K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2018

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

15 tháng 9 2018

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

kkk nha

30 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu là người bạn thân thiết của người dân và gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và chúng được xem như biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Trâu bắt nguồn từ loài trâu rừng. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uốn cong như hình một lưỡi liềm. Chúng được con người sử dụng làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày. Một con trâu đực trung bình cày bừa từ 3 - 4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2 - 3 sào.

Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400 - 500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.

Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu.

Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ” để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”.

Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những “kháp đấu” giữa các “ông trâu”. Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các “kháp đấu” giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.

Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê việt nam và Đất nước Việt Nam.

14 tháng 9 2018

con heo béo rất béo, hết

17 tháng 9 2019

Dàn ý

A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về giống vật nuôi (chó)

B. Thân bài:

 

1. Nguồn gốc

- Chó là loài động vật có vú, có tổ tiên là loài cáo và chó sói; sau đó tiến hóa thành loài chó nhỏ, màu xám, sống trong rừng, dần dần được con người thuần hóa và trở thành vật nuôi phổ biến nhất trên thế giới.

2. Phân loại

- Chó ở Việt Nam được chia thành 2 loại chính: chó thuần chủng có nguồn gốc tại Việt Nam (chó cỏ) và chó có nguồn gốc từ nước ngoài (chó Alaska, chó Bulldog,…)

3. Đặc điểm

- Chó là loài động vật có vú, các bộ phận cơ thể phát triển khá hoàn thiện, gồm: phần đầu, phần thân, và phần đuôi.

- Chó đặc biệt phát triển ở các giác quan: thính giác, khứu giác, giúp nó có thể thích nghi với hoạt động săn mồi.

    + Chó có đôi tai to, rất thính, có thể nhận biết được 35.000 âm rung chỉ trong 1 giây

    + Mũi chó rất thính, có thể nhận biết tới tối đa 220 triệu mùi khác nhau. Đặc biệt ở phần mũi chó, sống mũi và các nếp nhăn trên mũi sẽ tạo ra những đường vân độc nhất, gọi là vân mũi - thứ giúp nhận định danh tính của chúng.

- Mắt chó có 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ 3 nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Chó phân biệt vật thể theo thứ tự: từ chuyển động đến ánh sáng rồi mới đến hình dạng. Vì vậy mà thị giác của chó rất kém, khả năng nhận biết màu sắc kém, nhưng bù lại, chúng có thể quan sát khá rõ trong đêm tối.

- Não chó rất phát triển, theo một nghiên cứu khoa học, trí tuệ của loài chó có thể tương đương với một đứa trẻ 2 tuổi. Vì vậy, loài chó là một trong những loài vật được nuôi nhiều nhất trên thế giới vì sự thông minh, nhạy bén, dễ bảo, và đặc biệt trung thành với chủ.

- Về thời gian sinh sản: Thời gian mang thai trung bình của chó từ 60-62 ngày. Chó khi mới sinh ra được bú mẹ và chăm sóc đến khi trưởng thành. Trong thời gian mang thai và chăm sóc con, chó mẹ rất hung dữ và nhạy cảm.

- Về sức khỏe: chó có tuổi thọ khá cao so với các con vật nuôi khác, trong điều kiện thuận lợi, chó có thể sống tới 12 đến 15 năm.

4. Lợi ích và ý nghĩa của loài chó

- Chó được nuôi với rất nhiều mục đích, chủ yếu là giữ nhà hoặc làm thú chơi. Thịt của chó đặc biệt có rất nhiều chất đạm, vì vậy, một số nơi nuôi chó để lấy thịt. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều người trên thế giới đang kêu gọi không ăn thịt chó bởi chó là loài động vật thông minh, tình cảm và trung thành, sống gắn bó với con người.

- Trong đời sống văn hóa, chó gắn bó với con người như một người bạn, một người thân trong gia đình. Chó là biểu tượng của lòng trung thành, dũng cảm, lòng tin và sự yêu thương.

5. Một số lưu ý khi nuôi chó

- Chó là loài vật dễ nuôi, dễ bảo. Tuy nhiên khi nuôi cần chú ý một số điều:

    + Tránh bạo hành chó

    + Chú ý nguồn thức ăn: Một số thức ăn gây ngộ độc cho chó: Socola, hành, tỏi, nho,…

    + Đối với những loài chó dữ, người nuôi chó cần có lồng nhốt hoặc xích để giữ chó

    + Tiêm phòng cho chó ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là tiêm phòng dại.

C. Kết bài: Khái quát lợi ích của vật nuôi.

Bài mẫu

Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là "linh cẩu".

Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Chó là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.

Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.

Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: Một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.

Chó có đến 2 lớp lông: Lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ "hạ nhiệt" trong những ngày oi bức.

Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.

Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.

Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu hộ ở các bến cảng, sân bay,... nơi xảy ra sự cố.

Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh "dại". Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.

Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.

Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.

22 tháng 9 2019

bạn nên tìm thông tin về con vật ấy trên mạng sau đó viết bổ sung

bạn tìm trên mạng sau đó tham khảo và chỉnh sửa theo ý của mik là đc

7 tháng 9 2018

1. I. Mở bài

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, không ai là không đến trường. mỗi ngày đến trường là một niềm vui, một kỉ niệm đẹp của thời học sinh. Thời đi học trong mỗi ai cũng có những ấn tượng đẹp, những kỉ niệm đẹp. Và đối với học sinh thì không thể bỏ qua một loài hoa rất thân thuộc với mỗi người, đó là hoa phượng. Bài viết này chúng ta đi tìm hiểu về cây phượng.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

- Có tên là Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng.

- Họ Fabaceae

- Sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới

- Tên theo tiếng anh Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree

- Tên theo tiếng trung là phượng hoàng mộc, kim hoàng

2. Đặc điểm

a. Thân cây

- Thuộc thân gỗ

- Có lớp vỏ xù xì

- Có màu nâu sẫm

b. Lá

- Nhỏ

- Lá mọc đối xứng qua một xương lá

- Thuộc họ lá kép lông chim

- Màu xanh lục

c. Tán lá

- Rộng

- Dài, vươn xa

- Nhỏ chi chít

- Tạo bóng mát

d. Rễ

- Cắm sâu xuống đất

- Có phần nổi trên mặt đất dài ngoằng ngèo

e. Hoa

- Màu đỏ

- 5 cánh

- Có lốm đốm màu vàng

f. Quả

- Dẹp

- Chứa nhiều hạt

- Có vị ngọt

3. Sinh trưởng

- Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh

- Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du.

- Mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng

- Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi

4. Khu vực nhiều phượng

- Hoa kì

- Khu vực Caribe

- Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).

5. Ý nghĩa của cây phượng

- Che mát, tạo không gian mát mẻ

- Làm đẹp tường học, phố phường

- Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác

- Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đẹp đẽ của học sinh

2 . I. Mở Bài

Giới thiệu: Nơi làng quê, nông thôn Việt Nam ta thường hay có một câu nói: "Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Hình ảnh con trâu là một trong nhừng hình ảnh thân thương, mộc mạc và có sự gắn bó sâu sắc với những người nông dân.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

Trâu có nguồn gốc từ loài trâu rừng, đã được con người thuần hóa từ rất lâu.

2. Cấu tạo

- Trâu thuộc nhóm trâu đầm lầy. Giống trâu rất dễ nhận dạng, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng:

+ Thân hình: vạm vỡ, thấp, bụng to, mông dốc.

+ Ở dưới cổ chỗ hai xương ức có hai dải lông màu trắng.

+ Loài trâu luôn khoác lên mình bộ áo màu xám đen.

+ Cân nặng thì trâu đực nặng từ 400-500 kg.

- Đặc điểm sinh sản: Thời gian mang thai cùa trâu nội là 320-325 ngày. Theo sự phát triển của thai việc nuôi dưỡng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Thời kỳ bắt đầu mang thai đến 7-8 tháng, nuôi trâu chủ yếu là thức ăn xanh. Trước khi đó 2-3 tháng, ngoài thức ăn thô xanh cần cho trâu ăn thức ăn tinh (cám, bắp, lúa nghiền ...) từ 0,5 - 1,5 kg/con/ngày.

- Ở tháng tháng thứ nhất và tháng cuối của thai kỳ, không sử dụng trâu để làm những việc nặng nhọc như cày, kéo, không xua đuổi nhiều... tránh ảnh hưởng đến thai. Giai đoạn gần đẻ, nên chăn thả gần và nuôi riêng trâu mang thai để tiện chăm sóc.

- Trước khi trâu đẻ 1-2 ngày, nhốt trâu tại chuồng, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị dụng cụ và trực trâu đẻ. Nghé vừa sinh phải được móc sạch nhớt ở miệng, mũi và lau khô sạch toàn thân, cắt rốn để dài khoáng 10cm và dùng cồn I-ốt sát trùng vết cắt, xong cho bú ngay. Sau khi trâu đẻ, cHo trâu uống nước ấm có pha ít muối, tránh để trâu mẹ ăn nhau thai.

- Giai đoạn nuôi con: Trong giai đoạn này cần cho trâu cái ăn nhiều để phục hồi cơ thể và sản xuất sữa đê nuôi con. Ngoài chăn thả phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng. Chăn thả trâu mẹ từ gần tới xa để nghé con quen dần, luôn để nghé con được bú sữa mẹ. Mùa mưa cần chú ý việc che chắn chuồng nuôi không bị mưa tạt gió lùa, giữ cho nghé khói bị lạnh. Hàng ngày dạ chuồng sạch sẽ, khô ráo; đảm bảo có nước sạch thường xuyên tại chuồng.

3. Lợi ích

- Ở trâu, ta còn có thể thấy được sức mạnh dẻo dai, bền bỉ. Nhờ vào sức mạnh ấy trâu có thể giúp con người kéo cày, kéo bừa trên ruộng đồng hay kéo xe, kéo gỗ. Tuy trâu kéo cà rền cà rịch, chậm chạp nhung bù lại trâu có thể kéo nặng.

- Khi gặp ổ gà trâu cũng có thể vượt qua.

- Bên cạnh việc cày bừa, trâu cũng cho sữa và thịt trong sản xuất, nhưng sữa trâu không béo và tươi như bò nên không tiêu thụ nhiều trên thị trường.

- Thịt trâu cũng được bán rộng rãi bởi nó có chứa nhiều chất bổ dưỡng và thịt rất ngon.

- Chúng ta có thể dùng phân trâu đế bón ruộng, vườn cây ăn trái sẽ góp phần giúp cây tươi tốt.

- Ớ Tây Nguyên, người ta thường dùng da trâu làm căng mặt trống. Ngoài ra­, da trâu cũng có thể làm ra một liều thuốc trị bệnh bao tử.

4. Cách chăm sóc

- Phải tắm cho trâu mỗi ngày, cho ăn uống dầy đủ chất dinh dưỡng.

- Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ.

- Sử dụng tlìức ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bần và mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé.

- Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi.

- Bố trí chuồng nuôi trâu không quá gần nhà ở, nguồn nước sinh hoạt và không nuôi chung với các loại vật nuôi khác.

- Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1- 3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại 1 lần (cần chủ động tẩy sán trước khi phổi giống).

- Định kỳ tiêm phòng các loại vắc xin Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng... theo lịch của thú y.

5. Ý nghĩa

- Trâu luôn được mọi người ví như sự hiện diện của con người Việt Nam ta bởi tính cần cù, chăm chi.

- Trâu còn được đưa vào các lề hội, điển hình như ở Đồ Sưu – Hải Phòng lãng năm đều diên ra lê hội chọi trâu. Vòng "chung kết” được diễn ra vào mồng chín tháng tám âm lịch. Quan niệm cho rằng nếu nhà nào có trâu thắng thì sẽ gặp nhiêu điều may mắn và hạnh phúc.

- Ở Tây Nguyên thì các dân làng thường hay tổ chức buổi giết trâu đem tế thần linh cầu mong cho một năm mới gặp nhiều điều an lành.

III. KẾT BÀI

- Hình ảnh “Con trâu đ trước, cái cày đi sau” đã in sâu trong tâm trí mỗi con người Việt Nam.

- Trâu được mọi người xem là thành viên thân thiết trong gia đình.

3. I. MỞ BÀI

Giới thiệu:

- Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi chùa khá nổi tiếng của Huế.

- Là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

II.THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây.

- Chùa Thiên Mụ chính thức khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

- Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của 1 Huế.

2. Kết cấu

- Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài.

- Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trinh kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên vuông, cống tam quan là bốn trụ biêu xây sát đường cái, từ công tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bảng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị), lui về phía trong có hai lầu hình lục giác - một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu).

- Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp).

- Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

3. Ý nghĩa

- Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cùng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế.

- Vua Thiệu Trị Liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 20 thắng cảnh thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh.

- Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng chùa và mời ngài Thích Đại Sán - một vị cao tăng người Trung Ọuốc tới Phú Xuân.

III. KẾT BÀI

- Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ và đẹp của Việt Nam.

- Chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn nó trường tồn cùng thời gian.

7 tháng 9 2018

tham khảo tạm ( vì bận học ko có t/g )

I. Mở bài: Giới thiệu về con chó

Một trong những con vật thân thiết và trở thành người bạn trung thành của con người là con chó. Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm và có ích với con người.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

- Tổ tiên của chó là cáo và sói

- Vì thế mà chó được con người thuần hóa và tồn tại đến bây giờ

- Qua nhiều lần lai tạo thì ngày nay chó có rất nhiều loại

2. Phân loại

Chó ta, chó tây, chó béc, Chihuahua v.v…

3. Đặc điểm

+ Đặc điểm ngoại hình:

- Là động vật thuộc bộ thú

- Có bộ lông rậm rạp

- Thị thính và thính giác rất phát triển

- Có bốn chi, rất linh hoạt và nhanh nhẹn

- Mắt chó 3 mí

+ Đặc điểm sống

- Đặc điểm sinh sản: Chó sinh sản theo lứa, tùy vào mỗi con mà mỗi lứa có số con khác nhau.

- Đặc điểm sinh sống: Chó thường sống theo bầy đàn, nhưng chó nhà thì tùy vào chủ nhà

- Đặc điểm sống: Chúng rất biết nghe lời và trung thành

4. Vai trò của con chó

- Là vật nuôi: Do chó dễ gần, thân thiện với con người nên nó được làm vật nuôi trong mỗi gia đình

- Là người bạn: Chó trở thành người bạn thân thiết đối với con người

- Chó đặc vụ, chó cảnh-sát: Chính vì sự nhanh nhẹn, trung thành mà chó rất hữu ích trong những công việc này.

5. Quan hệ với con người

Chó luôn là người bạn, thân thiết, trung thành với con người.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về con chó

Con chó luôn ở bên cạnh con người trong những lúc khó khăn cũng như giàu có, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Dù có thế nào chó vẫn luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết và trung thành của con người.