Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nước ta là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, đa dạng về chủng loại từ đó là cơ sở để phát triển một cơ cấu công nghiệp đa ngành, trước hết là công nghiệp khai khoáng, tiếp đến là chế biến.
+ Khoáng sản năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt -> phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp điện (nhiệt điện).
+ Khoáng sản kim loại như đồng, chì, kẽm, sắt, mangan,… -> công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu từ đó là cơ sở để phát triển công nghiệp cơ khí – chế tạo.
+ Khoáng sản phi kim loại như apatit, pyrit,… -> phát triển công nghiệp hóa chất.
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng như sét, cao lanh, đá vôi, cát, titan,… -> phát triển công nghiệp thủy tinh pha lê và sản xuất vật liệu xây dựng…
- Khoáng sản nước ta phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ nên chủ yếu hình thành các điểm công nghiệp khai thác nhỏ lẻ, quy mô nhỉ
- Các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao như than đá, dầu mỏ,.. -> sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, cơ sở để phát triển công nghiệp trọng điểm, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho nền kinh tế.
- Sự phân bố các loại khoáng sản quy định sự phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta. Ví dụ khai thác than và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than chỉ phân bố ở vùng than Quảng Ninh hay khai thác dầu mỏ và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí chỉ phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta.
- Sản xuất hàng tiêu dùng: quần áo, giày dép, xơ và sợi dệt…
- Công nghiệp thực phẩm: tôm – cá đông lạnh, các loại sữa (sữa hạt, sữa đậu nành từ thương hiệu Vinamilk, Vinasoy,…), tương ớt, mì ăn liền,…
Giải thích : Dựa vào hình 2.2 - Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 - Công nghiệp năng lượng, Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy các nhà máy thủy điện của nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ (kí hiệu ngôi sao màu xanh).
Đáp án: C
- Điểm công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình); chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng); khai thác, chế biến lâm sản ở Pleiku (Gia Lai),...
- Khu công nghiệp: khu chế xuất (KCX) Tân Thuận. KCX Linh Trung, KCX Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh), khu công nghiệp (KCN) Nội Bài, KCN Thăng
Long (Hà Nội), KCN Biên Hòa 1, 2, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây(Đồng Nai), KCN Sóng Thần 1, 2 (Bình Dương),...
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Năng, Nha Trang. Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ,...
- Vùng công nghiệp: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được chia thành sáu vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
- Điểm công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình); chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng); khai thác, chế biến lâm sản ở Pleiku (Gia Lai),...
- Khu công nghiệp: khu chế xuất (KCX) Tân Thuận. KCX Linh Trung, KCX Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh), khu công nghiệp (KCN) Nội Bài, KCN Thăng
Long (Hà Nội), KCN Biên Hòa 1, 2, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây(Đồng Nai), KCN Sóng Thần 1, 2 (Bình Dương),...
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Năng, Nha Trang. Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ,...
- Vùng công nghiệp: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được chia thành sáu vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
Khu công nghiệp VSIP ở Nghệ An:
- Khu công nghiệp VSIP Nghệ An có quy mô 750 ha nằm tại xã Hưng Tây, Hưng Đạo, thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên và xã Hưng Chính, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Khu công nghiệp nằm ở vị trí đắc địa, kết nối với nhiều tuyến giao thông huyết mạch QL 1A, QL 46A, QL 46B và Đại lộ Vinh – Cửa Lò. Khu công nghiệp có hệ thống kế nối giao thông thuận tiện, đảm bảo cả được biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
- Các nhà đầu tư hiện tại đến từ nhiều quốc gia như: Công ty TNHH Becker Industrial Coatings - Chi nhánh Nghệ An (BECKER) (Thụy Điển), BIOMASS FUEL, Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam (Nhật Bản), Công ty TNHH SANGWOO Việt Nam (Hàn Quốc), Công ty HPL (Singapore), Công ty TNHH EM-TECH Việt Nam Vinh (Hàn Quốc). Tại đây phát triển các ngành công nghiệp chính là sản xuất sơn công nghiệp, hàng may mặc và linh kiện điện tử.
=> Ý nghĩa:
- Đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Nghệ An, thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực.
- Là một trong những điểm sáng để thu hút đầu tư vào nước ngoài.
- Tạo việc làm bước đầu cho hơn 11.800 lao động địa phương, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.
- Thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng của tỉnh.
Chúng tôi đang tiến hành biên soạn, sẽ ra mắt các bạn trong thời gian sớm nhất
- Vai trò
+ Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân.
+ Nhiều sản phẩm của ngành là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
+ Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
- Đặc điểm
+ Cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng: dệt - may, da giày, giấy - in,…
+ Vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn.
+ Thường gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới do ngành này tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân, vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn nên quay vòng vốn nhanh, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu,…
Khu công nghiệp Phú Nghĩa – Hà Nội:
- Khu công nghiệp có vị trí đắc địa khi nằm trên trục Quốc lộ 6A nối giữa hai thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn, thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 23 km, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 40 km, cảng biển Hải Phòng 120 km, KCN có tổng diện tích lên đến 170 ha được đầu tư bài bản về hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ.
- Các ngành nghề chính: công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ, công nghệ tin học.
- Các nhà đầu tư hiện tại: Công ty Sản xuất linh kiện điện tử Toyota Electric Control (Nhật Bản); Công ty sản xuất thiết bị ô tô, xe máy Việt Chin (Đài Loan), Công ty Cổ phần Rượu Việt Nam – Thụy Điển, Công ty May thời trang cao cấp Starlight (Singapore), Tập đoàn thực phẩm CP (Thái Lan)
- Trong quá trình hoạt động suốt 1 năm qua, KCN đã thu hút được hàng chục doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký quyết định đầu tư với diện tích được lắp đầy lên đến 2/3 và tăng cao cơ hội việc làm cho người dân.