K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
19 tháng 2 2020

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

- Thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam:

+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Tháng 2/1859, Pháp đánh thành Gia Định.

+ Tháng 2/1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kì.

+ Ngày 5/6/1862, triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Tháng 6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì.

+ Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội.

TL
19 tháng 2 2020

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHÓNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861).

- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây.

- Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây:

+ Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh...

+ Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn (1867)

- Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:

+ Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh...

+ Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông...

20 tháng 1 2021

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1- 9-1858,quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân Triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả.

=> Làm thất bại âm mưu "Đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét- pê- răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10- 12- 1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867- 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

20 tháng 1 2021

- Ban đầu:

+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...

+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).

12 tháng 1 2021

I'm also a fan of mixi gaming

2 tháng 7 2020

1/9/1858 : Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam

2/1859 : Pháp đánh Gia Định

2/1862 : Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì

5/6/1862 : Kí Hiệp ước Nhâm Tuất

6/1867 : Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

20/11/1873 : Pháp đánh thành Hà Nội

18/8/1883 : Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng kí Hiệp ước Hácmăng

6/6/1884 : Kí Hiệp ước Patơnôt

5/7/1885 : Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huê

13/7/1885 : Ra Chiếu Cần vương

1886 - 1887 : Khởi nghĩa Ba Đình

1883 - 1892 : Khởi nghĩa Bãi Sậy

1885 - 1895 : Khởi nghĩa Hương Khê

1884 - 1913 : Khởi nghĩa Yên Thế

Nửa cuối thế kỉ XIX : Trào lưu cải cách Duy tân

1905 - 1909 : Phong trào Đông du

1907 : Đông Kinh nghĩa thục

1908 : Cuộc vận động Duy tân và phong trào chông thuế ở Trung Kì

1911 : Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nưốc

2 tháng 7 2020

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-31-on-tap-lich-su-viet-nam-tu-nam-1858-den-nam-1918.1528/

Bạn tham khảo nhé (Lười viết ra lém)

7 tháng 6 2021

Từ năm 1858 - 1884 nhà Nguyễn đã kí với Pháp 4 bản hiệp ước để thỏa hiệp :

Hiệp ước đầu tiên là hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình Huế chính thức thừa nhận sự cai trị của pháp ở 3 tỉnh Miền Đông (Gia Định , Định Tường , Biên Hòa) và đảo Côn Luân , mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán

 Tiếp theo là hiệp ước Giáp Tuất 1874 triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp 

 Hiệp ước Hắc- Măng (hiệp ước Quý Mùi) 1883 triều đình chính thức thùa nhận nền bảo hộ của Pháp ở 2 tỉnh Bắc kì và Trung kì mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả Trung Quốc ) đều do Pháp nắm

 Cuối cùng là hiệp ước Pa - thơ - nốt 1884 triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp 

 \(\Rightarrow\) Như vậy qua mỗi bản hiệp ước nhà Nguyễn lại lần lượt nhượng bộ cho Pháp , từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta

\(\Rightarrow\) Việt Nam trở thành một nước nửa phong kiến , nửa thuộc địa

 Chúc bạn học tốt 

Tiếp theo là hi

7 tháng 6 2021

Bạn xóa chữ ' tiếp theo là hi ' giúp mình nhé

26 tháng 4 2022

Tham khảo

Ngày 1-9-1858ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

26 tháng 4 2022

tham khảo

Ngày 1-9-1858ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

23 tháng 4 2018

- Sự thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:

Đêm 31/8/1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt, từ đó Pháp thiết lập sự thống trị ở toàn Việt Nam.

+ về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Thực dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất nước trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực.

+ về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất (1897 - 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929), trong đó lấy Việt Nam là trọng điểm.

Tư bản Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (lập các đồn điền cao su, cà phê, chè...) và ngành khai mỏ (chủ yếu là than, sẳt, thiếc, vàng...) để thu lợi nhuận nhiều và nhanh. Tư bản Pháp xây dựng ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến; độc quyền ngoại thương. Ngân hàng Đông Dương của Pháp độc quyền tài chính, đặt ra hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuế thân; thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi.

Kết quả là nền kinh tế nước ta có sự phát triển mức độ nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng là nền kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp.

+ về văn hoá, thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hoá; xoá bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc.

Kết quả là hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít mọi thông tin tiến bộ từ bên ngoài.

- Sự thay đối tính chất xã hội và cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam:

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội Việt Nam đã thay đổi. Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.

Giai cấp địa chủ, đa số là địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước, căm ghét, vừa có tinh thần dân tộc chống Pháp, số đại địa chù, tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp là đối tượng của cách mạng.

Giai cấp nông dân chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc, địa chủ, phong kiến bóc lột, cuộc sống cực khổ nên rất tích cực chống đế quốc và phong kiến.

Tầng lớp tiểu tư sản gồm người buôn bán nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên... phát triển khá nhanh. Họ nhạy cảm trước thời cuộc, đời sống rất bấp bênh nên hăng hái đấu tranh và là lực lượng quan trọng của cách mạng.

Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Một bộ phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn với Pháp, trở thành tay sai của chúng. Bộ phận tư sản còn lại, thế lực kinh tế nhỏ bé, bị tư sản nước ngoài chèn ép nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, có thể đi với cách mạng.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914) và phát triển khá nhanh. Năm 1914 khoảng 10 vạn, đến năm 1929 tăng lên 22 vạn. Giai cấp công nhân Việt Nam tuy số lượng ít, ra đời muộn so với công nhân nhiều nước nhưng mang đầy đủ đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế là có tính chất tiên tiến, triệt để cách mạng, tính kỷ luật và tính chất quốc tế.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa lớn lên đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, rất kiên quyết cách mạng và đã nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị độc lập. Công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, bị bần cùng hoá nên có quan hệ gần gũi với nông dân, rất thuận lợi cho liên minh công nông. Trong các giai cấp ở Việt Nam lúc đó "Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”'.

Trong xã hội Việt Nam nối lên hai mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn cơ bản thứ nhất đồng thời là mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Mâu thuẫn cơ bản thứ hai giữa nhân dân Việt Nam, đa số là nông dân với địa chủ phong kiến.

Hai mâu thuẫn này gắn bó, tác động lẫn nhau đòi hỏi đồng thời giải quyết. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu cơ bản, chủ yếu nhất vì phản ánh nguyện vọng bức thiết của cả dân tộc Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.

- Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản:

+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:

Tiêu biểu nhất là phong trào cần Vương do vua Hàm Nghi phát động. Phong trào cần Vương diễn ra từ năm 1885 đến năm 1896 với hàng loạt các cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885 - 1896); cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng tổ chức (1885 - 1886); cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật đứng đầu (1885 - 1892). Kéo dài và quyết liệt nhất là phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884 — 1913) v.v...

Các cuộc khởi nghĩa vũ trang đó tiếp tục khẳng định tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta và làm cho thực dân Pháp tổn thất nặng nề, không ổn định thống trị hàng chục năm trời.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến do thiếu đường lối đúng đắn. Giai cấp phong kiến đã không đủ sức lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam đi đến thành công.

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dẫn chủ tư sản:

Đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng các cuộc cách mạng tư sản bên ngoài, phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra sôi nổi theo hai khuynh hướng chính:

Khuynh hướng bạo động vũ trang do Phan Bội Châu lãnh đạo. Ông tổ chức phong trào Đông Du (1906 — 1908) chủ trương nhờ Nhật Bản giúp đỡ. Phong trào du học diễn ra gần hai năm, Pháp - Nhật Bản thoả hiệp trục xuất Phan Bội Châu và du học sinh Việt Nam. Phong trào Đông Du thất bại.

Sau khi cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) thắng lợi, Phan Bội Châu về Trung Quốc thành lập Việt Nam Quang phục Hội, chủ trương vũ trang chống Pháp ở trong nước, khôi phục độc lập dân tộc.

Khuynh hướng cải cách dân chủ do Phan Châu Trinh (1782 - 1926) tổ chức. Những năm 1906 - 1908, ông chủ trương cải cách dân chủ nâng cao dân trí, cổ vũ tinh thần, cải thiện đời sống nhân dân bằng con đường bất bạo động, công khai khai hoá cải cách, chấn hưng văn hóa, công nghệ, chống mê tín dị đoan.

Các phong trào khác như phong trào dạy học theo lối mới ở Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội (1907); phong trào biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ (1908); phong trào đấu tranh của Đảng Lập Hiến (1923), Đảng Thanh Niên (1926). Mạnh mẽ nhất là phong trào của Việt Nam quốc dân Đảng (1929- 1930).

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phản ánh tinh thần dân tộc của một bộ phận trí thức, tư sản Việt Nam nhưng tất cả đều thất bại. Nguyên nhân thất bại chính là do thiếu đường lối đúng đắn. Địa vị kinh tế, chính trị non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam đã không đủ sức lãnh đạo cách mạng.

Tóm lại, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đang ở thời kỳ khủng hoàng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Cách mạng Việt Nam ví như “trong đêm tối không có đường ra”.

- Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị thành lập Đảng và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản:

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trước khi ra đi, Người đã tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình; được học tập, có vốn kiến thức văn hoá, sớm cảm thông với nỗi khổ nhục của người dân mất nước; hiểu rõ nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước, Người quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Người qua Pháp, đến nhiều nước châu Phi và sống ở Mỹ (1912 - 1913), sống ở Anh (1914 - 1917); kiên trì chịu đựng gian khổ và sớm có tình cảm thương yêu giai cấp của những người lao động nghèo khổ.

Tháng 7/1917, Người từ Anh trở về Pháp. Cùng với những người yêu nước Việt Nam, Người tham gia các hoạt động chính trị- xã hội, văn hoá Pháp và ủng hộ nước Nga Xô viết.

Từ sau ngày 17/7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” trên báo L’Humanite và hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế Cộng sản. Cuối tháng 12/1920, tại Đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp họp ở thành phố Tua (Pháp), Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là bước chuyển về chất trong lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc.

Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ (Le Paria) và tham gia viết báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô và làm việc ở Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Người đã tham gia các Hội nghị Quốc tế nông dân, Quốc tế Thanh niên và dự các khoá bồi dưỡng ngắn hạn của Quốc tế Cộng sản.

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc là phái viên Ban thư ký Viễn Đông trở về hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc. Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh Niên, mở nhiều lớp và trực tiếp giảng bài, huấn luyện con đường cách mạng, phương pháp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành tác phẩm “Đường kách mệnh” (1927).

Đường cách mệnh chỉ rõ kinh nghiệm của các cuộc cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp năm 1789, cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và kết luận: Chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga là cách mạng triệt đệ nhất. Cách mạng Việt Nam cần phải đi theo con đường cách mạng vô sản mới thành công.

Bây giờ chủ nghĩa nhiều nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, trong đó công nông là "gốc cách mệnh". Cách mạng muốn thắng lợi phải có đảng cách mệnh. Đảng có vững cách mệnh mới thành công. Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.

Đường cách mệnh đã chỉ rõ những vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

- Sự ra đời các tổ chức cộng sản:

Trước năm 1925, phong trào công nhân Việt Nam diễn ra hoàn toàn tự phát. Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, báo Thanh Niên làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin và khuynh hướng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản ngày càng chiếm ưu thế ở Việt Nam.

Tiêu biểu nhất vào đầu tháng 8/1925, hơn 1.000 công nhân Ba Son, Sài Gòn do Công hội đỏ tổ chức bãi công thắng lợi. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương "Vô sản hoá", đưa hội viên của mình vào làm việc tại các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền trong nước để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng, tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân đấu tranh.

- Tháng 3/1929, tại nhà số 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) Chi bộ cộng sản đầu tiên đã thành lập. Ngày 17/6/1929 tại nhà số 312 Khâm Thiên, Hà Nội, Đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, ra Tuyên ngôn, Điều lệ và phát hành báo Búa liềm của Đảng.

Ngày 28/7/1929, tại 15 phố Hàng Nón, Đại hội thành lập Tổng Công hội đó, thông qua Chương trình, Điều lệ, bầu ra Ban chấp hành lâm thời do Nguyễn Đức Cảnh đứng đầu, ra Báo Lao động và tạp chí Gông hội đỏ.

Tháng 8/1929, An Nam Cộng sản Đảng ra đời, thông qua đường lối chính trị, Điều lệ Đảng và lập Ban lãnh đạo của Đảng.

Tháng 9/1929, một số hội viên tiên tiến của Tân Việt ra Tuyên đạt thông báo thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Những năm 1929 - 1930 cả nước có hàng chục cuộc bãi công lớn của công nhân. Phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao, thuế nặng, chống cướp ruộng đất và phong trào bãi khoá của học sinh, bãi thị của tiểu thương tạo thành làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ dâng cao khắp cả nước.

1 tháng 1 2019

Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

16 tháng 5 2018

Trả lời:

1. Nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX- trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp

- Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, yêu cầu

- Lúc đó thực dân Pháp trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản ... nhu cầu xâm chiếm thuộc địa.... nên tư bản Pháp đã xâm lược Việt Nam giàu sức người, sức của.

2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta

Các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)

Niên đại

Sự kiện

1.9.1858

Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam

2.1859

Pháp đánh Gia Định

2.1862

Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

5.6.1862

Ký hiệp ước Nhâm Tuất

6.1867

Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

20.11.1873

Pháp đánh thành Hà Nội

18.8.1883

Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký hiệo ước Hác-măng

6.6.1884

Ký hiệp ước Pa-tơ-nốt

* Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản... nhu cầu xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam giàu sức người, sức của ...


Bản chiếu Cần Vương của Vua Hàm Nghi

Các kiện chính của phong trào Cần Vương (1885 – 1896)

Niên đại

Sự kiện

5.7.1885

Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế

13.7.1885

Ra chiếu Cần vương

1886-1887

Khởi nghĩa Ba Đình

1883-1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy

1885-1895

Khởi nghĩa Hương Khê

1884-1913

Khởi nghĩa Yên Thế

Nửa cuối thế kỷ XIX

Trào lưu cải cách Duy Tân


Các sự kiện chính của phong trào Yêu nước đầu thế kỉ XX (đến 1918)

Niên đại

Sự kiện

1905 -1909

Phong trào Đông Du .

1907

Đông Kinh Nghĩa Thục

1908

Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.

1916

Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế .

1917

Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên .

1911

Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước .

Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX:

+ Quy mô: khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được.

3. Những biến đổi về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX

- Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.

- Những biểu hiện cụ thể:

+ Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

+ Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

+ Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.