Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 . Người trưởng thành không cao lên được nữa vì : đến tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng phân chia để tạo ra các tế bào mới và hóa xương .
1.Vì đến tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng đã hóa xương và không còn khả năng phân chia nên người không cao thêm được nữa.
- So sánh kết quả ống nghiệm B và C cho ta thấy enzim hoạt động tốt ở nhiệt độ 37°C ( enzim bị phá hủy ở nhiệt độ 100°C)
- So sánh kết quả ống nghiệm B và D cho ta thấy enzim trong Nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7 ( enzim không hoạt động tốt ở độ pH axit
BÀI THU HOẠCH
1. Kiến thức:
- Enzim trong nước bọt là gì ?
Trả lời:
+ Enzim trong nước bọt có tên là amilaza.
- Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột ?
Trả lời:
+ Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột thành đường đôi mantôzơ.
- Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào?
Trả lời:
+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt trong điều kiện pH = 7,2 và nhiệt độ to = 37oCoC.
2. Kĩ năng:
- Trình bày lại các bước trong thí nghiệm xác định vai trò và điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt.
Trả lời:
Tiến hành thí nghiệm gồm 3 bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm:
• Ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã
• Ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt
• Ống C: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi
• Ống D: 2ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt HCl (2%)
+ Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
• Dùng giấy đo pH trong các ống nghiệm
• Đặt thí nghiệm theo hình 26 SGK trang 85
Các ống nghiệm | Hiện tượng (độ trong) | Giải thích |
Ống A | Không đổi | Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột |
Ống B | Tăng lên | Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột |
Ống C | Không đổi | Nước bọt đun sôi đã làm hỏng enzim biến đổi tinh bột |
Ống D | Không đổi | Do HCl đã hạ thấp độ PH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột. |
+ Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm
• Chia phần dung dịch trong các ống thành 2 phần bằng nhau:
Ống A: thành Ống A1 và Ống A2
Ống B: thành Ống B1 và Ống B2
Ống C: thành Ống C1 và Ống C2
Ống D: thành Ống D1 và Ống D2
• Dùng thuốc thử để kiểm tra kết quả biến đổi trong các ống nghiệm
Lô 1: Thêm vào mỗi ống A1, B1, C1, D1 vài giọt dung dịch iot (1%).
Lô 2: Thêm vào mỗi ống A2, B2, C2, D2 vài giọt dung dịch Strôme rồi đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn.
Các ống nghiệm | Kết quả (màu sắc) | Giải thích |
Ống A1 | Có màu xanh | Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống A2 | Không có màu đỏ nâu | |
Ống B1 | Không có màu xanh | Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống B2 | Có màu đỏ nâu |
Các ống nghiệm | Kết quả (màu sắc) | Giải thích |
Ống C1 | Có màu xanh | Enzim trong nước bọt bị đun sôi không có khả năng biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống C2 | Không có màu đỏ nâu | |
Ống D1 | Có màu xanh | Enzim trong nước bọt không hoạt động ở PH axit – tinh bột không bị biến đổi thành đường. |
Ống D2 | Không có màu đỏ nâu |
- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường?
Trả lời:
+ So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.
- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt?
+ So sánh kết quả ống nghiệm B với C cho phép ta nhận xét:
• Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 37oCoC.
• Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 100oCoC.
+ So sánh kết quả ống nghiệm B với D cho phép ta nhận xét:
• Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7.
• Enzim trong nước bọt không hoạt động tốt ở độ PH axit.
so sách ống B với ống C ta biết đc enzim trong nước bọt chỉ hoạt động đc trong môi trường 37o C , so sánh ống B với ống D ta biết đc ezim trong nước bọt chỉ hoạt động trong môi trường có độ pH= 7,2