Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1. Giai đoạn tiền sử và thời kỳ các vương quốc:
- Kinh tế nông nghiệp tự cung và chủ yếu dựa vào canh tác lúa, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc.
- Xuất khẩu các mặt hàng như gỗ, ngà voi, lụa.
- Phụ thuộc vào thương mại ngoại quốc.
- Giai đoạn thuộc địa và thời kỳ chiến tranh:
- Kinh tế bị cưỡng chế theo hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là cao su và quặng mỏ.
- Đầu tư hạ tầng như đường sắt và cảng biển được phát triển.
- Thành lập các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Những căn cước điều chỉnh kinh tế được áp đặt từ phía thực dân.
2. Giai đoạn xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa:
- Thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và đổi mới kinh tế từ nông nghiệp chủ yếu sang công nghiệp hóa.
- Xây dựng các khu công nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp như thép, xi măng, gỗ...
- Mở cửa đầu tư nước ngoài và phát triển xuất khẩu lao động.
- Đẩy mạnh các chương trình đào tạo và giáo dục.
3. Giai đoạn đổi mới và hội nhập:
- Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tham gia vào các hiệp hội thương mại quốc tế.
- Phát triển các ngành công nghiệp như dệt may, điện tử, ô tô.
- Xây dựng các khu kinh tế đặc biệt (KKTĐB) và các khu công nghệ cao.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị hóa và phát triển du lịch.
4. Hiện tại và tương lai:
- Đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế số và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phát triển các ngành kinh tế công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo.
- Tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
- Xây dựng nền tảng kinh tế bền vững và xanh.
- Khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam:
+ Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
+ Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.
+ Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng, như: Mặt trận dân chủ Đông Dương; Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt…. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.
tham khảo
Phong trào tây sơn có những đóng góp nào cho lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XVIII Ɩà :
–Lật đổ chính quyền phong kiến mục nát Đàng Trong-Đàng Ngoài,
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm-Thanh.
-Xóa bỏ ranh giới chia cắt, thống nhất đất nước.
-Bảo vệ nền độc lập ѵà lãnh thổ c̠ủa̠ Tổ quốc.
Kháng chiến chống Tống thời Lý
- Thập kỉ 70 của thế kỉ XI, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt đồng thời tích cực chuẩn bị cho xâm lược.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã tổ chức kháng chiến
- Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh chặn thế mạnh của địch. Năm 1075, quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sng đất Tống Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ
- Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc. Năm 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ Bắc sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông:
*Nội dung
- Vào những năm 60 của thế kỉ XV, thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện.
- Trung ương: bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ do Thượng thư đứng đầu. Cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm việc được duy trì với quyền hành cao hơn trước.
- Địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới là các phủ, huyện, châu, xã như cũ. Người đứng đầu xã là xã trưởng, do dân bầu.
- Năm 1483, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều 16 chương được coi là bộ luật tiêu biểu nhất thời phong kiến, có tính đức trị và nhân văn sâu sắc đánh dấu trình độ phát triển cao về ý thức pháp lí của dân tộc Việt.
- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, theo chế độ ngụ binh ư nông.
- Chính sách đối nội và đối ngoại: đoàn kết dân tộc,… quan hệ láng giềng êm đẹp…
*Nhận xét
- Cải cách hành chính lớn của vua Lê Thánh Tông đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới.
- Cuộc cải cách mang tính toàn diện, sâu sắc đó được tiến hành từ trung ương đến địa phương đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền, có ý nghĩa nâng cao quyền lực của nhà nước phong kiến Đại Việt, nhất là quyền lực tập trung vào tay nhà vua. Điều đó chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê sơ đạt đến đỉnh cao.
- Tổ chức nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa.
- Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, sự tập trung quyền lực trên kéo theo tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ, nảy sinh mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.