Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé:
Các từ “thua” và “nhường” khi tả Thúy Vân có sắc thái nhẹ nhàng, yên bình hơn, dự báo số phận êm ả, phẳng lặng. Còn vẻ đẹp Kiều thì thiên nhiên “ghen” và “hờn”, sắc thái biểu cảm như báo trước sẽ có sự giành giật, dự báo một số phận đầy sóng gió.
Nằm ở phần 1: Gặp gỡ và đính ước (Truyện Kiều - Ngiuyễn Du). Có 23 câu thơ (từ câu 15 - câu 38). Từ Kiều càng sắc sảo mặn mà.....Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (còn lại tự chép). Qua những câu thơ trên, ta có thể thấy vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của Kiều khiến tạo hóa cũng phải ghen ghét, tài hoa trí tuệ thiên bẩm đủ mùi, tâm hồn đa sầu đa cảm. Tất cả những điều trên đã dự báo trước định mệnh nghiệt ngã và số phận sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh vì bởi "Chứ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Đoạn trích gồm 24 câu thơ
Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.
Tham khảo:
Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật Thúy Kiều: Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời người con gái tài hoa bạc mệnh.
Tham khảo nha em:
Ước lệ: Là biện pháp diễn đạt bằng hình ảnh có tính chất qui ước thường được dùng trong văn chương cổ.
Tượng trưng: Là biện pháp diễn đạt cái trừu tượng bằng một hình ảnh cụ thể thường lấy từ cây cỏ, chim muông.
- Trong Chị em Thuý Kiều: tác giả vận dụng thành công thủ pháp ước lệ tượng trưng qua việc lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm quy chuẩn để so sánh với vẻ đẹp chị em Thúy Kiều.
Cái này có trong 2 câu:
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
+ Khuôn trăng, nét ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết để nói vẻ đẹp Thúy Vân.
+ Sông mùa thu, núi mùa xuân, hoa, liễu để nói về vẻ đẹp thúy Kiều.
- Khi miêu tả Thuý Kiều và Thuý Vân, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người. Điều đó là đúng, vẻ đẹp của Thuý Vân là một vẻ đẹp “mây thua, tuyết nhường", một vẻ đẹp có chút gì đó hiền hoà, chưa có sự đố kị với thiên nhiên, điều đó có thể dự báo được cuộc thời Thuý Vân bình lặng, suôn sẻ, không sóng gió.
- Trái lại, vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo, làm cho “nghiêng nước, nghiêng thành”, đẹp đến hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người.. Một vẻ đẹp vượt trội, ngạo nghễ, thách thức với tự nhiên. Sự đối kị ấy khiến ta nghĩ đến tai hoạ sẽ đến với nàng. Điều này dự báo về cuộc sống đầy sóng gió, biến cố trong tương lai.
- Nguyễn Du cho rằng: “hồng nhan bạc mệnh”, “chữ tài liền với chữ tai một vần” - Thuý Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài. Vì vậy, cuộc đời Thuý Kiều sẽ khó bề yên ổn, bình lặng. Nàng luôn gặp nhừng bất hạnh, khổ đau. Thực tế sau đó đã chứng minh cuộc đời Thuý Vân êm đềm, suôn sẻ. Còn cuộc đời Thuý Kiều thì đầy nỗi tủi nhục.
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du
2. Thân đoạn :
a. Chân dung của Thuý Vân:
- Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hòa, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
b. Chân dung Thuý Kiều:
- Vẫn bằng bút pháp ước lệ, nhưng khắc tả Vân tác giả đã dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của cả sắc, tài, tình.
- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại về tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam Natri oxit Na2O vào 200gam dung dịch axit HCl loãng dư nồng độ
A.Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl cần dùng?
B.Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch sau phản ứng?
( Biết Na: 23, O: 16, Cl: 35,5 , H: 1)