Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài "Sang thu" ra đời vào "Thu, 1977" đây là mùa thu đầu tiên tác giả được trở về từ chiến trường khốc liệt, vì thế ông vô cùng trân quý những cảm giác bình yên trong mùa thu tực tại. Ông tận hưởng từng chút, những chuyển biến của đất trời trong sự yên bình ấy để viết ra bài thơ này.
Bài thơ "Nói với con" của Y Phương được viết năm 1980, khi mà nước nhà đang rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Chính vì sự khó khăn ấy mà những con người vốn không xấu lại sinh ra những tật xấu, thói xấu. Y phương muốn nhắn gửi đến đứa con gái đầu lòng của ông lời răn dạy con ông, cũng là tâm sự với chính lòng mình, với niềm hi vọng đặt cả vào con sẽ bằng văn hóa, bằng chân giá trị của con người vượt qua những khó khăn, nghèo đói. Biến những tính xấu thành "phân" để bón trồng cho những đức tính tốt đẹp
-
hoàn cảnh ra đời bài thơ Nói với con
Những năm cuối bảy mươi đầu tám mươi của thế kỷ hai mươi, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng, vô cùng khó khăn thiếu thốn. Bởi vì đất nước ta vừa ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài và cực kì gian khổ
I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
1. Mở bài:
– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
2. Thân bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…
– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?
+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?
+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.
– Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
B1.Vào trang Bingbe
B2.Đăng nhập bằng cái nick mà bạn muốn đổi tên. Nói cho dễ hiểu là:
Đăng nhập bằng nick có tên A(tên cũ) để khi vào sẽ đổi tên A thành tên B.
B3.Ở góc phía trên, bên phải màn hình, nhấn vào tên của bạn rồi chọn "Tài khoản"
B4.Bây giờ thì đổi tên được rồi!
Học tốt nhé ~!!!!!!
I. Mở bài
- Vài nét về nhà thơ Thanh Hải: Một nhà thơ có thể nói là đã cống hiến cả đời mình cho cách mạng
- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: được viết trong những ngày cuối cùng Thanh Hải nằm trên giường bệnh, cả cuộc đời ông đã dùng để cống hiến cho cách mạng, giờ đây ông lại cất lên niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời này
II. Thân bài
1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước
- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:
+ Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”
+ Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”
+ Mùa sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa
⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”
⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời
2. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước
- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước
- Nhịp độ khẩn trương: “Tất cả như…xôn xao”: Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động
⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước
- Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”
3. Ước nguyện của tác giả
- Nhà thơ bộc lộ chân thành và thiết tha khát khao cống hiến giản dị, chân thành cho cuộc đời:
+ Tác giả muốn làm “con chim hót”: góp tiếng hót cho cuộc đời
+ Tác giả muốn làm “nhành hoa”: góp chút sắc hương cho cuộc sống
+ Tác giả muốn làm “nốt trầm”: cho sự hoàn thiện của bản nhạc cuộc sống
+ Tất cả những khát khao của tác giả chỉ là “một”: khát khao mong ước giản dị nhưng ý nghĩa
⇒ Không mong muốn những điều lớn lao => ước nguyện hóa thân thiết tha của nhà thơ giản dị nhưng chân thành và tha thiết
- Thanh Hải đúc kết tất cả những mong ước của mình thành “Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời”
+ “Mùa xuân nho nhỏ mang nghĩa ẩn dụ cho khao khát cống hiến phần tươi đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung
+ Từ láy “lặng lẽ” thể hiện sự cống hiến thầm lặng lẽ
+ Hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” – sự cống hiến từ lúc còn trẻ đến khi về già => công hiến suốt đời
4. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
- Giai điệu được cất lên chính là điệu hát truyền thống của xứ Huế mộng mơ
+ “Nam Ai, Nam Bình”: làn điệu dân ca ngọt ngào xứ Huế, thể hiện tình yêu mến với di sản văn hóa phi vật thể
- “Mùa xuân ta xin hát”: không chỉ mở ra không gian nó còn mở ra niềm tự hào về lối sống nghĩa tình của cha ông
III. Kết bài
- Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo
- Liên hệ trình bày khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ cho cuộc đời
Mùa xuân cũng là chủ đề bất tận của thơ ca Việt Nam, nó trở thành một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người nói chung và người nghệ sĩ nói riêng. Mùa xuân đã đi vào lăng kính tâm hồn nhà thơ Thanh Hải như thế, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã cho chúng ta cảm nhận một mùa xuân nho nhỏ mà thân thương, gần gũi.
Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân mang đầy màu sắc và âm thanh quen thuộc của đồng quê, những hình ảnh bình dị, mộc mạc và gần gũi đã thể hiện cảm xúc mùa xuân của tác giả thật ngỡ ngàng:
“Mọc giữa dòng sông xanh…
Tôi đưa tay tôi hứng”
Màu tím của bông hoa dân giã in bóng trên mặt nước của dòng sông xanh, tiếng chim chiền chiện trong trẻo, cao vút như đem lại niềm vui và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Từ “Ơi” đã biểu lộ niềm vui ngây ngất của tác giả trước đất trời mùa xuân, giọng điệu thân thương của người Huế “hót chi” diễn tả cảm xúc thiết tha, gắn bó giữa con người và tạo vật. Đưa tay hứng là hành động thể hiện sự đón nhận trân trọng và xúc động của tác giả với tấm lòng yêu thiên nhiên.
“Mùa xuân người cầm súng…
Lộc trải dài nương mạ”
Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời dẫn đến mùa xuân của đất nước, “lộc” ở đây chính là sức mạnh dân tộc, trải dài ra cho một mùa màng mới bội thu. Người cầm súng và người ra động đại diện cho hai lực lượng chính tham gia xây dựng đất nước. Cho thấy mùa xuân ấy gắn liền với ý thức trách nhiệm bảo vệ và xây dựng dân tộc.
“Đất nước bốn ngàn năm…
Cứ đi lên phía trước”
Thật tự hào khi nghĩ về đất nước với bề dày lịch sử hơn bốn ngàn năm với biết bao chiến công chống giặc ngoại xâm lừng lẫy, ông cha ta bao đời nay, bao mùa xuân đã phải vất vả, gian lao để dựng nước và giữ nước. Đến ngày nay, đất nước vẫn như vì sao sáng vượt lên phía trước, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng.
“Ta làm con chim hót…
Một nốt trầm xao xuyến”
Rung cảm thiết tha trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ đã bộc bạch những ước nguyện chân thành của mình. Muốn làm “con chim hót” mang niềm vui, tiếng hót cho mọi người, làm “một cành hoa” tô thắm cho núi sông, làm “một nốt trầm” trong bản hòa ca động viên khích lệ.
“Một mùa xuân nho nhỏ…
Dù là khi tóc bạc”
Sống hết mình, lao động và cống hiến hết mình thì mùa xuân chẳng còn có tuổi, “nho nhỏ” và “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành thể hiện một lẽ sống đẹp, cao cả.
“Mùa xuân – ta xin hát…
Nhịp phách tiền đất Huế”
Tiếng hát đầy thân thương ở khổ cuối bài thơ chính là giai điệu nổi tiếng của xứ Huế tự bao đời, câu hát truyền thống đi cùng trái tim con người đén giây phít cuối cùng vẫn còn mãnh liệt.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp, đó cũng chính là một tiếng hát tha thiết, sâu lắng về khát vọng cống hiến cho đất nước của nhà thơ.
Trong mỗi buổi lao động trồng cây.