K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2022

Tham khảo:

- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.

7 tháng 11 2017

mọi người đang quét lá ,thu dọn lá trong sân:v

7 tháng 11 2017

Những người đang dọn dẹp vệ sinh

Mik nghĩ vậy haha

27 tháng 9 2017

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Chúc bn hok tốt

12 tháng 9 2017
TT Kiểu văn bản,phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp Ví dụ
1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Truyện: “Tấm Cám”, “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con ng­ười Miêu tả cảnh các em học sinh trong buổi lễ Khia giảng đầu năm học
3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Bày tỏ lòng yêu mến thầy cô, bạn bè
4 Nghị luận Bàn luận: Nêu ý kiến đánh giá. Ca dao: “Thân em như tấm lụa đòa/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp. Từ đơn thuốc chữa bệnh, thuyết minh thí nghiệm
6 Hành chính - công vụ Trình bày ý mới quyết định thể hiện, quyền hạn trách nhiệm giữa ng­ười và người. Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời. như: Đơn xin nghỉ học, giấy mời họp PHHS…

19 tháng 2 2017

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diền ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Truyện kể về buổi học bàng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trá lòi:

- Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-mc Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

- Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trá lời:

* Những điều khác là trên dường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

- Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chù nhật.

- Phrăng đến lớp muộn nhưng không hể bị thầy giáo quở trách.

- Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng

có vẻ buổn rầu.

* Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đạc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diền biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trá lời:

* Ý nghi tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cà những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

* Phrầng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha- Tien và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrãng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha- men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Trá lời:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng r'nrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nổ trot: chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng IÌÔ lề chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được ch' klìoá chốn lao tù ...

- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc dộng trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy ngliẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ để và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

- Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

- ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầ (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...

- “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẩn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lòi:

Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn c’ tiếng nói dàn tộc ttrong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vò.,., nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phươni tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.



19 tháng 2 2017

Quên xíu. Bài: buổi học cuối cùng.

19 tháng 3 2017

Trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động là:tre che bóng mát, giúp con người dựng nhà cửa,vỡ ruộng,khai hoang,...

Trong chiến đấu là:giữ làng,giữ nhà,giữ nước,giữ mái nhà tranh,tre còn hi sinh bảo vệ con người,....

mk ko bít đúng hay sai vì mk chưa hc tới bài này.haha

19 tháng 3 2017

hay đó bài này mk mới họchihi

hi

6 tháng 4 2017

Đề bài: Em hãy tả quang cảnh lớp học của em trong giờ làm văn.

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
bài làm thứ 2:Đối với tôi, ngắm nhìn các bạn làm bài là một điều rất thú vị. Việc quan sát mọi người xung quanh giusp tôi hiểu họ hơn và thêm yêu bạn bè của mình. Chúng ta hãy cùng nhau ngắm những người bạn lớp tôi làm bài nhé và để xem các bạn ấy có thật là đang yêu hay không?

Hôm nay, tiết đầu tiên của lớp tôi là tiết Tập làm văn. Trước khi vào lớp, chúng tôi tranh thủ lấy sách ra để xem lại gợi ý về đề bài. Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học bắt đầu. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy nghiêm trang chào cô giáo. Cô cho cả lớp ngồi. cô giáo chép đề bài lên bảng, mọi người chăm chú chép đề. Sự lo lắng bắt đầu hiện lên trên khuôn mặt của mỗi người. Tôi cũng cảm thấy hơi lo bởi đề này phải cần nhiều thời gian thì bài mới hoàn chỉnh được. Tôi hướng đôi mắt về phía An, một trong ba người học tốt môn Ngữ văn nhất lớp tôi. An cũng đang chăm chú đọc kĩ đề bài, đôi chân mày của bạn ấy nhíu lại. Cô giáo dặn cả lớp:

- Các em chú ý đọc kĩ đề bài, làm bài cẩn thận.

Mọi người bây giờ đã chăm chú viết bài. Lớp học thật là yên lặng, chỉ còn tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy, tiếng bước chân của cô giáo, tiếng của những chú chim non ngoài lớp học. Viết xong mở bài tôi buông bút cho đỡ mỏi tay. Các bạn vẫn chăm chú viết. Những gương mặt sáng sủa đang trầm ngâm suy nghĩ. Ngắm nhìn mọi người, tôi cảm thấy yêu mến họ biết nhường nào. Ở lớp tôi, bao câu chuyện vui buồn được cùng nhau chia sẻ. Thật là hạnh phúc phải không các bạn? Tôi đưa mắt nhìn Bích, một người bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng học tập, rèn luyện. Và đây rồi, con mắt tôi đang hướng về Cường, cậu mọt sách của lớp tôi. Khuôn mặt của Cường lúc này có vẻ hơi căng thẳng, đôi tay rắn rỏi của bạn cầm bút thật là nhẹ nhàng. Cường đưa cây bút thật nhanh. Có vẻ như Cường đã viết được khá nhiều rồi. Tôi lại cầm bút và tiếp tục làm bài của mình. Bài văn của tôi được viết một cách rất cẩn thận. Tôi cũng đã viết được gần hai mặt giấy. Lúc này cảm xúc trong tôi đang dâng trào. Tôi viết thật nhanh để theo kịp dòng cảm nghĩ. Cô giáo vẫn lặng lẽ đi quanh lớp, thỉnh thoảng lại cất giọng nhắc:

- Các em nhớ viết cẩn thận đấy!

Tôi rất quý cô, bởi cô luôn có lòng vị tha, sự nhân hậu của một người mẹ. Cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, va chúng tôi cũng luôn coi cô là mẹ. Bài văn của tôi cũng sắp đến kết, nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra ý tượng đặc sắc cho phần kết bài của mình. Chỉ còn khoảng hai mươi phút nữa là hết giờ, lớp đã có khoảng chục bạn làm bài xong. Cô em út của lớp, Thùy Linh thì đang tăng tốc. Và cuối cùng thì tôi cũng viết xong, tôi vươn vai một cái và thẩy rất thoải mái. Tôi đọc lại bài làm của mình. Chỉ còn khoảng mười phút nữa là hết tiết. Hầu hết các bạn đã làm xong và để bài ra đầu bàn. Trong lớp chỉ còn vài ba bạn vẫn loay hoay viết.

Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học đã kết thúc. Tôi đi thu bài làm của các bạn để nộp cho cô giáo. Cả lớp đứng nghiêm trang chào cô. Cô mỉm cười gật đầu chào lại. Chúng tôi bắt đầu ra chơi. Vậy là một giờ học đã trôi qua rồi các bạn ạ. Tôi cảm thấy rất vui, vì đã hoàn thành tốt bài làm và hiểu thêm về những người bạn học cùng lớp.

Đây là một số bài văn mẫu, bn Nguyễn Tâm CẬN cũng có thể vào đường link này nhé!!!http://lazi.vn/edu/exercise/ta-lai-canh-lop-em-trong-gio-lam-kiem-tra-ngu-van

6 tháng 4 2017

Hôm nay là thứ năm, em có hai tiết kiểm tra môn văn trường. Do cô Tú đã nói trước nên em đã chuẩn bị bài khá tốt lúc nhà nhưng vẫn có một chút hồi hộp và lo lắng. Khi đến lớp em thấy các bạn tụm ba, tụm bảy tạo thành một nhóm để ôn bài. Một số bạn nam thì đi chơi đá cầu. Bỗng tiếng chuông vào lớp vang lên “Reng, reng, reng”. Các bạn ngồi vào chỗ của mình, lấy bút, giấy ra điền tên rồi vào chỗ ôn bài. Hết mười lăm phút đầu giờ, cô Tú bước vào lớp, các bạn đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trên tà áo là những bông hoa màu hồng thắm. Cô cười thật tươi để chào chúng em, rồi cầm viên phấn viết đề lên bảng. Dòng chữ to và mềm mại hiện lên: “Em hãy tả lại quang cảnh lớp học trong giờ kiểm tra Tập làm văn”. Cả lớp reo lên “ồ”, vẻ mặt ai cũng vui mừng vì bài này cô đã cho chứng em làm nhiều lần rồi. Cô đọc lại đề rồi căn dặn chúng em: “Cácem đọc kĩ đề rồi làm bài, nên nhớ đây là bài văn miêu tả chứ không phải kể”. Cô vừa nói xong bốn mươi sáu cái đầu cặm cụi xuống mặt giấy, em và các bạn bắt đầu làm bài. Lớp học im ắng không một tiếng động đến nỗi em nghe được cả tiếng chim hót, ngọn gió và cây cũng hòa mình vào giai điệu. Những chiếc lá đập vào nhau nghe xào xạt. Trong lớp học mọi người cũng đang làm bài. Tiếng ngòi bút viết trên giấy cũng phát ra âm thanh xột xoạt. Khuôn mặt cô Tú nghiêm khắc. Thỉnh thoảng, cô đưa mắt nhìn xung quanh xem có bạn nào trao đổi bài hay không. Rồi cô lấy bút viết ra chấm bài cho các bạn lớp khác. Nhìn xung quanh, em thấy bạn Hiếu rất căng thẳng ngồi suy nghĩ làm bài. Bạn Hạnh thì vui vẻ, có lẽ bạn rất hài lòng về bài làm của mình. Còn về bài của em, do đã chuẩn bị bài rất kĩ rồi nên em cảm thấy rất tự tin, sự hồi hộp đầu giờ kiểm tra cũng đã biến mất. Bài làm của em cũng gần xong, xung quanh em cũng đã vài bạn xong. Mấy bạn định trao đổi bài làm để đọc thì lúc đó, cô Tú đã nhìn thấy và khẽ nhẹ cây thước. Mọi người vẫn tiếp tục làm bài. Bỗng cô Tú nói: “Các em còn năm phút nữa để kiểm tra lại bài làm của mình”. Cô vùa dứt lời cả lớpxôn xao lên vài bạn nói: “Cô ơi, em chưa làm xong”, “Cô ơi, cho thờigian dài thêm được không cô?”. Lúc đấy, em kịp làm làm xong bài của mình và trút tiếng thở dài. Giờ kiểm tra cũng đã kết thúc cô thu bài rồi chào lớp. Em nghĩ bài văn hôm đó mình sẽ được điểm khá và những tiếtkiểm tra sau em sẽ không còn cảm giác hồi hộp và lo lắng nữa mà thay vào đó sẽ là sự tự tin hơn giúp em đạt được điểm cao trong các kì thi và kiểm tra.

CHỌN MÌNH NHA

8 tháng 9 2017

Giúp mình nhanh nha các bạn!

11 tháng 9 2017

Giúp gì bạn? hum

2 tháng 4 2017

Tuổi thơ của tôi là cả một thế giới đầy ám ảnh. Ám ảnh bởi những hình ảnh thân thuộc của quá khứ, của những cảm xúc từng trải. Tôi luôn thổn thức khi nhớ về thời thơ ấu. Ấy là khi tôi nhận ra mình đã quá xa sân ga tuổi nhỏ. Và tôi lưu giữ nó qua những dòng nhật kí hay những tấm ảnh.

Tôi vô tình bắt gặp tấm ảnh cách đây khoảng 10 năm trước. Đó là tấm ảnh với góc sân nền đất - nơi mà chúng tôi vẫn mải mê với bao trò chơi trong buổi chiều. Ngày ấy tôi cùng lũ bạn chơi nhảy dây. Tôi cảm nhận đâu đó mùi khói bếp của mẹ, mùi thơm đến lạ lùng của khói xám quyện cùng mùi cơm chín. Cảm giác như những làn khói như thuyên thấu qua từng lớp ngói đất của căn nhà. Bởi nó cũ quá rồi ! Trong không gian ấy, tôi nghe tiếng đàn gà gọi nhau kiếm ăn, nghe tiếng tre vi vu, nghiêng ngả bên góc ao. Tôi thấy cái lồng chim cũ kĩ mà bố vất vả làm mỗi chiều. Tôi thấy cái vất vả, khốn khó của cuộc sống trong quá khứ không giống như sự sung túc của hiện tại. Nhưng thực sự cái nỗi vất vả ấy làm tôi thêm yêu cuộc sống vô cùng !!

2 tháng 4 2017

Tuổi thơ của tôi nó giản dị lắm, nó không phải trong một ngôi nhà cao sang cũng không phải trong những con đường với những công trình lớn. Tôi sinh ra trong tình yêu thương và tuổi thơ của tôi cũng vậy. Các bạn biết đấy, mỗi con người đều có những kí ức về tuổi thơ , kí ức ấy nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người. Hình ảnh của lũ trẻ vui chơi, nhảy dây và thả diều đã gợi cho tôi những kí ức về tuổi thơ của mình. Bỗng dưng cảm xúc và hình ảnh về nó bỗng hiện trên con đường làng, nơi mà tôi đã cùng lũ bạn cùng nhau hò hét và thả diều. Còn nhớ, cái hôm ấy trời nắng lắm chúng tôi chạy ra gốc đa tựa vào gốc ấy nhìn lên trời thì thầm với nhau " sau này mà lớn rồi, liệu có quên tôi không vậy hả các bạn tốt " cả đám từng đứa nói " không quên nhau đâu, mỗi khi buồn hãy về đây ngồi đây đợi chúng tôi sẽ đợi các bạn " câu nói ấy vẫn vang bên tai tôi...Có gì đó lạ lắm, hùi hương thơm của những lá sen, những cơn gió lao xao chạy qua hay là tiếng hát của những chú chim dường như hình ảnh này nó đã khiến tôi phải mê mẩn không thể quên khi bước chân về quê hương, được nhớ lại những kí ức về tuổi thơ...

Mình rảnh khiếp hè.Ngồi cứ đăng tầm bậy tầm bạ.bucqua

8 tháng 9 2017

Thế sao bạn ko trả lời câu hỏi giúp mình mà cứ bình luận linh tinhbanhhiuhum