K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2017

Mở :Giới thiệu người dũng sĩ đó

Tả :

- Tả bao quát dáng người

-Tả chi tiết ngọai hình

+ Làn da

+ Tóc

+Khuôn mặt (mắt ,mũi ,miệng ,.....)

+ Tay ,chân

+Trang phục

- Tả chi tiết hành động ,việc làm

+ Làm việc đồng áng ...

+Giúp đỡ người gặp khó khăn (diệt yêu ,đánh giặc ,....)

Kết :Nêu cảm nghĩ của em về người dũng sĩ đó

P/s:có j ko đc mong bn góp ý

20 tháng 2 2017

Những câu chuyện cổ “Thạch Sanh”, “Thánh Gióng”,... đã để lại trong em ấn tượng rất đẹp về người dũng sĩ. Các anh là những chàng trai còn trẻ, thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ. Ngày thường, khi giúp đỡ gia đình, các anh ăn mặc không khác người bình thường, cũng đóng khố, cởi trần để làm ruộng, đốn củi. Làn đa đỏ như đồng thau; những lúc cày cuốc, bắp chân, bắp tay nổi lên cuồn cuộn. Trên gương mặt luôn nở nụ cười tươi còn thánh thót bao giọt mồ hôi nóng hổi. Vậy mà khi ra trận, nhìn các anh dũng sĩ thật oai hùng! Các anh mặc quán áo giáp sắt, đội mũ sắt phủ kín từ đỉnh đầu đến gót chân, vững vàng như một pho tượng sắt. Dáng vẻ lực lưỡng, mạnh mẽ càng khiến các anh giống các thiên thần. Khi xung trận, anh rạp người trên mình ngựa. Những tiếng hét xung trận vang rền của anh khiến quân thù khiếp sợ, sự dũng mãnh của anh khiến cho chúng kinh hoàng.

Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:

+ Người dũng sĩ sinh ra trong có ai đó gặp nạn

+ Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung

+ Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu

+ Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu

+ Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng.

14 tháng 1 2018
Trong các tác phẩm văn học cổ ,người đã để cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất là...(bạn muốn tả ai thì ghi) Thân bài (Kể về hoàn cảnh lúc nhỏ của người dũng sĩ bạn tả sau đó tả lúc lớn lên người dũng sĩ đó đã làm gì) lưu ý sử dụng nhiều từ có cảm xúc Kết bài :nêu suy nghĩ của bạn về người đó
14 tháng 1 2018

ai nhanh mình k mình đang rất cần

9 tháng 12 2017

Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:

    + Người dũng sĩ sinh ra trong hoàn cảnh có ai đó gặp nạn

    + Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung

    + Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu

    + Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu

    + Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng.

19 tháng 2 2019

Có lẽ, trong các tác phẩm văn học cổ đại, người mà để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là nhân vật dũng sĩ Thạch Sanh. Mặc dù, cậu được sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ mất khi còn nhỏ. Cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng cậu vẫn vượt qua được.

Thạch Sanh là một người khỏe mạnh, thân hình cường tráng. Khuôn mặt tròn với vầng trán cao. Đôi mắt đen dưới đôi lông mày rậm, nhưng bên cạnh đó vẫn toát nên vẻ hiền hòa, phúc hậu. Sống mũi hơi cao nhưng nó lại rất cân đối và hợp với khuôn mặt của cậu. Cái miệng nhỏ điểm nét cho khuôn mặt. Thạch Sanh có nước da hơi sạm do phải bươn trải, nuôi thân. Tuy nhà nghèo không có quần áo mặc, phải sống cạnh gốc cây nhưng cậu vẫn rất hạnh phúc. Cậu rất chăm chỉ trong công việc và rất tận tụy giúp đỡ người. Cậu đã nhiều lần giúp người mà không mong đợi được hưởng phần thưởng. Thạch Sanh đã dũng cảm đánh nhau với chăn tinh trừ hạn cho dân nhưng cậu lại bị tên Lý Thông hại cướp công. Cậu còn giết đại bàng cứu công chúa con của vua thủy tề. Cậu đã được hậu tạ rất lớn. Nhưng không phải vì vậy mà cậu ỷ lại làm những việc hại người dân. Còn mẹ con Lý Thông bị trừng phạt rất thích đáng với cái tội ác do mẹ con hắn làm. Và đặc biệt hơn Thạch Sanh đã dũng cảm anh hùng đánh thắng quân giặc bằng tiếng đàn của vua thủy tề tặng. Cậu đã chiêu đãi giặc cơm mà không hề đuổi họ về một cách nhục nhã. Các hành động và thái độ của Chàng đúng là khác người thấy được lòng nhân ái khác thường của chàng.

Thạch Sanh đúng là một con người thật tốt bụng, cậu là một biểu tượng là một con người thật tốt bụng. Cậu là một biểu tượng thật tốt đẹp đối với đời sống của con người đồng thời nó cũng thể hiện tốt đẹp về sự đời của con người cái thiện, cái ác với cái tốt và cái xấu. Và em ước gì nếu trên thế giới cái xấu, cái không tốt sẽ biến mất trong xã hội trở thành một xã hội văn minh hơn.

Thạch Sanh đã để lại được cho em một cảm xúc, ấn tượng thật đáng nhớ cho tuổi thơ của em. Và cũng nhờ câu truyện này em cũng đã rút ra bài học đáng nhớ cho bản thân em mong sao bài học mãi mãi gắn bó cùng cuộc đời của em.

19 tháng 2 2019

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

​Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” – thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng - trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước – tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư, lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo… của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em – một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

14 tháng 1 2018

Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
 
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
 
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
 
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

:)

14 tháng 1 2018

Những câu chuyện cổ “Thạch Sanh”, “Thánh Gióng”,... đã để lại trong em ấn tượng rất đẹp về người dũng sĩ. Các anh là những chàng trai còn trẻ, thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ. Ngày thường, khi giúp đỡ gia đình, các anh ăn mặc không khác người bình thường, cũng đóng khố, cởi trần để làm ruộng, đốn củi. Làn đa đỏ như đồng thau; những lúc cày cuốc, bắp chân, bắp tay nổi lên cuồn cuộn. Trên gương mặt luôn nở nụ cười tươi còn thánh thót bao giọt mồ hôi nóng hổi. Vậy mà khi ra trận, nhìn các anh dũng sĩ thật oai hùng! Các anh mặc quán áo giáp sắt, đội mũ sắt phủ kín từ đỉnh đầu đến gót chân, vững vàng như một pho tượng sắt. Dáng vẻ lực lưỡng, mạnh mẽ càng khiến các anh giống các thiên thần. Khi xung trận, anh rạp người trên mình ngựa. Những tiếng hét xung trận vang rền của anh khiến quân thù khiếp sợ, sự dũng mãnh của anh khiến cho chúng kinh hoàng.
olm-logo.png949ca190949ce3c69173032e787cb6ea.jpg

bài 1 : hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gìbài 2 : từ một số truyện cổ đã học, đã đọc, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mkbài 3 : hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân vềbài 4 : hãy...
Đọc tiếp

bài 1 : hãy lập dàn ý và nói trước các bạn trong lớp về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì

bài 2 : từ một số truyện cổ đã học, đã đọc, em hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của mk

bài 3 : hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về

bài 4 : hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè

bài 5 : em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mk hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó

bài 6 : em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mk ở vào một ngày mùa đông giá lạnh

bài 7 : em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc mà em đã quan sát đc

 

4

B3:
 

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

~Hok tốt~

B4:
 

Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.

Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.

~Hok tốt~

14 tháng 6 2017

a, Nhân vật Kiều Phương:

+ Hình dáng: gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai, dáng vẻ thanh mảnh

    + Lời nói: nhẹ nhàng, hóm hỉnh

    + Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc

12 tháng 2 2017

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu nhân vật:

- Thạch Sanh trong truyện cổ Thạch Sanh.

-Là một dũng sĩ tài ba và đức độ.

2. Thân bài:

* Tả hình ảnh của dũng sĩ Thạch Sanh:

+Ngoại hình:

- Cao lổn, khoẻ mạnh, đầu chít khăn, quanh năm ở trần, đóng khố.

- Có sức khoẻ hơn người. Gánh củi của Thạch Sanh lớn gấp mấy lần gánh củi của người khác.

+Tính cách:

- Chăm chỉ siêng năng.

- Thật thà, chất phác, cả tin.

- Thích làm việc nghĩa.

- Độ lượng, thương người.

+Tài năng:

- Võ nghệ cao cường.

- Phép thuật tinh thông.

- Chiến thắng được chằn tinh và đại bàng.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em dối với nhân vật Thạch Sanh:

- Yêu mến và khâm phục chàng dũng sĩ tài đức vẹn toàn.

- Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp lí tưởng mà người xưa mơ ước.

12 tháng 2 2017

Trong những truyện cổ đã học, em thích nhất nhân vật Thạch Sanh. Có thể nói dũng sĩ Thạch Sanh tài ba và đức độ đã chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ.

Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một mình trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già để lại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.

Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt phúc hậu ưa nhìn và thân hình vạm vỡ, cường tráng.

Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu.

Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức để đương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũng cảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nổ ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay Thạch Sanh vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.

Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thủy Tề. Thủy Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chàng về, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đòn. Chàng lại trở về gốc đa.
Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiểu đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha chọ mẹ con hắn, cho chúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.
Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.
Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.
Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hòa bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của bao người say mê cổ tích.

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

...

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.”

Năm tháng qua đi, truyện cổ tích đã trở thành tuổi thơ cúa rất nhiều, rất nhiều thế hệ Việt Nam. Qua những câu chuyện kể của bà, của mẹ ngày xưa, hình ảnh cô Tấm dịu hiền nết na, anh Khoai chăm chỉ càn cù, Thạch Sanh tài nghệ dũng cảm... đã in sâu vào tâm trí. Song trong những câu chuyện ấy, hình ảnh quen thuộc nhất chắc hẳn là ông Tiên.

Một buổi trưa hiu hiu gió thổi, em thiếp đi, chìm vào giấc mơ. Trong giấc mơ tuyệt vời, em may mắn gặp được ông tiên. Ông Tiên hiện lên thật gần gũi biết bao! Khuôn mặt ông tròn trĩnh, phúc hậu, da dẻ hồng hào như những trái đào tiên ở thiên giới. Trên khuôn mặt của ông lão không biết đã mấy trăm năm tuổi nối bật một đôi mắt hiền từ, nhân hậu, sáng lấp lánh tựa như có thể nhìn thấu mọi sự trên đời. Nụ cười ấm áp của ông  thân thương như nụ cười của ông nội kéo theo cả chòm râu dài bạc trắng rung rung dễ mến. Mái tóc dài bạc như cước, búi củ tỏi như các cụ ông ngày xửa ngày xưa.

Đôi tai thần kỳ của ông có thể nghe được mọi thứ, nghe được nụ cười hạnh phúc và tiếng khóc tủi hờn, bất hạnh, nghe được những âm mưu ác độc xấu xa và cả những ước mơ, những khát khao nồng nàn, cháy bỏng. Vào thời điểm con người bế tắc, ông âm thầm dõi theo và xuất hiện giúp đỡ. Trong luồng ánh sáng chói mắt, ông từ từ hiện ra với bộ quần áo mang phong cách cổ đại màu trắng, đôi guốc mộc giản dị và cây phất trần quyền năng trên tay. Ông thong dong vuốt chòm râu bạc, trầm ấm cất tiếng hỏi han. Ông mang trong mình sức mạnh kỳ diệu và tấm lòng thương cảm, yêu mến bao la.

Ông là hiện thân cho cái thiện, cho chân lý “ở hiền gặp lành”. Trong cố tích “Tấm Cám” mà bà thủ thỉ kể ngày xưa, ông Tiên nghe được nỗi lòng cô Tấm, dùng phép thuật cho cô Tấm gặp nhà vua, vượt bao khó khăn khắc nghiệt về với cuộc sống hạnh phúc ấm êm. Ông Tiên hóa phép “Cây tre trăm đốt” giúp anh Khoai trị tên địa chủ, lấy người vợ là con gái ông ta. Cảm động tình mẫu tử thiêng liêng trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng”, ông chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Với cây phất trần trong tay và tấm lòng cao cả mênh mông, ông đi đến khắp nơi nơi, mang phép màu hạnh phúc đến cho tất cả những người xứng đáng. Ông Tiên bước ra từ truyện cổ tích, bước vào nhận thức non nớt của những đứa trẻ, dạy chúng em biết phân biệt thiện ác, biết sống tốt đẹp để mai sau “ở hiền gặp lành”.

Thời gian lặng lẽ trôi đi, hình tượng ông Tiên không chỉ là hình ảnh thuộc về câu chuyện cổ tươi đẹp mà còn là biểu tượng cho tâm hồn dân tộc. Đó là những phẩm chất đời đời kiếp kiếp còn lưu – thương người và sống hiền lành, nhân hậu.

k cho mk nha 

2 tháng 3 2020

doan van ma ban