K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2019

Trong nền văn học trung đại, đặc biệt dưới thời vua Lý, Trần, Lê đã xuất hiện không ít các tác giả nổi tiếng, và gắn liền với tên tuổi của họ là những tác phẩm văn học bất hủ như: Lý Thường Kiệt với “Nam quốc sơn hà”, Trần Quang Khải với “Tụng giá hoànn kinh sư”. Và, có lẽ, trong số các tác giả đó, chưa có ai phải chịu một cái chết oan uổng như Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi không chỉ được mọi người biết đến với tài năng cùng nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại, lĩnh vực mà còn được mọi người tìm hiểu về một cuộc đời sóng gió, đầy trắc trở.
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, sau dời về Nhị Khê. Thân sinh là Nguyễn Ứng Long, một nho sinh nhà nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà cả bên nội cũng như bên ngoại, đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hoá, văn học. Từ nhỏ, Nguyễn Trãi thông minh, hiếu học, hiểu rõ đạo lý làm người… Nhưng, ông cũng phải chịu những mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó, ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi lên 10 tuổi. Năm 1440, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và cả 2 cha con cùng làm quan dưới triều nhà Hồ. Về sau, khi nhà Hồ sụp đổ, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, ông xin đi theo cùng nhưng đến cửa ải, Nguyễn Phi Khanh lại khuyên ông nên quay trở về trả nợ nước, báo thù nhà, và trong cảnh biệt li đó, cha ông đã làm nên bài thơ “Hai chữ nước nhà” đầy cảm động. Về phần ông, vâng lời cha, ông quay trở về đầu quân cho nghĩa quân Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh đuổi giăc Minh, thống nhất đất nước. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình ngô sách: “hiến mưu trước lớn, không nói đến việc đánh thành mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người”, ông thuyết phục Lê Lợi dùng nhân nghĩa đối với tướng sĩ, dùng công tâm để lấy thành”. Ông đề ra 3 phương sách: công tâm là thượng sách, vừa công thành vừa công tâm là trung sách, công thành là hạ sách (3 phương sách này phù hợp với 3 đường lối trị nước là đế đạo, vuơng đạo và bá đạo).
Bình Định Vương Lê Lợi phong cho Nguyễn Trãi chức Tuyên phụng Đại Phu Thừa chỉ học sĩ Hàn Lâm Viện. Nguyễn Trãi đưa ra nhiều chiến lược, sách lược cho Lê Lợi. Nhờ có sự đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi mà lập nên được nhiều chiến thắng vẻ vang cho dân tộc.
Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự đại tài như chúng ta biết mà ông còn là nhà văn chính luận kiệt xuất với tác phẩm”bình ngô đại cáo” bất hủ. Tiếc thay, với những tài năng như vậy, đáng lẽ, Nguyễn Trãi được vua Lê trọng dụng và hoàn thành những hoài bão của mình, nhưng càng về sau, ông không được vua Lê trọng dụng nữa. Đau buồn trước cảnh ấy, Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn và dường như số phận trớ trêu khéo dùa cợt ông lần nữa, gia đình ông bị tru di tam tộc vì tội hại vua_một nỗi oan lớn của cả thời đại lúc bấy giờ. Thế nhưng, có lẽ trời đất không muốn một người tài đức như ông phải chịu một cái chết oan uổng đén vậy, nên đến thời vua Lê Thánh Tông, nỗi oan của ông được rửa sạch và được vua tặng câu “Úc Trai lòng sáng tựa sao khuê”
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà quân sự, nhà văn chính luận mà ông còn nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, để lại nhiều tác phẩm như: dư địa chí, Lam Sơn thực lục và ông cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho nền văn học chữ Nôm nước nhà qua tác phẩm “quân trung từ mệnh tập”, ngoài ra còn có tác phẩm “Côn Sơn ca” in trong tập “Ức Trai thi tập”
Qua những tác phẩm còn sót lại đến nay của Nguyễn Trãi, ta thấy thơ văn ông thấm đậm tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Tiêu biểu như “Quân trung từ mệnh tập” , là tập văn chiến có sức mạnh của 10 vạn quân. Sức mạnh ấy có được từ sự kết hợp tuyệt diệu giữa tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy. “Bình Ngô đại cáo” là áng văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên ngôn về độc lập chủ quyền của dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và còn là sự hoà quyện giữa sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa với tư tưởng yêu nước. Nội dung thơ văn Nguyễn Trãi rất phong phú, đặc biệt đối với tình yêu quê hương gia đình. Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên quê hương. Bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt, tưởng như không đâu nhưng lại chan chứa tình yêu thương: bè rau muống, lảnh mùng tơi, cây chuối, cây đa… đều trở thành vần điệu trong thơ Nguyễn Trãi, tạo nên những rung động tinh tế trong lòng người. Ông nói một cách trang trọng mà thật vui tươi, chân chất: “ao cạn vớt bèo cấy muống; trì thanh phát cỏ ương sen”, ông phát hiện ra một vẻ đẹp rất bất ngờ: đêm trăng gánh nước thì gánh luôn cả trăng đem về; bầu trời không mây, trong suốt một màu xanh, ông thấy đó là một bầu ngọc đông lại; thuyền bè chen nhau gối đầu lên bãi, ông nhìn thành một đám tằm lúc nhúc: “tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi”. Ông coi thiên nhiên như một người ban thân của mình, có lúc, ông như hoà mình vào thiên nhiên đến mức tưởng như dòng suối, tảng đá phủ rêu, tán trúc như hoà nhập với ông làm một.
Tiếp theo là niềm gắn bó tha thiết với bà con thân thuộc ở quê nhà. Thời còn giặc Minh, nhiều năm, ông phải lẩn tránh khắp nơi, xa nhà, xa quê, xa bà con thân thuộc với bao nỗi buồn rầu đêm thu, xa nhà bên ngọn đèn đêm khuya, ông day dứt như trong bài “đêm thu đất khách” ông tâm sự: Đêm khuya, bên ngon đèn leo lét, hồn mộng cứ vẩn vơ mãi nơi đất khách. Thanh minh đến theo tục, con cháu phải về thăm mồ mả ông bà, sửa sang bồi đắp, thắp nén hương tưởng nhớ cho đúng đạo làm con cháu, thế mà đã bao năm nay, ông không về được, ông chỉ não lòng: “thân mình xa ngàn dặm, mồ mả ông bà ở quê sao không giẫy cỏ thắp hương; 10 năm đã qua, những người ruột thịt, quen thân cũ đã chẳng còn ai; đành mượn tạm chén rượu ép mình uống, không cho lòng cứ ngày ngày xót xa nỗi nhớ quê” (thanh minh_dịch nghĩa)
Chính vì có tâm hồn yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người nên Nguyễn Trãi sống một đời trong sạch, một lòng vì dân, vì nước. Khi trở về nông thôn, ông yên lòng và tự hào, ông coi cày cấy là một niềm vui: “một cày một cuốc thú nhà quê”. Những người dân lao động chân lấm tay bùn đáng được biết ơn: “ăn lộc, đền ơn kẻ cấy cày”. Cuộc sống Nguyễn Trãi giản dị, nghèo mà thanh, ông ca ngợi hình dáng, tính chất của tùng, chúc, mai, 3 cây không chịu khuất phục trước gía lạnh của mùa đông, giống như ông, một người luôn giữ tấm lòng trong sạch, một tấm “lòng thơm”. Lòng thơm ấy là lòng yêu nước thương dân, nó suốt đời sôi nổi, nó dự trên chân lí của tư tưỏng nhân nghĩa_một tư tưỏng cao đẹp xuyên thấm cuộc đời và thơ văn ông. Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa chính là trừ bạo, yên dân.
Nguyễn Trãi quả là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông chính là một vị anh hùng dân tộc, một nhà tư tưỏng, nhà thơ, nhà văn hoá lớn của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như vua Lê Thánh Tông đã ca ngợi “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Lazi.vn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:

+ Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.

+ Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước, sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ tạo tính liên kết cao.

27 tháng 6 2023

THAM KHẢO!

- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:

+ Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.

+ Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước, sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ → tính liên kết cao.

15 tháng 3 2019

Vẻ đẹp của mùa hè và tâm hồn Nguyễn Trãi:

- Vẻ đẹp của mùa hè:

   + Hình ảnh cảnh vật: hòe lục đùn đùn, thạch lựu hiên phun thức đỏ, hồng liên trì…

   + Âm thanh sự sống: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve

- Sự quan sát lắng nghe vẻ đẹp cuộc sống từ tất cả những giác quan tinh tế nhất của tác giả.

→ Bức tranh màu hè giàu màu sắc, sôi động, căng tràn sức sống, đó cũng chính là tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời của tác giả.

Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: yêu thiên nhiên, mong mỏi dân chúng được an ổn, no đủ

   + Bức tranh mùa hè gợi cho ta thấy cảm nhận tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả

   + Tác giả là người có tấm lòng chân thành, tâm hồn chan chứa yêu thương, gắn bó với cuộc sống, cuộc đời

18 tháng 2 2019
Như chúng ta đã biết: năm 1427 đánh dấu sự kiện trọng đại quân ta đại thắng chống lại giặc Minh xâm lược. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã sáng tác ra “ Đại cáo bình Ngô”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “ thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. “ Bình Ngô đại cáo” đã nói lên phần nào nỗi lòng của Nguyễn Trãi cũng như của cả dân tộc Việt Nam ta: căm thù, phẫn uất trước kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện niềm tự hào về chiến công to lớn của thời đại. “ Đại cáo bình Ngô” được viết theo thể cáo, gồm bốn phần với những ý nghĩa sâu sắc khác nhau.

Chúng ta hãy cùng đến với đoạn mở của” Bình Ngô đại cáo”. Ở đoạn này, tác giả đã khẳng định luận đề chính nghĩa ngay ở những câu đầu tiên:

“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”


Tác giả khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống giặc Minh là để cuộc sống yên bình, là diệt trừ những thế lực tham tàn, bạo ngược, đó chính là việc làm danh nghĩa. Sau đó, Nguyễn Trãi còn khẳng định nước ta là một nước độc lập có chủ quyền, có lãnh thổ, phong tục, triều đại riêng…. Ở đây, giọng thơ nghe sao tự hào quá đỗi. Phải chăng, đây chính là những dòng thơ viết từ chính tiếng lòng hạnh phúc của Nguyễn Trãi, từ chính tấm lòng yêu quê hương, đất nước cao đẹp:

“ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”


Bằng những lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa, hợp với lòng dân, hợp với quy luật là chính nghĩa. Và lẽ dĩ nhiên, những việc làm cao quý đó chỉ có thể xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân cao cả.

Vạch rõ, tố cáo những tội ác của giặc Minh chính là nội dung chính của đoạn tiếp theo. Ở đây, Nguyễn Trãi đã liệt kê ra một loạt tội ác của giặc Minh. Chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má, phuaphen nặng nề, vơ vét sản vật quý hiếm, diệt xản xuất, sự sống, tàn sát dã man dân ta, làm cho dân ta lâm vào cảnh” khốn cùng”.

“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”


Cuối cùng, sau khi liệt kê một loạt tội ác của giặc Minh, tác giả đã bộc lộ thái độ căm thù, phẫn uất đồng thời kết tội chúng:

“ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được ? “


Tác giả đã có cách lập luận chặt chẽ, lời văn đanh thép, sử dụng những hình ảnh rất thực và có sức khái quát cao, giọng văn linh hoạt để kết tội giặc Minh. Có thể nói, phần thứ hai là một bảng cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của giặc Minh là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ.
Đoạn tiếp theo kể về quá trình nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống lại giặc Minh bạo tàn. Tả về những ngày đầu kháng chiến đầy gian khổ, tác giả đã lấy đó làm nền để lột tả hết những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta:

“ Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đương mạnh.


Lại ngặt vì :

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu. “


Trong lúc thế giặc mạnh thì quân ta binh lực yếu kém, có khi lương thực cạn kiệt, có khi quân ta hiếm hoi nhân tài. Thế nhưng, nhờ tài lãnh đạo của Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ địch. Đó là do người lãnh đạo có quyết tâm cao độ, có những chiến lược, chiến thuật phù hợp để nâng cao sức mạnh của tình đoàn kết của nhân dân, chú trọng mưu cơ hơn binh lực. Có thể nói, hình tượng của Lê Lợi chính là hình tượng người anh hùng áo vải sinh động và toàn diện.

Với giọng điệu hào hùng, tác giả đã kể về ba trận đánh: Trận Bồ Đằng-tro bay ; Trận Ninh Kiều-tết động ; Trận Chi Lăng-Mã An đến Xương Giang. Trong một loạt những cặp câu biền ngẫu, lối viết thậm xưng, nhạc điệu dồn dập mạnh mẽ mang đậm chất anh hùng ca, tác giả đã nhấn mạnh được sự thất bại thảm hại của giặc Minh và khí thế hào hùng của quân ta.

Đoạn cuối, tác giả đã tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chiến đấu chính nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn:

“ Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới “


Bằng giọng văn nhẹ nhàng khoan thai, tác giả đã tuyên bố nền hòa bình của dân tộc ta đã được lặp lại. Đồng thời, tác giả cũng rút ra bài học lịch sử và thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.

Với nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc, “ Đại cáo bình Ngô “ đã có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. Ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, tinh thần tự lập tự cường nêu bật sức mạnh của nhân dân ta, mở ra kỷ nguyên mới-kỉ nguyên hòa bình, độc lập tự do cho lịch sử dân tộc chính là những ý nghĩa sâu sắc mà “Bình Ngô đại cáo” mang lại.

“Đại cáo bình Ngô” tiêu biểu cho thể loại cáo, tiêu biểu cho thể loại văn chính luận của Nguyễn Trãi. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta, thể hiện được khát vọng tự chủ độc lập, yêu chuộng hòa bình.
11 tháng 3 2022

Câu 1: có thể tham khảo:

Quý ngữ và cảm thức thẩm mĩ về cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền

- Qúy ngữ chính là “cánh hoa đào” gợi lên:

   + Mùa xuân tươi đẹp

   + Cảm thức thẩm mĩ đơn sơ của bài thơ hai- cư này chính là triết lí sâu sắc rút ra được bức tranh mùa xuân tươi đẹp

- Bài thơ 7 quý ngữ “tiếng ve ngâm”: âm thanh vang vọng mùa hè, cảm thức thẩm mĩ nằm trong sự u huyền, tịch mịch nhưng cũng gợi sự thẩm thấu vào kẽ lá

- Quý ngữ bài 8: “những cái đồng hoang vu”, những cánh đồng hiện lên giấc mơ tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như gợi lên mùa thu hiu quạnh, cảm thức ẩn sâu trong sự vắng lặng đó.

Câu 2: 

  Yêu cầu về nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Phân tích tấm lòng với cuộc đời và con người của nghệ sĩ Phùng:

* Lần thứ nhất chứng kiến cảnh bạo hành gia đình:

_ Sẵn sàng vứt chiếc máy ảnh xuống đất để  nhào tới can thiệp giúp đỡ người đàn bà khốn khổ mặc dù chiếc máy ảnh rất quý, đặc biệt là đối với người nghệ sĩ như anh, nhất là khi nó còn đang chứa đựng kiệt tác nghệ thuật. Tuy nhiên, hơn cả sự quý giá về vật chất và tinh thần, đó là con người.

* Lần thứ hai chứng kiến cảnh bạo hành gia đình:

_ Tuy đã thực hiện xong nhiệm vụ được giao nhưng vẫn ở lại vì anh quan tâm đến gia đình hàng chài này, thấy mình không thể đứng ngoài cuộc mà phải làm điều gì đó.

_ Khi chứng kiến cảnh bạo hành gia đình lần hai nghệ sĩ Phùng đã lao ra can thiệp kịp thời và bị thương.

_ Nhờ bạn mình là chánh án tòa án huyện giúp đỡ gia đình này.

Tổng kết.

3 tháng 3 2023

Bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi về người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. Nhờ vào hai câu thơ cuối:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Qua đó, ta thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng