Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
b. Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
c. Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non
( tác dụng : tác giả đã lược bỏ từ so sánh để có thể so sánh bác rất
to lớn )
còn mấy tác dụng của câu kia để sau !
a)Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
vế A:tiếng rơi
phương diện so sánh:rất mỏng
từ so sánh:như
vế B:rơi nghiêng
b)1.Quê hương là chùm khế ngọt
Vế A:Quê hương
từ so sánh:là
vế B:chùm khế ngọt
2.Quê hương là đường đi học
vế A:quê hương
từ so sánh:là
vế B:đường đi học
Bạn tham khảo nhé:
Bài 1:
a, ngoài thềm rơi cái lá đa
tiếng rơi rất mỏng như là rơi ngiêng.
Câu so sánh ( in đậm)
Rõ ràng trong câu trên tác già đang so sánh tiếng rơi của lá,Nhưng lại so với rơi nghiêng.Giống như là chỉ nghe tiếng lá rơi thôi mà tác giả đã có thể biết được,là chiếc lá này rơi nghiêng vì tiếng rơi rất mỏng nhẹ.Mà qua hình ảnh so sánh.ta thấy được sự tinh tế trong cách nghe và diễn đạt của tác giả
b,quê hương là chùm khế ngọt
cho con trèo hái mỗi ngày
quê hương là đường đi học
con về rợp bướm vàng bay.
Câu so sánh : in đậm
Qua cách so sánh của tác giả,quê hương được so sánh như những cảnh vật hết sức quen thuộc là chùm khế ngọt,là đường đi học.Đây là những cảnh vật hết sức thân quen,gắn liền với tuổi thơ của mỗi người.Mà qua phép so sánh.ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm của mình đối với quê hương.Nơi mà đã đồng hành cùng ta ngay từ những ngày đầu tiên ta oa oa tiếng khóc chào đời
c,Tiếng suối trong như tiếng hát xa
So sánh tiếng suối chảy róc rách , văng vẳng ngọt ngào của tiếng suối chảy trong đêm khuay tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở lên gần gũi thân thiết.
Bài 2:
a, Mặt trời - hòn lửa
Điểm tương đồng : mặt tròn có hình tròn rực sáng y như một quả cầu lửa
b,Dòng sông-dải lụa mềm mại
Điểm tương đồng: ý nói dòng chảy của dòng sông nhấp nhô phẳng lặng giống như một dải lụa dài và nhấp nhô
c,Công cha- Núi thái sơn
Điểm tương đồng:Nói lên công lao to lớn và tình cảm sâu năng mà cha mẹ đã giành cho ta, chính vì vậy ta phải biết ơn công lao đó bằng cách bào hiếu cho mẹ khi về già và hãy luôn làm tốt bổn phận của một đứa con.
Bài 3:
Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời như người mẹ áp ủ đứa con của mình, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.
Phép so sánh: In đậm
Hok tốt^^
Cảm ơn Tiên Ngọc nha chúc bạn một ngày tốt<33333
So sánh là một biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Biện pháp so sánh: Quê hương được so sánh với chùm khế ngọt và đường đi học.
Biện pháp so sánh làm cho khái niệm trừu tượng là quê hương trở nên dễ hiểu, cụ thể. Quê hương gắn với những gì nhỏ bé, thân thuộc.
Em tham khảo:
Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn là biện pháp tu từ so sánh "Quê hương là chùm khế ngọt", "Quê hương là đường đi học"; "Quê hương là con diều biếc".
Tác dụng của biện pháp so sánh này là giúp cho hình ảnh quê hương hiện lên với tất cả những gì thân thuộc và thân thương nhất đối với tác giả. Những hình ảnh này gợi ra tình cảm của tác giả đối với quê hương bình dị và thân thương của mình, nơi gắn liền với những tháng ngày thơ ấu của chính tác giả.
a ) Ẩn dụ ( Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ )
b ) Hoán dụ ( Quê hương là chùm khế ngọt , quê hương là đường đi hk )
Những câu thơ dịu dàng, tha thiết làm tôi lại bồi hồi nhớ về quê hương mình. Dù lớn lên ở Hà Nội, nhưng mảnh đất Hòa Bình thân yêu nơi tôi được sinh ra tôi sẽ chẳng bao giờ quên.
Mỗi lần được về quê lòng tôi lại ngập tràn hạnh phúc, tôi vui sướng khi được gặp lại các anh chị em của mình, và hơn hết tôi lại được đằm mình trong dòng nước trong xanh, mát lành của con sông quê hương – sông Đà.
Sông Đà đẹp nhất có lẽ là khi ra giêng, lúc ấy nước sông đã hơi cạn, không còn cuồn cuộn chảy với màu nước đục ngầu mà thay vào đó là màu nước xanh ngọc bích, dòng chảy trở nên hiền hòa hơn. Sáng sớm khi hơi sương vẫn còn đọng trên các cành lá, tôi tranh thủ ra bãi đá sông Đà để cảm nhận được đầy đủ nhất vẻ đẹp của con sông.
Con sông lúc này tựa như một thế giới cổ tích, những màn sương bàng bạc khiến không gian trở nên huyền diệu hơn. Ra tết tiết trời chỉ hơi se se lạnh, những cơn gió nhẹ nhàng thổi lướt qua, mặt sông phẳng lặng như tờ dường như cũng bị những cơn gió làm gợn lên. Sóng trên sông mới hiền hòa làm sao. Khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống dòng sông cảnh vật trở nên lung linh, trời mỗi lúc một sáng rõ. Khung cảnh huyền diệu, mờ ảo chợt biến đi đâu mất mà thay vào đó là khung cảnh nên thơ, tuyệt đẹp. Những bãi lau ven sông thả mình buông theo cơn gió, bông lau vàng nhạt như mái tóc của người thiếu nữ bay nhè nhẹ theo làn gió thổi. Tôi lang thang dọc bờ sông, hít căng lồng ngực mình không khí tinh khiết của buổi sớm.
Phía trên đê bắt đầu đã có những người đi tập thể dục, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Dưới lòng sông không khí tập tập cũng không kém. Những gia đình sống ven sông cũng bắt đầu dậy chuẩn bị cho ngày mới. Tiếng gọi nhau, tiếng giục nhau đi ăn sáng, đi làm,… lại rộn ràng vang lên.
Tôi yêu biết bao con sông này, nó không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế, nuôi sống nhiều gia đình, nó còn là nơi để tâm hồn ta thư thái sau một ngày học tập mệt mỏi. Con sông là một biểu tượng đẹp đẽ của người dân Hòa Bình. Có lẽ mỗi lần nhắc đến quê tôi ai lại chẳng không nhớ đến đập thủy điện và con sông Đà vừa hung bạo vừa nên thơ.
Tuổi thơ tôi và biết bao thế hệ cũng trở nên đẹp đẽ hơn, vẹn đầy hơn khi có con sông Đà ở bên. Nó là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn chúng tôi khôn lớn trưởng thành. Sau này khi học xong tôi nhất định sẽ trở về đây sinh sống và cống hiến hết mình cho mảnh đất quê hương.
minh cam nhan duoc ve que huong tuoi dep
mong uoc que huong tuoi dep hon noi ve y thich cua minh ve que huong