nhỏ hơn nhiều so với tỉ trọng dân nông thôn. Năm 2012, tỉ trọng dân thành thị chỉ 31,9%, tỉ trọng dân nông thôn chiếm tới 68.1%.
=> Nhận xét Tỉ trọng dân thành thị lớn hơn tỉ trọng dân nông thôn là không đúng
=> Chọn đáp án B
Thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” là cơ hội dân số chỉ xảy ra một lần và trong một khoảng thời gian nhất định – với nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho tăng trưởng, phát triển kinh tế. Do đó, chính phủ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển rất quan tâm đến việc tận dụng cơ hội "dân số vàng" này để có những bước nhảy vọt trong tăng trưởng và phát triển.
Nhật Bản đã kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” vào thời điểm 1965-2000, đây là giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ giữa những năm 50 đến cuối những năm 80 thế kỷ trước.
Trong thời kỳ này, gắn liền với chính sách kinh tế, Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt chính sách nhất quán và hành động tích cực để xây dựng một hệ thống giáo dục tốt, tạo ra lực lượng lao động có giáo dục và kỹ năng cho bộ phận dân số mà trong những năm 60 được gọi là “những quả trứng vàng.”
Chính sách y tế cũng được đặc biệt coi trọng với mạng lưới cơ sở chăm sóc y tế được xây dựng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu mang tính đặc trưng của từng vùng, khu vực.
Tuy nhiên, hiện nay “cơ cấu dân số vàng” dần kết thúc trong bối cảnh tổng tỷ suất sinh ngày càng giảm mạnh (xuống mức 1,3 vào năm 2007) nên Nhật Bản lại đối mặt với một vấn đề dân số nghiêm trọng là tỷ số phụ thuộc già tăng nhanh chưa từng có.
Chính phủ Nhật Bản đang tìm mọi biện pháp để giảm thiểu gánh nặng từ "làn sóng chuyển đổi dân số lần thứ hai," theo hướng già hóa.
Tại Hàn Quốc, cơ cấu dân số vàng diễn ra trong vòng 49 năm (1965-2014). Đây cũng chính là giai đoạn Hàn Quốc trải nghiệm tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt từ đầu những năm 60 cho đến giữa những năm 80.
Từ một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người 60 USD/năm vào năm 1948, hiện nay, Hàn Quốc vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba ở châu Á và thứ 13 trên thế giới.
Để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp chủ đạo nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng nhiều chiến lược đầu tư có trọng điểm cho phát triển nguồn nhân lực với sự chú trọng đặc biệt vào hệ thống giáo dục và y tế.
Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore tận dụng dấu hiệu của chuyển đổi dân số từ cuối những năm 70 để tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng mức bao phủ và chất lượng của hệ thống giáo dục là một minh chứng cụ thể.
Trong khi đó, Philippines có cùng chất lượng nguồn nhân lực xét theo mức độ giáo dục và y tế nhưng lại tăng trưởng chậm do tỷ lệ sinh quá cao và chất lượng thể chế chưa tốt.
Thái Lan cũng thể hiện các nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng trưởng bằng các chính sách giáo dục, y tế mạnh mẽ gắn liền với chiến lược phát triển của một số ngành sản xuất chủ lực.
Giải pháp cho Việt Nam
Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, dồi dào nhưng lại là thách thức lớn vì hiện nay còn khoảng 70% lao động chưa được đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, khoảng 70% dân số ở nông thôn, trong khi nông dân hiện nay mới sử dụng 40% thời gian cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 60% thời gian là nông nhàn.
Thu nhập thấp, thiếu việc làm, chất lượng sống và chất lượng dân số chưa cao, tốc độ già hóa nhanh, chi phí an sinh xã hội lớn cũng là những thách thức đặt ra với Việt Nam.
Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Ðại học Kinh tế quốc dân), thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" đang mang lại cơ hội lớn để Việt Nam vượt qua các thách thức, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Gia đình ít con, thu nhập tăng và áp lực dân số lên hệ thống giáo dục đã được tháo gỡ. Dân số trong độ tuổi đi học (5-24 tuổi) giảm từ hơn 33,2 triệu người năm 1999 xuống còn khoảng 29,5 triệu người năm 2013.
Bối cảnh này đã tạo thuận lợi lớn cho gia đình và xã hội chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ.
Ðầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước, vào loại cao trên thế giới. Kết quả này tạo điều kiện để Việt Nam phát triển giáo dục từ chiều rộng sang chiều sâu.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Cử cũng nhấn mạnh mỏ vàng không khai thác thì còn, "cơ cấu dân số vàng" nếu không khai thác thì sẽ hết. Vì vậy, để đưa đất nước đi lên, phát triển bền vững, tránh được "bẫy thu nhập trung bình" và đương đầu được với thách thức dân số "siêu già" của thời kỳ "hậu dân số vàng," cần tận dụng những vận hội do "cơ cấu dân số vàng" mang lại, thông qua đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra và tìm kiếm nhiều việc làm có thu nhập cao, cả ở trong và ngoài nước, hạn chế tiêu dùng xa xỉ, nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư.
Tiến sỹ Hồ Văn Hoành (Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam) đề xuất Chính phủ cần tập trung rà soát để bổ sung chính sách phù hợp với tình hình mới nhằm kéo dài thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” đó là giáo dục đào tạo; lao động, việc làm, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; chính sách xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; chính sách về thị trường lao động và chuyển dịch lao động; dân số và y tế; chính sách an sinh xã hội...
Bên cạnh đó, thời kỳ dân số vàng và già hóa dân số ở nước ta diễn ra cùng một lúc nên Nhà nước cần có những chính sách nhằm tận dụng ở mức cao nhất đối với bộ phận dân số là người cao tuổi, khuyến khích họ tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội, nhất là đối với những người với độ tuổi từ 55-75 còn sức khỏe, đặc biệt đối với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, nghệ nhân, bác sỹ, những người sau khi nghỉ hưu vẫn còn khả năng lao động tham gia đóng góp phát triển kinh tế, xã hội.
Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), dân số Việt Nam đến năm 2040 sẽ đạt khoảng 104 triệu người. Đây là cũng thời điểm Việt Nam kết thúc thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" và dân số bắt đầu già hóa nhanh.
Chính vì vậy, ông Arthur Erken, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam phải nắm bắt lấy cơ hội xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho thời kỳ chuyển đổi dân số, trong đó, cần phải chú trọng đầu tư vào thế hệ trẻ ngay từ bây giờ.
Lực lượng dân số trẻ phải được chăm sóc về sức khỏe và được đào tạo kỹ năng tốt để có thể đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội khi bước vào thời kỳ già hóa dân số đang đến gần./.
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu trong 2 năm là biểu đồ tròn có bán kính khác nhau
=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi về quy mô và cơ cấu của dân số nước ta, giai đoạn 1990 - 2005 là biểu đồ tròn có bán kính khác nhau
=> Chọn đáp án A
- Chuyển bảng số liệu đã cho thành bảng số liệu tương đối (%):
Cơ cấu sản lượng thịt các loại (%)
Năm | Tổng số | Thịt trâu | Thịt bò | Thịt lợn | Thịt gia cầm |
1996 | 100,0 | 3,5 | 5,0 | 76,5 | 15,0 |
2000 | 100,0 | 2,6 | 5,1 | 76,5 | 15,8 |
2005 | 100,0 | 2,1 | 5,1 | 81,4 | 11,4 |
- Phân tích sự phát triển
+ Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ(lợn,…), gia cầm.
+ Sản lượng thịt không ngừng tăng (năm 2005 gấp đôi năm 1996), tăng nhanh nhất là thịt lợn và thịt bò, đặc biệt vào giai đoạn 2000 – 2005.
- Sự thay đổi cơ cấu trong sản lượng thịt
+ Năm 1996 và năm 2000, tỉ trọng của sản lượng thịt lợn trong cơ cấu không đổi (76,5%), nhưng đến năm 2005, tỉ trọng tăng lên 81,4%.
+ Thịt gia cầm tăng từ 1996(15,0%) đến năm 2000(15,8%), sau đó giảm vào năm 2005(11,4%).
+ Thịt trâu giảm dần từ năm 1996(3,4%) đến năm 2000(2,6%) và năm 2005(2,1%).
+ Thịt bò có tỉ trọng trong cơ cấu gần như không thay đổi (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).
Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta qua giai đoạn 1990 – 2005.
Chọn: B.
Trong xu thế toàn cầu hóa, kinh tế thế giới ngày càng phát triển đồng đều, đời sống vật chất, tinh thần và an sinh xã hội của các quốc gia ngày càng được nâng cao, quyền con người được tôn trọng đúng nghĩa, do đó tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó ở những nước phát triển xu hướng các cặp vợ chồng sinh ít con (thậm chí là không muốn có con) để có điều kiện hưởng thụ cuộc sống ngày càng nhiều, mặc dù chính phủ các nước này có các chính sách khen thưởng, hỗ trợ nuôi con ăn học cho tới tuổi trưởng thành đối với những gia đình sinh nhiều con, nhưng tỷ lệ tăng dân số ở hầu hết các quốc gia phát triển vẫn ở mức thấp (dưới 1%). Song song đó là trào lưu tôn thờ chủ nghĩa độc thân của giới trẻ ngày nay cũng có sức lan tỏa rộng rãi (nhất là ở Châu Âu và một số quốc gia phát triển ở Châu Á như Nhật bản, Singapo,...) do nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và tác động của đời sống công nghiệp,...đó là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc già hóa dân số thế giới.
Còn nhóm các nước có cơ câu dân số trẻ trong giai đoạn 2000 - 2005 là vì các nước này chịu sự ảnh hưởng của việc bùng nổ dân số vào gần cuối thể kỷ XX nên có cơ cấu dân số trẻ
Trong xu thế toàn cầu hóa, kinh tế thế giới ngày càng phát triển đồng đều, đời sống vật chất, tinh thần và an sinh xã hội của các quốc gia ngày càng được nâng cao, quyền con người được tôn trọng đúng nghĩa, do đó tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó ở những nước phát triển xu hướng các cặp vợ chồng sinh ít con (thậm chí là không muốn có con) để có điều kiện hưởng thụ cuộc sống ngày càng nhiều, mặc dù chính phủ các nước này có các chính sách khen thưởng, hỗ trợ nuôi con ăn học cho tới tuổi trưởng thành đối với những gia đình sinh nhiều con, nhưng tỷ lệ tăng dân số ở hầu hết các quốc gia phát triển vẫn ở mức thấp (dưới 1%). Song song đó là trào lưu tôn thờ chủ nghĩa độc thân của giới trẻ ngày nay cũng có sức lan tỏa rộng rãi (nhất là ở Châu Âu và một số quốc gia phát triển ở Châu Á như Nhật bản, Singapo,...) do nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và tác động của đời sống công nghiệp,...đó là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc già hóa dân số thế giới.
Còn nhóm các nước có cơ câu dân số trẻ trong giai đoạn 2000 - 2005 là vì các nước này chịu sự ảnh hưởng của việc bùng nổ dân số vào gần cuối thể kỷ XX nên có cơ cấu dân số trẻ