Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi năm Tết đến xuân về, như một thông lệ, mẹ và tôi lại cùng nhau đi sắm tết ở phiên chợ đầu xuân. Chợ tết trong tôi luôn là một bức tranh thật sinh động và tươi đẹp.
Sáng hôm nay, tôi cùng mẹ dạy khá sớm, mặt trời còn đang lấp ló sau những rặng tre đầu làng đang rì rào những khúc tình ca, mặt trời tỏa ra sắc cam dịu dàng. Vậy mà giờ đường làng đã khá đông, đoán rằng chợ tết cũng khá tấp nập những người đi sắm sửa cho ngày Tết. Trên đường đi em ngó nghiêng khắp nơi, từng tốp người trở những gánh hoa đủ màu sắc ra chợ để bán, có những người lại tíu tít nói cười không ngớt hàn huyên lại những gì đã qua của năm cũ. Ngoài cổng chợ, bà cụ năm nào cũng ngồi ngoài đây bán những chiếc lá rong xanh mướt được sắp xếp gọn gàng rất bắt mắt. Cụ cười hiền từ khi thấy tôi đi qua, mẹ dừng chân mua vài lá rong xanh để gói bánh trưng. Tiếp tục đi mẹ và tôi định mua thêm vài thứ gia vị để gói những chiếc bánh trưng đi tặng họ hàng và những người thân quen. Lướt qua vài hàng bán thịt và gạo mẹ tôi đã mua đủ, tôi và mẹ đi đến những gánh hoa của vài cô gái phụ giúp mẹ đi bán hàng ngày tết. Nào là hoa hồng, hoa cúc, hoa lan,.. mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng làm đắm say lòng người. Hoa lan làm tôi mê mẩn bởi sự dịu dàng vốn có, hoa cúc gợi cảm giác tràn đầy sức sống và tươi vui, hoa hồng e thẹn như người thiếu nữ nhẹ nhàng đang e ấp chờ người tình của mình đến thăm. Ngày tết dĩ nhiên không thể thiếu cành đào, cây quất xanh tươi. Mỗi loài cây ấy luôn gắn liền với một câu chuyện thần kì mà người dân tin tưởng và đem những cây đó về để tìm kiếm sự may mắn cho năm mới. Kế tiếp đến nơi bán đồ trái cây, những nải chuối xanh được bày biện giống như một bàn tay khum khum đỡ lấy những tinh hoa của trời đất. Những quả bưởi to tròn nằm trên những chiếc rổ rất bắt mắt, bên cạnh đó là rổ đựng những quả phật thủ, thường dùng để bày biện lên mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Và còn rất nhiều những loại quả khác phong phú và đa dạng cho sự lựa chọn của mọi người. Đâu đâu trong chợ cũng tràn ngập sắc màu tươi mới của ngày xuân. Không gian như được nàng tiên ban phát sự ấm áp phủ khắp nơi khiến ai ai trên môi cũng nở nụ cười tươi rói. Tôi và mẹ cuối cùng cũng mua xong mọi thứ để chuẩn bị đón xuân bên gia đình của chúng tôi. Chợ tết vẫn đẹp như vậy, giản dị mộc mạc và vui tươi.
Chợ tết, nơi chan chứa niềm vui của mọi nhà, nơi tích tụ toàn bộ sức sống của thiên nhiên và con người. Một năm mới bình an và hạnh phúc luôn đến bên chúng ta, hãy đón nhận những hạnh phúc ấy thật chân thành nhé.
mk tự nghĩ thì khá ngắn đó !
Ngày tết đã đến rồi ! Các em mặc áo dài thướt tha đi chơi phố , giữa những đám đông chen chúc ngoài đường , là những các em mặt tươi vui , hớn hở để đc lì xì ! Nhà người ta những cây đào , cây mai . Những đĩa bánh kẹo đã đc chuẩn bị . Nhà em cx ko khác j , cx cây đào , cây mai , những đĩa bánh , đĩa kẹo . Các chú , các bác đến nhà , nói chuện vui vẻ cùng bố mẹ em , còn em thì vui đùa vs những đứa trẻ nhà các chú , bác . Chúng em đc nhận lì xì , mặt ai cx tươi như hoa nở khi đc lì xì .
Hết , bài này nó dở dở kiểu j ấy
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Tất cả như một bức tranh đẹp đẽ và nên thơ.
hok tốt!
Đất nước Việt Nam một dải đất chữ S kéo dài từ Bắc vào Nam, dải đất ấy tuy nhỏ nhưng nhân dân ta đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, đối mặt với biết bao nhiêu là loại giặc để bảo vệ và xây dựng. Nhân dân ta luôn giữ một tinh thần đoàn kết, một đạo lí “Lá lành đùm lá rách” tốt đẹp. Hàng năm dài đất ấy cũng phải chịu biết bao nhiêu trận bão, biết mấy mươi thiên tai lũ lụt, đặc biệt là phần đất miền trung. Ngày hôm qua trên truyền hình những hình ảnh của trận bão thế kỉ đổ xuống miền Trung khiến cho em cũng như biết bao con người trên đất nước này xót thương.
Trên khắp khu phố, khắp mảnh đất, lối xóm, đường làng nước ngập tràn. Cả một dải đất miền trung bị ngập trong nước. Những con cá chết nổi lên, nước đục ngầu như mắt người nào có ác ý. Dòng nước chảy sóng ào ào như biển khơi. Trong dòng nước lũ ấy những giọt mưa rơi xuống như góp thêm lượng nước để dâng cao để hòng nhấn chìm cả con người lẫn súc vật vào biển nước. Gió quất cây nhãn, tạt bụi chuối, gió ào ào trên những rặng phi lao rồi lại đẩy cành tre ngã xuống.
Xưa người ta nuôi gà nuôi vịt ở dưới đất nay gà vịt được đưa lên tận mái nhà để nuôi. Những ngôi nhà mái ngói ngập đến tận mái, những người con phải trèo lên trên mái ấy mặc cho gió quất mặt, kệ cho mưa rát lưng vẫn còn hơn là chết chìm ở dưới. Tiếng trẻ con khóc thét trong mưa bão, chúng được đưa vào những cái thúng nhỏ che chắn để khỏi mưa gió. Những người lớn hơn thì phải bơi đi bơi lại để kiếm đồ ăn cho cả gia đình. Những chuồng bò nước ngập gần đến mái, những con bò ngập hết thân mình, chỉ còn mỗi khuôn mặt cố ngẩng lên trên mặt nước. Nhưng liệu rằng nó có thể chống cự được bao lâu, đôi mắt nó ướt lệ muốn lồng lên cũng chẳng được chỉ biết đứng chôn chân chờ chết.
Trong cơn bão lũ ấy, có biết bao nhiêu người bị gió thổi rơi xuống nước, biết bao nhiêu sinh linh bị bão lũ cuốn trôi, người thì chết, người thì chẳng thấy xác đâu. Trận bão ấy đi qua không chỉ thiệt hại về của cải của con người mà thiệt hại về cả tính mạng. Cùng là dân trong một nước chẳng ai không xót thương động lòng trước sự khốn khổ ấy
Những ngày tháng bảy âm lịch đối với người dân quê em là khoảng thời gian đầy lo âu, phiền muộn. Bởi đó là thời gian mà hầu như năm nào cũng có thiên lai, lũ lụt. Những con thuyền nằm mòn mỏi ở bờ, những già đình trông ngóng tin tức người thân, những con lợn, con gà lũ lượt bị cuốn trôi theo dòng nước. “Tin bão khẩn cấp! Cơn bão số 10”. Những thông báo phát ra từ ti-vi không những không làm an lòng cho người dân mà lại làm cho những thân hình nhỏ bé của con người vùng biển liên tục thổn thức, ngóng nhìn ra biển – nơi bão tiến vào. Còn khoảng hơn chục hải lý nữa thì bão mới vào bờ, những bầu trời đã xám xịt, nước biển cũng nhuốm một màu tối tăm, ảm đạm. Từng cơn gió cứ rít lên qua khe cửa, quật tung những chiếc thùng xốp ướp cá của gia đình, làm chúng bay tung tóe. Chuồng gà đã được kê cao đến gần nóc nhà, những con lợn cũng tranh thủ đưa lên độ cao có thế. Để như thế thôi chứ biết rằng mỗi lần bão về là mất trắng, chẳng con vật nào có thể tồn tại sau những cơ bão cay nghiệt ấy. Mẹ đi tới đi lui, hết chạy ra sau chằng chống cái cửa thì chạy lên xã nghe ngóng tin tức anh hai đang trú bão ở Philippines không biết thế nào. Nhà được các chú bộ đội chằng chống từ hôm trước, cát được cho vào bao để đặt trên mái nhà, dây thừng buộc bốn góc đóng vào cọc sâu, thuyền thúng được mang lên buộc vào vách nhà kỹ lượng, đồ đạc, quần áo được cho vào bao sẵn để khi có lệnh sơ tán là khuân đồ mang lên ủy ban xã ngay. Em chỉ có mỗi một chiếc bọ ny lông đựng sách vở nên lúc nào cũng mang theo bên cạnh, không dám buông ra vì lo rằng nếu ướt sẽ chẳng còn thứ gì để học, mẹ phải tốn thêm khoản tiền thiệt hại sau bão. Rồi bão cũng đến, gió giật phăng mọi thứ, nhìn qua khe cữa trong ủy ban mà mọi người đều không giấu nỗi tiếng thở dài. Ai cũng lo lắng, ai cũng buồn rầu: “Thế này thì mất thât!”, “Thôi mất, mất cả rồi”, “Trời ơi vốn liếng biết bao nhiêu năm trời!”, “Trời ơi rồi biết sống sao đây hở trời!”. Những lời than vãn trách cứ đất trời liên tục vang lên kèm theo đó là những dòng nước mắt kèm nhèm lau vội. Người này động viên an ủi người kia, người mất ít ôm vai người mất nhiều, người trẻ làm chỗ tựa đầu cho người cao tuổi… cứ thế, mọi người nương tựa nhau vượt qua nỗi đau trước giông gió của cơ bão lòng. Bão tan rồi nhưng nước dâng cao, nhà cửa đâu đâu cũng chìm trong biển nước. Đứng từ ủy ban xã, em có thể nhìn thấy căn nhà của mình chìm trong biển nước. May là những con lợn con đặt trong thau còn nổi bồng bềnh không thì mất trắng. Đoàn cứu trợ từ khắp nơi đổ về với khẩu hiệu thân thuôc “Vì miền Trung ruột thịt”. Những gói mì được chia nhau, những bịch cháo ăn liền cũng được phân phát, những chiếc chăn được trao cho những cụ già và em nhỏ… mọi người đồng lòng giúp đỡ người dân quê em vượt qua cơ khốn đốn trong những ngày giông bão. Bão tan, nước cũng rút, mọi người trở về nhà để bắt đầu khắc phục sau bão. Nhà cửa tan hoang, vườn rau, con gà cũng trôi theo cơn lũ dữ. Những chú bộ đội xắn tay áo giúp đỡ người dân dựng lại cửa nhà, dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng mọi người đều thở phào vì người nhà vẫn được bình yên. Cơ bão này không to như những cơn bão trước đó, thế những cũng đủ khiến mọi người trở nên khốn đốn vô cùng. Đó là do thiên nhiên, là do khí hậu. Nhưng bản thân chúng em được học đó là cơ thịnh nộ của môi trường. Có lẽ em sẽ phải cố gắng nhiều hơn, để giúp đỡ gia đình, giúp đỡ người dân quê mình không còn phải khổ cực trước những cơ giông tố.
Câu 3 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
Câu 9 :
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả.
Trường học là nơi ươm mầm cho các em học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, trường học có thầy cô truyền đạt kiến thức và những người bạn thân thiết. Đối với em ngôi trường tiểu học gắn bó với nhiều kỉ niệm, quãng thời gian tươi đẹp nhất khi cắp sách đến trường.
II. Thân bài
Miêu tả chung về ngôi trường
- Trường em nằm ở một khu đất rộng.
- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.
- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.
Miêu tả chi tiết về ngôi trường
- Khu giảng dạy
+ Gồm có 3 tầng.
+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.
+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.
+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.
- Khu thư viện
+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.
+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.
+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.
- Khu thực hành
+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.
+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....
- Khu nhà xe
+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.
+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.
+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.
- Sân trường
+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...
+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.
- Hoạt động con người
+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.
+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.
+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.
+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.
III. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em.
Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời.
Bài viết:
Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Ngôi trường này đã gán bó với em trong nhiều năm qua, đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.
Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở trung tâm phường. Từ xa, em đã nhìn thấy dãy nhà đồ sộ thấp thoáng dưới hàng cây xanh.
Tấm biển trường màu xanh đặt trên hai đầu trụ cổng chính, cổng trường rộng, hai cánh cửa bằng sắt màu xanh lam bóng loáng. Bên trong cổng trường là phòng trực của đội cờ đỏ. Phòng trực như một cái lán gỗ nhưng rất xinh xắn, mái ngói đỏ tươi, thấp thoáng dưới tán cây me đầu ngõ. Sân trường được tráng xi măng, có "đường hiệu bộ" đi vào sân và vào các dãy phòng học. Dọc theo "đường hiệu bộ" này là các khóm hoa luôn rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Ớ phía bên phải văn phòng là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước cột cờ này, trên mảnh sân này, mỗi sáng thứ hai chúng em làm lễ chào cờ.
Mỗi lần chào cờ như thế, em luôn hình dung hình ảnh của đoàn quân Việt Nam đang hùng dũng tiến bước quân hành ra mặt trận, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Bao quanh sân trường, nơi em có nhiều kí ức ấy là ba dãy nhà đứng thành hình chữ u. Dãy nhà cao nhất hướng ra cổng. Đó là dãy nhà hai tầng gồm mười sáu phòng học, tường quét vôi màu xanh nhạt, cửa lớn sơn màu xanh lam, cửa sổ là những ô cửa kính lấp loáng, sáng trong. Dãy nhà bên phải là thư viện, phòng y tế, phòng truyền thông và phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng nào cũng được trang trí mang tính thẩm mĩ và khoa học. Dãy nhà bên trái gồm tám phòng học nổi bật với tường vôi mới sơn, mái ngói đỏ tươi, cửa lớp làm bằng gỗ xoan đào nổi vân như lụa.
Bên trong các trường học đều được trang trí đẹp mắt. Bảng đen bóng loáng, bàn ghế thẳng tắp thơm mùi gỗ mới. Trên tường những lẵng hoa nhiều màu sắc rực rỡ, rực rỡ như màu áo của các cô thiếu nữ. Nhìn bao quát xuống lớp học là ảnh Bác Hồ. Bác mỉm cười với chúng em. Mỗi lần nhìn ảnh Bác, em lại nhớ làu làu lời Bác dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dặn dò của Bác trong thư em luôn ghi nhớ, nó thúc giục chúng em thi đua rèn đức luyện tài". Thi đua học tập tốt để tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương.
Rồi đây, từ mái trường thân yêu này, những cánh chim non sẽ bay cao, bay xa, bay đến mọi miền của Tổ quốc. Dù có đi đâu hay về dâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc, trang bị tri thức mỗi ngày. Em yêu nơi ấy biết nhường nào!
câu 3: Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.
câu 9: 1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
- Vẻ đẹp của ngôi trường (khang trang, rộng lớn…)
- Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
- Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
- Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.
Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
- Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)
- Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
- Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
Công dụng của ngôi trường:
- Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
- Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
- Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
hok tốt/skr
Mỗi một con người sinh ra đều có một nơi để lớn lên, trưởng thành, là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, là nơi in dấu nhiều kỉ niệm khó phai mờ. Đó là nhà. Em cũng có một ngôi nhà rất đẹp, em rất yêu quý ngôi nhà của em.
Em đã từng nghe câu thơ: "Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi". Nhà em không treo ảnh Bác Hồ, ba em có mấy quyển sách tư liệu về Bác mà thôi.
Ba bảo rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây 10 năm, lúc em mới chào đời, nhưng được sửa lại cách đây 5 năm nên nhìn khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn rất nhiều.
Bên ngoài ngôi nhà em được sơn màu xanh lá cây, đây là màu mà em yêu thích nhích, nó gợi lên cảm giác thanh mát, dịu nhẹ. Còn bên trong được sơn màu vàng nhạt. Ba bảo màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì ba luôn mong gia đình mình hạnh phúc, ấm áp như chính ngôi nhà của mình.
Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế xa lon màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đùa những lúc ba mẹ vắng nhà.
Căn phòng của ba mẹ em trang trí rất đơn giản, mẹ cũng không sắm sửa nhiều vật dụng, vì ba thường xuyên đi công tác vắng nhà. Mỗi lần ba về căn phòng ấy trở nên vui tươi và ấm áp hơn. Căn phòng của em xinh đẹp nhất vì được trang trí với nhiều gam màu đẹp, em tự vẽ những bức tranh và dán lên tường, em dán cả hình của những bộ phim hoạt hình nổi tiếng nữa. Căn phòng em có một chiếc bàn học gắn liền với chiếc tủ. Ở đó em bày biện đồ chơi còn nhiều hơn là sách vở, vì em thích đồ chơi hơn là sách vở.
Có lẽ phòng bếp gia đình em là nơi chứa nhiều vật dụng nhất, vì mẹ bảo rằng để có được những bữa ăn ngon, ấm áp cho gia đình thì mình cần thiết phải sắm sửa đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo và đảm đang nhất nhà, mẹ mang đến cho gia đình em những món ăn ngon và hấp dẫn nhất. Đặc biệt là trong những bữa cơm có ba về, mẹ làm nhiều món hơn và ánh mắt mẹ nhìn ba cũng trìu mến, thân thương hơn.
Căn nhà gia đình em nằm sát cánh đồng nên đứng từ những bậc thềm nhìn ra thấy bạt ngàn lúa xanh rì, bầu trời trong xanh và cao vút. Trước cổng nhà em có một giàn hoa giấy xanh um tùm, bám chặt lấy hai cánh cổng sắt. Đến mùa nở hoa, những cánh hoa mỏng manh nhưng rất dẻo dai dù có gió mưa vẫn không rơi rụng. Ba vẫn thích có giàn hoa leo ở trước cổng như vậy, mỗi lần ba đi công tác về ba thường cắt tỉa lại để cây thêm đẹp hơn.
Ngôi nhà gia đình em nhìn từ xa bé xíu nhưng lại gần trông thật lớn. Đối với em thì nhà chính là nơi em lớn lên, được ba mẹ chăm sóc, được học những bài học đầu tiên trong cuộc sống. Em yêu ngôi nhà của em, và sau này cũng vậy.
Tích cho mk nha
Sau mỗi buổi học ở trường, em thường mong mẹ đến đón về tổ ấm của mình là ngôi nhà nhỏ bé. Nơi ấy, mọi thứ đã quá đôi thân thương đối với em.
Đó là một ngôi nhà nằm khiêm tốn trong khu tập thể bệnh viện, cách trường em học khoảng hai cây số. Nó được xây cách đây ba năm nhưng trông còn rất. mới. Tường nhà được phun sơn hồng nhạt nên bền màu và sáng sủa lắm. Cánh cửa chính ra vào mới được bố em sơn lại tuần trước, trông mới và bóng loáng. Cửa kính, cửa chớp đều được me em lau chùi sạch bóng. Ngôi nhà gồm hai tầng. Tầng một là phòng khách và bếp. Tầng hai có hai phòng: một phòng của bố mẹ và một phòng dành riêng cho em nghỉ ngơi và học tập. Giữa phòng khách được kê bộ sa lông màu nâu trông thật trang nhã. Trên bàn, mẹ em đặt một lọ hoa tươi làm cho căn phòng càng thêm sinh động. Trên tường được treo bức tranh phong cảnh một vùng quê ven biển chiều hoàng hôn.
Phía tường đối diện cũng là một bức tranh thủy mặc của Trung Quốc trông thật hài hòa. Kia nữa, chiếc đồng hồ quả lắc ông bà em để lại lâu lắm rồi, sau mỗi giờ lại buông những tiếng chuông thánh thót ngân nga. Phía trong, là gian bếp nấu ăn một bàn ăn đặt cạnh đó. Mẹ em sắp xếp đồ rất gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ: một chạn bát mi ni, một bệ bếp ga nhỏ và tủ lạnh để đồ ăn…
Trên tầng hai, phòng của bố mẹ em có kê một giường ngủ, một tủ đựng quần áo, một bàn làm việc. Ồ cửa sổ trông về hướng nam làm cho căn phòng này luôn luôn thoáng mát. Bố mẹ em xếp đặt rất ngăn nắp, trong cãn phòng này lúc nào cũng sạch sẽ ấm cúng. Phòng dành cho em được bố mẹ quan tâm nhiều hơn cả. Năm ngoái, bố mua về cho em một bộ bàn ghế có gắn cả giá sách rất tiện lợi. Em thích lắm. Nằm cạnh chiếc giường xinh xinh là chiếc tủ đựng quần áo. Mẹ ém luôn nhắc nhở và giúp em sắp xếp đồ đạc gọn gàng. Chỗ nào trong ngôi nhà em cũng thấy yêu thích. Tuy nó không có đồ đạc sang trọng nhưng có đủ tiện nghi và thoáng mát.
Trên một cánh đồng, nơi đầy cỏ cây xanh mát. Nơi đây đẹp biết bao, hiện rõ lên vẻ đẹp của thiên nhiên, nó tựa như bức tranh vẽ về cánh đồng xung quanh bao phủ cỏ cây của một họa sĩ tài ba xen lẫn với trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Cánh đồng mênh mông như biển. Mỗi lần chị gió chạy qua đưa hương thơm của cỏ bay qua. Trên mỗi ngọn cỏ có những giọt sương long lanh như những viên pha lê bé xíu. Khi nhìn gần phía xung quanh như văng vẳng vang lên tiếng của cô, cậu dế râm rang ca hát. Gần hơn nữa có một cái ao, những lúc ông trời nhỏ giọt nước mắt xuống, cái ao lại đầy nước. Lúc này, sẽ bắt gặp tiếng cãi nhau ầm ĩ của bác cò, bác sếu, anh vạc, chị cốc, em vịt trời,… giành lấy phần ăn ngon lành như cua, cá dưới ao. Đúng là một cảnh đẹp tuyệt vời. Các bạn có nghĩ thế không?
Bài tham khảo
Nơi đây chính là một cánh đồng quê thoáng mát vào buổi sáng, yên tĩnh vào buổi trưa và vô cùng vui nhộn vào lúc chiều tà. Vào những buổi sáng, từ trên bầu trời trong xanh rơi xuống những hạt sương sớm làm cho hang của dế Mẹn và dế Choắt mát ,ẻ, thoáng khí hơn rất là nhiều. Những chú chim đã dang đoi cánh nhỏ bay rời tổ và cất tiếng hót chào buổi sáng. Khi trờ đã chuyển trưa thì không còn tiếng chim hót líu lo nủa mà thay vào đó là một quang cảnh yên bình, yên tĩnh vô cùng. Những cơn gió luồn qua các kẽ lá tạo ra những âm thanh nghe rất rõ vào buổi trưa. Mặt trời đang chuẩn bị xuống núi để đi ngủ, cũng đồng nghĩa với việc màn đêm cũng dần dần buống xuống. Từ đâu mà có các anh các chị cò, vạc, sếu bay tời các cánh đồng để tìm kiếm thức ăn. Tiếng các con vật kêu lên mà cứ như là tiếng cãi nhau của các bác nông dân vậy. Thật là ồn ào. Đây thực sụ là một vùng quê rất đẹp của dế Mèn và dế Choắt.
K CHO MÌNH NHA BẠN
bạn thấy ko?khi bạn nói ko đc dùng google,ko văn mẫu thì ko ai trả lời cả