K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2021

a/“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

     Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác

     Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây

     Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.

⇒ Điệp ngữ "Muốn làm" được điệp lại 3 lần

→ điệp ngữ ngắt quãng

 

b/ "Bây giờ dân ta ai cũng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội.Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải làm gì ? Nhất định phải tăng gia sản xuất cho thật nhiều . Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ "

⇒ Điệp ngữ "Muốn" được điệp lại 4 lần và "thì phải" được điệp lại 2 lần

→ điệp ngữ ngắt quãng

 

c. Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu, rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung

điệp từ:mình không biết

 

 

20 tháng 12 2021

a.điệp từ nhớ
b.điệp từ muốn làm:)

20 tháng 12 2021

a, Điệp từ: Nhớ

Tác dụng: Làm nổi bật nỗi nhớ cảnh vật và con người ở Việt Bắc của tác giả.

b, Điệp ngữ: Muốn làm

Tác dụng: Cho thấy niềm khát khao hóa thân thành loài hoa, chú chim ở bên cạnh Bác của tác giả. 

Bài 1: Hãy chỉ ra kiểu điệp ngữ và phân tích tác dụng của chúng trong những trường hợp sau:Dưới bóng cây của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta đã gìn giữ 1 nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam đã dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kếtThành công, thành công, đại...
Đọc tiếp

Bài 1: Hãy chỉ ra kiểu điệp ngữ và phân tích tác dụng của chúng trong những trường hợp sau:

  1. Dưới bóng cây của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta đã gìn giữ 1 nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam đã dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
  2. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
    Thành công, thành công, đại thành công.
  3. Ngày xuân mơ nở trắng rừng
    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
    Ve kêu rừng phách đổ vàng
    Nhớ cô em gái hái măng 1 mk
    Rừng thu trăng rọi hòa bình.
    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
  4. Đảng ta đó tram tay nghìn mắt
    Đảng ta đây sương sắt da đồng
    Đảng ta muôn vàn công nông
    Đảng ta muôn vàn tấm lòng niềm tin.
1
27 tháng 12 2017

1. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
- Điệp ngữ : nối tiếp
- Tác dụng : làm nhấn mạnh câu nói rõ hơn về nghĩa của câu

2. Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng 1 mk
Rừng thu trăng rọi hòa bình.
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
- Điệp ngữ : vòng
- Tác dụng :làm nổi bật nỗi nhớ của tác đối với quê hương đất nước

3. Đảng ta đó tram tay nghìn mắt
Đảng ta đây sương sắt da đồng
Đảng ta muôn vàn công nông
Đảng ta muôn vàn tấm lòng niềm tin.
- Điệp ngữ : cách quãng
- Tác dụng : làm người đọc hiểu thêm về đảng

4. Dưới bóng cây của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta đã gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam đã dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
- Điệp ngữ : cách quãng
- Tác dụng : làm người đọc hiểu rõ hơn về những giá trị to lớn của bóng tre mang lại cho con người

24 tháng 8 2019

a, * Điệp ngữ "Đã nghe..." Nhấn mạnh hiện thực đổi mới của cuộc sống đang diễn ra với một tâm trang phấn khởi, lạc quan trước những thành quả của công cuộc xây dựng.

24 tháng 8 2019

Bài 1 :

a, đoạn thơ sử dụng các cụm ĐT liên tiếp"Đã nghe..." Nhấn mạnh hiện thực đổi mới của cuộc sống đang diễn ra với một tâm trang phấn khởi, lạc quan trước những thành quả của công cuộc xây dựng.

b, đoạn thơ sử dụng các ĐT " Muốn "

26 tháng 3 2020

-tình yêu thiên nhiên của tác giả

-sự quyến luyến khi phải rời xa Việt Bắc

-nhấn mạnh, khẳng định vẻ đẹp ủa núi rừng Việt Bắc

7 tháng 12 2016

b. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

- Tác dụng của phép điệp : Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, khát khao dâng hiến, tình cảm đối với Bác Hồ…

 

7 tháng 12 2016

a. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.

=> Phép điệp góp phần nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của Thúy Kiều : nỗi xót xa, tủi nhục về thân phận,ý thức sâu sắc về nhân phẩm.

- Phép điệp còn có tác dụng tạo âm hưởng cho đoạn thơ.

 

7 tháng 12 2017

“Việt Bắc” là một trong những tập thơ hay nhất của Tố Hữu. Tập thơ này chủ yếu viết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong đó “Việt Bắc” được xem là đỉnh cao của thơ Tố Hữu. Bài thơ là một bức tranh trữ tình mà hoành tráng, bao quát cả một diện lớn vé thời gian suốt 15 năm “Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, trên một không gian là toàn bộ Việt Bắc, kéo tràn sang Tây Bắc. Bút cảa Tố Hữu ở bài thơ này tỏ ra rất dồi dào. “Việt Bắc” là một bài thơ dài, không phải đoạn nào viết cũng đểu tay. Nhưng có những đoạn quả thật là đặc sắc mà ở đó người đọc thấy được vẻ đẹp của ngòi bút Tố Hữu:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Bức tranh:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Đến đây nên xanh trầm tĩnh đã nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết của hoa mơ rừng. Hai chữ “trắng rừng” khiến cảnh rừng như bừng sáng. Phải nói rằng đây là một hình ảnh có sức ám ảnh lớn đối với hồn thơ Tố Hữu. Việt Bắc trong nỗi nhớ của Tố Hữu dường như không thể thiếu được sắc hoa này. Về sau, trong bài “Theo chân Bác”, Tố Hữu sẽ viết:

Ôi sáng xuân nay, xuân 41

Trắng rừng biên giói nở hoa mơ

Bác về. Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.

Trên nễn cảnh ấy hiện ra hình ảnh người Việt Bắc trong một công việc thầm lặng: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi gịang”. Hai chữ “chuốt từng” gợi ra được dáng điệu cần mẫn, cẩn trọng và tài hoa. Không biết người đan nón kia gửi vào từng sợi giang nỗi niềm gì, ước mơ gì?

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Trong những bức tranh trên, chúng ta mới chỉ thấy màu sác, đường nét và ánh sáng. Đến đây chúng ta còn nghe thấy được âm thanh của rừng, đó là tiếng nhạc ve. Nhạc ve làm cho không khí trở nên xao động. Phải nói rằng trong các bức tranh ở đây thi Việt Bắc mùa hè là đặc sắc hơn cả. Trong câu thơ, chúng ta thấy dường như có một phản ứng dây chuyền chạy từ đầu đến cuối câu thơ. Ve kêu gọi hè đến, hè đến làm cho những rừng phách ngả sang màu vàng. Ai đã lên Việt Bắc, dễ thấy hình ảnh kỳ lạ của những cánh rừng phách. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những cây phách vẫn là màu xanh, nụ hoa vẫn náu kín trong những kẽ lá. Nhưng khi những tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên thì chúng nhất loạt trổ hoa vàng. Chi cổ vài ba ngày mà những rừng phách đã lênh láng sắc vàng. Chữ “đổ” là một chữ tinh tế. Nó nhấn mạnh vào khía cạnh mau lẹ trong việc biến đổi màu sắc, đồng thời diễn tả những trận mưa hoa vàng rừng phách mỗi khi có một luổng gió ào qua. Bõ ràng, gam màu đến đây đã thay đổi hằn, sấc trắng đã nhường chỗ hẳn cho sác vàng. Dường như âm thanh đã làm đổi thay màu sắc. Trên nền cảnh ấy xuất hiện một hình ảnh lao động đấy kiên nhẫn của một cô gái Việt Bắc: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Hình ảnh này làm toát lên dáng điệu chịu thương, chịu khó, hay lam hay làm, giàu đức hy sinh. Bao bọc lên hình ảnh này dường như chúng ta thấy sự cảm thương kín đáo của người viết.

Bộ tranh này kết thúc bằng bức tranh thu. Ba bức tranh trên là cảnh ngày, riêng bức này là cảnh đêm. Bức tranh vẽ ra những ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành một khung cảnh huyển ảo: “Rừng thu trăng rọi hoà bình”. Nó xui khiến ta nhớ đến một câu thơ cũng viết vể đêm rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh: “Trăng lồng cồ thụ bóng lồng hoa”. Đây đúng là khung cảnh trữ tình dành cho những cuộc hát giao duyên. Cho nên nó là cảnh cuối cùng: “Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Chữ “ai” là cách nói bóng gió, ám chỉ người đang hát cùng với mình, làm cho lời lẽ trở nên tình tứ hơn. Và qua tiếng hát chúng ta thấy được phẩm chất ân tình, chung thuỷ của người Việt Bắc.