Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp
Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành.
Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.
Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu tranh bộc phát.
Bãi công là một hình thức đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836 - 1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.
Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm 1831 - 1834 tại Lyon (Pháp) và Sơlêdin[cần dẫn nguồn] (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị củagiai cấp tư sản.
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet tốc độ cao, điện toán công suất mạnh và cảm biến có kích thước ngày càng nhỏ với giá ngày càng rẻ, cuộc cách mạng số được khởi nguồn trong cách mạng công nghiệp (CMCN) 3.0 đang đạt đến giai đoạn đỉnh điểm để tạo được sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa thế giới thực và không gian số với hàng chục tỷ vật thể và hàng tỷ người được kết nối với nhau thông qua internet kết nối vạn vật (IoT) để tạo ra dữ liệu lớn làm cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ phá vỡ (disruptive technologies) giúp tạo ra những thay đổi lớn trong mọi mặt của thế giới đương đại. Trong thời đại ngày nay, mọi hoạt động diễn ra trong thế giới thực được sự hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ bởi các hoạt động trên không gian số, giúp thế giới trở nên ngày một hiệu quả và thông minh hơn. Những đột phá công nghệ trong CMCN 4.0 đang làm thay đổi những nền tảng phát triển kinh tế và xã hội như sở hữu, qui mô sản xuất, các khâu trung gian, tầm quan trọng tương đối của các loai nguồn lực.
Trong lĩnh vực kinh tế, sự thay đổi đáng kể về tầm quan trọng của các nguồn lực đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới có lợi cho các nền kinh tế ‘thâm dụng” công nghệ gắn với cuộc cách mạng số (cốt lõi của CMCN 4.0), và làm giảm vị thế của các nền kinh tế ‘thâm dụng” tài nguyên khoáng sản hay ‘thâm dụng” lao động. Do vậy các quốc gia thuộc hai nhóm sau phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc chạy đua toàn cầu.
Bản đồ doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại với sự gia tăng mạnh vai trò của các doanh nghiệp công nghệ hoạt động chủ yếu trên không gian số: nếu vào năm 2006, trong 6 tập đoàn có vốn hoá lớn nhất thế giới thì chỉ có 1 tập đoàn công nghệ (Microsoft)[1] thì đến đầu năm 2018, cả 7 tập đoàn có vốn hoá lớn nhất thế giới đều là các công ty công nghệ đang dẫn dắt cuộc cách mạng số và là chủ nhân của các nền tảng (platforms) giúp các tập đoàn này nắm trong tay những nguồn tài nguyên số khổng lồ và vẫn tiếp tục tăng nhanh chóng[2].
Trong lĩnh vực xã hội và chính trị, nhờ dựa vào các nền tảng số, mạng truyền thông xã hội (social media) đang lấn lướt truyền thông đại chúng để chi phối nhiều lĩnh vực của cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, cũng giống như trong lĩnh vực kinh tế, bên cạnh những lợi ích to lớn mà các nền tảng số mang lại, nhiều chuyên gia có quan ngại rằng các tập đoàn nắm giữ các nền tảng này đang có vị thế độc quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của hàng triệu người, các luồng tin tức và thông tin trực tuyến. Các vụ vi phạm dữ liệu, tấn công mạng, lừa đảo, vi phạm quyền riêng tư, phá hoại bầu cử… cho thấy sự cấp thiết phải có một mô hình mới về quản trị nhà nước ở nhiều nước trên thế giới để nắm bắt cơ hội và giảm thiểu thách thức trong kỷ nguyên số.
Nhìn chung bất cứ quốc gia hay doanh nghiệp nào cũng đều phải nỗ lực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số (digital transformation) để tận dụng và phát triển nguồn tài nguyên số có vai trò ngày càng gia tăng trong tương quan so sánh với với các nguồn tài nguyên truyền thống như đất đai, tài nguyên khoáng sản, vốn, lao động…
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Việt Nam
a. Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Với việc nhấn mạnh cả vào mức độ ứng dụng công nghệ cũng như các yếu tố bổ sung như chất lượng của thể chế, chất lượng nguồn nhân lực và tinh thần khởi nghiệp, một số chuyên gia đã xây dựng phương pháp để định vị mức độ tham gia của các quốc gia vào quá trình chuyển đổi số. Điều này cũng phù hợp với tính qui luật về mối quan hệ giữa mức độ ứng dụng công nghệ cũng như chất lượng của các yếu tố bổ trợ với thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia. Trong phương pháp này, công nghệ được đo bằng Chỉ số ứng dụng Kỹ thuật số (Digital Adoption Index - DAI). DAI dựa trên ba chỉ số phụ bao gồm các doanh nghiệp, người dân và chính phủ, với mỗi chỉ số phụ được gán một trọng số như nhau: DAI (Kinh tế) = DAI (Doanh nghiệp) + DAI (Người dân) + DAI (Chính phủ). Mỗi chỉ số phụ là mức trung bình đơn giản của một số các chỉ số được chuẩn hóa đo lường tỷ lệ áp dụng công nghệ của các nhóm có liên quan. Tương tự như vậy, các yếu tố bổ trợ được đo bằng giá trị trung bình của ba chỉ số phụ: khởi nghiệp của doanh nghiệp; số năm học được điều chỉnh theo kỹ năng; và chất lượng của thể chế.
Bằng việc ứng dụng phương pháp nêu trên, báo cáo của Ngân hàng thế giới đã xếp hạng các quốc gia trên thế giới trong quá trình chuyển đổi số. Trong hình này, các nước trên thế giới được chia làm 3 nhóm theo thứ tự tăng dần về mức độ chuyển đổi số: (i) mới bắt đầu; (ii) quá độ; (iii) chuyển đổi. Các nước cũng được phân loại làm 4 nhóm theo mức thu nhập bình quân đầu người: (i) thu nhập thấp; (ii) thu nhập trung bình thấp; (iii) thu nhập trung bình cao; (iv) thu nhập cao. Việt Nam được phân loại thuộc nhóm nước ở trong giai đoạn quá độ của quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, cho dù Việt Nam có vị trí khá tích cực trong tương quan với các nước có cùng trình độ phát triển, đất nước vẫn ở trong nhóm quá độ trong quá trình số hóa và do vậy cần phải có nhiều nỗ lực để có thể nắm bắt cơ hội trong cuộc cách mạng số - nội dung cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Liên quan đến năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, nghiên cứu gần đây về mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp do Bộ Công thương cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ điển hình của CMCN 4.0
1. Vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu, đất trồng)
- Khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…
- Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.
- Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.
2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp
a. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
¾ diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên và đồi núi thấp. Vì vậy, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.
- Đất trồng:
+ Chủ yếu là đất feralit trong đó:
Đất đỏ badan có trên 2 triệu ha, phân bố chủ yếu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì vậy, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su,…
Đất feralit phát triển trên đá phiến và đá mẹ khác, rất thích hợp việc trồng chè và các cây đặc sản.
Đất đỏ đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá,…
+ Đất phù sa, phân bố tập trung ở các đồng bằng và ven biển, thuận lợi cho việc tròng cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cói, dừa, đước, sú, vẹt,….
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, vĩ độ và độ cao. Các tỉnh phía Nam tính nhiệt đới tương đối ổn định nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới. Vùng núi cao cả nước và ở miền Bắc có mùa đông lạnh nên thuận lợi phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
- Nguồn nước:
+ Nguồn nước dồi dào cả trên mặt, nước ngầm.
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số đông và tăng nhanh.
+ Mức sống tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn với sản phẩm cây công nghiệp.
+ Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật.
+ Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây nghiệp.
+ Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh cây nghiệp.
- Chính sách
+ Chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp cùa Nhà nước.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.
c. Khó khăn
- Mùa khô kéo dài ở các vùng chuyên canh cây nghiệp, gây ra tình trạng thiều nước ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.
- Công nghiệp chế biến nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ nên hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định.
3. Tình hình sản xuất cây công nghiệp.
Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là 2.500 nghìn ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1.600 nghìn ha (chiếm gần 65%).
- Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông Nam Bộ, và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.
+ Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. + Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
+ Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).
- Cây công nghiệp hằng năm
+ Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
+ Mía được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tỉnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.
+ Đậu tương được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.
+ Đay ở đồng bằng sông Hồng
+ Cói nhiều nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thắng lợi đầu tiên của cách mạng ở những nước thuộc địa, nửa thuộc địa do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó như một quả bom có sức công phá mạnh làm sụp đổ một mảng thành trì chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thức tỉnh các dân tộc bị áp ức bóc lột vùng dậy, báo hiệu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và Chủ nghĩa xã hội. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Đây là lần đâu tiên trong lịch sử cách mạng, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
vì cách mạng tư sản nổ ra vầ thắng lợi đầu tiên ở pháp ; đưa tư sản cầm q;tạo đk cho ktế TBCN ptr . trong đó đặc biệt là nghành dệt k cung cấp đủ nhu cầu về sợi ; thức đy việc phát minh máy móc . như đã trình bày ở trên ; thì chủ yếu việc lao động bng chân tay ; năng suất thấp ; dẫn đến '' đời sơi '' nên đã phát minh ra máy kéo sợi . từ việc r đội máy kéo sợi ; thúc đẩy nhiều phát minh các loại máy khác
Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.
Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.
Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.
Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học. Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.
Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.
Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.
Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.
Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.
Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.
1.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.
a. Mở bài
Giải thích ý kiến: Câu nói nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa.
b. Thân bài
- Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi, mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhận được gì nhiều. Muốn “học vẹt” thì cũng tự học mới “thuộc” được.
- Nhưng tự học mà Đác-uyn nói lại là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có được kiến thức ấy.
- Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống:
+ Đác-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông.
+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp.
+ Có hoài bão, người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.
- Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
+ Xác định hoài bão, mục đích để định hướng tự học
+ Rèn luyện thói quen tự học
+ Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời
+ Ngày nay điều kiện để tự học (sách, máy vi tính, mạng internet…) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.
c. Kết bài
Bài học nhận thức và hành động
- Đác-uyn đã nói một điều chân lí, một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại.
- Bản thân ra sức tự học để thành tài lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.