Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bptt : So sánh
tác dụng : tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
Bptt :
* điệp ngữ ( từ ''Những mùa quả'')
từ ''Những mùa quả'' được lặp lại 2 lần làm :
+Đó là thứ “quả” mẹ vẫn chăm sóc trong khu vườn của mẹ.
+Nhấn mạnh sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất.
* So sánh : Những mùa quả lặn rồi lại mọc như mặt trời khi như mặt trăng
-Tác dụng của phép so sánh: mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt trăng, mặt trời gợi lên hình ảnh của thời gian. Gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.
- – Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.
- Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
- Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.
Tham Khảo
- Biện pháp nhân hóa "nghe, dậy"
Tác dụng:
+ Tăng tính tạo hình, gợi cảm, lôi cuốn cho người đọc
+ Nhấn mạnh khát khao được phá bỏ xiền xích thoát khỏi nhà tù đang giam cầm mình --> Tình yêu nước, khao khát tự do của người tù cách mạng
- Xác định biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: giọt sữa; nháy hoài; ôm ấp; thoa son
- So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
- Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ
- Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống. Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh "sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa"; vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng "uốn mình" của núi và cảm giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh "đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh".
- => Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà.
Câu "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" sử dụng phép so sánh nhưng là so sánh 2 vật hữu hình với nhau ("chiếc thuyền nhẹ" với "con tuấn mã"). Chiếc thuyền lướt trên mặt biển với tư thế nhẹ nhàng như con tuấn mã phi nước đại mà chân không bén đất. Con tuấn mã là con ngựa đẹp, khỏe, nổi bật. Như vậy, việc so sánh không chỉ diễn tả được trạng thái mà còn diễn tả được bản chất của con thuyền, làm hữu hình hóa vẻ đẹp của con thuyền.
Câu "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" sử dụng phép so sánh, so sánh cái hữu hình (cánh buồm) với cái vô hình trừu tượng (mảnh hồn làng) nhằm gửi gắm suy ngẫm của tác giả. Cánh buồm khi ra khơi dường như mang theo trong nó cả vẻ đẹp tâm hồn, ước mơ, khát vọng của những người dân làng chài. Con thuyền khi ra khơi với sức trai tráng, với khí thế hăng hái và còn mang theo ước mơ của làng chài đó là mang về những mẻ cá bội thu. Con thuyền vì thế mà trở thành một sinh thể, cũng sống và lưu giữ những suy ngẫm, tình cảm.
=> Mỗi cách so sánh lại đem tới cảm nhận mới mẻ cho người đọc và thể hiện sự tinh tế, tài năng của Tế Hanh khi nghĩ về quê hương.
Bài làm:
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướm thân trắng bao ba thâu góp gió
- Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây không chỉ làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
- Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da "ngăm rám" lại, trong cả "hơi thở" của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.
- Sr mòe chỉ làm đc dàn ý hộ cậu thui,vì mòe chỉ ms lớp 7 nên k biết rõ lắm /cúi đầu/
* Tổng:
- Hai câu thơ trích trong văn bản “Quê hương” của tác giả Tế Hanh đều sử dụng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng.
*Phân:
+ Biện pháp so sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” gợi lên hình ảnh con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, sự mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.
+ Biện pháp so sánh ở câu“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc (cánh buồm) với một hình ảnh trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng (mảnh hồn làng). Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm không chỉ trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng cho đời sống tâm linh, đầy ý nghĩa của người dân làng chài.
*Hợp:
- Tình yêu quê hương của tác giả đã giúp ông có được những vần thơ dạt dào cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người khi nhớ về quê hương.
- Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng:
- So sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” tức là con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe (tuấn mã) đang phi, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi.
- So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài.
Tham khảo nha em:
Biện pháp tu từ và tác dụng:
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu. SO SÁNH
* Tác dụng: ví trái nhót màu đỏ, nư đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè. NHÂN HÓA
* Tác dụng: làm rõ ràng hơn khi sang mùa hè, hình dung dễ dàng và bổ sung ý nghĩa cho quả nhót
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu. SO SÁNH
* Tác dụng: hình dung quả cà chau dễ dàng hơn, ví quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ xinh
BPTT : so sánh ( 3câu )
+ câu 1 : Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu.
Tác dụng : miêu tả trái nhót như đèn tín hiệu
+ câu2 : Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu.
Tác dụng : hình dung quả cà chau dễ dàng hơn, ví quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ xinh
+ câu 3 :Quả ớt như ngọn đèn dầu
Tác dụng : miêu tả , hình dung quả ớt như 1 chiếc đèn dầu
BPTT 2 : nhân hoá
+ Câu 1 : Trỏ lối sang mùa hè
Tác dụng : làm rõ ràng hơn khi sang mùa hè, hình dung dễ dàng và bổ sung ý nghĩa cho quả nhót