K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2020

Nét đẹp Lễ hội Yên Thế

Lễ hội Yên Thế tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch hàng năm tại thị trấn Cầu Gỗ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Lễ hội bắt đầu từ năm 1984 - lễ kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Yên Thế .Từ đó, lễ kỷ niệm đã trở thành một lễ hội.

Lễ hội Yên Thế được tiến hành ở khu đền Thề đối diện với khu đồn Phồn Xương thuộc khu di tích Yên Thế. Ngoài khu trung tâm, hội còn tổ chức ở các địa điểm công cộng trên đất Cầu Gồ quanh khu đồn Phồn Xương.

Vào ngày 16 tháng 3 dương lịch. Từ tờ mờ sáng, khắp các ngả đường trong vùng Yên Thế, Tân Yên, người người kéo nhau đi hội. Từng đoàn, từng tốp... tưng bừng phấn khởi, chật cả đường đi. Tại khu tập kết, các đoàn tham gia lễ hội quần áo chỉnh tề, hoá trang... sẵn sàng chờ giờ xuất phát hành lễ.

Lễ diễu hành qua kỳ đài được cử hành để bắt đầu cho Lễ hội Yên Thế. Đây là cuộc biểu dương sức mạnh, biểu dương sự uy nghi, đẹp đẽ và cũng là lúc làm cho không khí ngày hội trở lên sôi động nhất. Các đoàn quân lần lượt tiến qua lễ đài với biểu tượng và trang phục riêng của mình trong tiếng trống, tiếng chiêng ngân vàng trong núi rừng Yên Thế.

Sau lễ diễu hành, các trò vui được tổ chức ở nhiều địa điểm. Học sinh các trường thi cắm trại ở sườn đồi đối diện khu đồn Phồn Xương. Sới vật được mở ra và bắt đầu trong khu vực đền Thề. Các đô vật lên làm lễ xe đài và vào trận thi đấu. Các đội văn nghệ, văn công chuyên nghiệp cũng mở màn biểu diễn ban ngày cho bà con xem. Các môn thi đấu thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đu quay, mô tô bay... Cứ như thế, chỗ nào trong khu vực Phồn Xương cũng thu hút rất đông người xem và tham dự. Trong khu đền Thề, chùa Lèo, đền thờ Bà Ba Đề Thám, các cụ, các già, các vãi dâng hương lễ Phật, lễ đền. Người ra người vào không lúc nào ngơi. Khu nhà trưng bày về cuộc khởi nghĩa Yên Thế cũng đã mở cửa phục vụ nhân dân các nơi đến hội.

Ngoài các nội dung trên, lễ hội còn có những hình khác mới được bổ như: tổ chức diễu ngựa từ đình Hả - Tân Trung (Tân Yên) lên Phồn Xương, rước từ Nhã Nam vào tham dự. Tổ chức tiết mục "Trai Cầu Vồng Yên Thế gặp gái Nội Duệ, Cầu Lim", tiết mục lễ tế cờ của Hoàng Hoa Thám... các tiết mục này đã làm cho nội dung của lễ hội mỗi ngày một phong phú và có bản sắc văn hóa riêng.

22 tháng 4 2020

Lễ hội Yên Thế, từ Hoàng Hoa Thám và dành cho Hoàng Hoa Thám

Triệu Thị Linh | Thứ Ba, 28/01/2020 22:08 GMT +7

   

Lễ hội Yên Thế xuất hiện khá muộn và gắn với nhân vật lịch sử có thực là Hoàng Hoa Thám. Sự nghiệp chống thực dân Pháp suốt gần 30 năm xung quanh núi rừng Yên Thế của vị thủ lĩnh Đề Thám không chỉ để lại một chiến tích quân sự lừng lẫy mà còn để lại những tập tục, di vật có giá trị tín ngưỡng và lịch sử làm cơ sở cho việc cộng đồng duy trì và tôn vinh thành một hệ thống di sản tâm linh, văn hóa cấp quốc gia. Nói cách khác, lễ hội Yên Thế chính là nơi phản ánh rõ nhất quá trình ký ức cộng đồng tiếp nhận, lưu giữ hình ảnh của Đề Thám.

Lễ hội Yên Thế. Ảnh tư liệu

1. Lịch sử Lễ hội Yên Thế

Ban đầu Lễ hội Yên Thế có nguồn gốc là lễ hội Phồn Xương, là hội mùa do dân các làng thuộc Thông Trung tổ chức, sau khi thu hoạch, vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch hàng năm tại đình Phồn Xương. Họ tự nguyện mang những nông sản đến tạ thần linh và cầu xin mùa sau được bội thu. Từ 1897, lễ hội Phồn Xương được thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám tổ chức vào các ngày từ 10 - 16 tháng giêng, mục đích chính là mượn lễ hội để thu hút nhân tài, nhân lực cho lực lượng của nghĩa quân Yên Thế. Trong phần lễ Hoàng Hoa Thám tổ chức thêm nhiều nghi lễ tâm linh như: lễ lập đàn cầu siêu cho vong hồn nhân dân quanh vùng, các nghĩa quân, tướng lĩnh tử trận, lễ phóng ngư thả điểu cầu an, thể hiện tinh thần quyết giành tự do độc lập. Bên cạnh đó, ông còn cho tổ chức nhiều hoạt động khác ở phần hội như hát tuồng, chèo, đánh cờ tướng, cờ người, thi thổi cơm niêu, làm bánh, vật, võ, bắn súng, cung, nỏ…

Những hoạt động này được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, khiến cho quy mô lễ hội ngày càng mở rộng, thu hút cả nhân dân các vùng khác đến tham dự. Các làng, các thôn như Yên Thế, Cầu Khoai, thôn Thượng thuộc Thông Thượng (nay là Tam Hiệp), thôn Lèo, Mạc, Trung và các làng như làng Nứa cũng nấu cỗ và tổ chức đám rước kiệu về đình Phồn Xương. Như vậy, ngày lễ hội Phồn Xương, thời Hoàng Hoa Thám hoạt động kháng Pháp, từ một nghi lễ nông nghiệp truyền thống của một địa bàn (Phồn Xương) đã trở thành một lễ hội đương đại vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa có mục đích chính trị thiết thực cho vùng Yên Thế và có lẽ còn rộng hơn nữa. Và, so với những lễ hội thờ nhân vật hiển linh khác như lễ hội Bà Chúa Kho, lễ hội Bà Tơ hay hội Gióng… lễ hội Phồn Xương - Yên Thế trong quá trình phát triển có sự tham gia của chính nhân vật Hoàng Hoa Thám ở cả hai phương diện: vừa là người chủ lễ vừa là người (sau khi mất trở thành nhân vật hiển linh) được thờ phụng. Điều này dẫn đến việc kế thừa trọn vẹn hay lặp lại một số nghi lễ do chính Đề Thám đã thực hiện ở lễ hội Phồn Xương trong nghi thức tế lễ ông tại lễ hội Yên Thế sau này.

Từ sau năm 1913, khi khởi nghĩa Yên Thế thất bại, thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám hy sinh, lễ hội Phồn Xương không còn được tổ chức quy mô như trước. Cho rằng Đề Thám mất ngày 5 tháng giêng âm lịch, lễ giỗ ông được tổ chức vào ngày này. Lễ hội Phồn Xương vì lẽ đó cũng được tổ chức ngày 5 tháng giêng âm lịch, với quy mô nhỏ gọn, tập trung lễ Phật, thần, giỗ Hoàng Hoa Thám mà không chú trọng phần hội (1).

Từ sau năm 1945, đình, đền và chùa Phồn Xương nhiều lần bị tàn phá chỉ còn nền đất, nhân dân Phồn Xương đã trùng tu, cúng tế, và tổ chức giỗ Hoàng Hoa Thám tại đây. Một thời gian sau đó, tình hình thay đổi, nhu cầu khích lệ tinh thần dân chúng chống ngoại xâm từ phía nhà nước đã gặp gỡ nhu cầu tín ngưỡng cũng như tình cảm tự nhiên của người dân địa phương và lễ hội Phồn Xương được tổ chức thường xuyên hơn.

Đặc biệt, năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Khởi nghĩa Yên Thế, UBND Hà Bắc đã quyết định đổi tên lễ hội Phồn Xương thành lễ hội Yên Thế, đồng thời chọn thời gian tổ chức vào ngày 16 -3 dương lịch hàng năm. Mục đích để biểu dương truyền thống đấu tranh anh dũng của Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân, phát huy tinh thần, truyền thống thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất    nước (2). Từ đó đến nay, lễ kỷ niệm khởi nghĩa Yên Thế và tưởng niệm Hoàng Hoa Thám được tổ chức hàng năm tại thị trấn Cầu Gồ. Những năm lẻ, lễ hội do UBND huyện Yên Thế tổ chức, quy mô đơn giản và nhỏ gọn; những năm chẵn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức với quy mô hoành tráng hơn. Sự tham gia của chính quyền vào việc tổ chức lễ hội đã làm cho lễ hội Yên Thế mang tính chất quan phương, khác hẳn với tính chất làng xã như một số lễ hội khác. Thực tế, đây không phải là một hiện tượng mới lạ, trái lại rất gần gũi với ứng xử của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, như Tạ Chí Đại Trường đã quan sát thấy (3).

2. Nghi tiết tổ chức lễ hội Yên Thế theo dòng thời gian      

Nghi lễ và đám rước trong lễ hội Yên Thế (2009) đã được tác giả Bùi Văn Thành mô tả khá chi tiết (4). Còn quan sát của tác giả bài viết trong chuyến khảo sát thực địa tại Lễ hội Yên Thế (từ 16 đến 18-3-2012 và 2014) thì nghi lễ chính diễn tiến như sau:

Năm 2012, lễ hội Yên Thế do huyện Yên Thế tổ chức. Lễ hội thu hút khá đông du khách cùng nhân dân địa phương, bên cạnh đó còn có sự hiện diện của lãnh đạo cấp tỉnh. Lễ khai mạc và dâng hương diễn ra tại khoảng sân dưới chân tượng đài Hoàng Hoa Thám. Trước giờ khai mạc, đoàn đại biểu của các xã cùng tề tựu về khu vực diễn ra lễ hội. Mỗi đoàn đều chuẩn bị mâm lễ gồm xôi, gà, thủ lợn, hoa quả, oản..., đại biểu và nhân dân trong đoàn mặc trang phục dân tộc, tay cầm cờ, hoa. Đoàn đại biểu con cháu họ Hoàng ngoài mâm lễ vật còn có vòng hoa tươi và một bức chướng. Đoàn xã Phồn Xương rước nồi hương từ chùa Lèo, đi đầu là bốn thanh niên khênh kiệu, trên kiệu có nồi hương lớn, đi sau có 10 thanh niên mặc quần áo nâu, đầu chít khăn, tay cầm lọng che, đi theo đoàn rước còn có đội múa lân sư vừa đi vừa chiêng chống tưng bừng đem lại không khí náo nhiệt cho buổi lễ. Lễ khai hội được mở đầu bằng một diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng của thủ lĩnh và nghĩa quân Yên Thế. Sau đó, ba hồi chiêng trống nổi lên vang động một vùng núi rừng, đoàn chèo Bắc Giang diễn lại cảnh lễ tế cờ năm xưa của nghĩa quân Đề Thám. Buổi tế lễ được phục dựng lại một cách sinh động và long trọng cùng với diễn xuất của NSƯT Thanh Hải - một nghệ sĩ có thâm niên đóng vai Đề Thám. Trước lá cờ đại nghĩa với dòng chữ Hoàng nghĩa kỳ, người xem cũng cảm nhận rõ ràng tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và lòng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù của những con người Yên Thế năm xưa. Sau lễ tế cờ, phần lễ dâng hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và những nghĩa quân Yên Thế diễn ra trang nghiêm, xúc động. Các đoàn đại biểu của tỉnh, huyện, xã, thị trấn, con cháu họ Hoàng, bà con nhân dân và du khách thập phương… đều thành kính dâng nén tâm nhang lên vị thủ lĩnh nghĩa quân. Màn biểu diễn võ sáo của nghệ nhân Trịnh Như Quân và múa lân sư, đồng diễn võ thuật của hơn 100 em học sinh trường dân tộc nội trú của thị trấn Cầu Gồ khép lại lễ khai hội.

Trong chùa Phồn Xương, đại diện ban tổ chức lễ hội, các sư sãi, người cao tuổi và nhân dân làm lễ tế linh hồn các nghĩa sĩ và lễ giỗ Hoàng Hoa Thám. Lễ vật và trình tự nghi lễ cúng được thực hiện đúng như những nghi lễ truyền thống. Riêng lễ phóng ngư thả điểu được lồng ghép vào hoạt cảnh lễ tế cờ của đoàn chèo Bắc Giang. Trong đoạn diễn, nghệ sĩ đóng vai Đề Thám đã mô phỏng hành động phóng ngư thả điểu của ông lúc sinh thời.

Phần hội được diễn ra ngay sau đó, trên dải đất bao quanh đền Thề, dọc thành Phồn Xương, những trò chơi dân gian đã tái hiện truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất Yên Thế như thi đấu võ thuật, vật cổ truyền, bắn cung, bắn nỏ, thi trang phục dân tộc đẹp, thi nấu cỗ bày cỗ khéo,… Bên cạnh đó, phần hội cũng xuất hiện nhiều trò chơi hiện đại như ném bóng, vòng quay may mắn, phi tiêu… người chơi thắng được thưởng bằng thú bông, bia, nước ngọt…Một số gian hàng bán đồ chơi, đồ dùng, quần áo, vật lưu niệm của Trung Quốc cũng xuất hiện trong không gian lễ hội. Từ tối 15 đến 18-3, phần hội có thêm chương trình ca nhạc và diễn chèo của đoàn nghệ thuật Bắc Giang, giao lưu văn nghệ của các xã, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu. Chương trình lễ hội Yên Thế được đài truyền hình tỉnh, đài phát thanh huyện Yên Thế đưa tin trong mục thời sự, phóng sự chuyên đề.

Năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế, 30 năm tổ chức lễ hội Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã đứng ra tổ chức lễ hội. Ngày 13-3-2014, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp ông Thạch Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, Trưởng ban tổ chức lễ hội Yên Thế về công tác chuẩn bị cho lễ hội. Với câu hỏi: “Xin ông cho biết Lễ kỷ niệm 130 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2014) năm nay có gì mới so với những năm trước?”, ông Thạch Văn Chung cho biết, tỉnh đã có những chỉ đạo cụ thể bằng văn bản, đồng thời đầu tư kinh phí lớn cho huyện để tổ chức một lễ hội quy mô, hoành tráng hơn mọi năm.

Theo quan sát của chúng tôi tại lễ hội, BTC đã lược bỏ các nghi lễ rước, lễ tế và dâng hương Hoàng Hoa Thám được thực hiện sau phần cắt băng khánh thành tượng đài Hoàng Hoa Thám diễn ra từ chiều 15-3-2014. Tại đền Thề, các sư sãi, người cao tuổi, đại diện BTC và nhân dân đã làm lễ cúng cầu siêu các vong hồn nghĩa sĩ và giỗ Hoàng Hoa Thám. Lễ vật cúng tế gồm 7 mâm với đầy đủ các thức như: lợn quay, gà trống luộc, bánh chưng, bánh dày, bánh gio, chè lam, xôi, rượu, muối trắng… được đặt tại ban chính. Ngoài ra, tại ban thờ Hoàng Hoa Thám còn có thêm thủ lợn và mâm xôi oản, bánh kẹo, hoa quả... Vị chủ trì đền Thề được chọn chủ trì nghi lễ cúng, đọc bài cúng Đương cảnh thành hoàng, cúng thánh, cúng phật. Tiếp đó, ở phần giỗ Hoàng Hoa Thám, vị chủ trì báo cáo việc chuyển đổi tượng đài Đề Thám, sau đó đọc bài cúng, nội dung thể hiện nỗi niềm nhớ thương, bày tỏ sự biết ơn và ghi nhớ công lao của vị thủ lĩnh, cầu mong vong hồn cụ Đề anh minh chứng giám cho tấm lòng của nhân dân. Tại đền Bà Ba, sư sãi và người cao tuổi cũng dâng lễ gồm xôi, gà, thịt lợn, các loại bánh, hoa quả, tiền vàng… lên ban thờ của Bà Ba để làm lễ cầu an cho nhân dân.

Sáng 16-3-2014, chương trình khai mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài THVN (VTV2, VTV4, VTV5) và truyền hình địa phương. Sân khấu được dựng xuống bãi đất rộng cách phía bên phải tượng đài mới khoảng 200m và được đầu tư phông cảnh, hệ thống đèn led, tăng âm loa đài hiện đại. Sau phần diễn văn khai mạc của vị lãnh đạo tỉnh, phát biểu của lãnh đạo trung ương, màn diễn mô tả lế tế cờ được thay bằng một chương trình nghệ thuật Hùng ca Yên Thế và khát vọng tự do với sự tham gia của hàng trăm diễn viên thuộc đoàn nghệ thuật trung ương, đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Giang và các em học sinh trên địa bàn thị trấn Cầu Gồ. Màn bắn pháo hoa, lễ thả điểu, thả bóng bay do các nghệ sĩ và ban tổ chức thực hiện khép lại chương trình.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi, sinh động suốt ba ngày đêm (15, 16, 17). Các đình, chùa, di tích, đồn lũy, nhà truyền thống được mở cửa đón khách thăm quan. Thanh thiếu niên, học sinh cắm trại, biểu diễn võ thuật, thi bắn súng, bắn cung nỏ, thi đấu cờ người, đu, vật, bóng chuyền, bóng đá, thi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, thi người đẹp mặc trang phục dân tộc… Hội chợ thương mại và triển lãm tranh ảnh, sinh vật cảnh trưng bày nhiều sản phẩm đặc sắc. Buổi tối, các đoàn nghệ thuật quần chúng biểu diễn tuồng, chèo, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu kể về Đề Thám và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo,... Trong khuôn khổ lễ hội, nhà trưng bày khởi nghĩa cũng tổ chức triển lãm ảnh, trưng bày sách và nhiều tư liệu khác liên quan đến thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế, trong đó có cuốn chuyên khảo Hoàng Hoa Thám (1836-1913) của tác giả Khổng Đức Thiêm.

Như vậy, trải qua một quá trình dài cả thế kỷ, lễ hội Yên Thế được phục dựng, khai thác và phát triển, theo chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp hài hòa với đời sống đương đại của nhà nước. Đến thời điểm hiện tại, lễ hội Yên Thế đã hội đủ những nét nghĩa được giới nghiên cứu folklore xác định cho một lễ hội: là một sự kiện trọng đại của một cộng đồng cư dân để tưởng niệm một (hay nhiều) vị thần có công lao với cộng đồng hoặc phù trợ cho cộng đồng; tại thời điểm xảy ra sự kiện ấy, cộng đồng cư dân tiến hành nghi lễ, phong tục nhằm bày tỏ lòng ngưỡng mộ tới các vị thần và cầu mong được giúp đỡ; những nghi lễ ấy được tiến hành kèm theo những lễ vật… dâng lên thần linh bằng các nghi thức tế lễ có nhạc, múa hay ca xướng phụ họa; bên cạnh những nghi lễ là các cuộc vui chơi, ăn uống… là dịp để giải trí (5).

Với những giá trị lịch sử văn hóa tâm linh nổi bật như vậy, lễ hội Yên Thế đã được coi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngay sau quyết định này, nhiều hoạt động đã được thực thi để khẳng định tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Trong đó, hoạt động chủ đạo là thực hiện đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt: Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế gắn với phát triển du lịch huyện Yên Thế. Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ của thiết chế địa phương là: tiếp tục duy trì, tổ chức lễ hội Yên Thế với quy mô hoành tráng, thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình lễ hội để xứng tầm với cuộc khởi nghĩa Yên Thế; nâng cao chất lượng công tác tổ chức lễ hội tại các điểm di tích cấp quốc gia đặc biệt do xã tổ chức. Nhiều tuyến du lịch tâm linh, hoặc du lịch tâm linh kết hợp du lịch sinh thái đã thu hút nhiều du khách. Chính quyền địa phương chủ trương tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá lễ hội Yên Thế bằng nhiều phương thức ở cả trong và ngoài tỉnh: tuyên truyền trên website của tỉnh; sản xuất và phát hành các tài liệu tuyên truyền như tờ rơi, tờ gấp; làm phim tài liệu quảng bá du lịch tâm linh, in bản đồ du lịch về các địa điểm di tích khởi nghĩa và Lễ hội Yên Thế; lồng ghép giới thiệu danh lam thắng cảnh tự nhiên với giới thiệu cho du khách về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế; liên tục mở các lớp truyền dạy, thành lập các câu lạc bộ hát soong hao, hát then, ca trù, võ cổ truyền, võ sáo... nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống cũng như phục vụ cho lễ hội. Về tài chính, dùng các nguồn thu và ngân sách xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo đồn Phồn Xương, đồn Hố Chuối, phục dựng Đình Tám mái, xây dựng đền thờ Hoàng Hoa Thám… nhằm hoàn thiện không gian phục vụ cho các hoạt động tâm linh diễn ra trong lễ hội.

3. Kết luận

Nhìn lại quá trình từ lễ hội Phồn Xương đến lễ hội Yên Thế, có thể nhận thấy:

Lễ hội đã chuyển từ nghi thức tế lễ nông nghiệp cổ truyền (trước khi Hoàng Hoa Thám làm chủ tế) sang một nghi thức tế vong và cầu siêu chủ yếu cho nghĩa sĩ vùng Yên Thế (khi Hoàng Hoa Thám đứng tế), và kết hợp với mục đích tế linh hồn Hoàng Hoa Thám (sau khi Hoàng Hoa Thám qua đời).

Mặc dù thay đổi tên gọi, nhưng phần hồn cốt của lễ hội Phồn Xương năm xưa vẫn được cộng đồng lưu giữ và tái hiện lại gần như đầy đủ trong lễ hội Yên Thế. Đó là những nghi lễ chính: lễ phật, lễ thần linh, giỗ Hoàng Hoa Thám, và các lễ cầu siêu, cầu an, lễ phóng ngư thả điểu,…

Bên cạnh đó, phần lễ của lễ hội Yên Thế còn có thêm những nghi thức hiện đại như: lễ diễu hành, nghi thức chào cờ, diễn văn khai mạc và ôn lại truyền thống lịch sử địa phương, khẳng định công lao của Hoàng Hoa Thám, lễ tế cờ (phục dựng lại buổi lễ tế cờ thời Đề Thám), lễ dâng hương tưởng niệm Hoàng Hoa Thám trước tượng đài của ông - hai nghi lễ này có kết hợp với trình diễn nghệ thuật... Phần hội, bên cạnh những trò chơi do thủ lĩnh Đề Thám năm xưa khởi xướng như: thi đấu võ, đấu vật, bắn tên, bắn nỏ, nấu cỗ, diễn chèo, tuồng,… còn được tổ chức phong phú, sinh động hơn với những hoạt động mới như: mở cửa tham quan Nhà trưng bày khởi nghĩa, thi người đẹp mặc trang phục dân tộc, hội trại, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu, biểu diễn văn nghệ, giới thiệu và quảng bá du lịch sinh thái…

Từ thực tế điền dã, chúng tôi cho rằng, việc duy trì sự quản lý và tổ chức lễ hội của chính quyền như hiện nay đối với lễ hội Yên Thế là cần thiết. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tránh quản lý quá sâu, thậm chí lấn sân cộng đồng trong việc tổ chức chương trình lễ hội, trong khi cộng đồng (nhất là Hội người cao tuổi, Hội Phật giáo, con cháu họ Hoàng...) có khả năng tham gia vào việc tổ chức hoạt động này. Để nhận được sự đồng thuận cao hơn nữa từ phía người dân, các nhà quản lý phải lấy ý kiến từ cộng đồng, hỗ trợ cộng đồng tổ chức lễ hội, thay vì áp đặt chương trình có sẵn. Thực tiễn cho thấy, mô hình quản lý nào có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương với cộng đồng cư dân địa phương, để cộng đồng phát huy vai trò là chủ thể văn hóa thực sự trong hoạt động lễ hội, chính quyền quản lý các dịch vụ, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường... thì hạn chế được nhiều mặt tiêu cực đang tồn tại trong lễ hội.

Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy ban tổ chức lễ hội cần có sự phân biệt giữa nghi thức khai mạc và nghi thức tế lễ truyền thống. Trong đó, các nghi thức đám rước, tế lễ truyền thống vốn có của lễ hội Phồn Xương nên để cộng đồng thực hiện theo tập tục, đại diện cơ quan nhà nước không nên làm thay, ngay cả với nghi lễ thiêng liêng (dâng hương Hoàng Hoa Thám) trong lễ khai hội. Sau nghi thức tế lễ truyền thống, đại diện cơ quan nhà nước và du khách có thể thực hiện các nghi thức khai mạc mà không làm ảnh hưởng đến tính thiêng của lễ hội. Bên cạnh đó, việc thay đổi các nghi thức, về mặt thời gian và địa điểm, cần xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của cộng đồng mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc và giá trị di sản.

Hiện tại, việc quảng bá lễ h

Lễ hội Yên Thế, từ Hoàng Hoa Thám và dành cho Hoàng Hoa Thám

Triệu Thị Linh | Thứ Ba, 28/01/2020 22:08 GMT +7

   

Lễ hội Yên Thế xuất hiện khá muộn và gắn với nhân vật lịch sử có thực là Hoàng Hoa Thám. Sự nghiệp chống thực dân Pháp suốt gần 30 năm xung quanh núi rừng Yên Thế của vị thủ lĩnh Đề Thám không chỉ để lại một chiến tích quân sự lừng lẫy mà còn để lại những tập tục, di vật có giá trị tín ngưỡng và lịch sử làm cơ sở cho việc cộng đồng duy trì và tôn vinh thành một hệ thống di sản tâm linh, văn hóa cấp quốc gia. Nói cách khác, lễ hội Yên Thế chính là nơi phản ánh rõ nhất quá trình ký ức cộng đồng tiếp nhận, lưu giữ hình ảnh của Đề Thám.

Lễ hội Yên Thế. Ảnh tư liệu

1. Lịch sử Lễ hội Yên Thế

Ban đầu Lễ hội Yên Thế có nguồn gốc là lễ hội Phồn Xương, là hội mùa do dân các làng thuộc Thông Trung tổ chức, sau khi thu hoạch, vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch hàng năm tại đình Phồn Xương. Họ tự nguyện mang những nông sản đến tạ thần linh và cầu xin mùa sau được bội thu. Từ 1897, lễ hội Phồn Xương được thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám tổ chức vào các ngày từ 10 - 16 tháng giêng, mục đích chính là mượn lễ hội để thu hút nhân tài, nhân lực cho lực lượng của nghĩa quân Yên Thế. Trong phần lễ Hoàng Hoa Thám tổ chức thêm nhiều nghi lễ tâm linh như: lễ lập đàn cầu siêu cho vong hồn nhân dân quanh vùng, các nghĩa quân, tướng lĩnh tử trận, lễ phóng ngư thả điểu cầu an, thể hiện tinh thần quyết giành tự do độc lập. Bên cạnh đó, ông còn cho tổ chức nhiều hoạt động khác ở phần hội như hát tuồng, chèo, đánh cờ tướng, cờ người, thi thổi cơm niêu, làm bánh, vật, võ, bắn súng, cung, nỏ…

Những hoạt động này được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, khiến cho quy mô lễ hội ngày càng mở rộng, thu hút cả nhân dân các vùng khác đến tham dự. Các làng, các thôn như Yên Thế, Cầu Khoai, thôn Thượng thuộc Thông Thượng (nay là Tam Hiệp), thôn Lèo, Mạc, Trung và các làng như làng Nứa cũng nấu cỗ và tổ chức đám rước kiệu về đình Phồn Xương. Như vậy, ngày lễ hội Phồn Xương, thời Hoàng Hoa Thám hoạt động kháng Pháp, từ một nghi lễ nông nghiệp truyền thống của một địa bàn (Phồn Xương) đã trở thành một lễ hội đương đại vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa có mục đích chính trị thiết thực cho vùng Yên Thế và có lẽ còn rộng hơn nữa. Và, so với những lễ hội thờ nhân vật hiển linh khác như lễ hội Bà Chúa Kho, lễ hội Bà Tơ hay hội Gióng… lễ hội Phồn Xương - Yên Thế trong quá trình phát triển có sự tham gia của chính nhân vật Hoàng Hoa Thám ở cả hai phương diện: vừa là người chủ lễ vừa là người (sau khi mất trở thành nhân vật hiển linh) được thờ phụng. Điều này dẫn đến việc kế thừa trọn vẹn hay lặp lại một số nghi lễ do chính Đề Thám đã thực hiện ở lễ hội Phồn Xương trong nghi thức tế lễ ông tại lễ hội Yên Thế sau này.

Từ sau năm 1913, khi khởi nghĩa Yên Thế thất bại, thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám hy sinh, lễ hội Phồn Xương không còn được tổ chức quy mô như trước. Cho rằng Đề Thám mất ngày 5 tháng giêng âm lịch, lễ giỗ ông được tổ chức vào ngày này. Lễ hội Phồn Xương vì lẽ đó cũng được tổ chức ngày 5 tháng giêng âm lịch, với quy mô nhỏ gọn, tập trung lễ Phật, thần, giỗ Hoàng Hoa Thám mà không chú trọng phần hội (1).

Từ sau năm 1945, đình, đền và chùa Phồn Xương nhiều lần bị tàn phá chỉ còn nền đất, nhân dân Phồn Xương đã trùng tu, cúng tế, và tổ chức giỗ Hoàng Hoa Thám tại đây. Một thời gian sau đó, tình hình thay đổi, nhu cầu khích lệ tinh thần dân chúng chống ngoại xâm từ phía nhà nước đã gặp gỡ nhu cầu tín ngưỡng cũng như tình cảm tự nhiên của người dân địa phương và lễ hội Phồn Xương được tổ chức thường xuyên hơn.

Đặc biệt, năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Khởi nghĩa Yên Thế, UBND Hà Bắc đã quyết định đổi tên lễ hội Phồn Xương thành lễ hội Yên Thế, đồng thời chọn thời gian tổ chức vào ngày 16 -3 dương lịch hàng năm. Mục đích để biểu dương truyền thống đấu tranh anh dũng của Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân, phát huy tinh thần, truyền thống thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất    nước (2). Từ đó đến nay, lễ kỷ niệm khởi nghĩa Yên Thế và tưởng niệm Hoàng Hoa Thám được tổ chức hàng năm tại thị trấn Cầu Gồ. Những năm lẻ, lễ hội do UBND huyện Yên Thế tổ chức, quy mô đơn giản và nhỏ gọn; những năm chẵn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức với quy mô hoành tráng hơn. Sự tham gia của chính quyền vào việc tổ chức lễ hội đã làm cho lễ hội Yên Thế mang tính chất quan phương, khác hẳn với tính chất làng xã như một số lễ hội khác. Thực tế, đây không phải là một hiện tượng mới lạ, trái lại rất gần gũi với ứng xử của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, như Tạ Chí Đại Trường đã quan sát thấy (3).

2. Nghi tiết tổ chức lễ hội Yên Thế theo dòng thời gian      

Nghi lễ và đám rước trong lễ hội Yên Thế (2009) đã được tác giả Bùi Văn Thành mô tả khá chi tiết (4). Còn quan sát của tác giả bài viết trong chuyến khảo sát thực địa tại Lễ hội Yên Thế (từ 16 đến 18-3-2012 và 2014) thì nghi lễ chính diễn tiến như sau:

Năm 2012, lễ hội Yên Thế do huyện Yên Thế tổ chức. Lễ hội thu hút khá đông du khách cùng nhân dân địa phương, bên cạnh đó còn có sự hiện diện của lãnh đạo cấp tỉnh. Lễ khai mạc và dâng hương diễn ra tại khoảng sân dưới chân tượng đài Hoàng Hoa Thám. Trước giờ khai mạc, đoàn đại biểu của các xã cùng tề tựu về khu vực diễn ra lễ hội. Mỗi đoàn đều chuẩn bị mâm lễ gồm xôi, gà, thủ lợn, hoa quả, oản..., đại biểu và nhân dân trong đoàn mặc trang phục dân tộc, tay cầm cờ, hoa. Đoàn đại biểu con cháu họ Hoàng ngoài mâm lễ vật còn có vòng hoa tươi và một bức chướng. Đoàn xã Phồn Xương rước nồi hương từ chùa Lèo, đi đầu là bốn thanh niên khênh kiệu, trên kiệu có nồi hương lớn, đi sau có 10 thanh niên mặc quần áo nâu, đầu chít khăn, tay cầm lọng che, đi theo đoàn rước còn có đội múa lân sư vừa đi vừa chiêng chống tưng bừng đem lại không khí náo nhiệt cho buổi lễ. Lễ khai hội được mở đầu bằng một diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng của thủ lĩnh và nghĩa quân Yên Thế. Sau đó, ba hồi chiêng trống nổi lên vang động một vùng núi rừng, đoàn chèo Bắc Giang diễn lại cảnh lễ tế cờ năm xưa của nghĩa quân Đề Thám. Buổi tế lễ được phục dựng lại một cách sinh động và long trọng cùng với diễn xuất của NSƯT Thanh Hải - một nghệ sĩ có thâm niên đóng vai Đề Thám. Trước lá cờ đại nghĩa với dòng chữ Hoàng nghĩa kỳ, người xem cũng cảm nhận rõ ràng tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và lòng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù của những con người Yên Thế năm xưa. Sau lễ tế cờ, phần lễ dâng hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và những nghĩa quân Yên Thế diễn ra trang nghiêm, xúc động. Các đoàn đại biểu của tỉnh, huyện, xã, thị trấn, con cháu họ Hoàng, bà con nhân dân và du khách thập phương… đều thành kính dâng nén tâm nhang lên vị thủ lĩnh nghĩa quân. Màn biểu diễn võ sáo của nghệ nhân Trịnh Như Quân và múa lân sư, đồng diễn võ thuật của hơn 100 em học sinh trường dân tộc nội trú của thị trấn Cầu Gồ khép lại lễ khai hội.

Trong chùa Phồn Xương, đại diện ban tổ chức lễ hội, các sư sãi, người cao tuổi và nhân dân làm lễ tế linh hồn các nghĩa sĩ và lễ giỗ Hoàng Hoa Thám. Lễ vật và trình tự nghi lễ cúng được thực hiện đúng như những nghi lễ truyền thống. Riêng lễ phóng ngư thả điểu được lồng ghép vào hoạt cảnh lễ tế cờ của đoàn chèo Bắc Giang. Trong đoạn diễn, nghệ sĩ đóng vai Đề Thám đã mô phỏng hành động phóng ngư thả điểu của ông lúc sinh thời.

Phần hội được diễn ra ngay sau đó, trên dải đất bao quanh đền Thề, dọc thành Phồn Xương, những trò chơi dân gian đã tái hiện truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất Yên Thế như thi đấu võ thuật, vật cổ truyền, bắn cung, bắn nỏ, thi trang phục dân tộc đẹp, thi nấu cỗ bày cỗ khéo,… Bên cạnh đó, phần hội cũng xuất hiện nhiều trò chơi hiện đại như ném bóng, vòng quay may mắn, phi tiêu… người chơi thắng được thưởng bằng thú bông, bia, nước ngọt…Một số gian hàng bán đồ chơi, đồ dùng, quần áo, vật lưu niệm của Trung Quốc cũng xuất hiện trong không gian lễ hội. Từ tối 15 đến 18-3, phần hội có thêm chương trình ca nhạc và diễn chèo của đoàn nghệ thuật Bắc Giang, giao lưu văn nghệ của các xã, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu. Chương trình lễ hội Yên Thế được đài truyền hình tỉnh, đài phát thanh huyện Yên Thế đưa tin trong mục thời sự, phóng sự chuyên đề.

Năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế, 30 năm tổ chức lễ hội Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã đứng ra tổ chức lễ hội. Ngày 13-3-2014, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp ông Thạch Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, Trưởng ban tổ chức lễ hội Yên Thế về công tác chuẩn bị cho lễ hội. Với câu hỏi: “Xin ông cho biết Lễ kỷ niệm 130 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2014) năm nay có gì mới so với những năm trước?”, ông Thạch Văn Chung cho biết, tỉnh đã có những chỉ đạo cụ thể bằng văn bản, đồng thời đầu tư kinh phí lớn cho huyện để tổ chức một lễ hội quy mô, hoành tráng hơn mọi năm.

Theo quan sát của chúng tôi tại lễ hội, BTC đã lược bỏ các nghi lễ rước, lễ tế và dâng hương Hoàng Hoa Thám được thực hiện sau phần cắt băng khánh thành tượng đài Hoàng Hoa Thám diễn ra từ chiều 15-3-2014. Tại đền Thề, các sư sãi, người cao tuổi, đại diện BTC và nhân dân đã làm lễ cúng cầu siêu các vong hồn nghĩa sĩ và giỗ Hoàng Hoa Thám. Lễ vật cúng tế gồm 7 mâm với đầy đủ các thức như: lợn quay, gà trống luộc, bánh chưng, bánh dày, bánh gio, chè lam, xôi, rượu, muối trắng… được đặt tại ban chính. Ngoài ra, tại ban thờ Hoàng Hoa Thám còn có thêm thủ lợn và mâm xôi oản, bánh kẹo, hoa quả... Vị chủ trì đền Thề được chọn chủ trì nghi lễ cúng, đọc bài cúng Đương cảnh thành hoàng, cúng thánh, cúng phật. Tiếp đó, ở phần giỗ Hoàng Hoa Thám, vị chủ trì báo cáo việc chuyển đổi tượng đài Đề Thám, sau đó đọc bài cúng, nội dung thể hiện nỗi niềm nhớ thương, bày tỏ sự biết ơn và ghi nhớ công lao của vị thủ lĩnh, cầu mong vong hồn cụ Đề anh minh chứng giám cho tấm lòng của nhân dân. Tại đền Bà Ba, sư sãi và người cao tuổi cũng dâng lễ gồm xôi, gà, thịt lợn, các loại bánh, hoa quả, tiền vàng… lên ban thờ của Bà Ba để làm lễ cầu an cho nhân dân.

Sáng 16-3-2014, chương trình khai mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài THVN (VTV2, VTV4, VTV5) và truyền hình địa phương. Sân khấu được dựng xuống bãi đất rộng cách phía bên phải tượng đài mới khoảng 200m và được đầu tư phông cảnh, hệ thống đèn led, tăng âm loa đài hiện đại. Sau phần diễn văn khai mạc của vị lãnh đạo tỉnh, phát biểu của lãnh đạo trung ương, màn diễn mô tả lế tế cờ được thay bằng một chương trình nghệ thuật Hùng ca Yên Thế và khát vọng tự do với sự tham gia của hàng trăm diễn viên thuộc đoàn nghệ thuật trung ương, đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Giang và các em học sinh trên địa bàn thị trấn Cầu Gồ. Màn bắn pháo hoa, lễ thả điểu, thả bóng bay do các nghệ sĩ và ban tổ chức thực hiện khép lại chương trình.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi, sinh động suốt ba ngày đêm (15, 16, 17). Các đình, chùa, di tích, đồn lũy, nhà truyền thống được mở cửa đón khách thăm quan. Thanh thiếu niên, học sinh cắm trại, biểu diễn võ thuật, thi bắn súng, bắn cung nỏ, thi đấu cờ người, đu, vật, bóng chuyền, bóng đá, thi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, thi người đẹp mặc trang phục dân tộc… Hội chợ thương mại và triển lãm tranh ảnh, sinh vật cảnh trưng bày nhiều sản phẩm đặc sắc. Buổi tối, các đoàn nghệ thuật quần chúng biểu diễn tuồng, chèo, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu kể về Đề Thám và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo,... Trong khuôn khổ lễ hội, nhà trưng bày khởi nghĩa cũng tổ chức triển lãm ảnh, trưng bày sách và nhiều tư liệu khác liên quan đến thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế, trong đó có cuốn chuyên khảo Hoàng Hoa Thám (1836-1913) của tác giả Khổng Đức Thiêm.

Như vậy, trải qua một quá trình dài cả thế kỷ, lễ hội Yên Thế được phục dựng, khai thác và phát triển, theo chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp hài hòa với đời sống đương đại của nhà nước. Đến thời điểm hiện tại, lễ hội Yên Thế đã hội đủ những nét nghĩa được giới nghiên cứu folklore xác định cho một lễ hội: là một sự kiện trọng đại của một cộng đồng cư dân để tưởng niệm một (hay nhiều) vị thần có công lao với cộng đồng hoặc phù trợ cho cộng đồng; tại thời điểm xảy ra sự kiện ấy, cộng đồng cư dân tiến hành nghi lễ, phong tục nhằm bày tỏ lòng ngưỡng mộ tới các vị thần và cầu mong được giúp đỡ; những nghi lễ ấy được tiến hành kèm theo những lễ vật… dâng lên thần linh bằng các nghi thức tế lễ có nhạc, múa hay ca xướng phụ họa; bên cạnh những nghi lễ là các cuộc vui chơi, ăn uống… là dịp để giải trí (5).

Với những giá trị lịch sử văn hóa tâm linh nổi bật như vậy, lễ hội Yên Thế đã được coi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngay sau quyết định này, nhiều hoạt động đã được thực thi để khẳng định tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Trong đó, hoạt động chủ đạo là thực hiện đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt: Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế gắn với phát triển du lịch huyện Yên Thế. Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ của thiết chế địa phương là: tiếp tục duy trì, tổ chức lễ hội Yên Thế với quy mô hoành tráng, thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình lễ hội để xứng tầm với cuộc khởi nghĩa Yên Thế; nâng cao chất lượng công tác tổ chức lễ hội tại các điểm di tích cấp quốc gia đặc biệt do xã tổ chức. Nhiều tuyến du lịch tâm linh, hoặc du lịch tâm linh kết hợp du lịch sinh thái đã thu hút nhiều du khách. Chính quyền địa phương chủ trương tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá lễ hội Yên Thế bằng nhiều phương thức ở cả trong và ngoài tỉnh: tuyên truyền trên website của tỉnh; sản xuất và phát hành các tài liệu tuyên truyền như tờ rơi, tờ gấp; làm phim tài liệu quảng bá du lịch tâm linh, in bản đồ du lịch về các địa điểm di tích khởi nghĩa và Lễ hội Yên Thế; lồng ghép giới thiệu danh lam thắng cảnh tự nhiên với giới thiệu cho du khách về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế; liên tục mở các lớp truyền dạy, thành lập các câu lạc bộ hát soong hao, hát then, ca trù, võ cổ truyền, võ sáo... nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống cũng như phục vụ cho lễ hội. Về tài chính, dùng các nguồn thu và ngân sách xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo đồn Phồn Xương, đồn Hố Chuối, phục dựng Đình Tám mái, xây dựng đền thờ Hoàng Hoa Thám… nhằm hoàn thiện không gian phục vụ cho các hoạt động tâm linh diễn ra trong lễ hội.

3. Kết luận

Nhìn lại quá trình từ lễ hội Phồn Xương đến lễ hội Yên Thế, có thể nhận thấy:

Lễ hội đã chuyển từ nghi thức tế lễ nông nghiệp cổ truyền (trước khi Hoàng Hoa Thám làm chủ tế) sang một nghi thức tế vong và cầu siêu chủ yếu cho nghĩa sĩ vùng Yên Thế (khi Hoàng Hoa Thám đứng tế), và kết hợp với mục đích tế linh hồn Hoàng Hoa Thám (sau khi Hoàng Hoa Thám qua đời).

Mặc dù thay đổi tên gọi, nhưng phần hồn cốt của lễ hội Phồn Xương năm xưa vẫn được cộng đồng lưu giữ và tái hiện lại gần như đầy đủ trong lễ hội Yên Thế. Đó là những nghi lễ chính: lễ phật, lễ thần linh, giỗ Hoàng Hoa Thám, và các lễ cầu siêu, cầu an, lễ phóng ngư thả điểu,…

Bên cạnh đó, phần lễ của lễ hội Yên Thế còn có thêm những nghi thức hiện đại như: lễ diễu hành, nghi thức chào cờ, diễn văn khai mạc và ôn lại truyền thống lịch sử địa phương, khẳng định công lao của Hoàng Hoa Thám, lễ tế cờ (phục dựng lại buổi lễ tế cờ thời Đề Thám), lễ dâng hương tưởng niệm Hoàng Hoa Thám trước tượng đài của ông - hai nghi lễ này có kết hợp với trình diễn nghệ thuật... Phần hội, bên cạnh những trò chơi do thủ lĩnh Đề Thám năm xưa khởi xướng như: thi đấu võ, đấu vật, bắn tên, bắn nỏ, nấu cỗ, diễn chèo, tuồng,… còn được tổ chức phong phú, sinh động hơn với những hoạt động mới như: mở cửa tham quan Nhà trưng bày khởi nghĩa, thi người đẹp mặc trang phục dân tộc, hội trại, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu, biểu diễn văn nghệ, giới thiệu và quảng bá du lịch sinh thái…

Từ thực tế điền dã, chúng tôi cho rằng, việc duy trì sự quản lý và tổ chức lễ hội của chính quyền như hiện nay đối với lễ hội Yên Thế là cần thiết. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tránh quản lý quá sâu, thậm chí lấn sân cộng đồng trong việc tổ chức chương trình lễ hội, trong khi cộng đồng (nhất là Hội người cao tuổi, Hội Phật giáo, con cháu họ Hoàng...) có khả năng tham gia vào việc tổ chức hoạt động này. Để nhận được sự đồng thuận cao hơn nữa từ phía người dân, các nhà quản lý phải lấy ý kiến từ cộng đồng, hỗ trợ cộng đồng tổ chức lễ hội, thay vì áp đặt chương trình có sẵn. Thực tiễn cho thấy, mô hình quản lý nào có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương với cộng đồng cư dân địa phương, để cộng đồng phát huy vai trò là chủ thể văn hóa thực sự trong hoạt động lễ hội, chính quyền quản lý các dịch vụ, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường... thì hạn chế được nhiều mặt tiêu cực đang tồn tại trong lễ hội.

Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy ban tổ chức lễ hội cần có sự phân biệt giữa nghi thức khai mạc và nghi thức tế lễ truyền thống. Trong đó, các nghi thức đám rước, tế lễ truyền thống vốn có của lễ hội Phồn Xương nên để cộng đồng thực hiện theo tập tục, đại diện cơ quan nhà nước không nên làm thay, ngay cả với nghi lễ thiêng liêng (dâng hương Hoàng Hoa Thám) trong lễ khai hội. Sau nghi thức tế lễ truyền thống, đại diện cơ quan nhà nước và du khách có thể thực hiện các nghi thức khai mạc mà không làm ảnh hưởng đến tính thiêng của lễ hội. Bên cạnh đó, việc thay đổi các nghi thức, về mặt thời gian và địa điểm, cần xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của cộng đồng mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc và giá trị di sản.

Hiện tại, việc quảng bá lễ hội Yên Thế đã được đa dạng hóa, tuy nhiên, những thông tin về lễ hội này trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Yahoo vẫn còn quá giản lược và đơn điệu, trong khi đây là kênh thông tin nhanh nhất đối với du khách mọi miền đất nước và cả du khách nước ngoài. Vì vậy, hiển nhiên, đây là chỗ cần được các cơ quan liên quan chú trọng điều chỉnh, bổ sung.

Cuối cùng, theo chúng tôi, tất cả các hoạt động trên cần đặt mục tiêu là tìm kiếm và tái hiện một nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám vừa sinh động, vừa khách quan.

ội Yên Thế đã được đa dạng hóa, tuy nhiên, những thông tin về lễ hội này trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Yahoo vẫn còn quá giản lược và đơn điệu, trong khi đây là kênh thông tin nhanh nhất đối với du khách mọi miền đất nước và cả du khách nước ngoài. Vì vậy, hiển nhiên, đây là chỗ cần được các cơ quan liên quan chú trọng điều chỉnh, bổ sung.

Cuối cùng, theo chúng tôi, tất cả các hoạt động trên cần đặt mục tiêu là tìm kiếm và tái hiện một nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám vừa sinh động, vừa khách quan.

29 tháng 4 2017

Lễ hội là tín ngưỡng văn hoá của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tồ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế ki XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngàv mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấn no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.


23 tháng 1 2017

Có thể nói Việt Nam là đất nước của nhiều lễ hội. Trong dịp Tết Nguyên Đán, hầu như ở khắp các địa phương đều tổ chức lễ hội mùa xuân với những trò chơi dân gian vui tươi, bổ ích và giàu ý nghĩa. Đây cũng là phong tục tập quán tốt đẹp đã có từ lâu đời của nhân dân ta. Tỉnh Hà Tây quê em (nay thuộc Hà Nội) có những lễ hội nổi tiếng được nhiều người biết đến.

Trước hết phải kể tới lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một quần thể danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho nơi đây một vẻ đẹp thần tiên hiếm có. Những dãy núi đá vôi tím biếc, trập trùng, quanh năm mây phủ, nổi bật trên đồng ruộng xanh ngắt, bao la, đúng là sơn thủy hữu tình. Động Hương Tích và hàng chục ngôi chùa cổ cheo leo trên sườn núi đá, ẩn mình giữa không gian tĩnh lặng, thanh khiết vô cùng! Sau Tết, chùa Hương mở hội. Lễ hội kéo dài suốt từ mùng 6 tháng Giêng đến tận 15 tháng Ba Âm lịch. Hàng chục vạn du khách từ muôn phương đổ về đây lễ Phật cầu may và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, để cho tâm hồn lâng lâng thanh thoát, trút sạch những vướng bận đời thường, thêm yêu cuộc sống.

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai thờ Đức Phật Thích Ca và Thiền sư Từ Đạo Hạnh với hóa thân ba kiếp sống của ông. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba Âm lịch với rất nhiều trò vui như đấu vật, cờ người, đánh đu… Đặc biệt là trò múa rối nước biểu diễn ở thủy đình trước sân chùa thu hút đông đảo người xem. Nhân vật chú Tễu với mái tóc trái đào và nụ cười tươi rói tượng trưng cho tinh thần lạc quan của người lao động.

Cùng dịp này còn có lễ hội chùa Tây Phương. Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tượng tinh xảo, được xây dựng cách đây đã mấy trăm năm trên ngọn đồi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Mùng 6 tháng Ba Âm lịch, chùa Tây Phương mở hội đón khách hành hương viếng chùa, thăm tượng, lễ Phật và cầu mong mọi sự tốt lành cho năm mới.

23 tháng 1 2017

Việt Nam có hàng nghìn những ngôi chùa, ngôi đền lớn nhỏ dùng để thờ Phật, thờ các vị thần trong tự nhiên hay thờ những nhà tu hành có đạo hạnh, có duyên với nhà Phật. Từ Băc chí Nam, đi đến bất cứ địa phương nào thì ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi chùa linh thiêng, cổ kính, các vị thần được thờ có thể là khác nhau nhưng điểm chung đó là không gian chùa vô cùng thiêng liêng, thành kính mà nếu như có những khó khăn, trở ngại nào trong cuộc sống thì chỉ cần thành tâm cầu nguyện thì mọi việc sẽ trôi chảy, thuận lợi. Hà Tây quê em là mảnh đất truyền thống văn hóa với những tín ngưỡng từ lâu đời, nói đến ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Tây thì có thể kể đến, đó là chùa Thầy.

Chùa Thầy là một ngôi chùa nhỏ nằm ở chân núi Sài Sơn, trực thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây ( nay là tỉnh Hà Nội). Sài Sơn xưa còn được gọi với cái tên khác là núi Thầy nên ngày nay, người ta biết đến ngôi chùa Sài Sơn xưa với cái tên là chùa Thầy. Đây là ngôi chùa được xây dựng để thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, tương truyền rằng nửa cuối của cuộc đời mình, nhà sư Từ Đạo Hạnh đã tu luyện ở ngọn Sài Sơn, nên khi Từ Đạo Hạnh mất thì người dân đã xây dựng ở đây một ngôi chùa, khi ấy núi Thầy chưa được gọi là núi Thầy mà gọi với cái tên khác là núi Phật Tích, trùng với tên của chùa Phật Tích ở Hương Sơn ngày nay.

Ở miền Bắc Việt Nam, ngoài chùa Hương và chùa Tây Phương, chùa thầy chính là một trong ba ngôi chùa lớn nhất, nổi tiếng nhất của thành phố Hà Nội ngày nay. Chùa Thầy được xây dựng vào khoảng thế kỉ mười bảy, vào thời nhà Đinh, ban đầu, chùa thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, đây là nơi mà nhà sư Từ Đạo Hạnh tu hành cuối đời, cũng là nơi mà nhà sư từng làm trụ trì, khi mất người dân lập am để thờ nhà sư này. Sau này, nhà vua Lí Nhân Tông đã cho người xây dựng, tu sửa lại chùa Thầy gồm hai cụm chùa là Đỉnh Sơn Tự và Thiên Phúc Tự.

Chùa Thầy được xây dựng trên thế đất hình Rồng, theo thuyết phong thủy thì đây là một mảnh đất đẹp, linh thiêng phù hợp với không gian tu hành. Mặt khác, chùa lại giáp với ngọn Long Đẩu nên người ta càng có cơ sở để tin đây chính là mảnh đất rồng. Bởi vậy mà trong chùa có một hồ nước rộng được đặt tên là Long Chiểu, hay có cách gọi khác chính là Long Trì ( ao Rồng). Lễ hội chùa Thầy thường được tổ chức vào ngày mùng năm đến ngày mùng bảy tháng ba âm lịch hàng năm. Cứ đến ngày mở hội thì du khách thập phương từ khắp nơi trên đất nước kéo về hành hương. Không chỉ có du khách thập phương mà những tăng ni, phật tử cũng về đâytụng kinh, làm lễ tế Phật.

Một nét đặc biệt trong lễ hội chùa Thầy hàng năm, đó chính là phần lễ được thực hiện kết hợp với phần âm nhạc diễn xướng. Khi tiến hành lễ cúng Phật trai đàn thì đồng thời diễn ra một hình thứ diễn xướng tôn giáo độc đáo, đó chính là phần tế lễ kết hợp với sự hòa âm của các nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, sáo, đàn nhị, đàn bầu..Làm cho không gian lễ hội ở chùa thầy khác hẳn với các buổi tế lễ ở các ngôi chùa khác. Khi các tăng ni tiến hành phàn lễ, những phật tử bốn phương sẽ ngồi ở ngoài sân, trong đình để cầu xin bình an cho gia đình, cho bản thân.

Lễ hội nào cũng vậy, bên cạnh nghi thức lễ sẽ là phần hội. Và lễ hội chùa Thầy cũng không phải một ngoại lệ. Mỗi năm, vào mùa lễ hội, nam thanh nữ tú ở khắp nơi sẽ kéo về để tham gia lễ hội leo núi và bày tỏ tình cảm yêu thương với nhau trong một không gian thiên nhiên hùng vĩ, rộng mở. Nói về phần lễ hội đặc biệt này, nhà thơ Trần Tuấn Khải cũng có những câu thơ khái quát được không gian hội hè ở chùa Thầy như sau:

“Rủ nhau lên núi Sài Sơn

Ai làm đá ướt đườn trơn hỡi mình?

Hỏi non, non những làm thinh

Phải chăng non đã vô tình với ai….”

Bên cạnh lễ hội leo núi của nam thanh nữ tú thì còn diễn ra một trò chơi mang đậm màu sắc dân gian, đó chính là trò múa rối nước. Những người nghệ nhân dân gian sẽ dùng những con rối quen thuộc như: chú Tễu…để tạo ra một vở kịch rối nước đầy độc đáo. Phần lễ này thu hút đông đảo du khách tham quan vì những vở kịch được diễn vô cùng độc đáo, và ấn tượng nhất chính là vở kịch rối nước về cuộc đời tu hành của nhà sư Từ Đạo Hạnh.

Chùa Thầy là một không gian chùa chiền đầy thiêng liêng, thành kính không chỉ thu hút ở phần lễ mà ngay cả phần hội cũng vô cùng đặc sắc, đây là một địa điểm du xuân lễ phật lí tưởng của mọi người mỗi dịp đầu xuân.

6 tháng 6 2017

Lễ hội “Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất” vừa khai mạc ngày 9-6-2012 tại Hải Phòng – thành phố nằm trong Tam giác du lịch Hà Nội – Hạ Long – Hải Phòng cùa miền Bắc, nhằm để chuẩn bị cho Năm Du lịch Đồng bằng Sông Hồng năm 2013. Lễ hội giới thiệu cho du khách các tiềm năng du lịch của Hải Phòng, với hai màn hoạt cảnh diễn lại “Người mở cõi: Nữ tướng Lê Chân sáng lập vùng đất An Biên” tức là Hải Phòng ngày nay.

Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức Lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vang dội cả nước, (nhưng tiếc là không lưu lại hậu thế một công trình thế kỷ nào cả). Sau đó, với việc Vịnh Hạ Long được bình bầu là một trong 7 Tân kỳ quan Thiên nhiên cùng với hai sư kiện rầm rộ: - ngày 27-4-2012 Lễ đón nhận danh hiệu và công bố “Tân Kỳ quan thế giới” ở Hà Nội và – ngày 1-5-2012 Lễ hội Carnaval ờ Hạ Long chào mừng Vịnh Hạ Long – rạng danh dòng giống Tiên Rồng. Và bây giờ là góc thứ ba của Tam giác du lịch là Hải Phòng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ này.

Khắp mọi nơi, khi nghe bài hát “Thành phố Hoa Phượng Đỏ” thơ của Hải Như, nhạc của Lương Vĩnh, thì ai cũng nhớ tới một thành phố biển, lớn thứ hai ngoài Bắc:

- Tháng Năm rợp trời hoa Phượng Đỏ
- Ôi! Hải Phòng thành phố quê hương…

Quả thật, khi người viết ghé thăm Hải Phòng, thì thấy khắp các con đường phố, trong nội thành cũng như ngoại thành, đều rực màu hoa phượng đỏ, du khách nín thở để càm thấy không gian đầy cây phượng với hoa phượng đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho màu quốc kỳ . Màu đỏ là màu môi cùa cô thiếu nữ trong tà áo dài cổ truyền dân tộc. Màu đỏ còn là màu nối tiếp một thời trai trẻ, một thời yêu đương.. Phượng có lá nhỏ, chỉ lớn hơn lá me, lá phượng chằng có công dụng gì ngoài việc tạo “việc làm” cho học sinh thực tập “vệ sinh trường lớp”. Nhưng Phượng có hoa màu đỏ (người ta còn thấy hoa phượng màu hồng , tím, trắng, có lẽ do chiết cành), một màu đỏ tươi thắm tuyệt vời, một màu đỏ trẻ trung vui vẻ, tượng trưng xứng đáng cho tuổi học trò, cho lứa tuổi vừa lớn, “tuồi ô mai”. Khi phượng “già” đi, màu đỏ có hơi sẫm hơn, cánh hoa trở thành mỏng manh, một cơn gió nhẹ thổi qua có thể làm các cánh hoa rơi lả tả. Phượng lại còn có trái, trái phượng có cánh hình cung, dài chừng 2,3 tấc, khi trái già, bóc ra, bên trong có nhiều hột nằm xếp hàng theo hình cánh cung, ăn có vị chát chát, bùi bùi, ngọt ngọt. Phượng cũng còn có một nhiệm vụ vô hình nhưng rất là thân thiết với học trò, đó là báo hiệu mùa Hè đã về. Ai từng đi học mà chẳng mong…Hè về! Vì thế hoa phượng còn được gời thân thương là “Hoa Học trò”. Cây phượng vĩ có gốc từ đảo Madagascar, thuộc địa cũ của Pháp, nên dân Hải Phòng phải nhớ ơn đảo quốc này.

Ta yêu Thành phố quê ta như yêu chính người thương yêu nhất
Những hẹn hò bên bờ sông Lấp
Những con đường tấp nập áo Thợ ngày đêm
Những Bến Bính, Xi Măng, Cầu Rào, Cầu Đất, Lạc Viên…

Hải Phòng có tiềm năng về du lịch rất lớn, dù hơi kém hơn hai góc kia của Tam giác du lich, là Hà Nội và Hạ Long một chút ít, Hải Phòng có

6 tháng 6 2017

Lễ hội “Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất” vừa khai mạc ngày 9-6-2012 tại Hải Phòng – thành phố nằm trong Tam giác du lịch Hà Nội – Hạ Long – Hải Phòng cùa miền Bắc, nhằm để chuẩn bị cho Năm Du lịch Đồng bằng Sông Hồng năm 2013. Lễ hội giới thiệu cho du khách các tiềm năng du lịch của Hải Phòng, với hai màn hoạt cảnh diễn lại “Người mở cõi: Nữ tướng Lê Chân sáng lập vùng đất An Biên” tức là Hải Phòng ngày nay.

Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức Lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vang dội cả nước, (nhưng tiếc là không lưu lại hậu thế một công trình thế kỷ nào cả). Sau đó, với việc Vịnh Hạ Long được bình bầu là một trong 7 Tân kỳ quan Thiên nhiên cùng với hai sư kiện rầm rộ: - ngày 27-4-2012 Lễ đón nhận danh hiệu và công bố “Tân Kỳ quan thế giới” ở Hà Nội và – ngày 1-5-2012 Lễ hội Carnaval ờ Hạ Long chào mừng Vịnh Hạ Long – rạng danh dòng giống Tiên Rồng. Và bây giờ là góc thứ ba của Tam giác du lịch là Hải Phòng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ này.

Khắp mọi nơi, khi nghe bài hát “Thành phố Hoa Phượng Đỏ” thơ của Hải Như, nhạc của Lương Vĩnh, thì ai cũng nhớ tới một thành phố biển, lớn thứ hai ngoài Bắc:

- Tháng Năm rợp trời hoa Phượng Đỏ
- Ôi! Hải Phòng thành phố quê hương…

Quả thật, khi người viết ghé thăm Hải Phòng, thì thấy khắp các con đường phố, trong nội thành cũng như ngoại thành, đều rực màu hoa phượng đỏ, du khách nín thở để càm thấy không gian đầy cây phượng với hoa phượng đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho màu quốc kỳ . Màu đỏ là màu môi cùa cô thiếu nữ trong tà áo dài cổ truyền dân tộc. Màu đỏ còn là màu nối tiếp một thời trai trẻ, một thời yêu đương.. Phượng có lá nhỏ, chỉ lớn hơn lá me, lá phượng chằng có công dụng gì ngoài việc tạo “việc làm” cho học sinh thực tập “vệ sinh trường lớp”. Nhưng Phượng có hoa màu đỏ (người ta còn thấy hoa phượng màu hồng , tím, trắng, có lẽ do chiết cành), một màu đỏ tươi thắm tuyệt vời, một màu đỏ trẻ trung vui vẻ, tượng trưng xứng đáng cho tuổi học trò, cho lứa tuổi vừa lớn, “tuồi ô mai”. Khi phượng “già” đi, màu đỏ có hơi sẫm hơn, cánh hoa trở thành mỏng manh, một cơn gió nhẹ thổi qua có thể làm các cánh hoa rơi lả tả. Phượng lại còn có trái, trái phượng có cánh hình cung, dài chừng 2,3 tấc, khi trái già, bóc ra, bên trong có nhiều hột nằm xếp hàng theo hình cánh cung, ăn có vị chát chát, bùi bùi, ngọt ngọt. Phượng cũng còn có một nhiệm vụ vô hình nhưng rất là thân thiết với học trò, đó là báo hiệu mùa Hè đã về. Ai từng đi học mà chẳng mong…Hè về! Vì thế hoa phượng còn được gời thân thương là “Hoa Học trò”. Cây phượng vĩ có gốc từ đảo Madagascar, thuộc địa cũ của Pháp, nên dân Hải Phòng phải nhớ ơn đảo quốc này.

25 tháng 11 2018

The family of the Artist of the forum of the date of the date of July 07, 01 of the calendar of the family of family, Hương lễ. The table of the King of the Table of the Gallery of the Arts of the King of Arts with the text, with the same,, by same, the security register, lục lạc bằng đồng đen, 39 ruy băng sắc phong cấm ban tặng… Đoàn rước initial from old job going the Trầm Lâm, khu di tích Sơn Phòng - Hàm Nghi, đền Cộng Đồng và to new startup. In here, trying to the new removal to the pasting the last transaction for the people, in an khang thịnh vượng in the new new.

25 tháng 11 2018

Cảm ơn bạn nhiều nha !

3 tháng 11 2021

tham khảo

Hàng năm cứ đến ngày mùng 10/3 âm lịch là quê em lại diễn ra một lễ hội lớn, đó chính là lễ hội Đền Hùng. Trong không khí trang nghiêm những người dân từ khắp miền trên tổ quốc đã kéo về Đền Hùng để thắp hương cho các Vua Hùng thể hiện tấm lòng thành kính của mình. Buổi lễ hội đã để lại cho em những ấn tượng không thể nào quên. Theo tuyến đường quốc lộ số 2 đi từ Việt Trì lên phải đi qua khu vực Bạch Hạc, rồi vào tới thành phố Việt Trì rồi tới Đền Hùng. Một vùng trung du với những ngọn núi cao, xanh ngút ngàn vô cùng hùng vĩ. Theo truyền thuyết xưa kia để lại có những đàn voi quy phục quay đầu về đất tổ. Lễ hội Đền Hùng bao gồm những hoạt động nghệ thuật, văn hóa, những nghi thức truyền thống, hoạt động mang tính chất văn hóa dân gian như rước kiệu dân vua, dâng hương. Trong đó, có nghi thức dâng hương, người dân vùng Phú Thọ làm một chiếc bánh chưng và bánh giầy vô cùng lớn để dâng lên Vua cha của mình, thể hiện tấm lòng thành kính. Đám rước kiệu được xuất phát từ chân núi rồi tới tất cả các Đền từ Đền Thượng tới Đền Trung, Đền Hạ và cuối cùng là Đền Giếng. Đó là một nghi thức dâng hương rước kiệu vô cùng tưng bừng với những tiếng trống, tiếng chiêng, rồi những người nam thanh nữ tú trong bộ quần áo tứ thân đầu đội khăn vấn hoa, hát những bài hát Xoan mang giai điệu cổ truyền dân tộc. Đi kèm đám rước kiệu là vô cùng nhiều cờ hoa võng lọng, đoàn người đi theo khuôn mặt ai cũng tưng bừng, náo nức, hò reo trong niềm vui khôn tả. Dưới những đám lá xanh vô cùng xum xuê là những cây cổ thụ lâu năm, như cây mỡ, cây trò và âm thanh bay bổng của tiếng trống đồng Đông Sơn của dân tộc Việt Nam. Những tiếng trống vang lên như nhắc người dân chúng ta nhớ về một thời dựng nước đầy khó nhọc của các cha ông ta. Những trò chơi dân gian được tổ chức và lôi kéo nhiều người tham gia, khiến cho không khí lễ hội càng trở nên tưng bừng thiêng liêng hơn bao giờ hết. ..................................................... Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Để tìm hiểu kĩ về lịch sử của Đền Hùng, các thầy cô giáo và phụ huynh nên cho các em thêm tư liệu để tìm hiểu kĩ về vấn đề này và mang lại những hiểu biết sâu sắc về lễ hội Đền Hùng hơn cho các em học sinh.

3 tháng 11 2021

đoạn văn ngắn

20 tháng 4 2020

Bộ VH-TT&DL yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và các tổ chức cá nhân liên quan tới di sản văn hoá phi vật thể này phải thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.

Lễ hội đua bơi đã có truyền thống trên dòng sông Kiến Giang có từ lâu và được tổ chức sau mùa vụ nông nhàn của bà con nhân dân huyện Lệ Thủy.

Đây cũng có thể là một lễ hội mừng lúa mới hay là lễ hội cầu mùa và làng nào về nhất lễ hội này thì năm đó cả làng sẽ được mùa, may mắn…

Sau cách mạng tháng Tám thành công, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang thường được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi và dân gian đã có câu rằng: "Dù ai đi đâu về đâu/Mồng hai tháng chín cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay...”.

Có thể nói, Lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Lệ Thủy là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Quảng Bình được tổ chức hằng năm.

Điều đọng lại trong lòng du khách đó là những hình ảnh “trai bơi gái đua” cố gắng hết mình trên toàn quãng đường đua hàng chục km và có một điều đặc biệt là họ chưa bao giờ bỏ cuộc đua dẫu về cuối bảng.

Từ rạng sáng ngày Tết Độc lập (2/9) các thuyền lần lượt nối đuôi nhau diễu hành trên sông, sau đó các thuyền bơi đua xếp hàng vào vị trí xuất phát.

Giây phút hồi hộp nhất là thời khắc buông phao, điểm náo nhiệt nhất trong cuộc đua, với tiếng trống liên hồi, tiếng mõ gõ nhịp, tiếng hô quyết tâm của các trai bơi, tiếng hò reo của lớp lớp người trên hai bờ sông động viên trai bơi, gái đua.

Cuộc đua diễn ra, dọc hai bên bờ sông, người người đứng chen chân để xem trên đường đua có những cuộc giành giật, bứt phá ngoạn mục, bất ngờ, hấp dẫn của các đội. Khi thuyền đua đến khúc sông nào thì trên cả hai bờ sông, người có nón vẫy nón, người cầm mũ ngoắt mũ... cổ vũ cuồng nhiệt.

Có người nhào cả xuống sông khoát nước cho trai bơi, gái đua để động viên, tạo niềm hưng phấn cho các tay đua trên đường bơi. Cùng với bọt nước tung toé, sóng nước dậy sóng thì nhấp nhô nón trắng, mũ màu, cờ hoa tạo nên một không gian lễ hội thật rộn ràng, xốn xang lòng người…

15 tháng 9 2023

Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào

Rất nhiều người có tuổi thơ thú vị với loại cây mắc cỡ này, chỉ cần chạm nhẹ vào lá của nó, cây mắc cỡ sẽ lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Phải chăng cây mắc cỡ có cảm xúc mắc cỡ thật khi bị trêu ghẹo? Dưới đây là cơ chế cụp lá của cây mắc cỡ.

Cây mắc cỡ hay còn gọi là cây trinh nữ

Cây mắc cỡ nhiều vùng còn gọi cây xấu hổ có tên khác nữa là cây trinh nữ. Hiện tượng lá cây mắc cỡ cụp lá lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào “tác dụng phình ép” của lá

“Tác dụng phình ép” là gì?

Trong phần gốc của cuống là có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy nước , gọi là bọng lá.
Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị kích thích, lượng nước trong tế bào ở phần dưới phiến là lập tức chảy tràn lên trên và hai bên.
Việc này dẫn đến phần phía dưới phiến lá giống như quả bóng bị xì hết hơi, còn phía trên giống như như trái banh được thôi căng, cuống lá lúc này sẽ rũ xuống khép lại.
Khi một lá khép lại tác động lan truyền sinh ra điện và lập tức nó dẫn đến các lá khác, khiến các lá còn lại cũng lần lượt theo cơ chế trên mà khép theo.

Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước ,lá lại mở ra trở lại hình thái ban đầu.
Đặc tính sinh lý này của cây mắc cỡ là loại thích ứng đối với điều kiện tự nhiên, rất có lợi cho sinh trưởng của nó.
Ở miền Nam thường gặp phải những cơn mưa và gió mạnh. Chính điều kiện thời tiết đã tạo nên đặc tính cỏ lá của cây mắc cỡ nhằm bảo vệ các lá non.

Tác dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ

Ngoài ra, có một đặc điểm mà rất ít người biết đến ở cây mắc cỡ là nó không chỉ dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Theo đông y, hầu hết các bộ phận của cây hoa mắc cỡ đều được dùng làm thuốc.
Trong đó cành và lá cây hoa mắc cỡ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể.
Rễ cây mắc cỡ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố với tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp.

Thiên nhiên còn rất nhiều điều thú vị và cây mắc cỡ là một trong những minh chứng chống lại những suy nghĩ rằng thực vật thì không có sự sống và không có suy nghĩ. Càng nghiên cứu về thực vật học chúng ta sẽ càng ngỡ ngàng về các hoạt động sống của chúng như cơ chế bắt động vật của cây bắt ruồi, hoặc mới đây khoa học cũng chứng minh rằng giữa các cây có cơ chế liên lạc với nhau.