K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2020

Giúp mình với mn ạ rất gấp

8 tháng 5 2020

Giúp em bài này nhanh với cần rất gấp ạ

27 tháng 1 2016

Mị là nhân vật chính của Tây Nguyên “Vợ chồng A Phủ” trong lời kể trầm buồn mở đầu tác phẩm, hình ảnh Mị đã mang đến cho người đọc một sự ám ảnh sâu sắc: “Ai ở xa về, có việc vào nhà Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi đay bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Đó là tư thế vẻ mặt của một người cam chịu làm nô lệ, không dám ngẩng đầu, cô chìm vào trong lao động khổ sai và lần như lần nào các vật vô tri: quay sợi, tảng đá, tàu ngựa

Theo lời kể chuyện, cuộc đời Mị dần hiện lên như một cuốn phim. Thuở thiếu nữ, Mị là một cô gái Mèo xinh đẹp, thùy mị, nết na, tài hoa, hiền lành, yêu đời và vui sống. Mị làm siêu lòng bao chàng trai Mông: “những đêm tình mùa xuân đến, trai đứng nhẫn cả bức vách đầu buồng Mị” Mị rất nhạy cảm với cái đẹp bao nhiêu rung động của tâm hồn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng, của người tình Mị gửi vào tiếng sáo: “có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị cũng có một tình yêu, có điệu gõ vách hẹn hò và ngón tay đeo nhẫn. Tâm hồn thiếu nữ xinh đẹp và tài hoa ấy đã rộng mở để đón nhận hương hoa của cuộc đời.

Nhưng tất cả đã chấm dứt trong cái đêm ai oán khi Mị bị bắt cóc về nhà thống lý Pá Tra trong tiếng nhạc sinh tiền cúng ma, cô đã trở thành con dâu nhà thống lý để trả món nợ hôn nhân từ đời cha mẹ để lại. Mị trở thành con dâu gạt nợ là người con gái hiếu hạnh và cũng là cô gái trong trắng, yêu đời, khao khát được sống được yêu thương, Mị đã tìm cách cứu cha, cứu mình, cô van xin cha: “con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Lòng hiếu hạnh của cô gái Mông trong trắng ngây thơ không chống lại được hoàn cảnh và uy quyền của cha con nhà thống lý. Cô bị chúng biến thành nô lệ trung thân.

Những ngày đầu làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, Mị thấm thía nỗi đau của một cuộc đời bị tước đoạt: “Có đến mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc”. Mị tìm đến lá ngón mong kết thúc cuộc sống không đáng sống. Cô Mị hiếu thảo trước khi ăn lá ngón đã về lạy cha để vĩnh biệt và xin người cha khốn khổ cho mình được chết. Vì những lời nói thống thiết của cha già, Mị không thể chết. Mị đành ném nắm lá ngón, quay lại nhà thống lý, chấp nhận cuộc đời nô lệ.

Ngày tháng trôi qua lạnh lùng “ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen rồi”. Tháng ngày của Mị là công việc, những công việc giống nhau, nối tiếp nhau, lặp đi lặp lại một cách nhàm chán”. Ăn tết xong thì đi lên núi hái thuốc phiện, giữa năm giặt đay se đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp”. Mị đã trở thành công cụ trong nhà thống lý Pá Tra “dù làm gì trong tay cô lúc nào cũng có bó đay để tuốt thành sợi”. Những nhọc nhằn về thể xác đã khiến tinh thần Mị tê liệt. Nhà văn đã dùng phép so sánh nghệ thuật đau đớn “ Mị như con trâu con ngựa. Mị không bằng con trâu con ngựa. Mị như con rùa lùi lũi trong xó cửa” cách so sánh ấy đã cực tả nỗi đau của kiếp người là kiếp vật. Có thể nói rằng Mị đã bị bóc lột một cách trọn vẹn, bị tước đoạt cả về ý thức thời gian không gian “ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”

Mị còn mang một nỗi ám ảnh ghê gớm: “Con ma nhà thống lý, dù bị A Sử tra tấn tàn bạo, Mị không bao giờ nghĩ đến chuyện phản kháng.

Mị là hiện thân của sự bất hạnh của người phụ nữ miền núi thời phong kiến, nạn nhân của thần quyền và thần quyền.

Người đàn bà của làng chài là hiện thân của người phụ nữ lao động vùng biển thời hậu chiến. Nếu nhân vật Mị hiện trước mắt người đọc qua lời trần thuật của Tô Hoài thì người đàn bà làng chài xuất hiện qua một tình huống mang tính nhận thức. Đó là tình huống của nghệ sĩ Phùng chụp được một tấm ảnh đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, chụp chiếc thuyền ngoài xa. Khi chiếc thuyền vào bờ người nghệ sĩ đã phải chứng kiến một cảnh đời cay cực ngang trái: “Người chồng tới tấp đánh vợ, đứa con ngăn bố với tốc độ thù ghét”.

Người đàn bà trong mắt của nghệ sĩ luôn săn tìm cái đẹp là “người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người phụ nữ ấy gây ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn lam lũ. Nhà văn miêu tả nhân vật của mình một cách chân thật đến từng chi tiết khiến người đọc cảm giác người đàn bà từ chiếc thuyền lưới vó bước thẳng vào trang giấy. Hình ảnh chị với “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng” gợi bao xót xa thương cảm. Người đàn bà đã tự kể về mình “từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau một trận đậu mùa nữa” một ngoại hình thiệt thòi, việc lấy chồng của chị cũng là việc không bình thường: “cũng vì xấu. Trong phố không ai lấy. Tôi chủ động có mang với một anh chàng trai nhà hàng chài giữa phố hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới”. Lời tâm sự của chị dấy lên trong lòng người đọc sự đồng cảm với người phụ nữ kém may mắn. Hạnh phúc đến với chị khó khăn, chật vật biết nhường nào. Khát vọng lớn nhất của chị là có được chiếc thuyền rộng rãi và có đủ gạo để nuôi sống đàn con. Trong cảnh túng quấn, người chồng thay đổi tâm tính. Anh ta cho rằng nỗi khổ của mình là do đám vợ con đông đúc gây nên. Anh đã không bỏ mặc vợ con nhưng càng lao vào con đường kiếm sống gian nan, anh ta càng rơi vào bế tắc. Hệ quả tất yếu là anh ta trở nên dữ tợn, biến vợ thành nô lệ cho những hành động xâm hại lỗ mãng của mình.

Tác giả dành khá nhiều chi tiết để làm nổi bật vẻ cam chịu của người đàn bà, từ khuôn mặt mệt mỏi, cặp mắt nhìn xuống chân đến vẻ mặt lúng túng khi đi vào công sở: “Nếu như có một thoáng nào đó người đàn bà lộ ra cái vẻ sắc sảo chỉ đến thế mà thôi, chỉ vừa đủ để kích thích trí tò mò của chúng tôi” rồi lại trở về trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi vẫn là người đàn bà đầy lúng túng sợ sệt. Đặc biệt lạ là hành động vái lạy của chị. Lần thứ nhất như lời van xin của đứa con trai đừng làm điều gì dại dột với bố khi thằng bé bênh mẹ, lao vào trả thù bố. Lần thứ hai hành động đó lặp lại với Đẩu vị chánh án đang ra sức bảo vệ công lý, với những đề nghị khẩn thiết: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.

Nếu trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài nhân vật Mị với so sánh tiềm tàng đã phản kháng, chờ có cơ hội thoát khỏi những đọa đầy thì người đàn bà thầm lặng chịu mọi đớn đau dù bị chồng thường xuyên đánh đập: “ba ngày một trận nhẹ….” Chị hiểu rằng những trận đòn của chồng bắt nguồn từ sự ức chế tâm lý: “… là lão xách tôi ra đánh … cũng như đàn ông khác uống rượu”. Chị nhớ rất rõ điểm tốt của chồng để biện hộ cho những hành động tội ác của anh ta: “Lão chồng tôi khi ấy là một chàng trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. Chị tha thiết xin quý tòa đừng bắt mình phải ly dị lão chồng vũ phu ấy. Với chị đàn bà vùng biển: “Phải gánh lấy cái khổ”, “đàn bà ở thuyền đôi chúng tôi phải sống cho con chứ, không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Điều duy nhất chị dành cho mình là việc xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh vì không muốn các con phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ”. Nếu có một lúc nào đó khuôn mặt người đàn bà sáng lên nụ cười hạnh phúc là lúc chị nhớ đến “ ở trên thuyền cũng có lúc việc chúng ta sống hòa thuận vui vẻ”. Đó là những giây phút hiếm hoi quá ít ỏi so với những trận đòn cơm bữa của chồng, sự hòa thuận vui vẻ đó như những đốm sáng lóc lên trong cuộc đời tăm tối dài dằng dặc của chị.

Song nếu như người đàn bà thuận theo sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu sẽ ly dị lão chồng độc ác thì: cuộc đời người đàn bà sẽ đi về đâu? Ai sẽ giúp mụ nuôi những đứa con. Như thế với cái nhìn của người ngoài, người đàn bà ấy bất hạnh, trong khi đàn bà ấy ý thức rằng được ở với người chồng vũ phu đã là một may mắn hạnh phúc. Đó là cái hạnh phúc dựa trên nỗi đắng cay, hạnh phúc được nhờ sự hy sinh.

Nguyễn Minh Châu chỉ gọi nhân vật của mình là người đàn bà một cách phiếm định, đó là dụng ý của nhà văn. Ông muốn nói hộ người đàn bà vô danh ở những vùng biển suốt một dải non sông, bao nỗi niềm đau thương, bao nhiêu giọt nước mắt tủi hổ của người đàn bà mà đời không nhìn thấy. Thấp thoáng trong chị là bóng dáng biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hy sinh.

Nhân vật Mị và người đàn bà làng chài đều là những nhân vật bé nhỏ nạn nhân của hoàn cảnh. Tội ác của phong kiến chúa đất đã biến Mị thành con dâu gạt nợ kiếp người thành kiếp vật, còn người đàn bà là nạn nhân của tình trạng đói nghèo và nhận thức tăm tối. Khát vọng sống mãnh liệt đã khiến Mị vùng dậy, đổi đời nhờ cách mạng. Với người đàn bà làng chài, Nguyễn Minh Châu khiến người đọc luôn day dứt về số phận người phụ nữ thời hậu chiến. Công cuộc giải phóng dân tộc chúng ta đã hoàn thành vẻ vang nhưng ở đâu đó vẫn còn những phận người khốn khổ chưa được giải thoát. Hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến chống đói nghèo tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm. Và chừng nào chưa thoát được đói nghèo, người phải chung sống với cái xấu cái ác. Và nữa qua nhân vật người đàn bà Nguyễn Minh Châu còn gửi gắm những quan điểm nghệ thuật: mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và đời sống, yêu cầu hiểu biết và bản lĩnh trung thực của người nghệ sĩ, chủ nghĩa nhân đạo trong như thế trong thể xa lạ với sự vật cụ thể của con người.

27 tháng 1 2016

So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" với người đàn bà làng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

1 câu trả lời

 
9 tháng 6 2016

          Bạo hành là hành vi bạo lực, đối tượng này dùng để trấn áp đối tượng kia. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nạn bạo hành gia đình được Nguyễn Minh Châu phản ánh qua hành vi vũ phu, tàn bạo của người chồng: trút tất cả cơn bực bội, bức xúc vì gánh nặng cuộc sống vào những trận mưa dây thắt lưng quật tới tấp lên người vợ (người đàn bà hàng chài) khốn khổ. Và đứa con trai, vì bênh mẹ đã đánh lại cha.

          Nạn bạo hành trong gia đình hàng chài trong tác phẩm cũng là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Nạn bạo hành trong gia đình diễn ra ở nhiều hình thức: chồng đánh chửi vợ; cha, mẹ đánh con cái; thậm chí con cái đánh chửi cha mẹ. Trong đó chủ yếu chồng bạo hành với vợ và thường diễn ra hai hình thức: bạo hành thể xác (đánh đạp vợ), bạo hành tinh thần (chửi bới nhục mạ vợ...)

          Có nhiều nguyên nhân gây ra nạn bạo hành: đời sống kinh tế khó khăn, áp lực công việc hàng ngày, quan hệ căng thảng ở công sở, chồng (vợ) ngoại tình... mà nguyên nhân chính là ý thức con người còn hạn chế.

          Nạn bạo hành tác động xấu tới gia đình và xã hội. Sức khỏe con người bị giảm sút, tinh thần căng thẳng, gia đình xáo trộn. Nguy hiểm hơn, nhiều người vợ không chỉ bị thương tật, tàn phế và còn mất mạng. Trẻ em bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề, nhiều em bị đẩy ra ngoài đường “đi bụi” gây ra biết bao nhiêu tệ nạn xã hội. An ninh trật tự vì thế mà bất ổn. Nếp sống văn hóa bị phá vỡ. Sự phát triển kinh tế chậm lại.

          Để hạn chế và tiến tới thanh toán nạn bạo hành, xã hội đồng thời phải dùng nhiều biện pháp: thúc đẩy kinh tế phát triển, có những điều luật trừng trị nghiêm khắc kể xâm phạm thân thể, danh dự con người và quan trọng hơn phải giáo dục ý thức tự trong và tôn trọng người khác của mọi người.

9 tháng 6 2016

Ngày nay, tuy xã hội đã văn minh hơn, nhưng tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại song song với đó. Có lẽ điều tiến bộ hơn chỉ là người phụ nữ được bảo vệ và đối xử công bằng với nam giới bởi nhiều chính sách tiến bộ của Nhà nước mà thôi, ví như phụ nữ được đi học, được tham gia hoạt động cộng đồng, chính trị, tôn giáo … và được sống “một vợ một chồng”! Nói như vậy không hẳn lên án người dân ta vẫn còn mang nặng tư tưởng lỗi thời, lạc hậu đó, nhưng quả thực tư tưởng này vẫn còn hằn dấu trong mỗi người chúng ta, chỗ khác là ít hay nhiều mà thôi. Một nguyên do nữa khiến phụ nữ hay bị bạo hành, dù là ở bên phương Đông hay phương Tây; đó chính là so sánh tương quan về thể lực. Người đàn ông thường có thể lực tốt hơn và khỏe hơn phụ nữ, hơn nữa tính cách bẩm sinh thường mạnh mẽ hơn, trong khi người phụ nữ thường yếu đuối, nhạy cảm, không ham bạo lực. Nói thế không phải chỉ trích người đàn ông thiếu tình cảm, tình người, mà tôi đang muốn nói về xu hướng xử sự trong gia đình và cộng đồng của họ. Giờ ta thử lật lại giả thuyết này. Đó là giả thử khi xưa, đạo Nho coi trọng người phụ nữ, và rẻ rúng đàn ông, thì thử hỏi bạo hành trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung có nghiêm trọng như ngày nay không? Câu trả lời có lẽ là không! Vì có lẽ người phụ nữ vẫn là phái chuộng hòa bình và chuộng nhẹ nhàng, thanh lịch hơn phái mạnh. Nói chung, ta không thể đánh giá xác đáng về nguyên nhân bạo hành gia đình từ những khái niệm và lí lẽ trên, vì còn quá nhiều yếu tố tác động nữa. Một trong những yếu tố đó chính là sự giáo dục từ khi còn nhỏ. Người nào khi còn nhỏ được giáo dục càng tốt thì khi lớn lên, tỉ lệ gây ra bạo lực gia đình sẽ thấp hơn và ngược lại. Ngoài yếu tố giáo dục ra, thì còn những yếu tố khác cũng là những nguyên nhân trực tiếp. Đó là khi người vợ hoặc người chồng phải phụ thuộc kinh tế, tài chính và thậm chí cả tình cảm vào đối phương. Họ thường chịu áp lực về điều này, họ có thể bị coi thường, thậm chính bị đối xử bất công trong gia đình. Tuy là vậy, nhưng không phải trường hợp nào cũng thế, vì mỗi người trong chúng ta có cái nhìn và suy nghĩ khác nhau về phương diện này; nhưng dù ở mặt nào đi nữa, thì việc làm đó là điều sai trái, không nên. Và thậm chí không chỉ người chiếm ưu thế về kinh tế trong gia đình có xu hướng bạo lực, mà ngay cả người chịu phụ thuộc kinh tế cũng mang tâm lí mặc cảm, thường hay dẫn đến bạo lực. Điều này không chỉ được thực tiễn chứng minh, mà ngay cả văn chương cũng có nói. Nếu ai đã từng đọc “Đời thừa” của Nam Cao thì sẽ thấy. Hộ là người chồng tốt, là nhà văn chân chính, nhưng cũng vì gánh nặng gia đình, gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” mà đã trở thành thủ phạm của bạo lực gia đình trong những lúc say sưa để giải quyết bế tắc trong sự nghiệp và cuộc đời. Hay như trong chính “Chiếc thuyền ngoài xa”, nguyên nhân chủ yếu khiến người đàn bà hàng chài đó bị đánh là vì cứ mỗi khi khổ quá, anh chồng lại lôi chị ra đánh. Rõ ràng hoàn cảnh và điều kiện sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, đó là còn chưa kể tới những hệ lụy của nó. Cái gì quá khó khăn, quá vất vả thường khiến con người ta ích kỉ và tàn nhẫn hơn, khó mà giữ được mình trong sạch, giữ mình là mình nữa. Chính vì thế, khi ý thức được về bạo hành trong gia đình và nhân quyền, con người ta đã ngày càng tiếp thu và học hỏi nhiều hơn để xây dựng xã hội thêm văn minh. Và như đã đề cập ở trên, một xã hội văn minh thì không thể nào tồn tại chung với bạo hành trong gia đình. Bởi lẽ bạo hành trong gia đình để lại hậu quả nặng nề, xâm phạm nghiêm trọng tới nhân quyền. Mỗi hình thức bạo hành trong gia đình để lại những hậu quả khôn lường khác nhau. Chẳng phải nói đâu xa, các bạn có thể liên hệ ngay với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Người phụ nữ ấy liệu có sống sung sướng không với người chồng vũ phu? Đó là một câu hỏi mà có lẽ ai cũng có thể trả lời, nhưng để trả lời xác đáng cho những câu hỏi mà cả hội hiện nay đang tìm cách giải đáp và khắc phục, thì có lẽ chúng ta phải cố gắng thật nhiều hơn nữa. Nhiều chứng minh đã được chỉ ra từ thực tiễn, rằng tới 90% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em; khoảng 9 – 10% là nam giới trong gia đình. Tỉ lệ bạo hành ở nông thôn và thành thị cũng khác nhau. Bạo hành ở mỗi nơi cũng khác nhau. Nhiều nơi vùng sâu vùng xa ở nước ta, do trình độ học vấn còn nhiều hạn chế, nên bạo hành xảy ra chủ yếu dưới hình thức là bạo hành thể xác và bạo hành tình dục. Còn ở nhiều nơi với mức sống và trình độ văn minh hơn, bạo hành tuy tỉ lệ ít hơn, nhưng dưới hình thức cũng đa dạng hơn, có khi gồm đầy đủ cả bốn dạng bạo hành đã nêu trên. Bạo hành nói chung đã gây cho nạn nhân nhiều tổn thương cả về thể chất và tinh thần, bạo hành trong gia đình còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Đó là khi bạn phải chịu bạo hành bởi chính người cha, người mẹ thân yêu của bạn. Đó là khi bạn phải chứng kiến cha mẹ bạn đánh mắng nhau. Bạn biết ai đúng, ai sai, nhưng bạn không dám lên tiếng, vì đó là cha mẹ bạn, là những người đã sinh thành, nuôi nấng bạn. Làm sao bạn có đủ dũng khí đứng ra can thiệp, nói ra những lời đúng sai phân minh, trong khi chính tình cảm của bạn bị tổn thương nghiêm trọng. Bạo hành gia đình thường gây đau đớn về tinh thần nhiều hơn bất cứ một dạng đau đớn tinh thần nào. Con người ta có thể bị tổn thương tinh thần khi mất đi người thân, bạn bè, khi mất đi mối tình đẹp, hay khi thất bại trong cuộc sống; nhưng để vượt qua tất cả điều đó, ta còn có gia đình bên ta. Nhưng giờ khi chính gia đình ấy để lại vết thương tinh thần đau đớn cho ta, thử hỏi ta còn muốn tạo cho mình niềm tin nào ở những người thân yêu? Bạo hành trong gia đình chính là nguyên nhân của nhiều hậu quả thương tâm. Nhiều cặp vợ chồng đã đưa nhau ra tòa li dị, để lại cho nhau nhiều tổn thương, để lại cho đàn con bơ vơ những kí ức đen tối, không hay về mái ấm, về cha mẹ. “Trẻ em như búp trên cành”, liệu có đứa trẻ nào có thể phát triển tinh thần một cách bình thường khi luôn phải chứng kiến bạo hành gia đình? Hay chính chúng sẽ trở thành thủ phạm của bạo hành gia đình trong tương lai! Hay chúng sẽ luôn hoài nghi khi chọn bạn đời khi đã lớn lên, với những ám ảnh của tuổi thơ bất hạnh! Thật đau đớn biết bao khi phải chứng kiến cảnh những người cha mẹ tranh nhau giành quyền nuôi con khi đứng trước hôn nhân tan rã! Liệu có bao nhiêu trong số họ hiểu rằng điều mà con mình cần nhất là sự yên ấm, hạnh phúc, là sự yêu thương của cả cha lẫn mẹ? Hãy cùng nhìn lại mọi chuyện mà xem, hãy lật lại những trang viết mà Nguyễn Minh Châu đã viết trong “Chiếc thuyền ngoài xa” mà xem. Người đàn bà hàng chài ấy đã van xin được chồng cho lên bờ mà đánh, chỉ vì chị ta hiểu rằng không nên để con thấy những cảnh như thế! Tâm hồn con trẻ cần được nuôi dưỡng trong một môi trường trong sạch, hãy để chúng phát triển nên người trong hạnh phúc, bình yên. Một khi những tâm hồn và con tim non nớt đó bị chai sạn vì tổn thương, chúng sẽ không thể là những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên như bản chất của chúng nữa. Đau đớn làm sao khi chứng kiến những đứa trẻ tuổi đời chưa là bao, mà đã được biết đến như những kẻ băng hoại đạo đức, sống lầm lũi trong những góc tối u ám của xã hội. Chúng thường là những đứa trẻ có hoàn cảnh éo le, không được sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ, hay thậm chí là bị cha mẹ ruồng bỏ, hắt hủi. Có một câu danh ngôn rất hay về ý nghĩa của gia đình mà tôi rất tâm đắc “Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng không nơi nào có thể sánh được với mái ấm gia đình” (J. H. Payne). Câu danh ngôn tuy ngắn gọn, giản dị mà ý nghĩa thật thâm thúy, sâu sắc. Các bạn thử nghĩ mà xem, ngay cả các loài động vật, chúng còn sống thành bầy đàn, sống bên nhau để nương tựa vào nhau, cùng nhau chung sống để kiếm ăn, để bảo vệ lẫn nhau. Loài người chúng ta cũng không ngoại lệ, chỉ khác ở chỗ có lẽ chúng ta hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của gia đình với sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình mà thôi. Từ khi ta sinh ra, ta đã có cha, có mẹ, có một mái ấm, dù cho nó có được sung túc hay không. Ta lớn lên trong mái ấm gia đình, ta được nuôi dưỡng không chỉ bởi bầu sữa ngọt ngào của người mẹ, mà còn được sống trong bầu không khí đầm ấm, hạnh phúc của mái ấm gia đình giản dị đó. Liệu có ai mong muốn gia đình mình tan vỡ, có ai mong mình sẽ bơ vơ như những chú chim non lạc mẹ, để rồi phải một mình chống chọi với muôn ngàn cạm bẫy và bóng tối của cuộc đời? Không, chẳng ai trong chúng ta mong mỏi diều đó cả, tôi tin là như vậy! Tôi chưa từng trải với cuộc sống, nhưng tôi cũng đã được biết về nhiều trường hợp và hậu quả của nạn bạo hành trong gia đình. Có những người vợ, người mẹ bị bạo hành nghiêm trọng, họ chịu tổn thương ghê gớm cả về thể chất và tinh thần, nhưng vì thương những đứa con côi cút, họ hi sinh cho con và chịu những trận đòn roi, xỉ vả; trong khi chính họ hoàn toàn có lí do chính đáng để bỏ người chồng vũ phu. Tôi cũng được biết, được nghe nhiều trường hợp bạo hành giữa con cái với cha mẹ. Đó là khi cậu con trai không đủ tiền chơi bời, đua đòi với bạn bè, đã nhẫn tâm dùng dao cướp đi sinh mạng người mẹ của mình. Hay có những đứa cháu sẵn sàng dùng vũ lực tước đoạt đồng lương hưu ít ỏi của ông bà mình cũng chỉ vì thói đua đòi ăn chơi. Thật đáng buồn làm sao khi thỉnh thoảng lại thấy trên truyền hình những thông tin về bao vụ bạo lực gia đình như thế. Giờ là thời buổi mà người ta đề cao và hô hào về nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền, nhưng hình như thời gian chưa đủ để mỗi chúng ta nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của nó. Và trong thời gian chờ đợi để sự nhận thức đó “thấm” vào tư tưởng mỗi chúng ta, đã và đang có biết bao người trở thành nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó chuyện một người vợ tự tử vì bị chồng hành hung; một người con giết chết cha mình để bảo vệ mẹ khỏi người cha độc tàn; một người con gái bỏ nhà ra đi vì bị cha mẹ hắt hủi, coi thường; một đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ bỏ đi vì thường xuyên bị cha mẹ đánh đòn, mắng nhiếc; một người vợ lầm lũi bước ra ánh sáng của công lý khi đã ra tay giết chồng; hay một người đàn bà bị hắt hủi, ruồng rẫy chỉ vì không sinh được cậu con trai nối dõi tông đường … Tất cả thật thương tâm làm sao! Tại sao con người ta đôi khi lại quá tàn nhẫn như thế, lẽ nào sức mạnh của tình yêu gia đình không đủ để ta nghe theo lí trí, mà chỉ biết ích kỉ vì quá nóng giận, để rồi tự biến mình thành thủ phạm của bạo lực gia đình, bạo hành ngay chính người thân yêu của mình? Tình cảm gia đình là tình cảm thật thiêng liêng, nó kết nối mọi thành viên trong gia đình với nhau, kết nối mọi người trở thành một thể thống nhất. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc ấm no thì xã hội mới ổn định, văn minh. Mọi người đối xử với nhau tốt đẹp thì cả cộng đồng sẽ thật an ấm, tươi vui. Từ khi đất nước đổi mới tới giờ, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách và pháp luật để chống bạo lực trong gia đình, cũng như đảm bảo nhiều quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Nhiều tổ chức đã ra đời không chỉ ở nước ta, mà còn ở khắp nơi trên thế giới, hoạt động vì mục tiêu chống bạo lực gia đình. Trên thế giới, ngày 25 – 11 hàng năm đã trở thành ngày phòng, chống bạo lực gia đình. Rõ ràng loài người đã nhận thức rất đúng đắn về hậu quả của bạo lực gia đình trong gia đình nói riêng và trong xã hội nói chung. Tôi thoáng nghĩ, giá như các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu quan tâm sát sao, đúng mực tới vấn đề này, thì có lẽ câu chuyện về người đàn bà hàng chài năm ấy sẽ không còn nữa. Liệu rằng người đàn bà đó dám đứng lên, đấu tranh vì quyền lợi của mình, thì mọi chuyện sẽ thế nào? Người ta thường nghĩ những đề tài về bạo lực gia đình thì không nên bàn tới nhiều, vì nó thường liên quan tới bạo lực, làm tổn thương và ảnh hưởng tình cảm của người đọc. Nhưng nếu như thế, nếu không ai lên tiếng, thì bạo hành trong gia đình bao giờ mới được dập tắt! Các bạn nghĩ sao về điều này?

21 tháng 12 2018

Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Được sống là đáng quý, nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn nhưng giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn

- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý

- Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần cao

31 tháng 8 2019

Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lý của Phùng –nghệ sĩ săn tìm cái đẹp bên bờ biển, ở tòa án huyện

- Người nghệ sĩ phát hiện ra hiện thực trớ trêu, nghịch cảnh, chiếc thuyền đẹp như ngư phủ lại bước ra một người đàn bà xấu xí, cam chịu, lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như cách giải tỏa

- Nghịch lý người đàn bà hàng chài van xin được sống với người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra những chân lí, sâu sắc về cuộc sống

Ý nghĩa:

- Tư tưởng nghệ thuật: bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều

    + Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật

    + Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người

- Giá trị hiện thực: cuộc sống nghèo đói, tăm tối dẫn tới nạn bạo lực gia đình. Cần bảo vệ quyền sống của con người.

    + Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của người lao động nghèo trong xã hội. Lên án, đấu tranh cái xấu, cái ác.

8 tháng 6 2016

–    Sau khi Phùng chứng kiến cảnh ấy không khỏi bất bình cho người phụ nữ. Anh đã về và nói với người bạn của mình là chánh án Đẩu cho kêu người phụ nữ lên để khuyên chị ta bỏ chồng
–    Người đàn bà:
•    Không có tên
•    Trạc ngoài 40
•    Thô kệch, mặt giỗ
->    Đó là một người đàn bà xấu xí, gợi ấn tượng về một cuộc sống nghèo khổ cực nhọc
–    Cuộc sống vất vả của người phụ nữ hàng chài:
•    Về vật chất: nghèo khổ, cả gia đình sống trên một chiếc thuyền
•    Về tinh thần: thường xuyên bị đánh đập
–    Người đàn bà đầu tiên dụt dè sợ hãi khép nép từ chối yêu cầu bỏ chồng của chánh án Đẩu
–    Sau đó bà như một người khác xưng hô với hai người tòa án là chị và các chú. Bà tỏ ra từng trải và nêu lên những nguyên nhân không chịu bỏ chồng.                                                                                                                           •    Người đàn ông là chỗ dựa cho cả gia đình nhất là khi biển động phong ba
•    Người đàn bà cần chồng vì còn phải nuôi những đứa con  hi sinh
•    Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái được hòa thuận vui vẻ
–    Ban đầu Đẩu và Phùng rất nghiêm nghị nhưng về sau lại chỉ biết lắng nghe. Cả hai người đều nhận thấy người đàn bà kia không giống như cái vẻ bề ngoài của mình, bà có một trái tim nhân hậu biết thông cảm cho chồng, biết hi sinh vì con cái. Bà là một người từng trải. có thể nói vẻ đẹp tâm hồn bà tiêu biểu cho nét đẹp người mẹ Việt Nam
–    Kết thúc câu chuyện người đàn bà ra về tiếp tục cuộc sống còn nghệ sĩ Phùng mang bức ảnh về làm bức lịch đầu năm. Mỗi lần Phùng nhìn vào bức tranh ấy lại thấy một đốm lửa hồng như gợi nhắc về người đàn bà làng chài
                                                       

 
 
8 tháng 6 2016

1. Số phận bất hạnh:

- Không có tên riêng: Tác giả không đặt cho chị một tên riêng nào mà gọi chị một cách phiếm định là  “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.

-  Ngoại hình xấu xí: “thuở nhỏ là đứa con gái xấu lại rỗ mặt”.

- Nỗi bất hạnh của chị

   + Vì xấu xí nên không ai thèm lấy chị lỡ lầm và có mang với một anh hàng chài.

   + Cuộc sống vất vả, nghèo khổ, lại đông con, những khi biển động, hàng tháng “cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng chấm muối luộc”.

   +  Sống cam chịu, nhẫn nhục: thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề chống trả hay trốn chạy.

   + Quen sống với môi trường sông nước nên khi đến toà án chị cảm thấy lạ lẫm và “sợ sệt”, “lúng túng”, “tìm đến một góc tường để ngồi”, “cố thu người lại”, “cúi mặt xuống”…

   => Tác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.

2. Vẻ đẹp tâm hồn của chị:

- Yêu thương con tha thiết:

   + Ban đầu chị bị chồng đánh ở dưới thuyền, sau đó, chị xin với lão đưa chị lên bờ mà đánh; trước khi bị chồng đánh, chị ngước mắt về phía chỗ chiếc thuyền đậu… chị không sợ đòn mà chỉ sợ các con thấy cảnh tượng đau xót sẽ làm thương tổn những trái tim ngây thơ.

   + Khi thằng Phác bênh chị đánh trả lại người cha, hình như lúc ấy chị mới cảm thấy đau đớn, gọi “Phác, con ơi” rồi “chắp tay vái lấy vái để” nó, rồi “ôm chầm lấy” nó “Thằng nhỏ … như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ xuyên qua tâm hồn người đàn bà” -> Đằng sau cái vái lạy đó là chị muốn đứa con đừng làm những điều đáng tiếc với cha mình, là cái lẽ đời mà chị muốn cho con hiểu.

   + Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn (…) Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình (…) được!”

- Hiểu nguyên nhân làm nên sự tha hoá nhân cách của người chồng:

   + Khi Đẩu khuyên chị ly hôn, “chị chắp tay vái lia lịa” và nói “Con lạy quý toà… quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Bởi chị hiểu chính nghèo khổ, con cái nheo nhóc, không gian sống tù đọng là nguyên nhân biến một anh cục tính hiền lành thành gã đàn ông thô bạo, dã man.

    + Chị thấm thía, thấu hiểu nguyên căn những trận địn vũ phu của người chồng: “ giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…” , “… cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” -> Người đàn bà thơ vụng, xấu xí v khốn khổ ấy luơn tìm cch lí giải hnh vi của chồng mình để giữ gìn, để che chắn cái gia đình khốn cng của mình trước sự chỉ trích dù rất đúng và chân thành của những người khác.

- Trong đau khổ, chị vẫn chắt lọc niềm vui để sống: Chị nói về những lần vui vẻ hiếm hoi của gia đình: “ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ” hay “vui nhất là ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Nói về những điều đó “mặt chị ửng sáng lên như một nụ cười”…

   => Hạnh phúc của người đàn bà khốn khổ này cũng chính là niềm hạnh phúc thật lạ lùng và khó hiểu với những người như Phùng, như Đẩu. Trong vất vả, nhọc nhằn, đau đớn, người đàn bà vẫn tìm thấy, vẫn chắt chiu được những niềm vui ít ỏi, niềm vui lấp lánh trong âm thầm, nhẫn nhịn, chịu đựng, hi sinh  - Đó là bản chất tốt đẹp của “NHỮNG BÀ MẸ”

3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm:

- Qua hình ảnh người đàn bà, tác giả thể hiện sự quan tâm đến những con người bất hạnh và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ: Dù khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, khát khao cuộc sống no đủ, bình yên.

- Tác giả phê phán nạn bạo hành trong gia đình – một mảng tối của xã hội đương đại.