K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2019

* Hình ảnh so sánh trong đoạn hồi tưởng

“…những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”: Hình ảnh “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng gợi ra cho người đọc một cảm giác trong sáng, nhẹ nhàng mà đầy đẹp đẽ.

* Hình ảnh so sánh trong đoạn kỉ niệm trên đường đến trường

- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” : Hình ảnh “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” gợi sự bay bổng, nhẹ nhàng, thoáng chốc, có chút mộng mơ, ngây thơ. Việc so sánh một khái niệm vô hình (ý nghĩ) với một vật thể hữu hình (làn mây) đã thể hiện sự ngây ngô, trí tưởng tượng phong phú của một tâm hồn trẻ thơ.

* Hình ảnh so sánh trong đoạn nhân vật tôi tập trung ở sân trường:

- “ …trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”: So sánh trường học với nơi linh thiêng, trang trọng như ngôi đình cổ kính đã cho thấy niềm tự hào, trân trọng, thái độ nghiêm túc pha chút hài hước, ngây ngô của cậu học trò nhỏ với ngôi trường thân thương.

- “ Họ như con chim đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ..”: Hình ảnh so sánh rất tinh tế. Nó vừa diễn tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như cái tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ, hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang…..

12 tháng 10 2019

3 hình ảnh so sánh:

- " Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngừng trên ngọn núi".

- ''Họ như con chim đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ..”:

- “…những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”

=> - Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh với những hình ảnh so sánh vừa gần gũi thân thuộc lại vừa vô cùng trong sáng lãng mạn, nhẹ nhàng diễn tả hết sức ấn tượng sự thay đổi tâm trạng của học trò, sựu ngây ngô, đáng yêu và những suy nghĩ của cậu về thế giới xung quanh.

-

14 tháng 9 2023

* Yêu cầu

- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

23 tháng 11 2023

ummmmmmmmmmmm

13 tháng 9 2023

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Tôi đi học".

Ví dụ: Dưới ngòi bút của nhà văn Thanh Tịnh, những sự hồn nhiên những tâm trạng của các cô cậu học sinh đã được hiện lên vô cùng tinh tế mượt mà qua các con chữ.

Thân đoạn:

- Nêu lên hoàn cảnh sáng tác văn bản.

- Về người mẹ của nhân vật "tôi":

+ Bà vô cùng yêu thương, chăm lo con qua chi tiết soạn tập học giúp con vào ngày mai.

- Về nhân vật "tôi":

+ Trước ngày đi học 1 hôm:

-> nằm trên giường hồi hộp, lo lắng nghĩ về ngày mai và thiếp đi lúc nào không hay.

+ Trên đường đi học:

-> Nhân vật "tôi" có nhiều hoài niệm về những cuộc đi chơi của nhân vật với bạn bè.

-> Cảm thấy con đường hôm nay lạ quá, dù con đường này mình đã quen thuộc lắm rồi. => Tác giả cũng giải thích rằng vì chính lòng "tôi" hôm nay đang có sự thay đổi lớn, chính là đi học.

-> Ngày đầu đi học, ai cũng có một cảm giác gì đó rất lạ lẫm.

--> Nhân vật "tôi" cảm giác mình như lớn hơn, muốn tỏ vẻ mình đã trưởng thành bằng cách tự cầm sách vở của mình.

+ Trước cổng trường:

-> Cảm thấy trường Mĩ Lí hôm nay sao mà uy nghiêm, to lớn quá.

+ Trước khi vào học:

-> lo lắng, đâm ra sợ điều gì đó vẩn vơ.

-> òa khóc lên.

+ Khi ông đốc gọi vào:

-> hồi hộp sau khi rời ra vòng tay mẹ.

-> cảm giác lớp học vừa thân quen, vừa lạ lẫm.

=> Nhân vật "tôi" quen với việc nhìn thấy lớp học nhưng lạ lẫm với việc ngồi vào lớp học này học tiết học đầu tiên của đời mình.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.

Ví dụ: Khép lại, ta thấy được nhiều cảm xúc của nhân vật "tôi" được chảy thành dòng rõ ràng mượt mà. Qua đó, Thanh Tịnh cũng thành công đưa được tính chân thực vào tác phẩm đồng thời để lại cho người đọc nhiều cảm xúc khó phai.

7 tháng 10 2019

+ Cách kết thúc: ''Bài viết tập : tôi đi học''

+ Cách kết thúc rất tự nhiên và bất ngờ. Dòng chữ tôi đi học vừa khép lại bài

văn, vừa mở ra một bầu trời mới, một thế giới mới; một không gian, thời gian mới;

một tâm trạng, tình cảm mới trong cuộc đời của đứa bé tôi. Đó là thế giới của mái

trường, thầy cô, bè bạn, của kho tri thức,...

+ Dòng chữ này còn thể hiện chủ đề truyện ngắn.

7 tháng 10 2019

undefined

I.Nội dung ôn tập:1. Giới hạn ôn tập:a. Phần văn bản: ôn nội dung và nghệ thuật của các văn bản:+ “Tôi đi học” – Thanh Tịnh+ “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng.b. phần tiếng Việt: kiến thức TV học kì II lớp 7- Câu rút gọn, đặc biệt- Câu đơn mở rộng thành phần.- Các biện pháp tu từ nghệ thuật.2. Cấu trúc đề kiểm tra:Phần I: Câu hỏi đọc hiểu: có...
Đọc tiếp

I.Nội dung ôn tập:
1. Giới hạn ôn tập:
a. Phần văn bản: ôn nội dung và nghệ thuật của các văn bản:
+ “Tôi đi học” – Thanh Tịnh
+ “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng.
b. phần tiếng Việt: kiến thức TV học kì II lớp 7
- Câu rút gọn, đặc biệt
- Câu đơn mở rộng thành phần.
- Các biện pháp tu từ nghệ thuật.
2. Cấu trúc đề kiểm tra:
Phần I: Câu hỏi đọc hiểu: có thể có các dạng:
1. xác định nội dung đoạn văn;
2. xác định và trình bày hiệu quả biện pháp tu từ;
3. giải thích, phân tích ý nghĩa của một từ ngữ hoặc chi tiết;
4. xác định ngôi kể; xác định phương thức biểu đạt,…
5. Đoạn văn NLVH liên quan tới 2 văn bản: “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”: + Phần
Phần II: Đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng nửa trang giấy) về vấn đề giáo dục, tình
mẫu tử.
II. Bài tập tham khảo:
Bài tập 1: Những kỷ niệm của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học” được nhà
văn diễn tả theo trình tự nào? Tóm tắt trình tự diễn biến tâm trạng đó.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lơi câu hỏi:
“Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng
thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là
vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề
quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự
nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.”
1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Nội dung chính của đoạn văn là gì?
3. Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
4. So sánh tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên với đoạn trích sau: “Nhưng
lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái

đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng
lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.”
5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 9 câu để làm rõ sự thay đổi về tâm trạng của nhân vật
tôi trong 2 đoạn văn trích trên trong đó có sử dụng một câu đơn mở rộng thành phần
(gạch chân, chú thích).
Bài tập 3: Tìm và nêu tác dụng những hình ảnh so sánh có trong văn bản “Tôi đi học”
Bài tập 4: Hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình cũng ghi lại cảm xúc về ngày
đầu tiên đi học, ghi rõ tên tác giả.
Bài tập 5: Cho đoạn văn sau:
“Cô tôi vẫn tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong
ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bong
đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta
thương tình toan gọi hỏi xem xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che…
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. Giá những cổ
tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ
lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

(Sách giáo khoa Ngữ văn 8– tập 1)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Em hiểu thế nào về thể loại hồi ký? Nội dung hồi ký được trích trên là gì?
3. Đọc đoạn trích, em hình dung ra sao về tình cảnh của nhân vật chú bé Hồng?
4. “Cười rất kịch” là gì? Thông qua cách miêu tả của tác giả, nhân vật bà cô hiện lên là
người như thế nào?
5. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ
tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà
nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
6. Cho câu chủ đề: “Qua đoạn trích, tác giả đã diễn tả tình yêu thương mãnh liệt của
chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh”.
Hãy viết tiếp 8 – 10 câu để hoàn thành đoạn văn ngắn triển khai chủ đề trên, trong do
có sử dụng một trường từ vựng diễn tả tâm trạng. (gạch chân –chú thích)
Bài tập 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy
giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nhắc lại lời người họ nội
của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật
màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái

hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên
đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm
áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi
thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập 1)

Câu 1: Văn bản “Trong lòng mẹ” trích hồi ký “Những ngày thơ ấu” do ai sáng tác?
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về tác giả đó.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy gợi tả hình ảnh trong việc
thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ.
Câu 3: Xác định cụm chủ vị dùng để mở rộng câu trong câu văn in đậm.
Câu 4: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 9
câu, làm sáng tỏ tâm trạng sung sướng, hạnh phúc của nhân vật “tôi” khi được gặp lại
mẹ trong đó có sử dụng một trợ từ (gạch chân, chú thích)
Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn 7, cũng có một văn bản ca ngợi tình yêu thương và
sự hi sinh của mẹ dành cho con. Ghi lại tên văn bản và tác giả đó.

2
19 tháng 9 2021

giúp mình với mình cần gấp 12:00 ngày 19/9 xong mình cho 10 tick

19 tháng 9 2021

Bạn tách câu hỏi ra chứ để nhiều vậy ko trl nổi đâu, mà chỉ đăng những cái bạn thật sự cần thôi nhé!

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

- Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo

- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…

- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bài thơ có những từ ngữ đặc sắc như: Câu gần với giời - Mẹ thì gần đất, một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ, Mây bay về xa...

Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ là: So sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.

Tác dụng của chúng là: Nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Tóm tắt văn bản:

Mùa đông đến bất ngờ mà không báo trước. Mẹ và chị Lan đã thức dậy từ sớm, mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh giấc, cậu được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Xong, chị em Sơn ra ngoài chơi. Những đứa trẻ nghèo sống ở xóm chợ như Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ trước quần áo mới của Sơn. Bỗng nhiên, Lan nhìn thấy cô bé Hiên đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Biết được sự tình, chị em Sơn động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên đến cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo lắng, sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên đòi lại áo nhưng không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.

- Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có điểm giống nhau là:

+ Văn bản đều lể lại  sự việc giản dị, đời thường

+ Văn bản có những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật. 

13 tháng 9 2023

- Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết:

+ Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.

+ Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.

+ Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.

+ Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.

- Phân tích chi tiết vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy:

+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh.

+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.

- Thái độ của tác giả với vua Lê: Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi không ngậm ngùi, chua xót.