K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2019

Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.

1 tháng 8 2017

Chọn đáp án: A.

8 tháng 11 2021

Tham khảo

Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....

23 tháng 10 2016
Nhìn bao quát, tình yêu thương của Hồ Chí Minh mang tầm nhân loại rộng lớn. Điểu này tạo nên giá trị đặc biệt của tập thơ.
 
ở con người tác giả, rõ ràng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Bên cạnh sự nhạy cảm tinh tế, người đọc có thể nhận thấy ý chí sắt son, nghị lực phi thường, lớn lao, bền bí. Chất "tình" và chất "thép" được kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa trong tập Nhật kí trong tù. Đúng như cách đây mấy chục năm nhà thơ Hoàng Trung Thông đồ nhận xét về thơ Hồ Chí Minh: "Vần thơ của Bác vần thơ thép". "Thép" chính là tinh thần chiện đấu kiên cường, bất khuất. Nhưng điều đáng quý là chất ”thép" ấy được toát ra một cách tự nhiên, bình ,dị trong tư thế ung dung, tự tại của một con người làm chủ mọi tình huống. Có lần chuyển lao, Bác bị bọn lính xích chân vào thuyền, nhưng Người vẫn phát hiện cuộc sống đông đúc vui tươi của làng xóm bên sông, của những thuyền câu nhẹ lướt. Có lần, sau suốt một ngày đi xa vất vả, chiều xuống, Bác tới một xóm núi, gây ấn tượng đối với Người không phải là nỗi gian truân đã qua hoặc sắp tới mà lại chính là cảnh "Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng… Chất "thép" thể hiện đặc biệt rõ ở sự kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến thắng mọi gian lao thử thách khắc nghiệt. Đối với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử thách để rèn giũa con người thèm vững vàng kiên định. "Nghe tiếng giã gạo", Hồ Chí Minh làm thơ như để tự khuyên mình
BẠn tham khảo nha!
24 tháng 10 2016

Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỉ XX. Ngoài thơ tiếng Việt, Người còn để lại nhiều thơ chữ Hán, tiêu biểu nhất là lập "Nhật kí trong tù" - một tập thơ "trăm bài trăm ý đẹp". Bên cạnh những bài thơ chứa chan tình còn có những bài thơ sáng ngời chất thép. Nói về chất thép trong thơ Hồ Chí Minh, nhà văn Hoài Thanh có viết: "Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép, mới có tinh thần thép". Đó là một nhận xét tinh tế, thú vị.
 

"Nhật kí trong tù" có một số bài khẳng định dũng khí của người chiến sĩ: "Đề từ", "Bốn tháng rồi", "Nghe tiếng giã gạo"...

"Thân thể ở trong lao

Tinh thần ngoài lao

 

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao".

(Đề từ)

Không cao đàm khoát luận. Là trang nhật kí, viết để đối thoại với mình, vần như mang tính "hướng nội", lòng tự nhủ lòng, tự an ủi động viên mình trong những tháng ngày "ác mộng’". "Tinh thần ở ngoài lao" "kiên trì và nhẫn nại", "không chịu lùi...", "không nao núng...", là chất thép, là ý chí kiên cường, là tinh thần bất khuất của người chiến sĩ vĩ đại.

"Nhật kí trong tù" có rất nhiều bài thơ trữ tình không nói đến cách mạng, đến tinh thần chiến đấu, có nghĩa là không hề "nói chuyện thép" và "lên giọng thép", ấy thế nhưng "chất thép" lại ẩn chứa sau từng vần thơ, từng hình ảnh, từng câu chữ, hay đằng sau những nụ cười hóm hỉnh, hài hước hoặc mỉa mai.

Trong tù, chân tay bị cùm trói, muỗi rệp, đói rét, "ghẻ lở mọc đầy thân", mà tù nhân vẫn thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng lọt qua cửa ngục, vẫn làm thơ, và "Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu". Đó là chất thép. Nhìn xiềng xích và dây trói quấn đầy mình lại ví: "Rồng cuốn vòng quanh chân với tay - Trông như quan võ quấn tua vai". Mỗi bước chân đi, tiếng xích sắt kêu loảng xoảng, bất chợt nảy ra so sánh thú vị: "Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung". Cái nhìn ấy, nụ cười hóm hỉnh ấy được hiện ra trong cảnh địa ngục trần gian thì chính đó là chất thép của một con người mà "uy vũ bất năng khuất". Có nhiều bài thơ ghi lại cảnh chuyển lao. Có hành trình "Năm mươi ba cây số một ngày - Áo mũ đầm mưa rách hết giày". Có cảnh bị giải đi "Hôm nay xiềng sắt thay dây trói". Có chặng đường khổ ải: "Gió sắc tựa gươm mài đá núi - Rét như dùi nhọn chích cành cây”. Đó là những gian khổ mà Bác đã nếm trải trên con đường lưu đày. Đó cũng là chất thép. Một nội lực ghê gớm, một bản lĩnh phi thường, một tinh thần bất khuất lạc quan mới có thể làm nên chất thép ấy.

Chất thép trong "Nhật kí trong tù" có khi thể hiện trong cách nhìn của Bác đối với thiên nhiên, có lúc là niềm khoái cảm mà người tù cảm nhận được trong khoảnh khắc "tự do". Một tâm hồn chan hòa với thiên nhiên, luôn luôn làm chủ hoàn cảnh. Phong thái của người tù là cốt cách của một tao nhân mặc khách ung dung, tự tại



 

8 tháng 10 2016

Từ thành phố Vinh chúng tôi theo quốc lộ 1A qua cầu Bến Thủy để đến với huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Vùng đất Nghi Xuân vốn nổi tiếng với những dòng họ khoa bảng nổi danh trong lịch sử Việt Nam. Đúng như câu “Địa linh nhân kiệt”, phong cảnh làng quê nằm dưới chân 99 ngọn núi Hồng quả là rất đẹp. Làng (nay được gọi là xã) Tiên Điền, quê hương cụ Nguyễn Du nằm ngay giữa trung tâm huyện. Phía tây làng là sông Lam chảy ra Cửa Hội.

1-4.jpg

Đường làng Tiên Điền ngày nay

Vì phía đông làng Tiên Điền giáp với các làng nằm bên bờ biển Nam Hải nên Tiên Điền cũng được coi là làng duyên hải. Bờ biển Hà Tĩnh có những dải cát vàng do biển cả và sông dài bồi đắp thành từng doi rộng, trập trùng liên tiếp như những vệt lớn song song, xếp hàng chạy theo vệt sóng. Những đồi cát dài như thế nhờ gió thổi, sóng dồn cứ nhấp nhô cao thấp tạo thành cồn.

Buổi chiều, cảnh ánh tà dương nhuộm thắm những cồn cát trông thật đẹp. Phong cảnh này được cho là nguồn cảm hứng cho câu thơCát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia như cách Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều.

2-3.jpg

Đồng ruộng Tiên Điền

Nhà ở của Nguyễn Du hướng mặt về dãy Hồng Lĩnh xanh biếc. Thời gian về quê ở ẩn, thi hào đã sống rất chan hòa với dân làng. Cùng những người thợ làm tơi nón, Nguyễn Du lên núi hái vọt, hái lá nón, hay chẻ tre vót vành nón, khâu nón thâu đêm suốt sáng.

Để mưu sinh, ông từng làm ngư phủ, theo vạn chài ra sông Lam, xuống biển đánh bắt tôm cá hoặc mang cung kiếm theo phường săn lên núi săn muông thú. Chính quãng thời gian này đã mang lại cho ông những trải nghiệm và cảm xúc để viết Văn tế thập loại chúng sinh bất hủ.

3.jpg

Khu lưu niệm Nguyễn Du mới được xây dựng

Đường vào làng Tiên Điền hiện nay đã được trải nhựa. Bên đường, xen kẽ với những nếp nhà mới xây tươi màu là nhiều di tích, nhà thờ hay bia mộ đã bạc màu của những bậc danh nhân, quan cách xưa. Một cụ già trong làng cho biết trước đây hai bên đường làng dày đặc bia đá cổ, nay đã bị thất lạc hoặc hư hại nhiều.

Khu di tích Nguyễn Du là quần thể các di tích dòng họ trải dài trên địa bàn toàn xã. Trong hơn 400 năm sống ở làng, dòng họ Nguyễn đã xây dựng một số đền chùa, văn bia, cầu cống, đình… nhưng đến nay, đa số đã trở thành phế tích.

4.jpg

Đền thờ tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ Nguyễn Du

Năm 1965, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành bảo vệ một số di tích còn lại và sau này xây dựng khu lưu niệm Nguyễn Du khá bề thế. Trong đó, nhà trưng bày là một ngôi đình kiến trúc gỗ có niên đại cuối thế kỷ XVIII được chuyển từ huyện khác về đây để làm nơi trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.

Hiện nay, nơi đây có gần một ngàn tài liệu, hiện vật, tiêu biểu như nghiên bút của Nguyễn Du, bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, bộ sưu tập sách viết về Nguyễn Du…

 

5.jpg

Cách khu lưu niệm Nguyễn Du vài trăm mét là đền thờ tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào. Đền thờ quy mô vừa phải nhưng kiến trúc thanh thoát và mỹ thuật, trước cổng có cặp voi đá và ngựa đá.

Tiếc là do thiếu sự chăm sóc nên công trình này trông khá xuống cấp. Điều này cũng tương tự với hầu hết di tích trong làng. Vườn Nguyễn Du ngoài cây muỗm cổ thụ 300 tuổi cũng không có cây cối gì đặc sắc.

6.jpg

Một gian nhà cổ trong làng

Về thăm quê hương của đại thi hào mà mình rất mực yêu mến, chúng tôi không khỏi xúc động trước những di tích gắn liền với nhiều câu thơ đã đi vào tâm hồn của hầu hết người Việt. Thế nhưng bên cạnh đó, một cảm giác tiếc nuối vẫn cứ đeo đuổi mỗi người.

Tiên Điền đẹp, lắm di tích nhưng sự quy hoạch tổng thể và chăm sóc, đầu tư đến nơi đến chốn vẫn chưa có. Ngôi làng khoa bảng này cũng rất giàu vốn liếng văn nghệ dân gian với các điệu hát ví, hát dặm, hát đò đưa, các hình thức diễn xướng dựa trên Truyện Kiều nhưng chẳng được mấy du khách biết đến.

8 tháng 10 2016
Từ thành phố Vinh chúng tôi theo quốc lộ 1A qua cầu Bến Thủy để đến với huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Vùng đất Nghi Xuân vốn nổi tiếng với những dòng họ khoa bảng nổi danh trong lịch sử Việt Nam. Đúng như câu “Địa linh nhân kiệt”, phong cảnh làng quê nằm dưới chân 99 ngọn núi Hồng quả là rất đẹp. Làng (nay được gọi là xã) Tiên Điền, quê hương cụ Nguyễn Du nằm ngay giữa trung tâm huyện. Phía tây làng là sông Lam chảy ra Cửa Hội.

1-4.jpg

 

Vì phía đông làng Tiên Điền giáp với các làng nằm bên bờ biển Nam Hải nên Tiên Điền cũng được coi là làng duyên hải. Bờ biển Hà Tĩnh có những dải cát vàng do biển cả và sông dài bồi đắp thành từng doi rộng, trập trùng liên tiếp như những vệt lớn song song, xếp hàng chạy theo vệt sóng. Những đồi cát dài như thế nhờ gió thổi, sóng dồn cứ nhấp nhô cao thấp tạo thành cồn.

Buổi chiều, cảnh ánh tà dương nhuộm thắm những cồn cát trông thật đẹp. Phong cảnh này được cho là nguồn cảm hứng cho câu thơCát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia như cách Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều.

2-3.jpg

 

Nhà ở của Nguyễn Du hướng mặt về dãy Hồng Lĩnh xanh biếc. Thời gian về quê ở ẩn, thi hào đã sống rất chan hòa với dân làng. Cùng những người thợ làm tơi nón, Nguyễn Du lên núi hái vọt, hái lá nón, hay chẻ tre vót vành nón, khâu nón thâu đêm suốt sáng.

Để mưu sinh, ông từng làm ngư phủ, theo vạn chài ra sông Lam, xuống biển đánh bắt tôm cá hoặc mang cung kiếm theo phường săn lên núi săn muông thú. Chính quãng thời gian này đã mang lại cho ông những trải nghiệm và cảm xúc để viết Văn tế thập loại chúng sinh bất hủ.

3.jpg

 

Đường vào làng Tiên Điền hiện nay đã được trải nhựa. Bên đường, xen kẽ với những nếp nhà mới xây tươi màu là nhiều di tích, nhà thờ hay bia mộ đã bạc màu của những bậc danh nhân, quan cách xưa. Một cụ già trong làng cho biết trước đây hai bên đường làng dày đặc bia đá cổ, nay đã bị thất lạc hoặc hư hại nhiều.

Khu di tích Nguyễn Du là quần thể các di tích dòng họ trải dài trên địa bàn toàn xã. Trong hơn 400 năm sống ở làng, dòng họ Nguyễn đã xây dựng một số đền chùa, văn bia, cầu cống, đình… nhưng đến nay, đa số đã trở thành phế tích.

4.jpg

 

Năm 1965, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành bảo vệ một số di tích còn lại và sau này xây dựng khu lưu niệm Nguyễn Du khá bề thế. Trong đó, nhà trưng bày là một ngôi đình kiến trúc gỗ có niên đại cuối thế kỷ XVIII được chuyển từ huyện khác về đây để làm nơi trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.

Hiện nay, nơi đây có gần một ngàn tài liệu, hiện vật, tiêu biểu như nghiên bút của Nguyễn Du, bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, bộ sưu tập sách viết về Nguyễn Du…

5.jpg

 

Cách khu lưu niệm Nguyễn Du vài trăm mét là đền thờ tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào. Đền thờ quy mô vừa phải nhưng kiến trúc thanh thoát và mỹ thuật, trước cổng có cặp voi đá và ngựa đá.

Tiếc là do thiếu sự chăm sóc nên công trình này trông khá xuống cấp. Điều này cũng tương tự với hầu hết di tích trong làng. Vườn Nguyễn Du ngoài cây muỗm cổ thụ 300 tuổi cũng không có cây cối gì đặc sắc.

6.jpg

 

Về thăm quê hương của đại thi hào mà mình rất mực yêu mến, chúng tôi không khỏi xúc động trước những di tích gắn liền với nhiều câu thơ đã đi vào tâm hồn của hầu hết người Việt. Thế nhưng bên cạnh đó, một cảm giác tiếc nuối vẫn cứ đeo đuổi mỗi người.

Tiên Điền đẹp, lắm di tích nhưng sự quy hoạch tổng thể và chăm sóc, đầu tư đến nơi đến chốn vẫn chưa có. Ngôi làng khoa bảng này cũng rất giàu vốn liếng văn nghệ dân gian với các điệu hát ví, hát dặm, hát đò đưa, các hình thức diễn xướng dựa trên Truyện Kiều nhưng chẳng được mấy du khách biết đến.

2 tháng 12 2021

Không chép mạng thì tự làm đi em, lên đây hỏi xong bảo người ta không chép mạng rồi người ta cho chép mạng thì khác gì nhau đâu

2 tháng 12 2021

Đúng rồi cj

12 tháng 10 2021

hãy viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ đi chợ hộ dân trong thời covid-19 viết hộ mk với

11 tháng 10 2023

Nguyễn Du thực sự là một nhà thơ có trái tim giàu lòng yêu thương và sự cảm thương đặc biệt đối với cuộc đời của người phụ nữ, cụ thể là nhân vật chính Thuý Kiều trong tác phẩm "Truyện Kiều". Dưới đây là một số câu thơ trong tác phẩm để chứng minh điều này:

1. **"Thảo yêu còn đây mà đắng cay, Ngồi ngâm tương tư lệ hằn quầng."**

   Trong đoạn này, Nguyễn Du tả lại tình trạng cảm đau và bất hạnh của Thuý Kiều sau khi bị bán làm gái mại dâm. Câu thơ này thể hiện sự cảm thương sâu sắc đối với số phận đau khổ của nữ nhân.

2. **"Ai con mà gặp kẻ ngờ trong, Thế kia đoạn trường mạng làm chi?"**

   Câu thơ này là phần của tấm lòng của Kiều khi cô thương xót số phận của các người đàn ông còn lại trên đò. Cô không muốn đối diện với họ trong hoàn cảnh khó khăn và mong muốn giúp đỡ họ.

3. **"Bởi mình hôm trước qua môi gió, Vì anh chàng nghèo đứng đò đông."**

   Trong câu thơ này, Kiều trình bày lòng từ bi và lòng nhân ái khi cô xem xét tình huống của người đàn ông nghèo trên đò, người bị lạnh giá đứng giữa cơn bão.

Các ví dụ này chỉ ra rõ ràng lòng yêu thương và sự cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật chính Thuý Kiều và những người trong tác phẩm. Ông lồng ghép những cảm xúc này vào tác phẩm để thể hiện một góc nhìn nhân đạo về cuộc sống và nhân văn.